Ltd hay Co. Ltd là gì? Pte ltd là gì? Hàng loạt công ty lớn, nhỏ ra đời với nhiều mảng kinh doanh khác nhau. Tên gọi của các công ty thường hay gặp gắn với Co. ltd, hay jsc mà không hiểu nó là gì? Bạn có thể hiểu nó như biểu thị đặc điểm của loại hình tổ chức của công ty đó. Bạn đang có ý định cũng như muốn đầu tư góp vốn hay tự lập công ty mà không rõ bản chất của các loại hình công ty thì không nên. Hãy nhìn nhận sơ về Ltd, Pte Ltd, hay Jsc qua bài viết sau và tìm hiểu nhiều hơn nữa về các loại hình này nhé. Nó sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn, nhìn nhận những điểm mạnh và yếu của từng loại hình, xem xét có phù hợp với bản thân hiện tại hay không.
Ltd hay Co. ltd là gì?
Ltd là tên viết tắt của Limited có nghĩa là giới hạn. Ở Việt Nam sử dụng Co. ltd trong đó Co là từ viết tắt của Company, hay Co. ltd là viết tắt của Limited Company: có nghĩa là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Ngoài ra còn hay được viết là LLC. là từ viết tắt của Limited Liability Company.
Ltd – công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận kể từ khi nhận được giấy cấp phép thành lập.
Bao gồm nhiều người cùng góp vốn hay chỉ một tổ chức, cá nhân nào đó bỏ vốn vào thành lập công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trước pháp luật về mọi hoạt động từ các khoản nợ, đến tài chính của công ty. Số lượng thành viên góp vốn có thể là 1, hoặc 2 người trở nên nhưng không quá 50 người.
Ở Việt Nam có hai dạng của công ty TNHH là :
– Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên: Do một tổ chức hay một cá nhân là chủ sở hữu. Ở đây tổ chức hay cá nhân đó sẽ chịu tất cả trách nhiệm trên toàn bộ hoạt động của công ty trước pháp luật.
Cá nhân này là chủ sở hữu chịu trách nhiệm trước pháp luật toàn bộ hoạt động công ty nên phần nào sẽ có quyền, sẽ ảnh hưởng và chi phối đến toàn bộ hoạt động của công ty.
Tổ chức hay cá nhân chịu trách nhiệm về các khoản nợ hoặc nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ mình chấp nhận đóng góp. Không phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp như loại hình doanh nghiệp tư nhân.
– Công ty TNHH hai thành viên
Công ty TNHH hai thành viên: Do từ 2 thành viên góp vốn nhưng số người góp vốn không nhiều hơn 50 người cùng nhau thành lập công ty và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về hoạt động của công ty.
Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn – Ltd
Ltd là loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa không có quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập công ty, được quy định theo pháp luật. Phần vốn góp vào của mỗi thành viên gọi là cổ tức, trong Ltd cổ tức chỉ trong phạm vi người thân, bạn bè quen biết.
Mô hình Ltd không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn bên ngoài.
Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp nằm trong phạm vi vốn góp vào.
Bản chất của Ltd là mô hình đóng, nên việc chuyển nhượng hay trao đổi vốn góp ưu tiên cho những người bên trong công ty trước tiên.
Tổ chức lãnh đạo cao nhất là Hội đồng thành viên, là bao gồm những thành viên góp vốn vào công ty.
Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Công ty là pháp nhân, chủ sở hữu là thể nhân. Pháp nhân là một tổ chức (chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lí độc lập, một cá nhân tách biệt với chủ sở hữu nó. Còn thể nhân chính là con người, là cá nhân hay chính là chủ sở hữu nó.
Mô hình Ltd này có thể coi là sự giao thoa của hai mô hình công ty đối nhân và công ty cổ phần.Tức là trong mô hình này các thành viên góp vốn có thể có quan hệ nhân thân với nhau như trong công ty đối nhân, còn về công ty cổ phần là tư cách pháp nhân, chế độ trách nhiệm hữu hạn của các thành viên.
Là loại hình doanh nghiệp kinh doanh phù hợp với những tổ chức hay cá nhân có nhu cầu kinh doanh nhưng hạn chế vốn, cần vốn từ một vài người khác, hoặc cá nhân tổ chức nào đó muốn mở thêm ra một tổ chức có quy mô lớn hơn đại lí một tí để chịu trách nhiệm về mảng nào đó. Nên loại hình Ltd thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phổ biến.
Ưu và nhược điểm của Ltd.
Ưu của mô hình công ty TNHH (Ltd):
– Mô hình hợp với mô hình kinh doanh vừa và nhỏ.
– Sự góp vốn của nhiều người làm cho nguồn vốn đa dạng, lớn hơn.
– Dễ dàng điều hành, xem xét bởi số lượng thành viên góp vốn chỉ dưới 50 người.
– Người góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn với toàn bộ hoạt động của công ty nhưng trong phạm vi số vốn họ đóng góp. Nên rủi ro nếu xảy ra cũng không quá lớn ảnh hưởng tới từng thành viên.
Nhược điểm:
– Có sự tham gia của nhiều thành viên trong bộ phận lãnh đạo nên việc giữ bí mật nội bộ là không đảm bảo. Và còn phải chia lợi nhuận cho nhiều người.
– Khả năng có sự tham gia của người không có năng lực, gian xảo, vào góp vốn là cao. Điều này có ảnh hưởng lớn đến công ty rất nhiều, bởi một người như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty nếu họ có những hành vi không tốt.
– Không kiểm soát được sự quyết định của mỗi thành viên. Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm, cứ một người hành động sẽ dưới danh nghĩa công ty thì những người khác cũng sẽ liên quan bởi sự ràng buộc, dù có thể những người khác không hề biết việc này.
– Sự góp vốn từ nhiều thành viên không thu hút đối tác nhiều nếu như nó không có sự khác biệt hay chuyên về một điểm hay lĩnh vực nào đó. Các đối tác thường dè chừng vì các thông tin nội bộ thường giữ bí mật không công khai, nên phần nào không thu hút người đầu tư.
– Theo pháp luật quy định thì nó không được phép phát hành cổ phiếu nên việc này có ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp hay công ty. Nguồn vốn sẽ chỉ xoay tròn trong những người là thành viên góp vốn.
Pte Ltd là gì?
Pte Ltd viết tắt của Private Limited Liability Company mô hình này rất phổ biến ở đất nước Singapore – Công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về pháp lý với các khoản nợ hữu hạn trong phần góp vốn tại doanh nghiệp hay nói cách khác là cá nhân có trách nhiệm hữu hạn với vốn của công ty. Bảo vệ tài sản cá nhân của chủ sở hữu.
Một số từ viết tắt khác có ý nghĩa gần giống với Ltd
JSC là gì?
JSC là viết tắt của Joint Stock Company, nghĩa là công ty cổ phần. Ở đây vốn điều lệ (vốn của công ty) được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Rồi cổ phần được đưa ra thị trường dưới dạng cổ phiếu, kêu gọi mọi thành phần kinh tế bên ngoài tham gia đầu tư bằng cách mua cổ phiếu. Những ai nắm trong tay cổ phần thì gọi là cổ đông, cổ đông lớn sẽ có quyền lực cao nhất.
Số lượng thành viên gọi là cổ đông phải có ít nhất là 3 người, không như công ty TNHH (Ltd) một cá nhân, hay hai cá nhân cũng được. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp tương ứng phần cổ phiếu đang nắm giữ.
Loại hình này các cổ đông có quyền nhượng lại hay chuyển cổ phần cho người có nhu cầu, không bắt buộc phải ở trong công ty mới được ưu tiên, được tự do chuyển nhượng.
Những báo cáo thành tích kinh doanh, doanh số hàng tháng, hàng năm được công bố rộng rãi ra bên ngoài cho người ngoài, nhằm thu hút, hấp dẫn cổ đông nhằm kêu gọi vốn đầu tư, còn Ltd thì chỉ công bố trong nội bộ công ty, sợ bị lộ ra bên ngoài.
PLC là gì?
PLC là viết tắt của Public Limited Company là công ty đại chúng. Đây là mô hình công ty được thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng, thông qua việc phát hành chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua thể chế môi giới chứng khoán.
Tại Việt Nam, một công ty cổ phần muốn trở thành một công ty đại chúng phải đáp ứng một trong ba điều kiện sau đây theo Luật Chứng Khoán:
– Đã thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng.
– Có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
– Có số cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên).
Công ty đại chúng có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư, Công ty cần phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng biết, phải chịu sự giám sát của công chúng, của xã hội. Hội đồng quản trị và ban giám đốc có trách nhiệm phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty.
Ltd hay Co. ltd hay còn gọi là LLC, Pte ltd, JSC, PLC tất cả đều là những loại hình công ty đã và đang có những lợi thế phát triển nhất định trên thế giới.
Trên thế giới từng đất nước sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng cho từng loại hình này. Một loại hình doanh nghiệp đó nhưng ở hai nền kinh tế khác nhau thì chắc chắn sẽ có sự phát triển chênh lệch. Cũng giống như một đất nước, không thể cứ áp dụng một loại hình doanh nghiệp nhất định, mà phải được sàng lọc, thử nghiệm coi loại nào phù hợp để duy trì phát triển. Một loại hình doanh nghiệp có những điều tốt và yếu khác nhau, nắm vững về nó sẽ giúp bạn đầu tư thông minh hơn.