Thanh khoản là gì? Những thông tin có về “thanh khoản” luôn xuất hiện trên các trang kinh doanh, trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, cổ phiếu… Nhà đầu tư cần hiểu rõ khái niệm thanh khoản là gì để bắt đầu hoạt động đầu tư có hiệu quả?
Thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản (tính lỏng) là một thuật ngữ trong kinh doanh dùng để chỉ khả năng có thể nhanh chóng mua vào hoặc bán ra của một sản phẩm, tài sản trên thị trường mà không bị ảnh hưởng của yếu tố giá cả. Và khoảng thời gian để mua và bán háng hoá thường là ngắn hạn. Hiểu đơn giản thì thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt từ một sản phẩm hay tài sản nào đó trên thị trường.
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì tiền mặt được dùng để đổi lầy hàng hóa, sản phẩm dịch vụ mà giá trị không thay đổi. Đối với các tài sản khác bao gồm máy móc, bất động sản, thiết bị… cũng có tính thanh khoản nhưng thấp hơn vì để chuyển thành tiền mặt thì cần mất một khoảng thời gian dài.
Tính thanh khoản có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường. Nếu giá của tài sản ngắn hạn ít biến động trên thị trường thì chúng có tính thanh khoản cao. Đặc biệt, thị trường càng năng động thì tính thanh khoản sẽ càng cao.
Tổng thống George W. Bush đã từng nói: “Sử dụng tiền của người nộp thuế để tăng thanh khoản cho Phố Wall giúp đất nước không rơi vào suy thoái là quyết định đúng đắn, theo đánh giá của tôi.
Ví dụ về thanh khoản của 2 mã cổ phiếu VNM (Vinamilk) và WCS (Bến xe miền Tây).
Nhận xét:
Cổ phiếu VNM có thanh khoản cao vì bên sẵn sàng mua giá cao nhất là KL1= 7.800 cổ phiếu với giá Giá1= 131.700 đồng, bên sẵn sàng bán thấp nhất là KL1= 11.010 cổ phiếu Giá1 = 131.800 đồng. (Lưu ý: Trên bảng điện tử sẽ ẩn đi 1 số 0 ở hàng đơn vị chỗ Khối lượng giao dịch (KL)). Chưa kể KL2, KL3, và cả KL4, KL5… nhưng được ẩn. Sự chênh lệch giá ở đây là 100 đồng.
Còn với…
Cổ phiếu WCS: có khối lượng giao dịch rất thấp, cụ thể sẵn sàng mua giá P1=148.000 đồng và có đợi mua KL1=1000 cổ phiếu, Bên Bán thì P1= 152.900 đồng và KL là 500 cổ phiếu. Sự chênh lệch giá mua và giá bán đến tận 4.900 đồng.
Như vậy có thể thấy, nếu như sự chênh lệch về giá không nhiều, khả năng chuyển đổi sang tiền mặt với chênh lệch của người mua và người bán càng thấp thì tài sản, sản phẩm có tính thanh khoản càng cao. Sự chênh lệch về giá của người mua và người bán càng nhiều thì tính thanh khoản càng thấp.
Vai trò của tính thanh khoản
Tính thanh khoản của một sản phẩm, tài sản có vai trò quan trọng trong thị trường. Những vai trò đó là:
– Giá tốt và hợp lý với mọi người. Trong một thị trường thanh khoản, giá cả sẽ công bằng hơn cho những người tham gia thị trường do một số lượng lớn người mua và người bán. Chẳng hạn, một thị trường mạnh mẽ với hoạt động giao dịch cao đảm bảo rằng người bán sẽ bán với giá cạnh tranh (để không bị thua lỗ) trong khi người mua sẽ trả giá cao hơn (theo mức độ thất vọng của họ), từ đó tạo ra giá thị trường cân bằng, công bằng cho tất cả. Giá cân bằng, ổn định là dấu hiệu của sự ổn định thị trường và đảm bảo rằng những người tham gia thị trường không bị thiệt thòi.
– Ổn định thị trường. Thanh khoản cao đảm bảo giá cả ổn định và sẽ không dễ bị dao động lớn trên thị trường bởi các giao dịch lớn. Chẳng hạn, rất dễ dàng để các “cá voi” (thuật ngữ dành cho những cá nhân có số lượng nắm giữ khổng lồ) tác động đáng kể đến giá cả – hoặc tệ hơn là thao túng giá – trong các thị trường thanh khoản kém có ít hoạt động thị trường. Một lệnh mua hoặc bán sẽ tạo ra sự biến động lớn trong giá tiền điện tử, điều này góp phần làm tăng sự biến động và rủi ro cho thị trường chung. Trong một thị trường thanh khoản, giá đủ ổn định để chịu được các lệnh lớn do sự có mặt của nhiều người tham gia thị trường và lệnh giao dịch của họ.
– Thời gian giao dịch nhanh hơn. Mua hoặc bán tiền điện tử sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn trong một thị trường thanh khoản vì các lệnh mua hoặc bán của bạn sẽ được khớp nhanh hơn nhiều do số lượng người tham gia thị trường lớn hơn. Bạn có thể nhanh chóng nhập hoặc thoát giao dịch ngay lập tức, điều này đôi khi rất quan trọng trong thị trường tiền điện tử có nhịp độ nhanh.
– Tăng độ chính xác cho phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật đề cập đến nghiên cứu về giá trong quá khứ và việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và mô hình biểu đồ để dự đoán giá tiền điện tử. Mặc dù nhiều người không đồng ý với tính chính xác của phân tích kỹ thuật, nó vẫn là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc tìm hiểu thị trường và giao dịch nói chung. Giá cả và sự hình thành biểu đồ trong một thị trường thanh khoản được phát triển và chính xác hơn, do đó nâng cao độ chính xác của nó.
Sắp xếp loại tài sản theo tính thanh khoản
Trong tài chính kế toán, các tài sản ngắn hạn hoặc lưu động được sắp xếp theo từ cao đến thấp theo tính thanh khoản như sau:
- Tiền mặt.
- Đầu tư ngắn hạn.
- Khoản phải thu.
- Ứng trước ngắn hạn.
- Hàng tồn kho.
Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất bởi vì luôn được dùng trực tiếp để thanh toán, lưu thông hay tích trữ.
Riêng hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất bởi vì nó đã phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ rồi mới chuyển thành khoản phải thu, một thời gian mới được chuyển thành tiền mặt.
Cách kiểm tra tính thanh khoản trên thị trường
Để đánh giá một thị trường là thanh khoản hoặc không thanh khoản, chúng ta dựa trên ba chỉ số quan trọng. Khối lượng giao dịch trong 24 giờ, Chiều sâu của sổ lệnh và độ chênh lệch giữa giá bán và giá mua, hay còn gọi là khoảng cách giữa giá mua/giá bán.
Tuy nhiên, sổ lệnh không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác vì các yếu tố như các lệnh dừng – giới hạn và các lệnh tảng băng trôi, các lệnh này được tạo ra bằng cách sử dụng tự động giao dịch và do vậy chỉ xuất hiện trên sổ lệnh khi các điều kiện cụ thể cho các lệnh đó được đáp ứng.
Tính thanh khoản vô cùng quan trọng khi cân nhắc các giao dịch của bạn. Đó là một trong những yếu tố chính để có thể dễ dàng gia nhập hay thoát khỏi thị trường.
Tính thanh khoản bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Khối lượng giao dịch
Đối với thị trường tiền điện tử thì một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng lớn nhất đến thanh khoản đó chính là giao dịch coin. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường chưa biết cách sử dụng đúng với chức năng của nó. Hầu hết, họ chỉ tham gia dịch coin bởi sự gia tăng, biến động giá cả.
Số lượng giao dịch chính là số coin được sử dụng trong vòng 24h trên các sàn giao dịch chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản thì số lượng giao dịch chính là hoạt động của đồng coin trên thị trường.
Sàn giao dịch tiền điện tử
Sàn giao dịch là nời mà tài sản, sản phẩm của người sở hữu được tự do trao đổi mua và bán. Hiện này có rất nhiều sàn giao dịch được ra đời trên thị trường. Đây là một tín hiệu cho thấy rằng con đường mang đến tiền điện tử cho các cá nhân ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó thì khối lượng giao dịch và hiệu suất được ra tăng đã giúp thúc đẩy thanh khoản trên thị trường.
Quy định bắt buộc cho thanh khoản
Ở mỗi một quốc gia thì đều sẽ có những quy định và điều khoản về luật pháp khác nhau. Vì vậy, việc tìm hiểu thật kỹ về quy định luật pháp của quốc gia nơi bạn định đầu tư, giao dịch là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó có ảnh hưởng rất nhiều đến tính thanh khoản của thị trường đó.
Các sản phẩm, tài sản trên thị trường hiện nay đều có mối quan hệ mật thiết, liên thông với nhau. Vì vậy, khi thị trường biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản của thị trường. Thế nên các nhà đầu tư hãy phân bổ nguồn vốn phù hợp vào nhiều lĩnh vực để hạn chế tổn thất một cách tối đa khi thị trường biến động.
Thanh khoản chứng khoán
Tiêu chí đánh giá
Một cổ phiếu có lượng giao dịch càng lớn thì càng dễ mua dễ bán nên được xem là cổ phiếu có tính thanh khoản cao.
Thanh khoản trong chứng khoán, đối với nhà đầu tư thể hiện ở số lượng cổ phiếu giao dịch, được biết đến với tên khối lượng giao dịch. Một số nhà đầu tư thích lấy giá trị giao dịch để đánh giá thanh khoản.
Vào tháng 10/2019 Thanh khoản của Vn-Index có giá trị giao dịch tầm 4.000 tỷ đồng/ngày (chưa tính sàn HNX và sàn Upcom).
Thanh khoản của thị trường chứng khoán được đánh giá là tốt hơn thị trường bất động sản. Bạn muốn bán cái nhà bạn có thể chờ cả tháng, tuy nhiên đối với rất nhiều mã cổ phiếu thanh khoản cao thì chỉ cần chưa đến 1 giây!
Thanh khoản thị trường chứng khoán ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Hong Kong… sẽ tốt hơn các nước mới nổi như Việt Nam.
Thanh khoản đối với nhà đầu tư lớn
Đối với nhà đầu tư tổ chức hay cá mập, thì tính thanh khoản cổ phiếu là một tiêu chí quan trọng để đưa một cổ phiếu vào danh mục đầu tư.
Dù một cổ phiếu rất tốt nhưng không có thanh khoản thì nhiều quỹ đầu tư sẽ bỏ qua và không quan tâm. Vì nếu thanh khoản thấp, tổ chức sẽ không mua đủ lượng cổ phiếu cần với mức giá họ muốn và khi bán cũng khó khăn hơn.
Đặc biệt các quỹ ETF rất quan tâm đến thanh khoản, ví dụ:
Quỹ VNM ETF yêu cầu về thanh khoản: Khối lượng bình quân 1 tháng >= 250.000 CP
Quỹ FTSE Vietnam ETF yêu cầu Giá trị giao dịch bình quân 1 phiên 3 tháng >=20% giá trị trung bình ngày của quỹ.
Các chỉ số thị trường như VN30 hay quỹ VFMVN30 yêu cầu 30 cổ phiếu phải đạt thanh khoản cao nhất, sau khi xét tiêu chí giá trị vốn hóa và tỷ lệ free float (khối lượng cổ phiếu thực sự tự do lưu hành trên thị trường).
Ta có bảng khối lượng và giá trị giao dịch của 30 mã trong rổ VN30, tại ngày 31/10/2019. Mã BID (STT 1 – Ngân hàng BIDV) có khối lượng giao dịch là 777,680 cổ phiếu được trao tay với tổng giá trị là 31,5 tỷ đồng!
Những cổ phiếu nằm trong VN30 thường là nằm ở Top những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất sàn.
Cách xác định thanh khoản của một cổ phiếu
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Sàn HOSE (đại diện là Vnindex) sẽ có tính thanh khoản cao hơn so với sàn Hà Nội (HNX và Upcom) – Trong đó các mã ở HNX có thanh khoản cao hơn Upcom. Thường thì sàn HOSE sẽ chiếm tầm 80% thanh khoản của toàn thị trường Việt Nam.
Đối với riêng cổ phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư có thể xem thanh khoản tại các trang web về tài chính như CafeF hay web các công ty chứng khoán.
Bạn chỉ cần nhìn vào 1 trong 3 vị trí màu đỏ trong hình dưới đây sẽ ước chừng được thanh khoản của VNM.
3 vị trí thể hiện thanh khoản của VNM.
Tuy nhiên không phải mã cổ phiếu nào cũng có thanh khoản cao, có nhiều mã cổ phiếu thanh khoản rất thấp, thậm chí thanh khoản bằng 0. Để lý giải cho điều này, thường là do cổ phiếu trôi nổi thấp vì:
- Công ty nhỏ có ít cổ phiếu phát hành và giao dịch.
- Công ty lớn nhưng cổ đông chủ chốt nắm số lượng lớn.
- Những công ty có giá trị và giá trị giao dịch quá khác biệt, quá cao hoặc quá thấp nên chẳng ai mua hay bán. Ví dụ như mã cổ phiếu MEF giá là 1.600 đồng, tuy nhiên cổ tức mỗi năm nhận được là 3.000-4000 đồng.
- Đối với các cổ phiếu khác nhau thì thanh khoản thể hiện cổ phiếu đó dễ mua hay dễ bán! Kiểu như cổ phiếu VNM dễ mua và bán hơn so với WCS nên thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nhiều hơn.
Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán
Yếu tố ảnh thanh khoản của chứng khoán gồm có 3 tố như ở thanh khoản thị trường và thêm một yếu tố nữa là:
- Khối lượng giao dịch
- Sàn giao dịch tiền điện tử
- Quy định bắt buộc cho thanh khoản
- Sự đồng ý của số đông ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Bất kể một loại tiền nào cũng vậy, để có thể thành công và đứng vững trên thị trường thì phải phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng ý của số đông. Đó cũng chính là lý do quan trọng nhất giúp cho tiền điện tử tồn tại và được áp dụng phổ biến.
Thanh khoản và giá cổ phiếu có mối quan hệ như thế nào?
Bên cạnh ý nghĩa dễ mua, dễ bán thì thanh khoản của một cổ phiếu cũng có ý nghĩa riêng của nó. Thường thì khi cổ phiếu tăng giá sẽ kéo theo thanh khoản tăng lên, và cổ phiếu giảm giá cũng khiến thanh khoản giảm đi. Khi giá cổ phiếu tăng thì thanh khoản có xu hướng tăng lên và ngược lại
Chúng ta cũng cần chú ý thêm là: Những cổ phiếu có chất lượng giống nhau thì những cổ phiếu có thanh khoản thấp hơn thì cũng được bán với giá thấp hơn. Do đó, chúng ta cũng sẽ thấy mối quan hệ tương đồng giữa nhóm cổ phiếu có chỉ số P/E, P/B hay P/S với thanh khoản của chứng khoán.
Hầu như những cổ phiếu có thanh khoản cao nhất, giao dịch sôi động nhất thì chúng cũng được kỳ vọng cao hơn về tương lai (so với cùng mức lợi nhuận, tài sản…) nên sẽ được giao dịch với mức P/E, P/B, P/S cao hơn.
Đối với cổ phiếu thì sự khác biệt giữa những cổ phiếu có tính thanh khoản cao và thanh khoản thấp như sau:
Chênh lệch giá giữa người mua và người bán.
Những cổ phiếu có thanh khoản cao sẽ có sự chênh lệch giá rất thấp giữa giá người mua và người bán. Vì thanh khoản thể hiện tính dễ mua và dễ dàng bán cổ phiếu!, Nên thanh khoản càng cao thì càng dễ mua bán nên sự chênh lệch càng thấp, đã minh họa ở trên với cổ phiếu VNM và WCS.
Sự đồng biến giữa thanh khoản và các tiêu chí khác. (Chỉ áp dụng nhóm cổ phiếu và tính tương đối).
- Những doanh nghiệp vốn hóa thị trường lớn thường có thanh khoản lớn hơn
- Những công ty ở sàn HOSE thường có thanh khoản lớn hơn sàn HNX và UPCOM
- Những công ty có chỉ số như P/E cao, P/B cao, P/S cao, EV/EBIT cao thường có thanh khoản cao hơn
- Khi thị trường mang tính đầu cơ cao thì thanh khoản sẽ lớn hơn
- Những công ty được ưa chuộng thường có thanh khoản cao hơn
- Những công ty có chỉ số beta cao thường sẽ có thanh khoản cao hơn.
Chú ý đến thanh khoản khi đầu tư cổ phiếu đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư cá nhân cân quan tâm và đặt những câu hỏi sau đây:
- Hiện tại bạn có bao nhiêu tiền trong túi? 200 triệu, 5 tỷ hay vài chục tỷ?
- Triết lý đầu tư của bạn? Phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản hay kết hợp?
- Mong muốn, mục tiêu tài chính của bạn là gì?
Nếu càng ít tiền thì bạn không cần yêu cầu cao về tính thanh khoản của cổ phiếu. Tiền nhiều hơn thì bạn có xu hướng mua những cổ phiếu có thanh khoản cao hơn. Bạn lướt sóng hay phân tích kỹ thuật thì cần thanh khoản cao để có thể mua bán chớp nhoáng hay nhanh hơn so với phân tích cơ bản. Nếu bạn đầu tư kiểu cần nhàn hạ, đầu tư hưởng cổ tức thì không cần khắt khe quá mức về thanh khoản. Ngoài việc, xem xét cổ phiếu có tính thanh khoản cao hay thấp để đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn.
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, các nhà đầu tư nên xem xét đến khả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Đây gọi là rủi ro thanh khoản trong chứng khoán.
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán. Nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, có thể thấy những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức). Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
Thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản được hiểu là khả năng đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Thanh khoản ngân hàng còn là khả năng đáp ứng được nhu cầu giải ngân khoản tín dụng cam kết. Thanh khoản ngắn hạn hay dài hạn thì bắt buộc ngân hàng phải có nguồn tiền để dự phòng.
Về tiêu chí đánh giá
Tính thanh khoản trong ngân hàng có các đặc điểm là:
- Các ngân hàng luôn phải đối mặt với hai trạng thái thanh khoản là thặng dư hoặc thâm hụt. Tức đó cung – cầu thanh khoản của ngân hàng thường sẽ không bao giờ cân bằng.
- Nếu nhiều nguồn vốn giữ lại để đáp ứng thanh khoản thì ngân hàng sẽ tạo ra ít lợi nhuận hơn. Ngược lại, nếu nguồn vốn giữ lại ít mà liên tục được đáp ứng thanh khoản thì sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Nguồn cung thanh khoản
Nguồn cung cấp thanh khoản của ngân hàng đến từ các nguồn tài chính sau:
- Những khoản tiền gửi của khách hàng.
- Phí từ việc cung cấp các dịch vụ như giao dịch, phí rút tiền, chuyển tiền…
- Khoản tín dụng được thu về.
- Các tài sản kinh doanh hoặc đang sử dụng được bán đi.
- Vay mượn từ thị trường tiền tệ.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần nói đến cách mà ngân hàng tạo ra nhu cầu thanh khoản ngân hàng. Ngân hàng sẽ có những cách tạo ra nhu cầu như sau:
- Khách hàng rút tiền (từ khoản tiền gửi ngân hàng).
- Kháng hàng vay vốn.
- Thanh khoản các khoản phải trả.
- Các chi phí để tạo ra dịch vụ (như chi phí dịch vụ cho hoạt động internet banking… )
- Thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Rủi ro trong thanh khoản ngân hàng
Không chỉ có ở chứng khoán, ngân hàng cũng có những rủi ro nhất định trong thanh khoản. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tài chính của ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra rủi ro thanh khoản bao gồm:
- Ngân hàng vay mượn quá nhiều sau đó chuyển thành tài sản đầu tư. Từ đó gây ra sự mất cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn. Và gây ra rủi ro thanh khoản.
- Lãi suất thay đổi nhất là lãi suất tiền gửi cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Không những vậy, lãi suất còn ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiền và vay tiền.
Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố sau:
- Quy mô ngân hàng.
- Tỷ lệ vốn.
- Tỷ lệ lợi nhuận.
- Tỷ lệ dự phòng tín dụng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh toán nhanh.
Giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản
Đối với Ngân hàng nhà nước:
- Cần hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.
- Ngân hàng thương mại lớn mà có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì Ngân hàng Nhà nước nên hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
- Ngân hàng thương mại nhỏ mà không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì tốt nhất Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua các công cụ tái cấp vốn.
- Việc hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước sẽ rất ngắn hạn và các ngân hàng thương mại sẽ phải điều chỉnh lại các cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn sao cho phù hợp nhất để có thể hạn chế rủi ro thanh khoản một cách thấp nhất.
Đối với các ngân hàng thương mại:
- Tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong các hoạt động của Tổ chức tín dụng.
- Xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, kiểm tra xem tài sản có phù hợp nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cả cho vay trên thị trường; Cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn và vay trung hạn.
- Phát hành những giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và nhiều rủi ro.
- Duy trì tỷ lệ dự trữ. Bởi cách này sẽ giúp đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Từ đó giúp ngân hàng đối phó với rủi ro thanh khoản và có khoảng thu nhập hợp lý.
- Hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động nguồn vốn và cho vay theo lãi suất thị trường.
- Khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không trả nợ thì khi trả xong sẽ khó vay lại ngân hàng. Khi đó, họ sẽ bị chịu phạt với mức lãi suất quá hạn. Lúc này, lãi quá hạn thấp hơn lãi vay mới. Điều này cũng đã gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
- Quản lý thật tốt rủi ro về kỳ hạn. Khi không cân đối về kỳ hạn sẽ khiến ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.
- Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro. Các ngân hàng cần quan tâm hơn tới thị trường tiền tệ phái sinh để quản lý tốt hơn về tài sản nợ và tài sản có của mình. Sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả, chẳng hạn như: công cụ SWAP, Forward…
Nhìn chung thì thanh khoản và việc quản lý thanh khoản đòi hỏi nhà quản trị phải có sự phân tích cẩn trọng giữa cung và cầu. Nếu không nắm rõ được bản chất của vấn để, khi mất thanh khoản sẽ gây ra những thiệt hại về tài chính không hề nhẹ.
Tóm lại nội dung, bài viết cung câp thông tin chính về thanh khoản là gì? Thanh khoản trong chứng khoán và thanh khoản trong ngân hàng. Hai lĩnh vực này vốn sử dụng thuật ngữ thanh khoản thường xuyên. Các nhà đầu tư cần hiểu rõ để thuận lợi trong đầu tư và cẩn trọng với những rủi ro có thể xảy ra.