Việt Nam có lãnh thổ trải dài theo bờ biển, là một quốc gia có tài nguyên phong phú. Có đầy đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, cao nguyên, sông hồ, biển. Chia làm 8 miền với 63 tỉnh thành trên cả nước. Mỗi vùng miền có những điều kiện thuận lợi và khó khăn nhất định về khí hậu, địa hình, tài nguyên, kinh tế. Làm thế nào để khai thác hết những thế mạnh của từng tỉnh là vấn đề được nhà nước quan tâm nhất. Chúng ta cùng nhìn lại tổng quan các vùng miền của nước ta một lần nữa qua đây:
Danh sách 63 Tỉnh Thành chi tiết và đầy đủ nhất 2020
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đà Nẵng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Nội
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Thành phố Hồ Chí Minh
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái
Bản đồ các Tỉnh Việt Nam đầy đủ và chi tiết nhất
Danh sách các Tỉnh thành Việt Nam theo bảng chữ cái
1 | An Giang | 22 | Hà Giang | 43 | Phú Thọ |
2 | Bà Rịa- Vũng Tàu | 23 | Hà Nam | 44 | Phú Yên |
3 | Bắc Giang | 24 | Hà Nội | 45 | Quảng Bình |
4 | Bắc Kạn | 25 | Hà Tĩnh | 46 | Quảng Nam |
5 | Bạc Liêu | 26 | Hải Dương | 47 | Quảng Ngãi |
6 | Bắc Ninh | 27 | Hải Phòng | 48 | Quảng Ninh |
7 | Bến Tre | 28 | Hậu Giang | 49 | Quảng Trị |
8 | Bình Định | 29 | Hòa Bình | 50 | Sóc Trăng |
9 | Bình Dương | 30 | Hưng Yên | 51 | Sơn La |
10 | Bình Phước | 31 | Khánh Hòa | 52 | Tây Ninh |
11 | Bình Thuận | 32 | Kiên Giang | 53 | Thái Bình |
12 | Cà Mau | 33 | Kon Tum | 54 | Thái Nguyên |
13 | Cần Thơ | 34 | Lai Châu | 55 | Thanh Hóa |
14 | Cao Bằng | 35 | Lâm Đồng | 56 | Thừa Thiên Huế |
15 | Đà Nẵng | 36 | Lạng Sơn | 57 | Tiền Giang |
16 | Đăk Lăk | 37 | Lào Cai | 58 | Tp. Hồ Chí Minh |
17 | Đăk Nông | 38 | Long An | 59 | Trà Vinh |
18 | Điện Biên | 39 | Nam Định | 60 | Tuyên Quang |
19 | Đồng Nai | 40 | Nghệ An | 61 | Vĩnh Long |
20 | Đồng Tháp | 41 | Ninh Bình | 62 | Vĩnh Phúc |
21 | Gia Lai | 42 | Ninh Thuận | 63 | Yên Bái |
Danh sách các Tỉnh thành Việt Nam theo file Excel
Danh sách các Tỉnh thành Việt Nam trên:
Danh sách các Tỉnh thành Việt Nam theo 8 vùng, 3 miền
Danh sách các Tỉnh Đông Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ: là tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc bộ Việt Nam( hai tiểu vùng khác là Tây bắc bộ và Đồng Bằng sông Hồng) bao gồm 9 tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Đông Bắc Bộ nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Mùa đông lạnh nhất ở Việt Nam, mùa hè thì nóng ẩm nhiệt độ cao. Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng trong giao lưu hàng hoá, buôn bán qua các cửa khẩu trong đó cửa Khẩu quốc tế Móng Cái( Quảng Ninh) là mấu chốt của giao lưu qua Trung Quốc. Ngoài ra còn có cửa khẩu Lào Cai, Thanh Thuỷ( Hà Giang)
Có các vùng chuyên canh về cây chè như chè Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang; cây ăn quả như Vải thiều Lục Ngạn, bưởi hồng Lục ngạn, Yên Bích,…
Là vùng đất đa dân tộc với hơn 30 dân tộc anh em chung sống. Phong Châu- Phú Thọ là cội nguồn của người Việt.
Danh sách các Tỉnh Tây Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ: nằm giáp ranh với Đông Bắc, ranh giới giáp với Lào và Trung Quốc. Gồm 6 tỉnh thành: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Đặc điểm địa hình nơi đây chủ yếu là núi cao, các dãy núi hình vòng cung, nó cũng là yếu tố làm cho Tây Bắc có nhiệt độ ấm hơn Đông Bắc bởi các luồng gió phơn( gió lào) thổi qua.
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,…
Danh sách các Tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng Bằng Sông Hồng bao gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc( trước có Hà Tây, cả nước 64 Tỉnh thành nay xác nhập vào Hà Nội nên còn 63 Tỉnh thành)
Đồng bằng sông Hồng là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương và 8 tỉnh, 11 thành phố trực thuộc tỉnh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Là nơi có vị trí đặc biệt trong kinh tế, xã hội. Nơi tập trung lao động dồi dào, các khu công nghiệp hiện đại, hoạt động thương mại giao thương tấp nập, sôi nổi. Đóng vai trò lớn trong kinh tế cả nước.
Danh sách các Tỉnh Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ bao gồm 6 Tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Dải đất men theo rìa biển, khô cằn, hay chịu nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt. Nhưng thế mạnh của dải đất miền trung chính là bờ biển.
Danh sách các Tỉnh Nam Trung Bộ
Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Đây là dải đất nắng hạn và nhiều thiên tai trong năm, nhưng vốn dĩ được thiên ưu đã cho con người nguồn tài nguyên biển dồi dào, bờ biển đẹp đến nao lòng, hấp dẫn người nước ngoài như: Nha Trang, Quy Nhơn…
Danh sách các Tỉnh Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm 5 Tỉnh: vùng đất của rừng núi, các tỉnh gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung. Tây Nguyên cùng với Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ hợp thành miền Trung Việt Nam. Vùng này không giáp biển lại có khí hậu nắng nóng trong phần lớn thời gian của năm nên vừa nắng vừa hạn hán, với vùng đất đỏ bazan với rừng cà phê, ca cao, hồ tiêu, chè diện tích rộng lớn, làm nên nhiều thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc gia và khu vực
Danh sách các Tỉnh Đông Nam Bộ
Vùng Đông nam bộ: gồm 5 Tỉnh và 1 Thành phố: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đông Nam Bộ là vùng trung tâm công nghiệp, cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn hàng bậc nhất cả nước. Dân số tập trung khá nhiều nên những vấn đề về ô nhiễm là rất nan giải, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng, đô thị lớn gần đây chịu tác động của thuỷ triều lên xuống gây ngập úng, ô nhiễm nguồn nước, môi trường càng nặng hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, là một thành phố trực thuộc Trung ương tập trung người lao động trên các vùng miền ở Việt Nam, kinh tế phát triển sầm uất. tiềm năng rất lớn trong kinh tế, xã hội. Có vai trò hàng đầu trong đẩy mạnh nền kinh tế đất nước. Phát triển mọi mặt từ xã hội, du lịch, công nghiệp đến dân số.
Danh sách các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông cửu long: có 14 tỉnh thành Việt Nam: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Có dòng sông cửu long hàng năm bồi đắp phù sa. Những cánh đồng bát ngát, màu mỡ, thuận lợi cho cây cối. Khí hậu phù hợp cho những loại trái cây mang đặc tính riêng hay còn gọi là đặc sản riêng của vùng miền. Nhắc tới miền Đồng Bằng Sông Cửu Long là nghĩ đến đến miền Tây miệt vườn, vườn trái cây trĩu quả ngọt ngào. Miền Tây sông nước, nguồn thuỷ hải sản nước ngọt rất phong phú: tôm càng xanh, cá nước ngọt đa dạng. Người dân vui vẻ, cởi mở thân thiện hiếu khách là tất cả những gì đẹp nhất của con người nơi đây.
Một số câu hỏi thường gặp về các Tỉnh thành Việt Nam
Câu hỏi 1: Việt Nam có bao nhiêu Tỉnh, Thành phố?
Việt nam gồm 63 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Câu hỏi 2: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành giáp biển?
Trả lời: 28 tỉnh
Câu hỏi 3: Thành phố trực thuộc Trung ương nào rộng nhất?
Trả lời: Hà Nội
Câu hỏi 4: Tỉnh nào của Việt Nam có diện tích lớn nhất? Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất?
Trả lời: Nghệ An có diện tích lớn nhất với S= 16.490,25 km2
Bắc Ninh có diện tích nhỏ nhất với S= 823,1 km2
Câu hỏi 5: Đồng bằng nào lớn nhất Việt Nam?
Trả lời: Đồng bằng Sông Cửu Long với S= 40.816, 3km2 lớn gấp đôi với Đồng bằng Sông Hồng.
Câu hỏi 6: Thành phố nào là Trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam?
Trả lời: Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi 7: Việt Nam có bao nhiêu huyện Đảo?
Trả lời: 12 huyện đảo
Việt Nam là cái nôi của 54 dân dân tộc anh em sinh sống trải dài trên 63 tỉnh thành. Mang sự khác nhau về địa hình, văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, nhưng chính điều đó tạo nên vẻ đẹp trù phú, đa dạng màu sắc của dân tộc Việt. Một Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, hiếu khách được xây dựng trong mắt người nước ngoài từ trước đến nay. Mỗi vùng mang vẻ đẹp riêng, tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng cho, người dân phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa vào du lịch và rất thành công. Như du lịch Hà Giang, với những cánh đồng hoa cải đẹp đẽ, dãy núi hùng vĩ, uốn lượn là điều mà du khách đam mê nhất là người đam mê phượt. Biển thì khai thác những bãi tắm đẹp, các trò chơi lướt sóng, du thuyền,… khai thác các di tích lịch sử mang truyền thống văn hóa của đất nước, cũng là cách quảng bá Việt Nam với bạn bè Quốc tế.
Đam mê với du lịch, khám phá, bạn cũng nên biết một vài thông tin về địa điểm đó có khí hậu, địa hình như thế nào, nó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi của mình.