Trong cuộc sống, chắc chắn không dưới một lần bạn nhìn thấy SOS. SOS có thể thấy trong điện thoại hoặc các thiết bị có hỗ trợ tín hiệu hoặc trên đường. Tuy nhiên bạn đã biết SOS là gì chưa? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết SOS là gì và tại sao SOS lại thông dụng trong cuộc sống đến vậy nhé!
SOS là gì?
Rất nhiều người nghĩ rằng SOS là viết tắt của từ “save our souls” (cứu lấy linh hồn của chúng tôi) hay “save our ship” (cứu tàu của chúng tôi). Nhưng thực tế, hai cụm từ này không thực sự đại diện cho SOS và SOS không phải là một cụm từ viết tắt.
SOS là tín hiệu mã Morse báo nguy hiểm và cầu cứu khẩn cấp, đây là tín hiệu phát bằng vô tuyến điện báo hoặc bằng một cách phát khác thể hiện nhóm ký tự SOS, khi được sử dụng có nghĩa là có nguy hiểm nghiêm trọng, cấp bách đang đe dọa và yêu cầu trợ giúp.
Lúc đầu, SOS được dùng như một mã Morse hàng hải khẩn cấp để báo hiệu sự cố, do người Đức nghĩ ra.
SOS thực chất không có nghĩa và không được xem là 3 ký tự riêng lẻ. Nó chỉ là một chuỗi mã Morse liên tục gồm ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và ba dấu chấm; tất cả chạy cùng nhau mà không có khoảng trắng hoặc điểm dừng. Do đó, một thông điệp mã SOS trong mã Morse chỉ đơn giản là . . . / – – – /. . .
Tuy nhiên, trong quy ước mã Morse quốc tế, do ba dấu chấm tạo thành chữ “S” và ba dấu gạch ngang tạo thành một chữ “O”, nên tín hiệu này được gọi là “SOS” để thuận tiện. Chính vì sự thuận tiện này, mà SOS dần trở thành một cụm từ đại diện cho sự cầu cứu dù là ở đất liền, trên tàu hay trên không.
Quy ước tín hiệu SOS được đề xuất lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển ở Berlin năm 1906. Nó đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn năm 1908 và được sử dụng rộng rãi từ đó.
Không chỉ là tín hiệu mã hóa âm thanh, SOS còn được biết đến như tín hiệu cầu cứu bằng thị giác. Nếu bạn có một chiếc đèn pin, bạn có thể phát tín hiệu cầu cứu bằng một đoạn mã hóa gồm: ba lần nháy đèn ngắn, ba lần dài và tiếp đến là ba lần ngắn, giống như trong mã Morse.
Ngoài ra 3 chữ cái SOS có thể được vẽ lên mặt đất hoặc bất kỳ một bề mặt nào để phát đi tín hiệu cầu cứu. Vì 3 chữ cái này có thể nhìn ngược hoặc nhìn từ trên xuống vẫn không thay đổi. Do đó, nó là tín hiệu nguy hiểm và cầu cứu được sử dụng phổ biến nhất thế giới.
Với sự phát triển của các thiết bị liên lạc, một số cụm từ ngắn khác cũng được sử dụng với ý nghĩa cầu cứu. “Mayday” là một trong những tín hiệu cầu cứu bằng âm thanh phổ biến nhất sau SOS, được thông qua bởi Công ước Quốc tế vào năm 1927. “Mayday” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “m’aidez” (có nghĩa là giúp tôi).
Trong Thế chiến thứ 2, nhiều loại tín hiệu cảnh báo khác được sử dụng theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Ví dụ như SSS để cảnh báo bị tấn công bởi tàu ngầm, RRR để cảnh báo bị tấn công bởi máy bay chiến đấu, AAA để cảnh báo máy bay ném bom, QQQ cảnh báo tàu chiến của địch.
Ngày nay, SOS được sử dụng phổ biến và có thể tìm thấy dễ dàng trên điện thoại của bạn, trên các thiết bị định vị, các thiết bị liên lạc dành cho người cao tuổi và trẻ nhỏ (như đồng hồ định vị hay đồng hồ thông minh).
SOS được sử dụng khi nào?
SOS là một tín hiệu đã được cả thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Thời đầu khi mới xuất hiện, SOS chỉ là tín hiệu cấp cứu cho tàu thuyền khi gặp nạn trên biển. Nhưng bây giờ SOS được sử dụng trong mọi trường hợp cấp thiết.
Các công nghệ liên lạc khẩn cấp SOS phổ biến được ứng dụng trên đồng hồ định vị trẻ em
tất cả các loại đồng hồ định vị trẻ em (còn gọi là đồng hồ thông minh trẻ em, hay điện thoại thông minh đeo tay cho trẻ em) đều được gắn thêm nút SOS để giúp bé dễ dàng liên lạc với bố mẹ và người thân trong các tình huống khẩn cấp.
Công nghệ liên lạc SOS bằng cuộc gọi khẩn cấp
Theo công nghệ này, khi gặp nguy hiểm, bé chỉ cần nhấn và giữ vào nút SOS trên đồng hồ trong khoảng 3 giây, đồng hồ sẽ tự động liên lạc với bố mẹ và người thân của bé theo cách thức như sau:
Đồng hồ gửi một thông báo về vị trí của bé cho bố mẹ
Đồng hồ tự động thực hiện cuộc gọi điện thoại đến một danh sách các số điện thoại khẩn cấp do bố mẹ cài đặt sẵn theo dạng xoay vòng cho đến khi có người nhấc máy (thường cho phép cài tối đa 3 số) để kết nối với người thân của bé.
Công nghệ này có một nhược điểm, đó là thời gian để đồng hồ có thể kết nối bằng cuộc gọi điên thoại đến bố mẹ có thể mất đến vài phút hoặc lâu hơn (do bố bẹ đang bận họp hoặc đang có cuộc gọi khác), nên rất có thể tình huống nguy hiểm với bé đã xảy ra mà đồng hồ vẫn chưa thể kết nối được với bố mẹ.
Đây là phương pháp SOS sử dụng công nghệ cũ, được phát triển và ứng dụng phổ biến trong thời kỳ mạng internet còn chưa phát triển mạnh và công nghệ nhắn tin qua ứng dụng App còn lạc hậu.
Công nghệ liên lạc SOS bằng ghi âm
Theo công nghệ này, khi gặp nguy hiểm, bé chỉ cần nhấn và giữ vào nút SOS trên đồng hồ trong khoảng 3 giây rồi nói, đồng hồ sẽ tự động liên lạc với bố mẹ và người thân của bé theo cách thức như sau:
Đổng hồ gửi một thông báo đẩy đến điện thoại của cả bố và mẹ ngay lập tức, kèm theo là thông báo về vị trí của bé;
Đồng hồ tự động ghi âm lời nói của bé cùng các âm thanh xung quanh bé trong 15 giây. Ngay sau đó, đồng hồ gửi bản thu âm cho đồng thời cả bố, mẹ và người thân của bé (theo danh sách do bố mẹ cài đặt trước, không hạn chế số lượng).
Với công nghệ này, cả bố mẹ cũng như toàn bộ người thân của bé đều nhận được thông tin khẩn cấp SOS từ bé một cách đồng thời và ngay lập tức. Bố mẹ chỉ cần nghe nội dung ghi âm là biết ngay tình trạng khẩn cấp mà bé đang gặp phải để có hướng trợ giúp kịp thời cho bé.
Tại sao lại dùng từ SOS mà không phải từ khác?
Bởi vì S.O.S khi bạn viết ngược viết xuôi đều có thể đọc được mà không bị ngược so với những từ khác. Nó dễ người đọc dễ nhận ra mà nhờ đó người cần giúp mau chóng nhận được tín hiệu từ đội hỗ trợ.
SOS là viết tắt của từ gì?
Rất nhiều người nghĩ rằng tín hiệu SOS là viết tắt của từ “save our souls” (cứu lấy linh hồn của chúng tôi) hay “save our ship”. Nhưng thực tế, hai cụm từ này không thực sự đại diện cho SOS.
SOS ban đầu được dùng như một mã Morse hàng hải khẩn cấp để báo hiệu sự cố, do người Đức nghĩ ra. Sự kết hợp này đã được chọn vì đây là mã Morse 9 chữ số dễ nhớ nhất, hiện được sử dụng làm tín hiệu. Đại đa số mọi người tin rằng nó có nghĩa là “save our ship”. Tuy nhiên, không có mối liên hệ chắc chắn nào với cách giải thích này.
Vì sao mã SOS trở nên thông dụng?
Trong tình huống căng thẳng cao độ khi bạn thực sự cần gửi tín hiệu SOS, tín hiệu này rất dễ nhớ; thay vì sử dụng mã giúp đỡ “help” trong Morse là: . . . . /. /. -. . /. – -.
Ngay cả khi bạn không biết bất kỳ Mã Morse nào khác, bạn có thể nhớ mật mã này.
Âm thanh beep-beep của tín hiệu SOS rất đặc biệt và gần như không thể nhầm với bất kỳ tin nhắn nào khác.
Những khái niệm cần biết về SOS
Cuộc gọi SOS là gì?
Cuộc gọi SOS có nghĩa là cuộc gọi khẩn cấp mà bạn đã cài đặt trên điện thoại của bạn. Khi bạn sử dụng cuộc gọi SOS, vị trí hiện tại của bạn sẽ được gửi đến trung tâm giúp đỡ khẩn cấp.
Apple đã giúp cho những chiếc điện thoại iphone rất dễ dàng để kích hoạt cuộc gọi SOS mà không cần phải nhìn vào màn hình của bạn hoặc nói chuyện với người khác. Nếu bạn đang ở trong tình huống không thể di chuyển nhiều, bạn có thể kích hoạt nó bằng cách nhấn một số nút trên iPhone.
Cách sử dụng SOS trên iPhone 8 trở lên
SOS khẩn cấp được thiết lập để bạn phải nhấn cả nút bên cạnh và một trong các nút âm lượng để kích hoạt.
Bấm và giữ nút Side và nút âm lượng ở hai bên iPhone của bạn.
Tiếp tục giữ nút Side và nút âm lượng khi quá trình đếm ngược khẩn cấp SOS bắt đầu.
Bạn cũng có thể vuốt sang phải trên công tắc SOS khẩn cấp để kích hoạt cuộc gọi ngay lập tức.
Điện thoại của bạn bây giờ sẽ tự động bắt đầu đếm ngược và sau đó gọi các dịch vụ khẩn cấp.
Cách sử dụng một nút bấm SOS khẩn cấp trên iPhone 8
Nếu bạn chỉ muốn sử dụng một nút để sử dụng tính năng SOS khẩn cấp trên iPhone 8, iPhone 8 Plus, iPhone X, iPhone XS, iPhone XS Max hoặc iPhone XR, bạn có thể thay đổi cài đặt để thuận tiện hơn.
Chọn cài đặt từ màn hình chính của bạn.
Nhấn mục SOS khẩn cấp.
Nhấn vào gọi bằng nút side (Call with Side Button On/Off switch). Khi công tắc có màu xanh, tính năng đã được bật.
Khi tính năng này được bật, bạn có thể kích hoạt tính năng SOS khẩn cấp bằng cách nhấn nút Side năm lần liên tiếp. Nó dễ dàng hơn nhiều để làm trong túi của bạn. Bạn vẫn có thể kích hoạt SOS khẩn cấp bằng cách nhấn và giữ nút Side và nút âm lượng.
Cách kết thúc cuộc gọi SOS khẩn cấp
Nếu bạn vô tình kích hoạt SOS khẩn cấp, bạn có thể dừng cuộc gọi, ngay cả sau khi đếm ngược kết thúc, bằng cách nhấn dừng (Stop). Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu xác nhận rằng bạn muốn kết thúc cuộc gọi.
Nếu bạn có các liên hệ khẩn cấp được liệt kê trong ứng dụng Health, bạn cũng sẽ được hỏi xem bạn có muốn dừng gửi thông báo đến các liên hệ khẩn cấp của mình không.
Làng trẻ em SOS là gì ?
SOS có nghĩa là xã hội có trách nhiệm với xã hội (Societas Socialis là một cụm từ tiếng Latinh và dịch theo nghĩa đen là dịch vụ xã hội). Hermann Gmeiner, người sáng lập ra Societas Socialis, tin rằng mọi đứa trẻ đều xứng đáng có mẹ, cũng như anh chị em, nhà và môi trường cộng đồng hỗ trợ. Chính thức được thành lập vào năm 1949, Gmeiner đã tinh chỉnh tên thành Làng trẻ em SOS để nhấn mạnh lời kêu gọi sự chú ý đến trẻ em cần giúp đỡ trên toàn thế giới.
Bốn nhu cầu thiết yếu đó đã trở thành những nguyên tắc dẫn dắt mỗi Làng trẻ em SOS. Tất cả các Làng SOS đều cố gắng cứu trợ mọi trẻ em trên toàn thế giới bằng cách cung cấp những ngôi nhà an toàn, yêu thương và tuổi thơ hạnh phúc.
Tại Việt Nam, làng SOS đã hoạt động với 17 Làng trẻ em SOS tại 17 tỉnh thành, bao gồm: Bến Tre, Cà Mau, Ðà Lạt – Lâm Ðồng, Ðà Nẵng, Ðiện Biên Phủ – Ðiện Biên, Ðồng Hới – Quảng Bình. Pleiku – Gia Lai, Gò Vấp – Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế – Thừa Thiên Huế, Mai Dịch – Hà Nội, Nha Trang – Khánh Hòa, Quy Nhơn – Bình Ðịnh, Thái Bình, Thanh Hóa, Việt Trì – Phú Thọ, Vinh – Nghệ An.
SOS trong chiến tranh là gì?
Trong chiến tranh thế giới gần đây nhất – chiến tranh thế giới thứ 2, có nhiều tín hiệu cảnh báo tùy theo mục tiêu tấn công của kẻ thủ như RRR để cảnh báo bị tấn công của các máy bay, AAA cảnh báo chuẩn bị tấn công bởi máy bay ném bom, QQQ cảnh báo tàu chiến, SSS cảnh báo bị tấn công tàu ngầm. Các loại tín hiệu này được quy ước chung nhằm ra thông điệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
SOS là tín hiệu cầu cứu quan trọng trên toàn thế giới ưu điểm đơn giản, dễ hiểu dễ gửi đi qua nhiều cách như âm thanh, thị giác…Như vậy bạn đã nắm được thông tin SOS là gì? Tầm quan trọng của SOS rồi đúng không nào? Chắc chắn khi gặp hoặc nghe thấy tín hiệu này bạn nên giúp đỡ ngay nếu có điều kiện hoặc trường hợp không thể giúp có thể liên hệ đến các cơ quan chức năng để hỗ trợ kịp thời nhất.
Lịch sử của SOS
Tín hiệu này được thông qua bởi Chính phủ Đức vào ngày 1 tháng 4 năm 1905 và trở thành tiêu chuẩn quốc tế theo Công ước Radiotelegraphic vào ngày 1 tháng 7 năm 1908. Cho đến nay, SOS vẫn được công nhận là tín hiệu cầu cứu dễ nhận biết nhất.
Ký hiệu này được sử dụng đơn giản là vì nó dễ nhớ, dễ gửi đi và dễ nhận biết bằng mã Morse. SOS cũng là tín hiệu có 9 yếu tố duy nhất trong mã Morse, khiến cho nó rất dễ nhận biết. Trong mã Mores, SOS được mã hóa thành “… —…”.
Không chỉ là tín hiệu mã hóa âm thanh, SOS còn được biết đến như tín hiệu cầu cứu bằng thị giác. Nếu bạn có một chiếc đèn pin, bạn có thể phát tín hiệu cầu cứu bằng một đoạn mã hóa gồm, ba lần nháy đèn ngắn, ba lần dài và tiếp đến là ba lần ngắn, giống như trong mã Morse.
Ngoài ra 3 chữ cái SOS có thể được vẽ lên mặt đất hoặc bất kỳ một bề mặt nào để phát đi tín hiệu cầu cứu. Vì 3 chữ cái này có thể nhìn ngược hoặc nhìn từ trên xuống vẫn không thay đổi. Do đó, nó là tín hiệu nguy hiểm và cầu cứu được sử dụng phổ biến nhất thế giới.
Sau này, với sự phát triển của các thiết bị liên lạc, một số cụm từ ngắn khác cũng được sử dụng với ý nghĩa cầu cứu. “Mayday” là một trong những tín hiệu cầu cứu bằng âm thanh phổ biến nhất sau SOS, được thông qua bởi Công ước Quốc tế vào năm 1927. “Mayday” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “m’aidez”.
Trong Thế chiến thứ 2, nhiều loại tín hiệu cảnh báo khác được sử dụng theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Ví dụ như SSS để cảnh báo bị tấn công bởi tàu ngầm, RRR để cảnh báo bị tấn công bởi máy bay chiến đấu, AAA để cảnh báo máy bay ném bom, QQQ cảnh báo tàu chiến của địch.
Tuy nhiên tất cả các tín hiệu cảnh báo này đều cần phải gửi đi cùng với tín hiệu SOS. Dưới đây là một ví dụ khi phát đi tín hiệu SOS qua radio hoặc mã Morse:
SOS SOS SOS (tín hiệu cấp cứu) DE (từ) GBTT GBTT GBTT (phòng radio) QUEEN ELIZABETH 2 (tên của con tàu) PSN (vị trí là) 49.06.30 N (độ Bắc) 04.30.20 W (độ tây). ON FIRE (tàu đang cháy) ABANDONING SHIP AR (thủy thủ đoàn và hành khách đang phải rời con tàu) K (kết thúc tín hiệu, ai đó nhận được hãy trả lời).
SOS là gì qua bài viết trên bạn đã biết rồi đúng không nào? SOS trở nên rất thông dụng ở thời điểm hiện tại và lúc vào tình cảnh khó khăn thì SOS sẽ trở thành vị cứu tinh giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm. Vào mỗi một thời điểm SOS sẽ mang những ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung SOS vẫn đóng một vị trí hết sức quan trọng.