ROM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Read Only Memory”. Bạn có thấy cụm từ này rất quen không? Hầu như ai đã từng tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính và điện thoại đều từng nghe đến ROM. Vậy ROM là gì? ROM có nghĩa chính xác là gì?
ROM là gì?
Read Only Memory (ROM) – Bộ nhớ chỉ đọc. ROM là bộ nhớ điện tử được tích hợp trong thiết bị và chứa sẵn các chương trình từ trước. Điều này đã thiết lập sẵn trong bộ nhớ ROM như là các chương trình giúp máy tính có thể khởi động. Với bộ nhớ ROM sẽ giúp các dữ liệu được giữ lại ngay cả khi không có nguồn điện. Vì vậy sau khi tắt máy bộ nhớ này đã lưu lại những chương trình để có thể bắt đầu cho việc khởi động máy tính lần tiếp theo.
Đơn giản thì ROM là loại bộ nhớ trong đó dữ liệu đã được thiết lập trước và chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Nếu không có ROM chắc chắn máy tính của bạn không thể chạy chương trình được.
ROM điện thoại là gì?
Ngoài khái niệm ROM ở trên, ROM trên điện thoại còn được hiểu là phân vùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành, người dùng không thể ghi lên ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật.
Trên một chiếc điện thoại có lúc thì có ROM riêng, nhưng cũng có lúc nó cắt một phần RAM làm ROM.
Ví dụ nếu RAM 2GB thì thực tế còn 1.7GB vì một phần đã cắt ra làm ROM. Đó cũng chính là lý do thông số kỹ thuật của điện thoại sẽ không có thông tin về ROM.
ROM còn có thể hiểu là một phiên bản của hệ điều hành dành cho thiết bị chạy hệ điều hành Android. ROM chứa toàn bộ hệ điều hành cũng như các tùy chỉnh khác. ROM sẽ được tải lên bằng công cụ trên Laptop hoặc thông qua trình khôi phục của mỗi máy.
Với hệ điều hành Android là một hệ điều hành điện thoại có mã nguồn mở. Khi mà Google hoàn tất một phiên bản Android, họ sẽ công bố rộng rãi bộ mã nguồn chính thức. Các nhà phát triển và cung cấp khác sẽ sử dụng bộ mã nguồn này, tùy chỉnh và thêm vào đó 1 số thành phần nhất định. Những phần mềm, hệ điều hành như vậy được gọi là ROM.
Hệ điều hành đi kèm với máy bán ra chính thức được gọi là ROM gốc hay ROM Stock. Trong khi đó các bản ROM được tùy biến lại thì được gọi là ROM cook.
ROM máy tính là gì?
ROM trong máy tính chính là Read Only Memory (ROM) – Bộ nhớ chỉ đọc. Là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển mà trong vận hành bình thường của hệ thống thì dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào. ROM được dùng cho lưu giữ mã chương trình điều hành và dữ liệu mặc định của hệ thống.
Ví dụ điển hình của ROM trong máy tính chính là BIOS, chip PROM lưu trữ những chương trình cần thiết để bắt đầu quá trình khởi động máy tính. Sử dụng bộ nhớ điện tĩnh là cách duy nhất để bắt đầu quá trình khởi động máy tính và các thiết bị khác sử dụng quy trình khởi động tương tự.
RAM là gì?
RAM là viết tắt của Random Access Memory – Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. RAM là yếu tố phần cứng máy tính mà tại đó những chương trình, hệ điều hành và cả dữ liệu được sử dụng để lưu trữ tạm thời giúp vi xử lý có thể truy xuất nhanh hơn khi cần. RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên và là phần không thể thiếu trong mỗi máy tính hiện nay. RAM có vai trò là bộ nhớ nhanh nhất của máy tính, nhưng khi xảy ra sự cố làm gián đoạn nguồn điện, mọi thông tin sẽ mất. RAM có dạng hình chữ nhật được đặt trên một khe cắm trên bo mạch chủ.
ROM nằm ở đâu?
ROM được tích hợp sẵn trong thiết bị trong quá trình sản xuất. Cho nên bạn sẽ tìm thấy chip ROM trong máy tính và nhiều loại sản phẩm điện tử khác; VCR, bảng điều khiển trò chơi và radio trên ô tô đều sử dụng ROM để hoàn thành các chức năng của chúng một cách trơn tru.
Các chip ROM được tích hợp vào một bộ phận bên ngoài – như ổ đĩa flash và các thiết bị bộ nhớ phụ khác – hoặc được lắp vào phần cứng của thiết bị trên một chip có thể tháo rời.
Trên máy tính: ROM nằm bên trong thùng máy, thường ở trong CPU.
Trên điện thoại: ROM là phân cùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành, người dùng không thể ghi đè dữ liệu lên ROM mà chỉ có hệ điều hành ghi đè dữ liệu lên ROM.
Sự khác biệt giữa RAM và ROM
Như vậy sau khi tìm hiểu RAM là gì và ROM là gì rồi thì một câu hỏi được đưa là là RAM và ROM có gì khác biệt. Thông qua bảng so sánh sự khác nhau cơ bản giữa RAM và ROM ngay dưới đây:
Đặc điểm so sánh | ROM | RAM |
Hình dáng | Ổ đĩa quang | Là khe mỏng hình chữ nhật lắp vào khe cắm có sẵn trên bo mạch chủ. |
Khả năng lưu trữ tạm thời | Bộ nhớ điện tĩnh (bất biến) lưu trữ được thông tin. Mất điện vẫn lưu trữ được thông tin. | Cần có điện để hoạt động và lưu trữ. Mất điện sẽ bị gián đoạn và mất dữ liệu. |
Cách thức hoạt động | Sử dụng chủ yếu để khởi động máy tính. Dữ liệu trong ROM chỉ có thể đọc. | Sử dụng trong hoạt động bình thường của máy tính và nạp dữ liệu sau khi khởi động. Có thể phục hồi hoặc thay đổi dữ liệu được lưu trữ trong RAM. |
Tốc độ xử lý | Quá trình ghi dữ liệu vào ROM chậm. Tốc độ truy cập dữ liệu chậm | Quá trình ghi dữ liệu vào RAM nhanh. Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh. |
Khả năng tiếp cận | Khó khăn khi muốn thay đổi, lập trình lại thông tin được lưu trên ROM. | Dễ dàng truy cập, thay đổi hoặc lập trình lại thông tin được lưu trữ trong RAM. |
Khả năng lưu trữ | Một chip ROM lưu trữ được vài megabyte (MB) dữ liệu, thông thường là 4MB hoặc 8MB cho mỗi chip. | Một chip RAM có thể lưu trữ nhiều gigabyte (GB) dữ liệu, từ 1GB đến 256 GB cho mỗi chip. |
Khả năng ghi chép dữ liệu | Thông tin trong ROM vô cùng quan trọng với máy tính và tồn tại vĩnh viễn. | Ghi dữ liệu trong bộ nhớ RAM cũng dễ dàng hơn bộ nhớ ROM. |
Cách thức vận hàng của ROM
ROM chứa một mạng lưới các cột và hàng đan xen. Ở nơi mà các hàng và cột giao nhau, ROM sử dụng một điốt để kết nối các hàng và cột khi giá trị là 1 và ngược lại khi giá trị bằng 0. Trong khi đó RAM sử dụng các bóng bán dẫn để bật hoặc tắt quyền truy cập vào một tụ điện tại mỗi điểm giao cắt giữa các hàng và cột nói trên,
Một điốt thường chỉ cho phép dòng điện chạy theo một hướng duy nhất với một ngưỡng nhất định gọi là forward breakover (điện áp chuyển tiếp dự phòng). Khái niệm này giúp xác định cần bao nhiêu dòng điện trước khi chúng đi qua các điốt.
Đối với các sản phẩm được sản xuất từ silicon như bộ vi xử lý và chip nhớ, điện áp chuyển tiếp dự phòng lý tưởng là khoảng 0,6 volt. Bằng cách tận dụng các tính chất độc đáo của một điốt, ROM có thể truyền một dòng điện vượt quá ngưỡng chuyển tiếp tới các cột thích hợp thông qua các hàng thích hợp đã được lựa chọn để tạo thành những ô kết nối nhất định. Nếu một điốt có mặt tại ô đó thì theo hệ nhị phân, giá trị được hiểu sẽ là “on” (giá trị 1). Nếu giá trị của ô là 0 thì tức là không có điốt ở các ô giao điểm kết nối cột và hàng. Vì vậy, dòng điện trên cột không được truyền tới hàng.
Như vậy, cách thức hoạt động của ROM đòi hỏi dữ liệu phải được lập trình một cách hoàn hảo và hoàn chỉnh ngay từ khi nó được sản xuất. Bạn không thể tái lập trình cũng như viết lại một bộ nhớ ROM tiêu chuẩn. Nếu trong quá trình tạo ra một bộ nhớ ROM, bạn mắc phải một sai lầm về lập trình hoặc dữ liệu cần phải được cập nhật, bạn sẽ phải làm lại tất cả mọi thứ từ bước đầu tiên.
Đó là lý do vì sao việc sản xuất ra một con chip ROM nguyên mẫu thường là một quá trình rất mất thời gian và đầy những rủi ro. Song lợi ích mà ROM mang lại luôn lớn hơn rất nhiều những khó khăn gặp phải trong khâu sản xuất.
Sau khi bản ROM mẫu được hoàn thành, chi phí để sản xuất những mẫu ROM khác cũng vì thế mà rẻ hơn. Bộ nhớ ROM sử dụng rất ít năng lượng, cực kỳ đáng tin cậy và là một bộ phận không thể thiếu trên các thiết bị điện tử nhỏ. Chúng chứa đựng tất cả các chương trình cần thiết để chúng ta sử dụng thiết bị.
Con chip ROM nhỏ trong bộ đồ chơi the singing fish là một ví dụ. Con chip này, có kích thước bằng móng tay của bạn nhưng mang trong mình những bản nhạc dài chừng 30 giây và các mã điều khiển để đồng bộ hóa các động cơ trong hộp với âm nhạc.
Các loại ROM thường sử dụng
ROM là gì? RAM là gì? Cách thức vận hành, so sánh đã xong. Giờ đây chúng ta tiếp tục đến với nội dung các loại ROM máy tính được sử dụng phổ biến hiện nay. Gồm có 4 loại ROM đó là PROM, EPROM, EAROM và EEPROM.
Đặc điểm chung của tất cả các loại ROM đều có là:
- Dữ liệu được lưu trữ trong ROM có tính bất biến. Nghĩa là dữ liệu sẽ không hề mất đi khi thiết bị bị ngắt điện
- Dữ liệu được lưu trữ trong ROM là không thể thay đổi. Nếu muốn thay đổi các dữ liệu được lưu trữ trong ROM, người dùng phải thực hiện một số thao tác nhất định.
PROM
PROM (ProgRAMmable Read-Only Memory) hay Mask ROM là loại ROM được chế tạo bằng các mối nối (cầu chì – có thể làm đứt bằng mạch điện). Nó thuộc dạng WORM (Write Once Read Many). Chương trình nằm trong PROM có thể lập trình được bằng những thiết bị đặc biệt. Loại ROM này chỉ có thể lập trình được một lần và là loại ROM rẻ nhất hiện nay trên thị trường.
EPROM
EPROM (Erasable ProgRAMmable Read-Only Memory). Là loại ROM được chế tạo bằng nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Cửa sổ nhỏ dùng để xóa bằng tia cực tím. Loại ROM này có thể bị xóa bằng tia cực tím và ghi lại thông qua thiết bị ghi.
EAROM
Là loại ROM có thể thay đổi từng bit một lần. Tuy nhiên quá trình viết khá chậm và sử dụng điện thế không chuẩn. Việc viết lại EAROM không được thực hiện thường xuyên.
EEPROM và bộ nhớ Flash
EEPROM được tạo ra bằng công nghệ bán dẫn. Nội dung của ROM này có thể viết vào và xóa (bằng điện).
Ứng dụng của ROM là gì?
ROM là một thiết bị quan trọng với máy tính, và là một chip nhớ cần thiết trong điện thoại. Vậy ứng dụng cụ thể của ROM là gì?
Với ROM là một chip nhớ
ROM được dùng để lưu trữ cho các file hệ thống. Đối với hệ điều hành thì ROM tồn tại dưới dạng những bộ chip nhớ. Một số thiết bị như điện thoại, hoặc máy tính được trang bị nhiều chip nhớ, chúng có tốc độ cao nhưng dung lượng lại rất nhỏ được dùng để lưu trữ file hệ thống, bộ nhớ đệm, dữ liệu của ứng dụng.
Một số chip nhớ còn lại có dung lượng lớn hơn nhưng chậm hơn, chúng rơi vào khoảng 1-2GB để lưu ứng dụng.
Đây là cách mà nhà sản xuất giảm giá thành để sản xuất các chíp này rẻ hơn so với các chip có dữ liệu nhỏ hơn nhưng nhanh hơn. Tuy nhiên tốc độ chạy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ điều hành, nhà mạng và độ tương thích của ứng dụng với thiết bị.
Với ROM trong hệ điều hành của thiết bị Android
Việc Up ROM là việc thay đổi hệ điều hành hiện tại. Máy chạy bằng android là một phiên bản hệ điều hành khác tương đồng với ROM cũ.Up ROM là việc ta thường thấy khi sử dụng điện thoại android. Nó giúp thiết bị chạy mượt mà hơn, tốc độ nhanh hơn.
Tuy nhiên khi bạn up ROM không chuẩn nó sẽ khiến thiết bị chạy chậm, đơ, hay treo máy khi sử dụng. Lúc đó bạn sẽ phải úp một ROM khác cho thiết bị của mình, cho nên bạn phải lưu ý khi up ROM.
Tổng quan lại bài viết, ROM là bộ nhớ chỉ đọc giúp cho các thiết bị lưu trữ dữ liệu khi bị mất nguồn điện mà không bị xóa. ROM và RAM là 2 khái niệm dễ bị nhầm lẫn và cũng đã có nhiều người sử dụng lẫn lộn khi nhắc đến ROM và RAM. Như vậy câu trả lời về ROM là gì đã được hoàn thành rồi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng mình. Mong rằng các bạn chờ đón và đặt những câu hỏi khác cho chúng mình nhé.