Lafactoria Web
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Lafactoria Web
No Result
View All Result
Home Là Gì

Chỉ số ROA là gì? Cách tính chỉ số ROA, phân biệt ROA và ROE

Hoàng Đỗ by Hoàng Đỗ
25/10/2020
in Là Gì
0
ROA là gì?  Return On Assets là gì?

ROA là gì?  Return On Assets là gì?

0
SHARES
59
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cổ phiếu hay trong tài chính thì ROA là một chỉ số quan trọng. Khi nhìn vào chỉ số ROA người ta có thể đánh giá công ty đó hoạt động như thế nào và quyết định chi tiền đầu tư hay rút lui. 

Khi tổng kết kinh doanh, lên sàn bất động sản, công ty cũng nên công bố chỉ số ROA. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chỉ số ROA là gì? Công thức tính chỉ số ROA. Và cùng tổng kết lại để so sánh chỉ số ROA và ROE có gì khác biệt. 

ROA là gì?  Return On Assets là gì?
ROA là gì?  Return On Assets là gì?

Nội dung bài viết

  1. Chỉ số ROA là gì?
  2. Ví dụ minh họa về hệ số ROA
    1. Chỉ số ROA của Vinamilk
    2. Chỉ ROA cổ phiếu của FLC
  3. Cách xác định chỉ số ROA
    1. Tính chỉ số ROA trên báo cáo tài chính
      1. Xác định chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế
      2. Xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân
      3. Công thức tính chỉ số ROA
    2. Lấy chỉ số ROA qua nguồn dữ liệu có sẵn
  4. Ý nghĩa của chỉ số ROA
  5. Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
  6. So sánh chỉ số ROA và ROE
  7. Mối quan hệ giữa ROA và ROE
  8. Lưu ý về chỉ số ROA

Chỉ số ROA là gì?

ROA (Return On Assets ) có nghĩa là tỷ suất sinh lời trên tài sản. ROA là một chỉ số đánh giá mức độ sinh lời của một công ty so với tổng tài sản của nó. ROA cung cấp cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà phân tích về mức độ hiệu quả của ban quản lý công ty trong việc sử dụng nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận. Chỉ số ROA được hiển thị dưới dạng phần trăm (%). 

  • Return On Assets – lợi nhuận trên giá trị tài sản.

Ví dụ minh họa về hệ số ROA

Bây giờ chúng ta sẽ đưa ra vài ví dụ về chỉ số ROA để bạn dễ hình dung và để hiểu rõ hơn ROA là gì. 

Chỉ số ROA của Vinamilk

Bảng số liệu chỉ số ROA của VNM.
Bảng số liệu chỉ số ROA của VNM.

Nhận xét:

Ta thấy ROA của Vinamilk (VNM) luôn duy trì ở mức >25% tính từ năm 2017 đến 2019 lần lượt là 40,54%, 37,09%, 35,27% và trung bình 3 năm là 41,15%. Dù cho nó có sự  giảm nhẹ nhưng vẫn là chỉ số khá cao. 

Điều đó có nghĩa là Vinamilk sử dụng tài sản của cổ đông rất hiệu quả. Đó cũng là một trong những lý do giá cổ phiếu VNM luôn luôn tốt trong thời gian qua.

Như vậy cổ phiếu của VNM là cổ phiếu xứng đáng để nắm giữ dài hạn và đáng để cho tiền đầu tư. 

Chỉ ROA cổ phiếu của FLC

 

Bảng số liệu chỉ số ROA của FLC.
Bảng số liệu chỉ số ROA của FLC.

Nhận xét: 

Ta thấy ROA của Tập đoàn FLC (FLC) luôn nhỏ hơn 7,5% trong 3 năm từ 2017 đến 2019. Điều đó chứng tỏ FLC kinh doanh đang không thực sự tốt và hơn nữa khi xem xét những chỉ số khác thì cổ phiếu FLC không đáng để đầu tư bằng của VNM. 

Cách xác định chỉ số ROA

Công thức tính chỉ số ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (chính là lợi nhuận sau thuế)/Tổng tài sản của doanh nghiệp. (Lấy dưới dạng %). 

Chỉ số ROA là gì? Cách tính chỉ số ROA, phân biệt ROA và ROE 4

Trong đó: 

  • Lợi nhuận sau thuế là tổng doanh thu trừ đi các khoản chi tiêu, thuế doanh nghiệp… 
  • Tổng tài sản bình quân là vốn chủ sở hữu trừ đi các khoản nợ. 

Tính chỉ số ROA trên báo cáo tài chính

Bạn có thể dễ dàng tính toán chỉ số ROA từ Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp, được công bố định kỳ hàng quý và hàng năm.

Ví dụ: Tính chỉ số ROA của Tổng công ty hàng không Việt Nam (HVN) năm 2019.

Xác định chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (HVN : HOSE)

Báo cáo tài chính trên sàn cổ phiếu của HVN.
Báo cáo tài chính trên sàn cổ phiếu của HVN.

Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta lấy lợi nhuận sau thuế của HVN năm 2019 là 2,516 tỷ đồng.

Xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (HVN : HOSE)

Báo cáo tài chính trên sàn cổ phiếu của HVN.
Báo cáo tài chính trên sàn cổ phiếu của HVN.

Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế phản ánh kết quả kinh doanh của cả năm 2019 của doanh nghiệp. Do đó, nếu chỉ lấy tổng tài sản tại thời điểm 31.12.2019, sẽ không phản ánh đúng bản chất thay đổi về tài sản của công ty trong cả một năm. Do đó ta có thể tính bằng công thức:

Lợi nhuận sau thuế = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ)/2. 

Công thức tính chỉ số ROA

Sau đó bạn chỉ cần áp dụng công thức, ráp số liệu đã tìm được ở trên và dễ dàng tính toán:  

Chỉ số ROA là gì? Cách tính chỉ số ROA, phân biệt ROA và ROE 5

Như vậy sau khi thay số vào thì ta được ROA của mã HNV là 3,19% trong năm 2019. 

Lấy chỉ số ROA qua nguồn dữ liệu có sẵn

Để thuận tiện hơn, ngoài cách tự tính, bạn có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán cập nhập đầy đủ các số liệu mà doanh nghiệp đã báo cáo khi lên sàn chứng khoán. Các số liệu này hoàn toàn tin tưởng được.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (HVN : HOSE)

Báo cáo tài chính trên sàn cổ phiếu của HVN.
Báo cáo tài chính trên sàn cổ phiếu của HVN.

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Chỉ số ROA có ý nghĩa gì?
Chỉ số ROA có ý nghĩa gì?

Để hiểu được về ý nghĩa của chỉ số ROA này bạn sẽ cần phải nắm rõ về cách tính tài sản của chỉ số này. Tài sản của 1 công ty sẽ bao gồm cả vốn của chủ sở hữu công ty và vốn mà công ty đó thực hiện vay bên ngoài. Tất cả mọi hoạt động của công ty đều sẽ do 2 nguồn vốn này duy trì. Khi nhìn vào chỉ số ROA của công ty người ta sẽ nhìn thấy: 

  • Biết doanh nghiệp đó kiếm được lợi nhuận bao nhiêu và hưởng được lãi bao nhiêu trên 1 đồng vốn tài sản. Chỉ số ROA sau khi được tính toán sẽ cung cấp thông tin những khoản lãi được tạo ra từ số vốn mà công ty đó đầu tư. Vì thế ROA được xem là con số biết nói của các doanh nghiệp.
  • Biết được doanh nghiệp đó có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư hay không. Khi tính chỉ số ROA, nếu càng cao sẽ càng chứng tỏ được rằng lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp cao, tỷ lệ kiếm lãi trên 1 đồng vốn của doanh nghiệp cũng tỷ lệ thuận theo.
  • Chỉ số ROA này giúp cho các doanh nghiệp chẳng cần phải phân bua nhiều vì giấy trắng mực đen đã rõ ràng. Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào chỉ số này và đánh giá về thực lực khả năng thành công của công ty đó ra sao. Nếu chỉ số ROA cao, bức tranh tài chính của công ty đương nhiên cũng sẽ trở nên đẹp và ấn tượng hơn nhiều.
  • Trên sàn chứng khoán, chỉ số ROA càng giúp cho cổ phiếu của công ty trở nên có giá và bán được nhiều, nhận được số tiền đầu tư cao hơn.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROA >7,5% là tốt nhất.
Chỉ số ROA >7,5% là tốt nhất.

Chỉ số ROA thì ít quan trọng hơn so với chỉ số ROE nhưng đương nhiên chúng ta không thể xem nhẹ chỉ số này. Mối quan hệ giữa 2 chỉ số này cũng cho thấy được tình hình tài chính của công ty.

ADVERTISEMENT

Đối với một công ty tốt, đáng để đầu tư thì chỉ số ROA lớn hơn 7.5% được đánh giá là đủ năng lực tài chính. 

Theo như tiêu chuẩn quốc tế đánh giá, chỉ số ROA của 1 doanh nghiệp nếu đạt từ 7.5% trở nên thì sẽ được xem là đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên nếu như chỉ có chỉ số ROA trong 1 năm thì con số này chưa nói lên được điều gì về doanh nghiệp đó. Thường thì giới đầu tư sẽ theo dõi về chỉ số này trong thời gian ít nhất 3 năm liền kề nhau.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp nào có thể duy trì được chỉ số ROA này lớn hơn hoặc bằng 10% trong suốt 3 năm liên tục thì đó mới được xem là doanh nghiệp có tiềm năng, thực lực và sự ổn định. Những doanh nghiệp như thế sẽ được giới chuyên môn đánh giá cao và xem xét để đầu tư. Như vậy qua những ví dụ ở trên thì ta thấy cổ phiếu của Vinamilk (VNM) là đáng đầu tư nhất. 

Ngoài ra thì chỉ số ROA này cũng được đánh giá về mức độ ổn định của doanh nghiệp. Nếu như chỉ số ROA này có tịnh tiến đều thì nghĩa là doanh nghiệp đó làm ăn ổn định, lợi nhuận tốt. Nếu chỉ số ROA lên xuống thất thường thì nghĩa là doanh nghiệp đó còn bấp bênh và chưa thật sự hiệu quả.

So sánh chỉ số ROA và ROE

Chỉ số ROA là gì? Cách tính chỉ số ROA, phân biệt ROA và ROE 6

Có 7 nét để so sánh ROA và ROE, cụ thể trong bảng sau đây:

Số thứ tựReturn on Equity(ROE)Return on Asset(ROA)
1Một khoản lợi nhuận mà một công ty nhận được từ khoản đầu tư của cổ đông. Nó là thước đo xem một công ty kiếm được bao nhiêu từ các nguồn lực hoặc tài sản của họ.
2Sự khác biệt giữa ROE và ROA là đòn bẩy tài chính nợ; không được bao gồm trong ROE.Chênh lệch giữa ROE và ROA là một khoản nợ đã được đưa vào bảng cân đối kế toán (Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu của cổ đông).
3Nó giúp xác định hiệu quả của vốn hoặc Quản lý tài chính.Nó liên quan đến quản lý điều hành và giúp xác định hiệu quả của nó.
4ROE có thể được tính bằng cách chia cổ tức ưu tiên cho tử số.Cổ tức ưu đãi không bắt buộc trong khi tính ROA.
5Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có thể được tính bằng công thức đề cập dưới đây:

ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông

Tỷ suất sinh lời trên tài sản có thể tính bằng công thức đề cập dưới đây:

ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản bình quân.

6ROE cao hơn không mang lại hiệu quả hoạt động ấn tượng cho công ty.ROA là một thước đo tốt hơn để xác định hoạt động tài chính của một công ty.
7ROE cao hơn cùng với ROA cao hơn và nợ có thể quản lý đang tạo ra lợi nhuận khá.ROE cao hơn có thể gây hiểu nhầm với ROA thấp hơn và công ty phải gánh một khoản nợ khổng lồ.

 

Mối quan hệ giữa ROA và ROE

ROE còn quan trọng hơn là chỉ số ROA đối với 1 doanh nghiệp. Hai chỉ số này có mối tương quan mà các nhà đầu tư sẽ phải nhìn nhận và đánh giá cả 2 chỉ số này cùng nhau.

Ta lấy ví dụ đơn giản như sau: Công ty A và Công ty B có vốn chủ sở hữu lần lượt là 200 tỷ & 600 tỷ. Lợi nhuận sau thuế của công ty A là 40 tỷ đồng và công ty B là 120 tỷ đồng. Nợ của công ty A là 0 đồng và của công ty B là 80 tỷ đồng.

Qua ví dụ này chúng ta sẽ có những nhận xét như sau:

  • Chỉ số ROE của cả 2 công ty A và B đều là 20%, nghĩa là hiệu suất LNST/VCSH của cả 2 công ty này đều giống nhau, hiệu quả sử dụng vốn rất tốt.
  • Tuy nhiên công ty A không vay nợ còn công ty B vay nợ tới 80 tỷ đồng. Tỷ lệ Nợ/VCSH = 80 tỷ/ 600 tỷ = 13,33%.
  • Công ty A sử dụng vốn tính ra sẽ tốt hơn so với công ty B vì công ty B mang nợ và dù sớm hay muộn thì công ty B cũng sẽ phải đem lợi nhuận kiếm được để trả nợ.

Ta có thêm: Tài sản = Vốn của chủ sở hữu + Nợ doanh nghiệp. 

Từ đó ta suy ra:

  • ROA của Công ty A = 40/200 =20%.
  • ROA của Công ty B = 120/(600 +80) = 17,6%. 
  • Từ con số trên đây ra có thể tính được ra rằng công ty A sử dụng vốn tốt hơn hẳn so với công ty B.

Chúng ta cần có thêm lưu ý sau đây:

  • Cty X có chỉ số ROE (X) = 20%, ROA (X) = 15%
  • Cty Y có chỉ số ROE (Y) = 30%, ROA (Y) = 5%
  • Xét theo 2 chỉ số này thì Công ty X sẽ được đánh giá cao hơn Công ty Y.

Ngoài ra công thức về đòn bẩy tài chính còn cho ta thấy thêm điều khác:

Đòn bẩy tài chính = Tài sản/Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA. 

Từ đó có thể thấy rằng 1 chỉ số ROA và ROE giống như 2 chỉ số bổ trợ cho nhau. Nếu đánh giá sẽ cần phải xét tới cả 2 chỉ số này và tránh đánh giá chủ quan chỉ dựa trên ROA hay ROE vì có thể sẽ khiến bạn sai lầm trong quyết định lựa chọn đầu tư.

Lưu ý về chỉ số ROA

Nên lưu ý điều gì về ROA?
Nên lưu ý điều gì về ROA?

Đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì chỉ số ROA khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán thì con số ROA phải được tính chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc các chỉ số tài chính riêng lẻ cũng được tính chính xác và không được phép thần thành hóa.

Tất cả mọi chỉ số trong tài chính, chứng khoán đều có thể phản tài chính. Nếu các chủ đầu tư muốn đưa ra quyết định chính xác thì cần tích lũy cho mình những kiến thức chính xác. Đây là con đường quyết định để xem có đáng đầu tư hay không. Như vậy nhà đầu tư cần phải rất thận trọng khi xem các con số cũng như báo cáo tài chính, cần phân tích dài hạn. 

Như vậy, chỉ số ROA quan trọng và nhà đầu tư cần phải hiểu chỉ số và đọc chỉ số ROA chính xác trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp công bố, sàn cổ phiếu tính toán. Bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm ROA là gì, tính toán chỉ số ROA và so sánh sự khác biệt giữa ROA và ROE.  Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư. 

Previous Post

ROM là gì? RAM là gì? Phân biệt RAM và ROM

Next Post

PS là gì? Sử dụng PS như thế nào để phù hợp với từng hoàn cảnh?

Hoàng Đỗ

Hoàng Đỗ

Thích viết thì viết thôi, đã viết thì toàn kiến thức bổ ích. Đọc nha, nhiều bài hay lắm! ahihi

Next Post
PS là gì? P.S có nghĩa là gì? 

PS là gì? Sử dụng PS như thế nào để phù hợp với từng hoàn cảnh?

Recommended

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian

Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin?

2 tháng ago
Sơ đồ tư duy là một loại đồ thị giúp sắp xếp các thông tin một cách trực quan

Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

2 tháng ago

Trending

Khởi ngữ là gì? Tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ là gì? Tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu

7 tháng ago
Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

8 tháng ago

Popular

Ẩn ý đằng sau con số 520 là gì? Ý nghĩa các con số trong tiếng Trung có thể bạn chưa biết

Ẩn ý đằng sau con số 520 là gì? Ý nghĩa các con số trong tiếng Trung có thể bạn chưa biết

5 tháng ago
Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

8 tháng ago
Khởi ngữ là gì? Tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ là gì? Tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu

7 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

8 tháng ago
Visual là gì? Phân biệt vai trò, ý nghĩa vị trí các thành viên trong nhóm nhạc KPOP

Visual là gì? Phân biệt vai trò, ý nghĩa vị trí các thành viên trong nhóm nhạc KPOP

6 tháng ago
Lafactoria Web

Blog tổng hợp kiến thức chuẩn nhất 2020.
Liên hệ quảng cáo tại email: lafactoriaweb72020@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Danh mục

  • articulos
  • Công nghệ
  • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
  • Học excel
  • Kiến thức
  • Là Gì
  • MCU Profile
  • Những câu nói hay
  • Tin tức Phim

Bài viết mới

  • Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin? 24/12/2020
  • Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 24/12/2020
  • Góc tò mò: Tháp dinh dưỡng là gì? Tháp dinh dưỡng có công dụng gì? 24/12/2020
  • About
  • Contact

Copyright © 2020, lafactoriaweb

No Result
View All Result
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ

Copyright © 2020, lafactoriaweb