Filter là gì? Filter có công dụng gì với máy ảnh? Có những loại Filter nào? Đối với những anh tìm hiểu về máy ảnh, nhiếp ảnh cũng cần có thời gian tìm hiểu về những thông tin này. Filter là kính lọc dùng trong nhiếp ảnh, Filter còn là công cụ trong máy tính… Vậy định nghĩa cụ thể Filter là gì?
Filter là gì?
Filter là kính lọc dùng để lọc ánh sáng trước khi đi vào cảm biến. Trong dải quang phổ, bình thường ánh sáng tự nhiên có nhiều dải màu sắc khác nhau và có tác động không nhỏ đến công việc chụp ảnh vậy nên để tạo hiệu ứng hoặc hạn chế những màu sắc không cần thiết thì người sử dụng máy ảnh sẽ dùng Filter.
Filter có cấu tạo là một lớp thủy tinh thường được gắn phía trước ống kính máy ảnh, với mục đích là bảo vệ thấu kính phía trước hoặc tạo những hiệu ứng đặc biệt cho hình ảnh. Tuỳ thuộc mục đích sử dụng mà người ta sẽ chọn một Filter thích hợp, hoặc kết hợp nhiều Filter với nhau.
Trên bề mặt của Filter có một lớp tráng (coating) tùy theo loại kính lọc và mục đích sử dụng của nó. Lớp tráng(coating) này sẽ tránh việc trầy xước cho bề mặt kính lọc.
Các khái niệm khác về Filter
Filter còn là một công cụ để chọn lọc thu thập dữ liệu thông tin. Filter là công cụ có trong excel.
Trong lập trình, phương thức Filter() dùng để tạo một mảng mới với tất cả các phần tử thỏa điều kiện của một hàm test.
Filter còn là công cụ để tạo hiệu ứng đặc biệt trên hình ảnh. Filter là bộ lọc màu trong những ứng dụng chụp hình, apps chụp hình như trên Instagram, Snapchat, Tiktok, Ulike…
Tại sao phải dùng Filter trong nhiếp ảnh?
Filter cũng quan trọng như việc đôi mắt của bạn được đeo kiếng bảo vệ. Filter Không chỉ giúp bạn giảm bớt ảnh hưởng của từ những ánh sáng mạnh và ánh sáng độc hại chói vào ống kính mà còn bảo vệ ống kính trước những vật tác động trực tiếp vào ống kính bởi những tác động như va đập, rơi, chống nước, chống bụi và giúp bạn tăng cường ánh sáng ở những mục đích mà bạn muốn sử dụng.
Khi chụp ảnh, Filter giống như đôi mắt của bạn vậy. Khi chụp phong cảnh vào ban ngày, do dải dynamic range có hạn, sẽ thật khó để máy có thể thu được thông tin của 2 vùng đất và trời có độ chênh lệch ánh sáng quá lớn. Một Filter là công cụ tuyệt vời để bạn dễ dàng chụp ảnh mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của Photoshop.
Công dụng của Filter là gì?
Filter là trợ thủ đắc lực của máy ảnh. Một người chụp ảnh nghiệp dư, chuyên nghiệp, hay có sở thích chụp hình cũng cần đầu tư cho máy ảnh của mình một Filter. Filter có 5 công dụng chính sau đây:
- Giúp tạo nên hiệu ứng mới lạ cho bức ảnh theo ý muốn của người chụp.
- Giúp cho Lens (ống kính) có thể chụp trong những điều kiện đặc biệt.
- Giúp cho quá trình chỉnh sửa ảnh hậu kỳ được nhanh chóng.
- Giúp bảo vệ thấu kính ống Lens của máy ảnh.
- Bù đắp các khiếm khuyết của Lens và máy ảnh và giúp tăng chất lượng ảnh chụp.
Phân loại theo hình dáng
Có hai loại kính lọc nhiếp ảnh chính, hình tròn-vặn vào cuối ống kính và hình vuông-được gắn phía trước ống kính.
Filter vuông
Filter hình vuông (hoặc hình chữ nhật) thường được gắn vào ống kính của bạn bằng cách sử dụng giá đỡ ống kính. Những giá đỡ ống kính này có thể chứa nhiều kích cỡ kính lọc khác nhau và có một loạt phần cứng khác giúp việc sử dụng Filter hình vuông/chữ nhật trở nên dễ dàng. Các Filter hình vuông/ chữ nhật được làm từ nhựa hoặc thủy tinh và có nhiều kích cỡ để phù hợp với các loại hệ thống camera khác nhau.
Bộ lọc hình vuông và hình chữ nhật cũng có thể được sử dụng cho mọi mục đích. Nhưng có lẽ phổ biến nhất là dành cho các Filter ND được sử dụng để giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính của bạn.
Filter tròn
Không giống như Filter hình vuông, Filter hình tròn được chế tạo để vặn vào phần cuối của ống kính có kích thước tương thích. Đương nhiên, kích thước của bộ lọc bạn mua phụ thuộc trực tiếp vào đường kính của ống kính bạn sử dụng.
Mặt khác giống như bộ lọc hình vuông, bạn có thể nhận bộ điều hợp để điều chỉnh kích thước của Filter hình tròn cho các thấu kính có kích thước khác nhau bằng cách mua Filter phù hợp với ống kính lớn nhất của bạn và sau đó sử dụng bộ chuyển đổi từng bước để làm cho nó phù hợp với ống kính nhỏ hơn.
Ví dụ: Giả sử bạn có một ống kính có ren 67mm và một ống kính khác có ren 58mm, bạn sẽ mua kích thước 67mm và một bộ chuyển đổi để phù hợp với cả ren 58mm.
Có mấy loại Filter thường sử dụng
ND Filter – Kính lọc mật đọ sáng tự nhiên
Filter ND được gắn vào ống kính sẽ giảm lượng ánh sáng đi vào Lens(ống kính). Kính lọc ND rất hữu ích để chúng ta có được độ phơi sáng chất lượng khi mà độ tương phản giữa vùng sáng và vùng tối quá lớn. Filter ND cũng có thể cho phép làm mờ chuyển động và giúp chi tiết hình ảnh lớn hơn bằng cách cho phép sử dụng khẩu độ lớn hoặc tốc độ cửa trập thấp.
Có 2 loại Filter ND là:
Filter ND giảm sáng thay đổi. Có khả năng làm thay đổi mức độ giảm sáng khi bạn xoay 2 lớp Filter. Tùy thuộc vào từng loại Filter mà chúng ta có giá trị khả năng giảm sáng khác nhau, thông thường là từ 5 stops cho đến 10 stops.
Filter ND giảm sáng cố định. Loại Filter này chỉ có một chỉ số giảm sáng nhất định và không có khả năng thay đổi được.
UV Filter – Kính lọc UV
Filter UV (Ultra Violet) là loại Filter trong suốt chặn ánh sáng cực tím để giảm độ mờ có thể thấy rõ vào ban ngày. Kính lọc Filter UV không ảnh hưởng đến phần lớn ánh sáng nhìn thấy, vì vậy nó là một hình thức bảo vệ ống kính hoàn hảo mà không làm thay đổi độ phơi sáng của hình ảnh.
Có một số Filter UV “mạnh” có hiệu quả hơn trong việc cắt giảm khói mù trong không khí và giảm viền tím đôi khi xuất hiện trong nhiếp ảnh kỹ thuật số.
Ngoài những công dụng trên nó còn bảo vệ cho ống kính khỏi các tác hại đến từ bên ngoài như bụi bẩn, hay những va đập mạnh.
Circular Polarizing Filter – Kính lọc phân cực
Filter CPL còn được gọi là kính lọc phân cực. Loại Filter này là được sử dụng trước ống kính máy ảnh để giảm phản xạ, giảm sương mù và tăng độ bão hòa màu trong hình ảnh, giúp chúng ta chụp xuyên chất liệu kính. Chức năng điển hình nhất của Polarizer là loại bỏ phản xạ từ nước và thủy tinh. . Khi đặt góc (hoặc xoay) đúng cách, kính lọc sẽ loại bỏ phản xạ khi chụp qua cửa sổ kính hoặc vào nước.
Filter CPL không chỉ giảm ánh sáng như Filter ND, mà nó còn hạn chế các tia sáng đi từ không mong muốn đến ống kín, giúp loại bỏ đi hiện tượng bị lóa khi chụp các bề mặt bị phản xạ.
Nó là một bộ lọc phổ biến trong các nhiếp ảnh gia phong cảnh, cảnh quan thành phố và kiến trúc, mặc dù nó cũng thường được sử dụng cho các loại nhiếp ảnh khác.
GND Filter – Kính lọc mật độ trung tính
Kính lọc Filter GND viết tắt của từ Graduated Neutral Density là phiên bản tương tự của Filter ND. Filter này chỉ cản ánh sáng tới từ một phía nhất định. Giúp chúng ta thấy được chi tiết ở cuối cực ánh sáng. Vì nửa phí trên của Filter GND gần giống như một Filter ND thông thường, có màu sẫm, cản sáng. Nửa dưới của Filter GND lại giống như một Filter UV và không có tác dụng cản ánh sáng.
Ví dụ: Khi bạn cần chụp có cả nền bầu trời và cảnh vật mặt đất nhưng muốn độ sáng không bị chọi nhau thì thì Filter GND sẽ giúp bạn cân bằng độ sáng gần như nhau, giúp bầu trời không còn sáng quá, còn phần mặt đất tối sẽ trở nên rõ nét hơn. Filter này được dùng khi các nhiếp ảnh gia dùng để chụp đường chân trời, vị trí chụp có độ tương phản về độ sáng khá cao.
Tuy nhiên để sử dụng loại Filter này bạn cần phải có một bộ gồm Holder, ring, Filter holder. Bạn có thể lựa chọn loại holder và ring tùy theo kính cỡ của lens máy ảnh.
SF Filter – Kính lọc lấy nét mềm
Filter lấy nét mềm làm giảm độ sắc nét của hình ảnh, nhưng chỉ ở mức độ rất thấp giúp ảnh trông mịn hơn. Chúng hữu ích trong việc chụp cận cảnh khuôn mặt. Với sự giúp đỡ của một chút khuếch tán, nếu làn da có nhược điểm sẽ trở nên mịn mượt.
Black & white Filter – Kính lọc đen trắng
Filter black & white, rất dễ để hiểu rằng nó là trắng và đen. Loại Filter này giúp chúng ta chụp một bức ảnh đem lại hiệu ứng màu đen trắng. Filter này có khả năng chặn bất kỳ màu sắc nào khác vào tới cảm biến ảnh của máy ảnh.
Có các kính lọc cụ thể dành cho chụp ảnh B&W giúp làm sáng các màu tương tự và làm tối các màu đối lập, do đó nâng cao vẻ đơn sắc. Kính lọc Đỏ, Cam, Vàng, Xanh lục và Xanh lam để sử dụng trong chụp ảnh B&W.
Kính lọc màu đỏ sẽ làm tăng độ tương phản giữa hoa đỏ và tán lá xanh. Kính lọc màu đỏ sẽ tạo độ sâu cho bầu trời xanh và làm cho những đám mây trắng hiện ra. Nó cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của khói mù và sương mù. Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào độ mạnh của nó, kính lọc màu đỏ thậm chí có thể biến bầu trời thành màu đen.
Kính lọc màu cam làm tăng độ tương phản giữa các tông màu trong kết cấu như ngói hoặc gạch. Nó cũng giúp giảm sương mù và sương mù nhưng hiệu ứng của nó trên bầu trời và những đám mây tốt hơn kính lọc màu đỏ.
Kính lọc màu vàng trở thành lựa chọn đầu tiên cho những người mới bắt đầu khám phá cách sử dụng các Filter với nhiếp ảnh đen trắng. Nó giúp làm cho các đám mây tối hơn và tách những tán lá xanh nhạt khỏi các sắc xanh đậm hơn.
Kính lọc màu xanh lá cây làm sáng tán lá xanh đậm và tăng cường tán lá xanh nhạt. Kính lọc màu xanh lá cây có thể làm sáng bầu trời, vì vậy các nhiếp ảnh gia phong cảnh nên lưu ý điều này khi sử dụng nó.
Kính lọc màu xanh lam không được sử dụng phổ biến trong nhiếp ảnh đen trắng vì chúng làm sáng bầu trời và làm tối các vùng sáng hoặc màu được coi là ánh sáng. Kính lọc màu xanh lam có thể tăng sắc độ của sương mù nên có thể nâng cao tâm trạng của ảnh nếu cần.
Color Balancing Filter – Kính lọc cân bằng màu sắc
Ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được tạo thành từ một dải quang phổ màu sắc. Nhưng trong nhiếp ảnh, bạn phải cài đặt thiết lập cân bằng trắng của máy ảnh để ghi lại ánh sáng xanh trắng của ánh sáng ban ngày hoặc thiết lập để ghi lại ánh sáng vonfram (sợi đốt) màu đỏ cam… cùng với một vài biến thể khác (hơi natri hoặc huỳnh quang). Đó là những yêu cầu để cân bằng trắng được sử dụng để kiểm soát. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc cân bằng màu để thay đổi nguồn sáng.
Song bạn cũng có thể sử dụng Filter color để bù đắp cho những khác biệt khác nhau về màu sắc được chụp trong ảnh (ví dụ: ánh sáng ban ngày lạnh hơn và có màu xanh lam, trong khi vonfram ấm hơn và có màu đỏ cam). 85B (kính lọc làm ấm /màu cam) và 80A (kính lọc làm mát/xanh lam) là hai bộ lọc tiêu chuẩn để bù trừ cho việc cân bằng màu sắc. 85B cho phép bạn chụp trong ánh sáng ban ngày khi cân bằng trắng/nhiệt độ màu được cài đặt cho vonfram.
Nếu không có kính lọc 85B, hình ảnh của bạn sẽ có màu xanh lam. Nếu không có kính lọc 80A, hình ảnh của bạn sẽ có màu cam đỏ/ấm bất thường.
Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn Filter
Xác định đúng loại Filter
Để lựa chọn Filter thì đầu tiên phải xác định được nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn là gì? Kích thước của những loại Filter cũng phải vừa với lens của máy. Các loại Filter lắp phía trước (Filter vuông) sẽ được ưa chuộng hơn các loại có ren xoáy vì tính linh hoạt nhưng nhược điểm là cồng kềnh.
Hệ số lọc của Filter
Kính lọc có các hệ số lọc khác nhau tùy vào từng loại. Filter cản được 1 khẩu độ ánh sáng gọi là Filter hệ số 2. Filter cản được 2 khẩu độ ánh sáng là Filter hệ số 4 v.v..
Hệ số trong suốt của Filter
Hệ số Filter là hệ số cho phép ánh sáng đi qua và chất lượng của ảnh chụp. Các loại Filter UV, skylight là những loại Filter có hệ số trong suốt. Nhưng đa phần những Filter có màu sắc cũng có thể cản mất 1 ít ánh sáng đi qua kính.
Khả năng tương thích của Filter
Khả năng tương thích của Filter với ống kính còn tùy thuộc vào khẩu độ của ống kính máy ảnh bạn đang sở hữu. Đa số các Filter có thể lắp vào lens của các máy ảnh khác nhau.
Vệ sinh và bảo quản Filter đúng cách
Để bảo quản Filter và giữ cho kính luôn được tốt thì bạn không nên sử dụng quá 2 lớp Filter. Sau khi không sử dụng nữa nên lau Filter bằng khăn sạch khô.
Xuất xứ và thương hiệu của Filter
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Filter với những thương hiệu uy tín. Nhưng kính lọc phù hợp nhất phải dựa theo nhu cầu của người dùng và mong muốn của người sử dụng. Và chất lượng của thương hiệu cũng hỗ trợ giúp bạn tìm được Filter tốt hơn.
Như vậy, câu hỏi Filter là gì đã được chúng tôi trả lời. Mong rằng với kiến thức mà La Factoria Web chia sẻ có thể giúp bạn tìm được một Filter ưng ý cho máy ảnh. Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn.