Lịch sử là những điều bí ẩn, khó lí giải và khó xác định đúng một thời điểm cụ thể, nhất là những năm về trước của quá khứ, ở xa chúng ta. Điển hình như Công nguyên là gì? năm trước Công nguyên bắt đầu tính từ thời gian nào? Công nguyên hay sự ra đời của chúa Giêsu là năm nào, mọi thứ dường như chỉ là phán đoán và chỉ dựa vào một số ít vết tích để lại. Chính các nhà giáo sĩ hay thậm chí là nhà khoa học cũng không hề lí giải được điều này và đưa ra nhận định chính xác.
Dù đã từng được học trên trường trên lớp nhưng nhắc tới thì hoàn toàn trống rỗng, không có một kiến thức gì về Công nguyên, rất mơ hồ là điều khi nhắc đến cách tính năm CN, TCN.
Công nguyên là gì?
Theo bách khoa toàn thư: Công Nguyên, thường được viết tắt là CN, là thuật ngữ sử dụng để đánh số năm trong Lịch Julius và Lịch Gregorius.
Thuật ngữ Công nguyên này bắt nguồn từ tiếng Latinh thời Trung Cổ, Anno Domini (viết tắt là AD). Từ “Công nguyên” trong tiếng Việt vay mượn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung, “Công nguyên” 公元 là tên gọi tắt của “Công lịch kỷ nguyên” 公曆紀元.
Khái niệm Công nguyên được đưa ra bởi tu sĩ Dionysius Exiguus khoảng thế kỉ 6, nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến sau năm 800. Nhằm để tính ngày lễ Phục Sinh, sẽ không có năm 0 trong các lịch. Cách ghi này trong lịch Gregorian được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Lịch julius được julius caesar giới thiệu năm 46 TCN và có hiệu lực từ năm 45 TCN. Đã được lựa chọn sử dụng ít nhất từ thời Hipparchus.
Lịch này một năm thường có 365 ngày chia thành 12 tháng, ngày nhuận được thêm vào tháng 2 sau mỗi năm. Lịch này được sử dụng mãi đến những năm của thế kỷ 20, và hiện giờ vẫn còn dùng ở một số quốc gia trong các nhà thờ Chính thống giáo. Tuy nhiên hạn chế của lịch này là quá nhiều ngày nhuận được thêm vào để phù hợp với các mùa thiên văn. Từng ngày người ta cảm thấy lịch này không còn chuẩn xác nữa cuối cùng dẫn đến sự cải cách lịch năm 1582. Thay vào sử dụng lịch Gregorian có độ chính xác cao hơn.
Lịch Gregorian là bộ lịch Tây lịch hay Dương lịch đang được sử dụng phổ biến toàn cầu hiện nay. Bộ lịch này do Giáo hoàng Gregorio XIII đưa ra năm 1582 với 365 ngày, chia làm 12 tháng và cứ 4 năm có một năm nhuận, ngày nhuận được thêm vào tháng 2.
Có năm sau Công nguyên hay không?
Trong nhiều tài liệu chúng ta vẫn nhìn thấy kí hiệu như 15 năm SCN, 10 năm SCN,…và chúng ta ngầm nghĩ rằng những ở phía sau năm Chúa Giê Su ra đời( năm bắt đầu Công nguyên) nhưng thực chất các nhà khoa học vẫn chưa biết là Công Nguyên đã kết thúc chưa và chúng ta vẫn đang sống trong Công nguyên.
Công nguyên đang diễn ra hiện tại và chưa kết thúc, khi nào con người có đủ khả năng muốn nó kết thúc thì nó kết thúc bắt đầu giai đoạn mới mà thôi.
Vậy nên không có năm sau Công nguyên bạn nhé, chúng ta đang ở trong Công nguyên.
Công nguyên bắt đầu từ năm nào?
Công Nguyên hay Kỷ nguyên Công lịch tính từ khi Chúa Giêsu được sinh ra, cho rằng năm 1 là năm bắt đầu công nguyên, tức là năm mà Giêsu ra đời.
Trước thời điểm Giêsu sinh ra được gọi là Trước Công Nguyên hay “Trước Kỷ nguyên Công lịch” ở đây “ Kỷ nguyên công lịch” là từ bắt nguồn theo tiếng Hán( viết tắt là TCN, cách sử dụng tương ứng ở phương Tây là BC, viết tắt của before Christ).
Trước Công nguyên là gì?
Theo như những điều đang được biết đến thì lịch Gregorian đang dùng thì hiện dựa trên năm sinh của Chúa Giêsu được cho là năm 1. Các năm tiếp theo được tính từ sự kiện này và được kèm theo AD hoặc CE (Công nguyên), trong khi các năm trước nó kèm theo BC hoặc BCE (Trước công nguyên).
Số năm trước công nguyên là không thể xác định được, bởi không ai biết được trước năm 1 đó có bao nhiêu năm. Vì theo như những quy ước thời gian hiện được biết đến thì chỉ quy ước năm sinh ra của chúa Giê su mà thôi.
Tóm lại có thể hiểu là TCN là những năm trước khi chúa Giêsu ra đời. Công nguyên tính từ năm thứ nhất tới giờ, hiện giờ chúng ta đang sống trong Công nguyên và chưa kết thúc Công nguyên.
Trước Công nguyên có bao nhiêu năm?
Như đã nói ở trên chúng ta chỉ được biết quy ước thời gian hiện tại chỉ quy ước năm sinh ra Chúa Giê Su là năm 1, năm thứ 1 là bắt đầu Công nguyên. Trước công nguyên là những năm trước khi Chúa Giê su ra đời nên chúng ta không thể xác định được có bao nhiêu năm trước đó.
Quá trình hình thành con người, con người hình thành đời sống từ nguyên thủy đến cộng đồng là rất lâu, nhiều nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm dựa trên những chứng cứ, tài liệu còn sót lại những không thể xác định cụ thể được, vì thời gian đã ăn mòn mọi thứ kể cả các nền văn minh cổ đại có sức mạnh ghê gớm trong quá khứ, không một cơ sở nào chắc chắn cho thời gian đó.
1000 năm trước công nguyên(TCN)
Theo như quan điểm công nguyên là năm chúa Giê su ra đời thì 1000 năm TCN là sự việc xảy ra cách thời điểm chúa Giêsu ra đời 1000 năm.
Có thể có nhiều 1000 năm như vậy trước công nguyên, nhưng số chính xác thì chúng ta chưa xác định được. Chúng ta cứ tin và suy nghĩ đã rất rất lâu rồi về trước có những điều còn chưa khám phá ra.
Sau Công nguyên là gì?
Nhiều người do hiểu lầm Công nguyên là năm Giêsu ra đời nên họ gọi những năm nằm sau năm chúa Giêsu ra đời là “sau Công nguyên”. Nhưng thực tế không phải như vậy, Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu từ năm được cho là năm Chúa Giêsu ra đời trở về sau. Nên công nguyên vẫn còn đang tiếp diễn đến hiện giờ hay nói cách khác là chúng ta đang sống trong công nguyên.
Công nguyên chỉ kết thúc khi người ta quyết định kết thúc nó. Như vậy là không có khái niệm sau Công nguyên là những năm nằm sau Công Nguyên.
Tuy vậy chúng ta vẫn thấy nhiều tài liệu dùng thuật ngữ sau công nguyên hay viết tắt SCN. Nhưng bạn vẫn nên nhớ là không có khái niệm sau công nguyên nhé.
Ngày Chúa Giê Su ra đời
Ngày sinh của Chúa Giêsu Kitô được toàn thể thế giới kỉ niệm vào ngày 25 tháng 12, chúng ta gọi đó là lễ hội Giáng sinh. Nhưng các học giả thì lại không đồng ý rằng ông được sinh ra vào ngày đó cho rằng là sinh vào khoảng năm 8 TCN đến 4 TCN, mà còn nhiều thông tin còn nói chúa Giêsu sinh vào năm 1 Công nguyên. Vào ngày này các nhà thờ tổ chức lễ hội rất lớn, các tín đồ của chúa Giêsu sẽ ăn lễ như chính là tết truyền thống vậy.
Chúng ta ăn mừng lễ giáng sinh hay mừng ngày Chúa ra đời vào tối 24/12 hằng năm, nhưng chưa nghiên cứu nào thống nhất về ngày sinh ra Chúa.
Hiện có hai giả thuyết thuyết phục về ngày sinh của Chúa Giê- Su:
- Giê Su sinh ra để chuộc tội cho Adam ban đầu, ngày 25/3 rất tốt và thích hợp được chọn làm ngày sinh nhật Chúa Giê Su, vì ngày đó là thời tiết bắt đầu Lập Xuân, gắn với sự sinh sôi, nảy nở lại một lần nữa.
Theo một học giả người Bắc Phi, 25/3 là ngày Chúa Giê Su được thụ thai( Giê Su quay trở lại) cộng với 9 tháng trong bụng mẹ để đoán rằng ngày 25/12 là ngày Chúa sinh ra đời( tối 24/12).
- Với người Do Thái giáo cũng chọn 25/3 là ngày thụ thai cũng là ngày chết của ông, 25/3 thụ thai cộng với 9 tháng thì vào khoảng 25/12 là ngày Chúa sinh ra đời.
Quy ước tính năm TCN, CN
Quy ước tính theo kiểu đối xứng, năm 1 TCN tương ứng với năm 1 CN. Dựa vào đó người ta làm lịch, và người đầu tiên dùng là tu sĩ Bede. Nhưng việc đếm số 1 thay cho số 0 cho năm bắt đầu. Nghĩa là năm 1 TCN là năm 0 trong lịch thiên văn
Năm nhuận có bao nhiêu ngày
– Năm nhuận theo Dương lịch là năm chứa 1 ngày dư ra.
– Năm nhuận theo Âm lịch là năm chứa 1 tháng dư ra.
– Theo lịch Dương lịch thì Trái đất mất 365,242 ngày để quay 1 vòng quanh mặt trời. Nghĩa là cứ sau 1 năm sẽ dư ra khoảng ¼ ngày, nên sau 4 năm sẽ dư ra 1 ngày.
– Theo Âm lịch thì tính theo chu kì mặt Trăng trung bình 1 tháng có 29,5 ngày nên 1 năm Âm lịch sẽ có 354 ngày ít hơn Dương lịch 11 ngày, nên sau 3 năm là đã mất 33 ngày tức là 1 tháng nên chu kì sau 3 năm là có một năm nhuận 1 tháng.
– Chúng ta đang sử dụng Lịch Gregorian, Một năm có 365 ngày và một năm nhuận 365 ngày cộng với ngày thêm được chỉ định là ngày 29 tháng 2 thành 366 ngày. Cứ bốn năm một lần sẽ có một năm nhuận, để giúp đồng bộ hóa năm dương lịch với năm mặt trời hoặc độ dài của thời gian để đúng với quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, tức là khoảng 365 ngày.
– Sở dĩ ngày nhuận được thêm vào tháng 2 là vì tất cả các tháng khác trong lịch Julian đều có 30 hoặc 31 ngày nhưng tháng hai đã mất đi chỉ còn 28 ngày. Lịch gregorian được cải cách, tính được trung bình năm sẽ dài 365,2425 ngày, đúng hơn với năm của mặt trăng.
Cách tính năm nhuận
Cách tính năm nhuận theo Dương lịch
Năm nhuận là bất kỳ năm nào có thể chia hết cho 4 ( hai chữ số cuối chia hết cho 4) chẳng hạn như 2012, 2016, 2020, 2024.
Tuy nhiên năm đó chia hết cho 100 thì buộc phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận còn nếu không thì không phải năm nhuận: 1600, 2000, 2400 là năm nhuận còn năm 1700, 1800, 1900, không phải là năm nhuận.
Cách tính năm nhuận theo Âm lịch
Chúng ta hay gọi là năm Giáp Tuất, Qúy Dậu, Kỷ Hợi….để tính năm nhuận chúng ta lấy năm Dương Lịch chia cho 19, nếu số dư nằm trong các số: 0,3,6,9,11,14,17 thì là năm nhuận.
Những năm nhuận của thế kỷ 21
Thế kỷ 21 có 24 năm nhuận bao gồm: 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044, 2048, 2052, 2056, 2060, 2064, 2068, 2072, 2076, 2080, 2084, 2088, 2092, 2096.
Có phải mỗi nền Văn hóa đều có 1 năm nhuận?
Lịch hay năm nhuận được tính theo chu kì quay 1 vòng quanh Mặt trời của Trái đất, chiếc đồng hồ này vận hành dựa trên lực hấp dẫn, không một yếu tố nào có thể điều khiển được chiếc kim Trái Đất này một cách theo ý muốn.
Nhìn qua cả quá trình người La Mã cổ đại nghiên cứu và vận dụng cách nhìn nhận thiên văn mà đưa ra các cách tính thời gian khác nhau và cho đến hiện tại chúng ta vẫn dùng cách tính này, mỗi năm đều có năm nhuận( ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận).
Lịch của chúng ta có cần phải thay đổi một lần nữa không
Theo Yushkevich và Rosenfeld, lịch hiện tại đang dùng chính xác đến một ngày trong 3.333 năm. Có nghĩa là phải đến khoảng năm 5000 để biết và quyết định xem có nên cải cách lịch nữa hay không.
Trước công nguyên, sau công nguyên trong tiếng Anh là gì?
Trước công nguyên trong tiếng Anh là Before Christ( Before: trước; Christ: Đức chúa Giê su), người ta sẽ thường lấy hai chữ đầu là BC để phía sau năm của những năm trước công nguyên.