Otaku là gì? Otaku là một từ tương đối khó để định nghĩa chính xác. Otaku là một thuật ngữ phức tạp và khó nắm bắt đề cập đến các thực tiễn khác nhau và các hoạt động liên quan đến fandom.
Một số cảm thấy rằng “otaku” mang ý nghĩa “ẩn dật và tiềm ẩn nguy hiểm”, trong khi những người khác cho rằng otaku chỉ “kỳ quặc nhưng hoàn toàn”. Trên thực tế, nghĩa của từ này đã thay đổi nhiều lần trong lịch sử và với mỗi quốc gia khác nhau thì otaku cũng được hiểu với ý nghĩa khác nhau.
Xem ra đây là vấn đề nhiều người vẫn không thật sự hiểu được ý nghĩa thật sự, định nghĩa chính xác về Otaku. La Factoria Web đã dành thời gian khá dài để tìm hiểu về Otaku là gì? Chúng mình đã tham khảo nhiều thông tin từ nguồn bài viết chính thức của Nhật và của Anh để tổng hợp, đưa ra định nghĩa dễ hiểu nhất về Otaku. Câu trả lời có ngay sau đây:
Otaku có nghĩa là gì?
Otaku là từ xuất phát từ tiếng Nhật để chỉ những người có sở thích quá đặc biệt về manga (truyện tranh), anime (hoạt hình) hay game, cosplay, những thứ 2D. Otaku theo định nghĩa chung là những người thích đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình.
Trong tiếng Anh, otaku là từ mượn trực tiếp từ tiếng Nhật, được sử dụng có xu hướng dùng để chỉ một người có sở thích có thể bị coi là ám ảnh, lập dị đặc biệt là trong lĩnh vực anime và manga.
Trong tiếng Nhật, otaku có thể hoạt động như một đại từ ngôi thứ hai với nghĩa là ” Ngôi nhà”.
Tuy cùng được đọc là otaku nhưng chữ “otaku” cũng có nghĩa là “quý ngài” và các Otaku cũng thường gọi nhau là: “Quý ngài!”.
Trong tiếng Nhật, otaku còn để chỉ kiểu người kỳ quái hoặc những ai quá ham mê, cuồng nhiệt thứ gì đó. Nó được thêm vào nghĩa “người đam mê ám ảnh” của anime, manga và công nghệ máy tính, cosplay, v.v.. Sở thích của họ thường quái dị và đi ngược với với đám đông, do rất khó để tìm một người có thể cùng chia sẻ sở thích với nhau nên lối sống của họ khá tách biệt, và họ có thể làm bất cứ điều gì để có thể thỏa mãn sở thích của mình. Từ này đã mang một ý nghĩa tiêu cực sâu sắc ở Nhật Bản.
Có quan niệm rằng các otaku đều có ý định duy nhất trong việc theo đuổi của họ nên họ tránh ra khỏi nhà. Otaku thường được coi là một nhóm có kỹ năng xã hội kém. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngôn ngữ, văn hóa và cởi mở hơn trong định kiến thì nhận thức này đang thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Như thế nào được gọi là một Otaku?
Từ điển Cambridge định nghĩa” Otaku là một người trẻ rất quan tâm, đặc biệt thích và có nhiều hiểu biết về anime (phim hoạt hình), manga (truyện tranh, máy tính, trò chơi điện tử, v.v. nhưng họ có thể khó hòa nhập với cuộc sống thực.
Ví dụ về một Otaku
Những người được gọi là Otaku có thể có một số đặc điểm sau:
Họ mang đồ, hóa thân vào những nhân vật trong truyện tranh, sưu tầm nhiều đồ phụ kiện, trang phục giống nhân vật trong truyện. Họ am hiểu về nhiều tác phẩm truyện tranh đình đám ở Nhật.
Họ cuồng phim hoạt hình Nhật Bản, hầu như họ không xem dưới 10 bộ phim hoạt hình nổi tiếng. Họ có khả những DVD, poster của bộ phim chất trong nhà.
Tại hầu hết các cửa hàng bán truyện tranh hoặc băng đĩa phim hoạt hình Nhật Bản bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp các Otaku.
….
Hoặc họ là những người sống ẩn dật trong một căn hộ, tránh giao tiếp xã hội, chỉ dành thời gian vào những bộ phim hoạt hình, truyện tranh, trò chơi điện tử. Họ sống trong cuộc sống của thế giới ảo, xa rời cuộc sống thực.
….
Đó là những ví dụ cơ bản về Otaku. Hiện nay otaku được phân định thành 12 nhóm, kiểu khác nhau. Từ đó để mọi người dễ hình dung và gọi tên chính xác cho từng kiểu otaku.
Lịch sử xuất hiện Otaku
Otaku được xuất hiện lần đầu tiên trong một bài luận về việc sử dụng đương đại năm 1983 của Akio Nakamori trong Manga Burikko, là một thuật ngữ tiếng Nhật để chỉ những người có sở thích tiêu dùng, đặc biệt là trong anime và manga.
Sau này với sự phát triển của ngôn ngữ, nhận thức và bùng nổ văn hóa truyện tranh hay sự xuất hiện tinh thần ruồng bỏ xã hội trong xã hội Nhật Bản thì Otaku đã được hiểu theo những nghĩa mới. Tiếp theo đó, otaku tiếp tục phát triển với sự bùng nổ của internet và các phương tiện truyền thông, anime, trò chơi điện tử, chương trình và truyện tranh.
Trước tiên, chúng ta bắt đầu thấy bằng chứng về việc otaku được sử dụng bằng tiếng Anh vào đầu những năm 1990, được sử dụng theo kiểu phi tự nhiên, trong đó người viết chỉ ra thông qua việc sử dụng dấu ngoặc kép, chữ in nghiêng hoặc phần bổ sung giải thích.
Một ví dụ tuyệt vời về điều này có thể được tìm thấy trong lịch sử của một trong những từ gần như đồng nghĩa với otaku, đó là geek trong tiếng Anh.
Các thế hệ Otaku
Có thể nói otaku đã trở thành văn hóa. Văn hóa otaku. Nó đã thay đổi theo sự thay đổi của thời đại. Sự phân loại của Hiroki Higashi, với những năm 1960 là thế hệ đầu tiên, những năm 1970 là thế hệ thứ hai và những năm 1980 là thế hệ thứ ba, được sử dụng rộng rãi trong cuộc thảo luận hiện nay. Song hiện nay, thế hệ otaku được chia thành 2 thế hệ chính là thế hệ đầu tiên, tiền otaku.
- Thế hệ tiền otaku – ra đời vào những năm 1950.
Về cơ bản, họ là một người hâm mộ khoa học viễn tưởng, truyện tranh, họ sống trong bầu không khí “hoạt hình thuộc về trẻ em”. Trong thế hệ được gọi là “thế hệ Shirake “, một nhóm người vẽ truyện tranh như một sở thích ngay cả khi đã trưởng thành và đặc biệt thích manga, anime, khoa học viễn tưởng.
- Thế hệ đầu tiên của otaku – ra đời vào những năm 1930 và 1960.
Sự bùng nổ anime bắt đầu với “Space Battleship Yamato” đã được tạo ra, và nó đặt nền tảng cho các sự kiện cho đến hiện tại như thị trường truyện tranh. Đó là một thế hệ được gọi là “新人類 – con người mới “. Đó là một thế hệ cuồng các nhân vật “Ultraman “, “Kamen Rider” và “Mazinger Z”, và thường có sở thích về các khả năng siêu nhiên.
Thế hệ otaku giai đoạn sau, hiện nay cũng có những đặc điểm tương tự.
12 kiểu Otaku
Manga & Anime Otaku (まんが/アニメ). Chắc mọi người cũng biết là Manga và Anime bắt nguồn từ Nhật Bản và cũng là 1 văn hóa của nước này nên nhiều người thích đọc manga và xem anime thì cũng là chuyện bình thường. Nhưng lại có một số người quá say mê và bị ám ảnh những tình tiết trong truyện tranh, những người như thế được gọi là manga/anime otaku. Đây được xem là nhóm Otaku có số lượng đông nhất.
Game Otaku. Là những người dành phần lớn thời gian để tương tác với những vật thể ảo (2D và 3D). Tuy có thể nói họ có những mối quan hệ rộng lớn, không sống khép kín nhưng đa phần họ chỉ quen nhau trên mạng và chưa từng gặp mặt bao giờ.
Idol và JPop Otaku (còn được gọi là Wota). Thị trường âm nhạc của Nhật Bản cũng khá nổi tiếng, đặc biệt là nhóm AKB48 v.v.. Wota thường là những người có tình cảm yêu mến cuồng nhiệt đối với các thần tượng của mình. Họ thích sưu tập các single, album, magazine, photobook của idol và ước mơ được chụp hình với idol của mình ngoài đời thực. Nói đến đây thì chắc nhiều bạn là Idol Otaku rồi nhỉ.
Cosplay Otaku (コスプレ). Cosplay Otaku là những người có xu hướng hóa trang thành những nhân vật hoặc thần tượng mà họ yêu thích. Những bộ trang phục đẹp, phụ kiện, màu sắc nổi bật y hệt trong truyện. Cosplay được nhiều bạn trẻ yêu thích. Đặc biệt ở trong các lễ hội Nhật Bản thường có Cosplay để các bạn chụp hình chung.
Train Otaku (てつどう). Tàu hỏa ở Nhật được xem là hàng top của thế giới, từ những kiểu dáng của xe, đường ray cho đến trang phục người lái tàu đều rất đặc biệt, vì thế các Train Otaku đã xuất hiện.
Wapanese. Từ Wapanese xuất phát từ 1 câu nói tiếng anh “Want to be Japanese”. Họ là những người vô cùng yêu thích nền văn hóa cũng như các khía cạnh khác của Nhật Bản, mặc dù không phải tất cả những điều ở Nhật đều tốt đẹp nhưng họ vẫn yêu nước Nhật và muốn trở thành 1 người Nhật.
Figure Otaku (Figure Moe Otaku). Figure Moe Zoku có thể được hiểu như là “những người yêu thích hâm mộ cuồng nhiệt figurine”. Đó là một thuật ngữ chỉ những nhà sưu tầm các mô hình anime/manga. Các mô hình này được chế tác vô cùng hoàn mỹ và tinh xảo, trông chẳng khác gì biểu tượng thu nhỏ của vật gốc ban đầu.
Robot Otaku. Nhật Bản là một đất nước phát triển công nghệ vượt trội, đặc biệt là những chú robot. Vì thế các Otaku đã tìm đến những con robot như 1 kiểu sở thích mới, họ rất thích nghiên cứu về robot, họ có thể sẵn sàng chế tạo cho riêng mình 1 con robot nếu có đủ khả năng.
Pasocon Otaku. Là những người quá đam mê công nghệ máy tính. Họ thích nghiên cứu và cài đặt phần cứng lẫn phần mềm, trao đổi và thảo luận về máy tính là sở thích của họ. Tất cả những thứ liên quan đến máy tính khiến họ cuồng nhiệt và thích thú.
Female History Otaku. Là thuật ngữ chỉ những người con gái cực kỳ say mê lịch sử đất nước Nhật Bản, đặc biệt là thời kỳ tiền công nghiệp. Lý do là vì họ nghĩ thời đó là thời kì thơ ngây và lãng mạn nhất trong lịch sử. Những cô gái đó thích tụ họp thành nhóm và diện trang phục thời đó, họ bắt chước cả giọng nói và cách ứng xử của người dân thời tiền công nghiệp.
Voice Actress Otaku. Là những người yêu thích cuồng nhiệt những giọng nói ngọt ngào và đầy xúc cảm của những những diễn viên lồng tiếng cho các nhân vật trong anime
Military Otaku. Là những người yêu thích đến mức ám ảnh với quân phục, vũ khí quân sự và những câu chuyện chiến tranh của Nhật Bản.
Cách nhận biết một Otaku chính hiệu
Các Otaku cũng sẵn lòng dồn toàn bộ tâm huyết, tiền bạc và thời gian theo đuổi những sở thích cá nhân. Nơi bạn dễ bắt gặp Otaku nhất chính là các cửa hàng truyện tranh, băng đĩa phim hoạt hình gọi chung là Animate.
Chắc chắn, nếu là Otaku chính hiệu thì họ sẽ cố gắng mua toàn bộ các volume DVD và tác phẩm gốc bộ manga hay anime yêu thích của mình. Nếu bước vào căn phòng của Otaku bạn có thể sẽ choáng ngợp bởi hình ảnh của nhân vật mà Otaku yêu thích có ở khắp nơi và xuất hiện trên mọi đồ dùng từ poster, cặp sách, gương, sách, vở, cốc v.v..
Và chẳng may, nếu cuộc nói chuyện của bạn với một Otaku mà chuyển qua trúng chủ đề người đó yêu thích thì họ sẽ chẳng thể nào kiểm soát mình được nữa mà nói không ngừng nghỉ đấy.
Tại sao Otaku bị coi là tiêu cực?
Có những khoảng thời gian, Otaku cực kỳ bị những nhận xét không tốt. Một phần là những vụ án mạng nổi tiếng xảy ra thì sát nhân chính là những otaku, họ thấy hàng loạt những bộ phim, băng đĩa anime trong phòng sát nhân. Do vậy những định kiến về otaku bắt đầu xuất hiện.
Mặt khác, otaku được sử dụng để ám chỉ những người sống tách biệt bản thân mình với cuộc sống xung quanh, dành cả cuộc đời để ở trong nhà, xa lánh xã hội. Do vậy hầu hết mọi người không hài lòng với lối sống không tích cực, lãng phí thời gian như vậy.
Ở đất nước Nhật Bản thì Otaku được xem là một từ rất xấu, vì nhắc tới nó có nghĩa là nhắc tới những người không có bất kỳ một mối liên hệ gì với thế giới bên ngoài, họ chỉ muốn sống và tồn tại trong thế giới ảo của game và truyện tranh mà thôi.
Chính vì lý do đó mà ở Nhật vào thời xưa nếu ai bị gọi là Otaku thì được xem như một sự sỉ nhục. Đối với người Nhật thì Otaku không chỉ là người hâm mộ mà chính là một thành phần điên rồ, bệnh hoạn, bị ám ảnh bởi những thứ họ cuồng nhiệt. Chỉ vì một thú vui mà bỏ quên luôn cuộc sống của chính mình. Thậm chí nếu ra ngoài đường mà bị phát hiện thì các Otaku sẽ bị mọi người kì thị, soi mói và xa lánh.
Otaku ngày ấy – bây giờ thay đổi ra sao?
Văn hóa otaku đã trải dài qua hàng thập kỷ và cũng giống như tất cả những nền văn hóa khác otaku có nhiều thay đổi theo thời gian. Có những thứ trước đây từng là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống otaku nhưng giờ đây lại không còn nữa. Nhìn chung, otaku đã có nhiều thay đổi, và đây là 9 điều khác biệt lớn nhất giữa cuộc sống của otaku của thế kỷ trước so với các otaku hiện đại.
Không có nhiều cosplayer như hiện nay. Cosplay ngày nay phổ biến đến nỗi thậm chí có cả một tổ chức chuyên môn riêng, nhưng trước kia thì nó chỉ là một mảng nhỏ. Trước khi internet phát triển, dù bạn có đẹp hay có bao nhiêu tip đặc biệt để hoàn thành một costume, thì không có phương tiện truyền thông và blog đồng nghĩa với việc không có cách nào để bạn có thể chia sẻ thành quả của mình với bất kì ai khác, nếu có thì số lượng người tiếp cận và biết đến cũng vô cùng hạn chế.
Xem anime qua băng đĩa. Vào những năm 90 của thập kỷ trước, không chỉ anime mà cả các chương trình giải trí yêu thích được phát sóng trên tivi đều có thể được ghi lại vào băng VHS. Bạn sẽ tha hồ xem đi xem lại chúng, cho đến một ngày khi bạn bắt đầu nghe thấy những tiếng rè cho thấy cuộn băng bị xước vì dùng quá nhiều. Điều buồn nhất là lúc bạn phát hiện ra cuộn băng của mình bị cong hoặc thậm chí bị gãy, chúng sẽ không thể xem được nữa. Còn ngày nay, mọi thứ đều có thể xuất hiện trên Internet.
Anime luôn chỉ được chiếu trong khung giờ cố định. Ngày xưa thì các bộ anime thường chỉ chiếu trong khung giờ đầu, vì vậy bạn luôn phải chú ý giờ giấc nếu không muốn bỏ lỡ tập anime yêu thích chỉ vì vài cuộc chuyện trò xã giao sau giờ học/làm việc. Giới otaku ngày nay thì ngược lại, cố gắng thức muộn canh giờ những bộ anime chiếu đêm ngay khi chúng vừa lên sóng. Giờ thì thuận tiện hơn rồi, anime có ở trên mạng, tràn ngập tại các cửa hàng, giờ đây bạn chỉ cần tìm kiếm ở đó là có hàng tá bộ phim anime.
Các ca sĩ thần tượng không công khai rằng họ là otaku. Ngày nay idol và anime có một mối quan hệ rất gần gũi, nhưng trước kia hoàn toàn không phải như vậy. Đó là bởi đối tượng khán giả và những gì mà hai lĩnh vực này khai thác gần như hoàn toàn riêng biệt. Sự bùng nổ của văn hóa otaku vô tình trùng hợp với giai đoạn phát triển của thế hệ idol thứ hai mang đến những giao thoa với lượng lớn những idol lớn tiếng tuyên bố họ yêu thích anime như thế nào.
Shoko Nagakwa – hay còn gọi là Shokotan – là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất trong giới otaku.
Bạn phải mua doujinshi qua đường bưu điện. Hiện giờ nếu muốn mua bán doujinshi không thông qua các sự kiện, lễ hội công khai như Comiket, bạn có thể mua bán online. Tuy nhiên trước khi phương thức thanh toán trực tuyến xuất hiện, cách dễ dàng nhất để trao đổi mua bán là thông qua bưu điện. Đó là lý do vì sao doujinshi cần phải có tên và địa chỉ thật của tác giả.
Khi bạn nói bạn thích anime, mọi người sẽ nhìn bạn một cách kì lạ. Bạn có thể cảm thấy vô cùng tự hào khi đứng trước mọi người thể hiện hiểu biết của bản thân về anime. Ngày nay thì ngay cả những người không xem bất kỳ bộ anime nào cũng sẽ hứng thú với những sản phẩm liên quan khác, như live action hay drama. Văn hóa anime đã len lỏi đến từng ngóc ngách cuộc sống. Nhưng trước kia thì anime từng là một mảng không hề phổ biến của nền giải trí Nhật Bản, bạn sẽ nhận được ánh nhìn kỳ lạ từ người đối diện nếu tự nhận mình là fan anime.
Người ta không tự gọi mình là otaku. “Otaku”, giống như “geek” hay “nerd” trong tiếng Anh, đã trải qua một sự thay đổi lớn về ý nghĩa và cách hiểu trong 10 – 20 năm qua. Ban đầu, otaku hoàn toàn bị tẩy chay. Không một ai tự nhận mình là otaku nhất là khi ở nơi công cộng. Hiện nay, fan anime nhận mình là một otaku, theo cách giống như một người Mỹ thực sự thông thạo về máy tính tự gọi mình là “geek” vậy.
Không phải “BL” mà là “yaoi”, và không phải “fujoshi” mà là “doujin onna”. Chuyện về tình yêu đồng tính nam trong giới anime ngày nay được gọi là “boy’s love”, viết tắt là “BL”. Người hâm mộ của dòng anime này là “fujoshi”, nghĩa đen của nó là “hủ nữ”. Nhưng trước kia, các thuật ngữ được sử dụng phổ biến là “yaoi” và “doujin onna”. Ngày nay “yaoi” vẫn được sử dụng ở nước ngoài trong khi người Nhật chỉ sử dụng “BL”.
Vì sao lại có sự thay đổi này? Trước kia các bộ manga được sáng tác dựa trên nhân vật có sẵn được gọi là “doujinshi”. Anime về tình yêu đồng giới nam do các hãng phim chuyên nghiệp sản xuất chủ yếu xuất hiện dưới tên gọi “doujinshi”. “Dojin onna” chỉ những cô gái yêu thích doujinshi, các cặp đôi nam yêu nam.
Đối với “yaoi”, nó là viết tắt của cụm từ “yamate oshiri ga itai”, có nghĩa là “dừng lại mông tôi bị đau”. Không khó hiểu vì sao mọi người lại ủng hộ một thuật ngữ ít rõ ràng hơn.
Nếu bạn thích anime, người ta sẽ cho rằng bạn đang chán đời. Vì otaku cũng chỉ những người sống ẩn dật, không giao tiếp với xã hội. Và 30 năm trước, ngay cả ở Nhật cũng không dễ dàng cho các fan anime tìm và gặp gỡ nhau. Bạn phải tự thưởng thức tất cả một mình. Bằng sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông, việc tìm kiếm những người cùng chung đam mê hiện giờ chỉ mất vài cú nhấp chuột hoặc nhấn phím. Không phải tất cả tương tác của người dùng đều nhận được kết quả tích cực, nhưng chắc chắn nó đã giúp giới otaku trở thành một phần của cả cộng đồng.
Cách đây không lâu Akihabara đã từng là một cái tên tồi tệ ở Tokyo, nơi mà các otaku lê lết khắp các shop mua bất kì gì họ muốn rồi lại trở về nhà cắm đầu vào tivi trong cô đơn. Bây giờ thì sao? Nó trở thành một trong số những chốn sầm uất nhất của thành phố. Các địa điểm dành riêng cho otaku cũng xuất hiện ở nhiều thành phố khác.
Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo, Wibu
Weeaboo, Wibu là gì?
Wibu là cách đọc theo phiên âm của Weeaboo, có nguồn gốc từ phương tây, dùng để chỉ những người không phải quốc tịch Nhật nhưng lại lậm các văn hóa Nhật Bản thông qua manga, anime, light novel.
Đây là từ nói về những người tự nhận mình là otaku nhưng lại thiếu sự hiểu biết về anime cũng như văn hóa của người Nhật thông qua những bộ anime đó. Thậm chí, cả khái niệm otaku là gì họ cũng không thật sự hiểu rõ. Thông qua người khác, họ chỉ biết đến cách gọi những người thường xem anime là otaku nhưng hầu như không tìm hiểu thêm. Các đối tượng này thường là những người chỉ mới xem các chương trình hoạt hình trên các đài truyền hình và cảm thấy thích thú nên muốn tìm hiểu thêm, thường ở độ tuổi của học sinh tiểu học.
Otaku và Weeaboo
Weeaboo, đây là một thuật ngữ dành để chỉ những người có sở thích giống với Otaku nhưng họ là những người không thuộc Nhật Bản. Hay đơn giản, Weeaboo là từ dùng để nói về những người nước ngoài yêu thích văn hóa 2D tại Nhật Bản và nếu muốn trở thành 1 Otaku thì họ sẽ được áp dụng từ này cho mình.
Đơn giản, từ Otaku dành cho người Nhật, từ Weeaboo dành cho người nước ngoài.
Sự khác nhau giữa Otaku, Hikikomori và Neets
Hikikomori và Neets là gì?
Neets. Với người Nhật, là loại người suốt ngày chỉ biết chơi game. Bản chất họ vẫn là người có đi học, làm ra tiền và có thể là có địa vị trong xã hội nữa. Nhưng họ chọn cuộc sống suốt ngày cắm mặt vào game và sống khá cách biệt với xã hội.
Nhiều người được gọi là Neets cũng một phần rất lớn là vì học xong không tìm được việc làm nên suốt ngày chỉ biết chơi game và lâu dần thành người chỉ biết ăn bám xã hội. Một số còn lại vì gia đình có điều kiện nên họ tự mình tách biệt xã hội luôn.
Theo tiếng Anh, Neets là từ viết tắt bởi từ tiếng Anh là “Not in Education, Employment or Training”. Neets là những người không được học hành, không có việc làm cũng như không tham gia các khóa học nào. Họ là những người chỉ biết ăn bám gia đình vì gia đình họ là những nhà có điều kiện. Cuộc sống của họ được gia đình lo nên họ không phải suy nghĩ gì, chỉ biết ăn và chơi game. Họ cũng cách ly bản thân mình với xã hội. Neets trong hoàn cảnh là những người ăn hại 100%. Họ ỷ lại gia đình và không muốn làm việc, chỉ suốt ngày biết chơi game và chơi game mà thôi.
Hikikomori là những người giống Neets nhưng họ nặng hơn Neets. Để ám chỉ những người mất khả năng giao tiếp với người khác, với xã hội hay cuộc sống. Họ thuộc kiểu người không thể làm được gì và chỉ biết cách ly mình với xã hội. Khả năng ở trong phòng của họ rất khủng khiếp. Bạn có thể thấy một Hikikomori ở mãi trong phòng một thời gian dài mấy tháng, mấy năm. Gần như họ không hề ra ngoài luôn.
Otaku và Hikikomori
Otaku
| Hikikomori
|
Otaku và Neets
Otaku
| Neets
|
Như vậy, qua bài viết này bạn đã hiểu thêm một khái niệm mới là Otaku. Đối với Việt Nam, cách nhìn nhận về otaku rất cởi mở, không nặng nề như ở Nhật Bản. Song, hiện tại thì ngay chính xã hội Nhật Bản cũng có cách nhìn mới hơn, tôn trọng hơn đối với Otaku, tùy thuộc vào kiểu otaku.
Otaku là một từ được sử dụng với nhiều cách hiểu và sắc độ biểu cảm khác nhau, cho nên bạn nên chú ý sử dụng sao cho phù hợp nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Thân ái.