Tất toán là một thuật ngữ còn khá xa lạ với mọi người. Xã hội phát triển, kinh tế phát triển sẽ kéo theo sự phức tạp hóa về kinh tế của con người và thuật ngữ tất toán ra đời. Tất toán là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong giới ngân hàng. Vậy tất toán là gì? Tất toán và đáo hạn tiết kiệm có khác gì nhau? Hãy theo dõi bài viết sau đây để rõ hơn về vấn đề này nhé!
Tất toán là gì?
Tất toán có nghĩa là hành động sau khi bạn thanh toán được toàn bộ các khoản tiền ghi trong hợp đồng hoặc khoản vay để kết thúc hợp đồng. Hiểu đơn giản, sau khi bạn hoàn thành toàn bộ việc trả nợ của mình thì chính tại thời điểm đó sẽ được gọi là tất toán.
Một số loại tất toán ở thời điểm hiện tại
Mỗi loại sẽ có một đặc điểm riêng biệt, cụ thể như sau:
Tất toán tài khoản ngân hàng
Khi khách hàng thực hiện việc tất toán tài khoản ngân hàng có nghĩa người đó không còn nhu cầu sử dụng tài khoản tại ngân hàng đó nữa và muốn kết thúc tài khoản. Khi tất toán tài khoản ngân hàng, khách hàng sẽ rút toàn bộ tiền có trong tài khoản đó ra và đóng tài khoản, kết thúc việc sử dụng. Tuy nhiên việc tất toán ngân hàng còn chia ra hai dạng tài khoản khác nhau.
Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn:
Với dạng tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thì khách hàng sẽ chọn thời điểm tất toán trùng vời lúc kết thúc kỳ hạn gửi tiền. Nhờ vậy khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi và đóng tài khoản một cách bình thường. Ngoài ra, khách hàng vẫn có thể thực hiện việc tất toán tài khoản dù chưa đến kỳ hạn. Tuy nhiên số tiền sẽ chỉ được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Đồng nghĩa với việc khách hàng phải chịu mức lãi suất thấp hơn rất nhiều khi rút, nên người sử dụng hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện tất toàn khi chưa đến kỳ hạn.
Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn:
Giống như tên gọi của nó, với dạng tài khoản này khách hàng có thể thực hiện việc tất toán bất kỳ lúc nào mà không lo bị ảnh hưởng đến lãi suất. Nhờ vậy mà quá trình tự động tất toán cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều với dạng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
Tất toán tài khoản tiết kiệm
Tất toán tài khoản tiết kiệm là gì? Hình thức này có thể hiểu là việc ngân hàng đồng ý để bạn rút tiền tất toán sổ tiết kiệm đã gửi. Nếu bạn gửi có thời hạn thì thông thường thời điểm tất toán sẽ trùng với thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm bởi vào lúc ấy bạn sẽ nhận được cả tiền gốc lẫn lãi. Ngoài ra, nếu thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm đã đến nhưng bạn chưa muốn tất toán tài khoản tiết kiệm của mình thì có thể xin làm thủ tục tiếp tục gửi tiết kiệm.
Tất toán khoản vay trước hạn
Khi tất toán khoản vay trước hạn bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định được quy định trong hợp đồng vay tiền. Lý do là vì khi vay tiền, ngân hàng sẽ quy định cụ thể thời hạn vay cụ thể trong hợp đồng và nếu không để ý thì bạn rất dễ trả nợ trước hạn, điều này giống như bạn đã phá vỡ hợp đồng nên phải chịu khoản phí. Mức phí phạt tất toán sẽ khác nhau tùy theo thời gian bạn thực hiện tất toán và tùy mỗi ngân hàng khác nhau.
Tất toán khoản vay
Tất toán khoản vay là thời gian để bên cần vay hoàn thành trả nợ với bên cho vay nên có thể hiểu là lúc đó người cần vay trả hết toàn bộ khoản nợ. Khác với tất toán khoản vay trước hạn thì loại tất toán này có thể thực hiện trước hạn, không cần chính xác ngày kết thúc hợp đồng và không phải đóng thêm bất kỳ khoản phí nào.
Phân biệt tất toán tài khoản và đáo hạn tài khoản
Đáo hạn là gì?
Hiểu đơn giản đáo hạn là thời điểm mà người vay cần phải hoàn trả vốn gốc đã vay khi đến hạn hợp đồng. Đây là thuật ngữ tài chính được sử dụng khi khách hàng vay vốn hoặc gửi tiết kiệm đến kỳ hạn phải thanh toán.
Điểm giống nhau giữa tất toán tài khoản và đáo hạn tài khoản
Sau khi hiểu được định nghĩa tất toán là gì và đáo hạn là gì, chúng ta đi tìm hiểu thêm hai thuật ngữ này giống nhau điểm nào? Nó sẽ tùy thuộc vào dạng tài khoản mà khách hàng gửi, cụ thể như sau:
Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Với dạng tài khoản này thì thời gian đáo hạn chính là ngày cuối cùng trong kỳ hạn. Ví dụ bạn gửi vào ngày 1/1 với kỳ hạn 3 tháng thì ngày đáo hạn chính là ngày 1/4 và nếu khách hàng thực hiện việc đóng tài khoản vào ngày đó thì có thể hiểu ngày đáo hạn và ngày tất toán tài khoản trùng nhau
Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Vì là dạng gửi không kỳ hạn vậy nên sẽ không có ngày đáo hạn cụ thể vậy nên bất kỳ khi nào khách hàng muốn tất toán tài khoản thì đó cũng chính là ngày đáo hạn tài khoản.
Sự khác nhau giữa tất toán tài khoản và đáo hạn tài khoản
Thông thường thì người ta sẽ thực hiện tất toán tài khoản vào đúng ngày đáo hạn để có thể nhận về đầy đủ cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên khách hàng có thể lựa chọn không tất toán tài khoản của mình lúc này mà thực hiện tái tục để quay vòng tiếp tục kỳ hạn tiền gửi hoặc trong trường hợp bất đắc dĩ thì thực hiện tất toán trước ngày đáo hạn. Tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý là nếu tất toán trước ngày đáo hạn thì mức lãi suất bạn nhận được sẽ rất thấp.
Một số câu hỏi liên quan đến tất toán
Thời gian tất toán tài khoản tiết kiệm như thế nào?
Khi gửi tiết kiệm, tùy theo dạng tài khoản bạn gửi thì sẽ có thời gian tất toán tài khoản tiết kiệm khác nhau. Nếu là dạng tài khoản không kỳ hạn thì bạn có thể thực hiện việc tất toán bất kỳ lúc nào mình muốn. Với dạng tài khoản có kỳ hạn thì sẽ có ba mốc thời gian bạn cần lưu ý:
Trước hạn: Như đã giải thích ở trên, khi bạn tất toán tài khoản tiết kiệm trước hạn tức là thực hiện việc rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn hợp đồng. Ngân hàng vẫn sẽ đồng ý cho bạn rút một tiền một cách bình thường tuy nhiên cần lưu ý rằng mức lãi suất áp dụng sẽ chỉ ở mức không kỳ hạn, nghĩa là rất thấp.
Đúng hạn: Tất toán đúng hạn là thời điểm bạn thực hiện việc tất toán trùng với hạn cuối của hợp đồng gửi tiền tiết kiệm. Vậy nên bạn sẽ được nhận lại đầy đủ cả gốc lẫn lãi như đã thỏa thuận trong hợp đồng từ trước.
Quá hạn: Khi đến hạn cuối của hợp đồng gửi tiết kiệm mà bạn chưa thực hiện việc tất toán thì ngân hàng sẽ thực hiện việc này thay cho bạn. Đây được gọi là tất toán quá hạn. Yên tâm rằng ngân hàng sẽ luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu nên bạn đừng lo mình chịu thiệt. Tùy mỗi ngân hàng sẽ có cách tất toán khác nhau, có thể là họ sẽ mở cho bạn một sổ tiết kiệm mới với số tiền gốc mới bằng số tiền gốc cũ cộng dồn với lãi suất đã tất toán ở sổ cũ và lãi suất mới sẽ theo lãi suất hiện hành của ngân hàng.
Thủ tục tất toán tài khoản tiết kiệm ra sao?
Thông thường sau khi mở tài khoản tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm và muốn thực hiện việc tất toán, khách hàng sẽ được ngân hàng yêu cầu đến trực tiếp để ký các giấy tờ liên quan. Nếu khách hàng không thể trực tiếp có mặt và muốn ủy quyền cho người khác, họ phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng thực pháp lý thì người được ủy quyền mới được thực hiện thay. Lưu ý rằng, họ cần phải đến đúng phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng nơi họ đã gửi hoặc mở tài khoản tiết kiệm thì mới có thể tất toán được. Ngân hàng không chấp nhận việc tất toán tại khác chi nhánh hoặc khác cửa hàng giao dịch.
Với những khách hàng gửi tiết kiệm qua ATM thì họ có thể thực hiện tất toán tài khoản tiết kiệm ngay tại ATM của ngân hàng. Ưu điểm của việc này là khách hàng có thể thực hiện bất cứ khi nào hoặc đến chi nhánh của ngân hàng để thực hiện. Sau đó số tiền tất toàn sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán và khách hàng có thể rút tiền tại bất cứ cây ATM nào. Một loại nữa là với tài khoản tiết kiệm online, khách hàng có thể thực hiện việc tất toán tài khoản thông qua Internet Banking.
Vì sao tất toán trước hạn lại bị phạt?
Nếu tất toán trước hạn mà lại bị phạt chứng tỏ đây là khi bạn tất toán khoản vay nên có thể hiểu ngắn gọn là bạn trả nợ trước hạn. Như đã đề cập ở trên, lý do mà bạn trả nợ trước hạn lại bị phạt là bởi vì nó ảnh hưởng đến khả năng điều tiết dòng tiền của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Điều này nó sẽ gây ra những tổn thất về chi phí trong việc quản lý của ngân hàng vậy nên mức phí phạt mà bạn phải đóng khi tất toán trước hạn là để bù đắp lại tổn thất đó. Bản thân phía ngân hàng khi cho vay cũng sẽ ghi rõ những quy định về tất toán trước hạn, vậy nên bạn hãy đọc thật cẩn thận để tránh phạm phải sai lầm.
Phân biệt giữa tất toán tài khoản và đáo hạn tài khoản
Giống nhau
Với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, dựa theo tính chất tài khoản, chúng ta tạm hiểu thời gian đáo hạn tài khoản chính là khi khách hàng có nhu cầu tất toán tài khoản. Bạn hoàn toàn có thể tất toán tài khoản này vào bất cứ thời điểm nào bạn muốn. Đây là điểm giống nhau giữa tất toán tài khoản và đáo hạn tài khoản.
Với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, thời gian đáo hạn tài khoản chính là ngày cuối cùng trong kỳ hạn gửi tiền của khách hàng được tính từ ngày bắt đầu mở tài khoản và gửi tiền vào. Chẳng hạn, bạn gửi tiền kỳ hạn 3 tháng từ ngày 01/04 thì thời gian đáo hạn tài khoản của bạn là ngày 01/07. Vì thế, nếu khách hàng đóng tài khoản vào ngày đáo hạn thì ngày tất toán tài khoản chính là ngày đáo hạn của tài khoản đó.
Khác nhau
Trước tiên bạn cần biết ngày đáo hạn là gì? Đây là ngày đến thời gian đáo hạn tài khoản, khách hàng sẽ thực hiện tất toán tài khoản để nhận được số tiền gốc và lãi với mức lãi tính theo lãi suất của món tiền gửi trước đó. Đến ngày đáo hạn, nếu khách hàng không đến nhận lãi thì tiền lãi sẽ được nhập vào vốn gốc và được chuyển tiếp như kỳ hạn đã đăng ký với lãi suất hiện hành. Nếu tại thời điểm đáo hạn, Ngân hàng không huy động loại kỳ hạn như khách hàng đã đăng ký thì toàn bộ số tiền vốn và lãi sẽ được hưởng lãi suất của kỳ hạn liền kề trước kỳ hạn đã đăng ký
Nếu khách hàng chưa có nhu cầu tất toán tài khoản, bạn có thể quay vòng tiếp tục kỳ hạn của tài khoản tiền gửi của mình. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu chưa đến thời gian đáo hạn tài khoản, bạn cần tất toán tài khoản đó thì tài khoản của bạn chỉ nhận được mức lãi suất thấp. Do đó, nếu chưa thực sự cần kíp, bạn hãy chờ đến thời gian đáo hạn để thực hiện tất toán tài khoản nhé.
Thủ tục tất toán tài khoản tiết kiệm
Khi bạn muốn tất toán tài khoản thì bạn phải thực hiện một số thao tác trên mạng hoặc liên hệ trực tiếp với ngân hàng.
Hầu hết các ngân hàng đều bắt buộc khách hàng mở tài khoản tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm đến hạn tất toán phải trực tiếp đến ngân hàng ký các giấy tờ liên quan. Nếu ủy quyền đến ký tất toán phải có giấy tờ chứng thực pháp lý mới được thực hiện thay.
Ngoài ra, đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm ở phòng giao dịch nào, hay chi nhánh nào của ngân hàng thì phải đến đúng nơi đó để thực hiện tất toán. Không tất toán khác chi nhánh, khác cửa hàng giao dịch.
Đối với tài khoản tiết kiệm qua ATM thì bạn có thể tất toán tiết kiệm ngay tại ATM của ngân hàng bất cứ khi nào hoặc đến chi nhánh của ngân hàng để thực hiện. Số tiền sau đó sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán và khách hàng có thể rút tại bất cứ cây ATM nào.
Đối với tài khoản tiết kiệm online, khi muốn tất toán tài khoản bạn có thể thực hiện trên Internet Banking.
6 lưu Ý Cho Người Mới Bắt Đầu Gửi Tiết Kiệm
Cân nhắc về kỳ hạn tiết kiệm
Kỳ hạn tiết kiệm là khoảng thời gian bạn gửi tiền cho ngân hàng sử dụng và là cơ sở để ngân hàng trả lãi. Thông thường, kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao. Tại VPBank, ngân hàng thiết kế các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn rất đa dạng để phục vụ nhu cầu của khách hàng: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ trên 6 tháng đến tận 36 tháng.
Khách hàng nên cân nhắc kế hoạch sử dụng tiền thực tế để lựa chọn kỳ hạn phù hợp. Nếu tình hình tài chính không ổn định, khách hàng nên chọn các kỳ hạn ngắn (Ví dụ: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng), và chọn chia nhỏ nhiều tài khoản tiết kiệm để khi cần tiền có thể rút một vài tài khoản, tránh bị mất lãi trên toàn bộ số tiền. Xem thêm: 3 lý do nên chia tiền tiết kiệm ra làm nhiều sổ nhỏ.
Một lựa chọn khác là sử dụng sản phẩm tiết kiệm bảo chứng thấu chi chỉ có tại VPBank Online, cho phép khách hàng vừa gửi tiết kiệm mà vẫn có tiền để chi tiêu khi cần thiết trong một vài ngày mà vẫn được nhận đầy đủ tiền lãi tiết kiệm.
Cách tính lãi suất tiết kiệm
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường được hiểu là lãi suất %/năm. Công thức tính:
Số tiền lãi = Số tiền giữ x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi / 365
Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 1/1/2018 đến 1/7/2018, số tiền lãi nhận được là:
Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 181 / 365 = 3,371,233
Phương thức trả lãi của hầu hết sản phẩm tiết kiệm là trả lãi cuối kỳ, khi tài khoản tiết kiệm đáo hạn. Bên cạnh đó, VPBank cũng cung cấp lựa chọn tiết kiệm trực tuyến trả lãi trước và tiết kiệm trực tuyến lĩnh lãi định kỳ cho khách hàng cần tiền lãi để đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt.
Ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm
Mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định khi mở tài khoản tiết kiệm. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán để nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi được sinh ra.
Ngân hàng thường có một số lựa chọn cách thức tất toán tiết kiệm cho khách hàng:
Tự động tái tục gốc và lãi: tại ngày đáo hạn, toàn bộ số tiền gốc và lãi tiết kiệm sẽ được gửi tiếp cho ngân hàng với kỳ hạn và các điều khoản giống như trước. Lãi suất áp dụng là lãi suất niêm yết của ngân hàng tại thời điểm tái tục. Đây là lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng, vì sẽ không bị bỏ phí một ngày tính lãi nào hết và được hưởng lãi kép. Trong trường hợp cần tiền, khách hàng vẫn có thể đóng tài khoản tiết kiệm đó bất cứ lúc nào sau đó.
Tự động tất toán: tại ngày đáo hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ đóng lại. Toàn bộ số tiền gốc và lãi phát sinh sẽ được gửi về tài khoản thanh toán của khách hàng.
Rút tiết kiệm trước hạn được không
Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi khách hàng chọn phong tỏa tài khoản tiết kiệm để vay tiền…, khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trước ngày đáo hạn bất cứ lúc nào. Nếu rút trước hạn, toàn bộ số tiền của tài khoản tiết kiệm đó sẽ không được nhận lãi suất tiết kiệm, mà chỉ hưởng lãi suất không kỳ hạn cho khoảng thời gian đã gửi. Lãi suất không kỳ hạn thường dưới 1%.
Lãi suất kép là gì
Đa số người gửi tiết kiệm bắt đầu với số tiền nhỏ, và số tiền lãi không nhiều. Tuy nhiên, sức mạnh của việc tiết kiệm nằm ở việc tích lũy lâu dài và thường xuyên. Nhà bác học Albert Einstein từng nói: “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai vận dụng được nó sẽ nhận sự giàu có, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó”. Lãi kép (còn gọi là lãi suất kép) được hiểu đơn giản là khi gửi tiết kiệm hoặc đầu tư nhận được lãi về, bạn liên tục dồn lại vốn và lãi đã sinh ra vào một chu kỳ tiết kiệm / đầu tư mới để toàn bộ số tiền sẽ sinh lãi cao hơn ở chu kỳ sau.
Tiết kiệm trực tuyến là gì?
Trong quá khứ, mỗi khi cần gửi tiết kiệm, rút tiết kiệm thì khách hàng cần phải thu xếp tới các văn phòng giao dịch ngân hàng trong giờ hành chính, rất bất tiện với những người bận rộn.
Nhiều ngân hàng, đặc biệt là VPBank đã phát triển đa dạng các hình thức tiết kiệm trực tuyến trên ngân hàng điện tử. Chỉ mất khoảng 1 phút, khách hàng có thể gửi tiết kiệm, cũng như rút tiền thông qua tài khoản ngân hàng điện tử, kể cả ngoài giờ hành chính và trong ngày nghỉ. Ngoài ưu điểm thuận tiện, tiết kiệm trực tuyến được đánh giá là an toàn hơn so với việc gửi tiết kiệm truyền thống tại chi nhánh do thao tác gửi tiền hoàn toàn do khách hàng thực hiện và hệ thống tự động xử lý với nhiều lớp xác thực, tránh sự can thiệp của nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, gửi tiết kiệm trực tuyến mang lại nhiều tiện ích như:
Có xác nhận gửi tiền qua email, SMS và danh mục tài khoản trên internet banking không thể bị giả mạo.
Khách hàng có thể kiểm tra số dư và lãi trên Internet banking mọi lúc mọi nơi.
Rút tiết kiệm phải có mã xác thực (OTP) chỉ riêng khách hàng có.
Không cần giữ sổ tiết kiệm vật lý.
Có thể cầm cố để nhận khoản vay online, không cần hồ sơ giấy tờ, giải ngân trong 1 phút.
Có thể lấy xác nhận số dư của ngân hàng bất cứ lúc nào để làm hồ sơ xin visa du lịch, vay tiền …
Tất toán là gì qua bài viết trên bạn đã hiểu rồi đúng không nào. Tất toán chính là thời điểm bạn rút tiền tiết kiệm, nếu bạn rút đúng với thời hạn gửi tiết kiệm bạn sẽ được cả gốc lẫn lãi nhưng nếu bạn tất toán sớm hơn bạn chỉ nhận được lãi rất thấp. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ nhé!