Lafactoria Web
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Lafactoria Web
No Result
View All Result
Home Kiến thức

Công thức tính lãi suất ngân hàng 2020 [Có bài toán ví dụ]

Toán lãi suất là dạng toán ứng dụng thực tiễn nhiều hơn cả. Công thức tính lãi suất ngân hàng cũng riêng biệt đối với từng loại bài toán nhất định. Trong kinh doanh, hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra đối với các chủ thể kinh tế.

Hoàng Đỗ by Hoàng Đỗ
06/07/2020
in Kiến thức
0
công thức tính lãi suất

công thức tính lãi suất

0
SHARES
1.5k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Toán lãi suất là dạng toán ứng dụng thực tiễn nhiều hơn cả. Công thức tính lãi suất ngân hàng cũng riêng biệt đối với từng loại bài toán nhất định. Trong kinh doanh, hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra đối với các chủ thể kinh tế. 

Với tư cách trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng ra đời thu hút mọi khoản tiền nhàn rỗi, cung ứng cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức, đẩy mạnh quá trình vận động, luân chuyển của đồng tiền, góp phần điều hoà và phân bổ hợp lý nguồn vốn trong nền kinh tế. Tạo ra một ngành kinh tế chủ chốt của mạng lưới các ngành kinh tế khác. Vậy công thức tính lãi suất ngân hàng có những trường hợp nào chúng ta cùng tìm hiểu.

 

công thức tính lãi suất
công thức tính lãi suất

Nội dung bài viết

  1. Công thức và cách tính lãi suất ngân hàng bạn cần biết
    1. Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn
    2. Cách tính lãi suất có kỳ hạn
  2. Công thức tính lãi suất vay ngân hàng trả góp
    1. Cách tính lãi suất trả góp trên số dư nợ gốc
    2. Cách tính lãi suất theo số dư nợ giảm dần
  3. Công thức lãi kép trong bài toán lãi suất hàng ngày( tích lũy)
    1. Bài toán tiết kiệm
    2. Bài toán tích lũy
    3. Bài toán trả góp

Công thức và cách tính lãi suất ngân hàng bạn cần biết

Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Gửi không kỳ hạn nghĩa là người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào, ở đâu mà không cần báo trước. Theo đó bạn sẽ có cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo công thức sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm)/360 x số ngày thực gửi

Số ngày hưởng mức lãi suất là bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ gửi đến ngày bạn nhận lại được số tiền đó( ngày tất toán).

Lãi suất một ngày bằng lãi suất năm chia cho 360, vì theo đó quy định một năm tính 12 tháng mỗi tháng là 30 ngày.

Thường với loại hình gửi không kỳ hạn này lãi suất sẽ thấp hơn với gửi có kỳ hạn.

Cách tính lãi suất có kỳ hạn

Gửi tiết kiệm có thời hạn là bạn được chọn thời gian đáo hạn, nghĩa là thời gian sau bao nhiêu tháng: 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc theo quý: 1 quý, 2 quý hay 3 quý tùy theo sự lựa chọn gói gửi, tại thời điểm đủ thời gian gói gửi bạn có quyền được rút lại tiền gửi. Có những trường hợp chưa đến đáo hạn bạn cần gấp thì người ta sẽ tính lãi theo công thức tính lãi suất của gửi không kỳ hạn.

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi

hoặc

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/360 x số ngày gửi

Đối với hình thức gửi tiền tiết kiệm có thời hạn bạn sẽ được nhận một mức lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Lãi suất không thời hạn thường dưới 1%/năm. Tiết kiệm có thời hạn đảm bảo rằng bạn sẽ nhận đủ số tiền lãi khi rút tiền đúng thời hạn. Và thường được khách hàng lựa chọn nhiều nhất.

Ví dụ: Bạn vào gửi ngân hàng muốn gửi 300.000.000 đồng, ngân hàng đưa ra cho bạn hai gói gửi cụ thể như sau: lãi suất gửi không kỳ hạn là 0,8%/năm, lãi suất gửi có kỳ hạn là 6%/năm. Trong đó gửi có kỳ hạn là 6 tháng hoặc 1 năm(12 tháng), bạn đang băn khoăn thì tôi sẽ giúp bạn giải thích rõ hơn:

Trường hợp: Bạn chọn gửi không kỳ hạn, nghĩa là gặp việc gì cần bạn đều có thể ra rút hết lại số tiền đó mà không cần báo trước, thì bạn nhận lãi suất là 0,8%/năm. 

Công thức tính lãi suất ngân hàng 2020 [Có bài toán ví dụ] 2
ADVERTISEMENT

Sau 84 ngày kể từ khi bạn gửi bạn ra rút lại thì tiền lãi tính theo số ngày bạn thực gửi là:

Số tiền lãi= 300.000.000 x ( 0,008: 360) x 84 = 560.000 đồng

Vậy số tiền lãi sẽ là 560.000 đồng

Trường hợp: Bạn chọn gửi có kỳ hạn, giả sử bạn chọn 6 tháng. Thì ta có số tiền lãi  bạn nhận được sẽ là:

Số tiền lãi= 300.000.000 x (0,06 : 12) x 6 = 9.000.000 đồng

Vậy số tiền lãi sau 6 tháng bạn nhận sẽ là 9.000.000 đồng

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng trả góp

Cách tính lãi suất trả góp trên số dư nợ gốc

Với việc vay ngân hàng trả góp này bên vay sẽ lấy được lãi suất trên chính khoản vay ban đầu trong suốt thời gian trên hợp đồng vay. Gói vay bao gồm: 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.

Vì vậy kiểu vay trả góp này thì tiền trả nợ các kỳ đều bằng nhau, tiền lãi sẽ cộng với tiền gốc và chia đều cho các kỳ.

Ví dụ bạn Vay 30.000.000 trong thời hạn 6 tháng với mức lãi 5%/năm thì số tiền trả các kỳ là:

Số tiền phải trả các kỳ= 30.000.000 x (0,05:12)= 125.000 đồng

Cách tính lãi suất theo số dư nợ giảm dần

Chúng ta sẽ hiểu cách tính này là khoảng tiền lãi sẽ được tính trên số nợ thực tế còn, là khoản tiền gốc vay ban đầu trừ đi phần tiền gốc bạn đã thanh toán pử những tháng trước. Không phải tính lãi trên số tiền vay ban đầu trong thời hạn vay trên hợp đồng như vay trả góp trên số dư nợ gốc.

Theo cách tính này số tiền dư nợ sẽ giảm theo các tháng nên mức tiền lãi sẽ giảm dần. Nhưng với cách tính này bên vay sẽ phải ký kết với bên cho vay về việc nếu lãi suất thay đổi theo quy định thì người vay phải chịu mức lãi suất mới theo quy định, vì vậy mức lãi suất sẽ được thay đổi trong thời gian vay.

Chúng ta sẽ tính: Số tiền gốc hàng tháng phải trả = số tiền vay ban đầu : số tháng

Tiền lãi tháng đầu = số tiền vay ban đầu x lãi suất

Tiền lãi các tháng tiếp theo = số tiền gốc còn lại x lãi suất

Ví dụ: Bạn vay 30.000.000 đồng trong 3 tháng mức 5%/năm thì số tiền bạn trả trong 3 kỳ là:

Tiền gốc hàng tháng = 30.000.000 : 3 = 10.000.000

Tiền lãi tháng đầu tiên = 30.000.000 x (0,05:12) = 125.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ hai = (30.000.000 – 10.000.000) x ( 0,05 : 12) = 83.333 đồng

Tiền lãi tháng thứ 3 = ( 20.000.000 -10.000.000) x (0,05 : 12) = 41.666 đồng

Tiền lãi tháng cuối = 10.000.000 x (0,05 :12) = 41.666 đồng.

Công thức lãi kép trong bài toán lãi suất hàng ngày( tích lũy)

Bài toán tiết kiệm

Gửi số tiền K đồng, lãi suất hàng tháng là e. Tính số tiền vốn lẫn lãi mà người đó nhận sau n tháng?

Ta có cách tính như sau:

Số tiền lãi cộng vốn sau 1 tháng gọi là ( T1)= A + Ae = A(1+e)

Số tiền lãi cộng vốn sau 2 tháng gọi là(T2)= A(1+ e) + A(1+e)e =A(1+e)(1+e)= A(1+e)^2

Số tiền lãi cống vốn sau n tháng gọi là(Tn) = A(1+e)^n

Bài toán tích lũy

Với ví dụ trên bài toán tiết kiệm chúng ta sẽ tính công thức với tích lũy như sau:

Sau 1 tháng số tiền lãi cộng tiền vốn là: A(1+e) đồng, chúng ta tiếp tục gửi vào A đồng.

Số tiền trong ngân hàng lúc này là T1= A(1+e) + A = A[(1+e)+1)]= A/e[(1+e)^2 -1)]

Số tiền trong ngân hàng sau 2 tháng T2= A[(1+e)^2 + (1+e)+1] = A/e[(1+e)^3 -1]

Sau n tháng ta có: Tn= A/e[(1+e)^3 -1]

Bài toán trả góp

Gửi số tiền K đồng, lãi suất hàng tháng là e. Tính số tiền T mà người đó phải trả hàng thángđể sau n tháng thì hết nợ.

Sau 1 tháng số tiền gốc + lãi là:A+ Ae= A(1+e) người đó trả T đồng nên còn nợ: A(1+e) – T 

Sau 2 tháng số tiền nợ còn + lãi là: A( 1+e) – T + [A(1+e) -T] e – T = A(1+e)^2 – A/e[(1+e)^2 -1]

Sau n tháng số tiền nợ còn+ lãi là: A(1+e)^n – A/e[(1+e)^n -1]

Trả hết nợ sau n tháng thì số tiền còn lại bằng 0 nên ta có:

T = Ae(1+e)^n /e(1+r)^n

Thắc mắc về cách tính lãi suất tiết kiệm nếu tới đáo hạn mà không tất toán đúng thời hạn thì khoản tiết kiệm đó có tiếp tục sinh lãi hay không? 

Nên biết đa số các ngân hàng đều áp dụng công thức tính lãi suất tiết kiệm khi đến đáo hạn mà không tất toán thì phần lãi tự động nhập vào phần gốc và tài khoản chuyển sang kỳ hạn tiếp theo( cùng với gói kì hạn mà khách đã chọn) với lãi suất mới tại thời điểm tái tạo. Cũng có trường hợp kỳ hạn gửi đó không còn áp dụng thì ngân hàng sẽ chuyển qua kỳ hạn ngắn hơn so với kỳ hạn ban đầu.

Và một câu hỏi hay gặp nữa là mình chọn gửi có kỳ hạn, mà gặp vấn đề cần rút khoản tiền đó ra mà chưa đến kỳ hạn tái tục thì tính lãi suất như thế nào? Đó là một trong những trường hợp cũng đã được dự đoán của các ngân hàng, nên áp dụng công thức tính theo tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn. 

Với công thức tính lãi suất ngân hàng cụ thể như trên thì mong rằng bạn sẽ dễ dàng hơn khi gặp phải các bài toán thực tiễn có liên quan.

Tags: bài toán lãi suấtcông thức lãi suấtcông thức tính lãi suất
Previous Post

Mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng – Hướng dẫn kèm link download

Next Post

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Danh sách 63 tỉnh thành VN

Hoàng Đỗ

Hoàng Đỗ

Thích viết thì viết thôi, đã viết thì toàn kiến thức bổ ích. Đọc nha, nhiều bài hay lắm! ahihi

Next Post
việt nam có bao nhiêu tỉnh thành

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Danh sách 63 tỉnh thành VN

Recommended

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian

Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin?

4 tuần ago
Sơ đồ tư duy là một loại đồ thị giúp sắp xếp các thông tin một cách trực quan

Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

4 tuần ago

Trending

Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

6 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

7 tháng ago

Popular

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất

7 tháng ago
Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

6 tháng ago
Đầu cắt Moi là gì? Giải mã sức hút Meme “Đầu cắt Moi”, cập nhật xu hướng Tóc Moi 2020

Đầu cắt Moi là gì? Giải mã sức hút Meme “Đầu cắt Moi”, cập nhật xu hướng Tóc Moi 2020

4 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

7 tháng ago
Thanh xuân là gì? Những câu nói về thanh xuân hay nhất 

Thanh xuân là gì? Những câu nói về thanh xuân hay nhất 

7 tháng ago
Lafactoria Web

Blog tổng hợp kiến thức chuẩn nhất 2020.
Liên hệ quảng cáo tại email: lafactoriaweb72020@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Danh mục

  • articulos
  • Công nghệ
  • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
  • Học excel
  • Kiến thức
  • Là Gì
  • MCU Profile
  • Những câu nói hay
  • Tin tức Phim

Bài viết mới

  • Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin? 24/12/2020
  • Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 24/12/2020
  • Góc tò mò: Tháp dinh dưỡng là gì? Tháp dinh dưỡng có công dụng gì? 24/12/2020
  • About
  • Contact

Copyright © 2020, lafactoriaweb

No Result
View All Result
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ

Copyright © 2020, lafactoriaweb