Concept là gì? Một buổi tiệc được tổ chức ngoài trời theo phong cách hiện đại, cổ điển, hay năng động, đó chính là điều mà người tham gia sẽ cảm nhận ra ngay trong từng chi tiết. Đó chính là một concept theo chủ đề tiệc ngoài trời mà khách yêu cầu hay bên concept đưa ra. Nói như vậy có lẽ bạn cũng đã hình dung được phần nào concept là gì rồi. Với những ai trong chuyên ngành thiết kế có lẽ nói tới concept chính là nói đến đỉnh cao của sự sáng tạo.
Concept chính là bối cảnh trong một khung hình, chính là phong cách, màu sắc, bố cục trong mỗi sự kiện,… và rất nhiều ý nghĩa khác mà bạn có thể biết được thông qua bài viết sau đây. Vậy concept thực chất là gì? Vai trò của nó là gì? Cách để người ta tạo nên một concept hiệu quả như thế nào? Hãy bắt đầu tìm hiểu cùng chúng tôi ngay bây giờ.
Concept là gì?
Concept trong tiếng Anh có là khái niệm, quan điểm. Nhưng đó chỉ là một phần, nó bao gồm nhiều nghĩa khác biệt trong từng lĩnh vực khác nhau.
Concept được hiểu theo nghĩa phổ biến hơn chính là việc phác thảo ra hay nêu lên ý tưởng về một chủ đề của một dự án hay công việc cụ thể nào đó.
Hiểu đơn giản hơn Concept được biết đến nhiều nhất theo nghĩa chính là những ý tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong nội dung và hình thức của chương trình tạo nên sự thống nhất, mục tiêu cho chương trình.
Với các Designer thuật ngữ Concept được nhắc đến nhiều nhất trong thiết kế bởi chuyên viên Marketing hoặc các đối tác khách hàng. Concept trong thiết kế là xu hướng về việc lựa chọn ý tưởng, phong cách, màu sắc.
Concept là thuật ngữ quan trọng và cần thiết trong thiết kế, quyết định đến xu hướng phát triển cũng như thông điệp mà các ấn phẩm thiết kế truyền thông muốn truyền tải đến khách hàng.
Ý nghĩa của Concept trong những lĩnh vực khác nhau
Đối với lĩnh vực báo chí
Concept giúp mọi người định hướng cho toàn bộ những bài viết, theo từng chủ đề nhất định và theo từng số báo.
Ví dụ: Concept theo số báo tuần với nội dung là “Tệ nạn tin tặc”, khi đó nội dung của bài viết sẽ hướng đến chủ đề trọng tâm đó.
Trong quảng cáo Concept được đánh là là linh hồn và là nội dung chính trong một quảng cáo. Theo đó, nó xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và được những người trong ngành quảng cáo khai thác tối đa để tạo nên một chiến lược quảng cáo lớn mạnh.
Ví dụ: Concept với mỗi hãng sữa nổi tiếng như Dutch Lady sẽ là sự “Bày tỏ”, đối với Trà thảo mộc Dr Thanh sẽ tương ứng là “Nóng trong người, uống trà Dr Thanh”,…
Hay những Concept về công nghệ, thì nó sẽ có những bài viết tập trung vào những công nghệ mới cùng các xu hướng sử dụng công nghệ của giới trẻ hiện nay.
Đối với lĩnh vực quảng cáo
Concept có vai trò khá quan trọng, là một trong những nội dung chính trong một hay có thể trong nhiều ấn phẩm quảng cáo khác nhau.
Concept xuất phát từ nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau vì vậy những người thiết kế và làm quảng cáo sẽ sáng tạo ra được nhiều mẫu quảng cáo ấn tượng và mang phong cách riêng của từng đối tượng.
Concept được sử dụng trong suốt quá trình quảng cáo, cố định để nhằm định hình được thương hiệu hay tạo lập được nhãn hàng. Nó có khả năng phục vụ theo từng chu kỳ bán hàng hay theo từng mùa hay theo từng chiến dịch cụ thể.
Đối với giải trí
Concept trong lĩnh vực giải trí concept mang ý nghĩa thiết kế concept ý tưởng, là những ý tưởng mang tính sáng tạo dành cho các show diễn thời trang, ca nhạc, các gameshow thực tế. Concept chính là yếu tố mang lại thành công bằng điểm nhấn tạo ấn tượng cũng như tạo sự khác biệt so với các chương trình khác cho người xem. Bên cạnh đó Concept cũng là chất riêng của người sản xuất, là điểm khác biệt mà gây hứng thú đã tạo ra nhiều dấu ấn với khán giả và gặt hái được thành công lớn.
Đối với lĩnh vực nhiếp ảnh
Concept trong nhiếp ảnh có lẽ không lạ, trước khi bạn chụp hình bạn luôn được giới thiệu bởi những Concept đẹp cho bạn chọn vậy bạn đã hiểu concept là gì rồi? Concept chính là một mô hình, bố cục, màu sắc, bối cảnh xung quanh, phong cách hay nội dung của buổi chụp ảnh đó.
Đối với nghệ thuật
Đối với lĩnh vực nghệ thuật Concept là những ý tưởng được thực hiện xuyên suốt, sử dụng triệt để trong suốt khoảng thời diễn ra chương trình đó, tức là concept luôn có trước, trong và sau khi chương trình diễn ra.
Trong lĩnh vực này Concept có thể coi như là linh hồn của chương trình, giúp người xem hứng thú, tập trung và ấn tượng nhất.
Về sân khấu chương trình thì concept là sự trang trí, quà tặng, logo chương trình,… đều cùng chung một chủ đề như nhau, mang lại những ý tưởng event độc đáo xuyên suốt chương trình như là: phong cách trang trí, ý tưởng về quà tặng, ý tưởng thiết kế,…
Nhờ vào sự linh động cũng như sáng tạo của các nhân viên concept chuyên nghiệp mà ấn phẩm nghệ thuật của họ không bao giờ bị khán giả quên đi.
Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, chương trình thì Concept là một trong những thứ mà mọi thứ trong buổi tiệc từ âm thanh, dresscode hay những món ăn đều phải tuân theo concept đó.
Ví dụ: Concept đối với buổi tiệc “Reply 1988” khi đó kịch bản MV, timeline, phong cách trang trí, thiết kế đều phải theo sự hoài cổ, cổ điển mang dấu ấn riêng của năm 1988.
Đối với dịch vụ nhà hàng khách sạn
Concept trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn hay còn gọi là dịch vụ khách hàng, nó tạo ra phong cách riêng cho nhà hàng hoặc khách sạn đó từ trong thiết kế nội thất có sự lôi cuốn, trang trí đẹp mắt, sử dụng các đồ dùng mang màu sắc đặc trưng của concept đó, cho đến cách phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên.
Concept chính là yếu tố mang lại một bố cục, phong cách khác nhau, thiết kế không gian của họ trở nên thú vị và thu hút nhiều ánh mắt tò mò của khách hàng
Đối với lĩnh vực thiết bị máy móc
Trong lĩnh vực thiết bị máy móc Concept tạo ra những bản demo, mẫu thử trong giai đoạn đầu phục vụ cho việc nhằm để giới thiệu, quảng bá cho sự xuất hiện của sản phẩm mới sắp tới, dựa vào kết quả đó để quyết định tiếp tục sản xuất sản phẩm đó hay không.
Qua các Concept này, khách hàng sẽ nắm được những thông tin cốt lõi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp/công ty theo từng chiến dịch Marketing cụ thể. Từ đó, khách hàng sẽ hiểu hơn về sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp/công ty.
Quy trình thiết kế concept là gì?
– Thu thập thông tin đầy đủ
Muốn lên mộ ý tưởng chủ đạo cho bất kỳ lĩnh vực nào thì nhiệm vụ của nhân viên concept đầu tiên là phải nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Rồi tiếp theo sau đó mới tạo ra một ý tưởng dựa trên những thông tin đã thu thập.
Nhà thiết kế thu thập thông tin bằng cách tiến hành điều tra thông tin cần thiết qua list câu hỏi mô phỏng sẵn hay có thể liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng để hỏi họ về những yêu cầu họ muốn. Những thông tin đó sẽ được tận dụng tất cả để tạo ra concept
Điều quan trọng nhất trong giai đoạn vẽ concept, là người thiết kế cần phải có một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng tốn khá nhiều thời gian và công sức, đôi khi thời gian bỏ ra có thể là một hay nhiều hơn một tháng.
Sau khi đã thực hiện việc nghiên cứu các dữ liệu hoàn tất nhà thiết kế sẽ bắt đầu đánh giá thông tin nào sẽ mang lại giá trị cho dự án.
– Xử lý các thông tin
Thu thập toàn bộ các thông tin liên quan đến dự án, việc tiếp theo là khai thác xử lý thông tin cụ thể là nhà thiết kế cần phải sáng tạo ra một phương án độc đáo cho concept của mình.
– Hiểu rõ các ý tưởng và vấn đề liên quan
Trong quá trình thực hiện các nhà thiết kế concept luôn phải tìm hiểu để nắm bắt được những vấn đề xoay quanh dịch vụ thiết kế nó được thể hiện trên bản tóm tắt dự án do khách hàng đưa ra. Nhân viên thiết kế cần phải suy nghĩ thật cặn kẽ về chiến lược dự định để phát triển dự án đó đảm bảo sự thống nhất giữa hai bên, có thể các nhà thiết kế luôn phải chỉnh sửa concept sao cho hoàn hảo nhất.
Trước khi chuẩn bị công bố concept, cần phải tính toán bước đi như thế nào, ra sao để có thể thu hút được truyền thông. Và đặc biệt còn phải quan sát phản ứng của khách hàng về thiết kế của mình.
– Quá trình sáng tạo
Yếu tố sáng tạo chính là nền tảng quan trọng nhất trong quá trình thiết kế concept. Những nhà thiết kế concept chính là nghệ sĩ, sáng tạo là tố chất của người nghệ sĩ.
Trong quá trình sáng tạo này các nhà thiết kế có thể thỏa thích thể hiện sự sáng tạo theo ý muốn của mình trên những ý tưởng ban đầu của dự án để chủ đề ban đầu không bị lệch đi.
Cần phải có sự làm việc nhóm, trao đổi với các thành viên khác để có thể phân bổ vai trò của từng người trong dự án. Khai thác ý tưởng từ nhiều người, quan điểm của nhiều người sẽ tốt hơn nhiều so với một ý tưởng của bản thân.
– Chọn lọc các ý tưởng phù hợp
Một khách hàng họ sẽ muốn chọn lựa nhiều hơn là việc chỉ bị gò bó trong một ý tưởng có thể họ không thích.
Mà bên thiết kế cũng cần thể hiện sự sáng tạo của mình theo từng concept đưa ra như vậy mới có thể làm khác hàng thấy được năng lực cửa mình.
Nhưng lưu ý là những bản concept nay khac nhau nhưng phải đảm bảo đúng tinh thần chủ đạo của dự án.
– Thuyết trình về ý tưởng
Một tác phẩm như một concept cần được thuyết trình, trình bày giải đáp chi tiết cho khách hàng, những ưu điểm vượt trội của mỗi concept là điều cần nói nhiều hơn.
Một concept sẽ trở nên hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của người khác nếu chính người tạo ra nó có thể đưa cái thông điệp mà người đó muốn truyền tải thay cho khách hàng. Nên sử dụng hình ảnh để có thể giúp khách hàng hình dung rõ hơn về những gì mình đang nói.
– Tiến hành thiết kế và chỉnh sửa
Sau tất cả những bước trên các nhà thiết kế sẽ bắt đầu tiến hành việc phác thảo bản vẽ.
Bản vẽ này chính là cơ sở để khách hàng sẽ đưa ra các phê duyệt hay bổ sung ý tưởng để phát triển thêm cho concept.
Khách hàng sẽ nhận được mẫu thiết kế sau khi chuyên viên đã hoàn thành xong. Khách hàng có quyền yêu cầu chính sửa những điều họ cảm thấy không thích và yêu cầu người thiết kế chỉnh sửa lại. Nhà thiết kế phải sữa sao cho đến khi nào khách hàng cảm thấy ổn thì xong.
Tầm quan trọng của “Concept”
Concept đóng vai trò chủ đạo sáng tạo ý tưởng, với mỗi một kế hoạch, dự án, chương trình đều cần ý tưởng để thực hiện và concept luôn là phần chủ chốt đối với sự thành công trong việc tạo ấn tượng cho mọi người.
Concept là kết quả của sự sáng tạo nên bạn không thể sao chép được, mỗi một concept là mỗi điểm riêng biệt.
Concept nó sẽ đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi ý tưởng được thực hiện xuyên suốt dự án, chương trình. Ở đây nó chính là phong cách trang trí, sự sắp xếp các vật dụng xung quanh hình thành để thể hiện các ý tưởng. Khi một concept hoàn thiện thì những hoạt động diễn ra sau sẽ thành công hơn nhiều.
Sự khác nhau của Concept và idea?
Nhiều người nhầm lẫn giữa Idea và Concept thì chúng ta sẽ phân biệt như sau:
– Idea có nghĩa là ý tưởng, là điểm xuất hiện trong đầu bạn bất cứ lúc nào, từ những ý tưởng bất chợt này lại bổ trợ cho concept.
Ý tưởng chính là những mảnh ghép nhỏ để tạo nên những concept hoàn hảo, có thể phát triển kịch bản chương trình tốt hơn. Ý tưởng có thể xuất hiện trong đầu chúng ta bất cứ lúc nào vì vậy cần ghi chép ý tưởng lại để phục vụ cho việc xây dựng concept hay hơn.
– Sự giống nhau của idea và concept là cả hai đều biểu thị và lấy ra từ suy nghĩ, để xây dựng vào một cuộc thảo luận trước khi đưa ra kết luận cuối cùng để thống nhất.
– Sự khác nhau giữa idea và concept là:
+ Concept đề cập đến một phương thức, ý tưởng, đến một kế hoạch được hình thành bởi nỗ lực suy nghĩ.
+ Concept được bàn luận và thống nhất bởi nhóm nhiều các cá nhân, còn idea nó xuất hiện trong đầu riêng lẻ theo từng cá nhân.
+ Concept được lấy một cách tự nhiên từ nhiều idea khác, còn idea thì xuất hiện tự nhiên
+ Concept là tổ hợp các bước, còn idea là bước đầu tiên để làm nên tất cả.
+ Concept thường không được cụ thể hóa, còn idea thì có thể được cụ thể hóa theo từng chi tiết nó phù hợp với giai đoạn hay nội dung nào.
Sự khác nhau giữa Marketing Concept và Selling Concept?
Marketing concept và Selling concept với những người làm Marketing thường bị nhầm lẫn ảnh hưởng nhiều đến những kế hoạch đưa ra đúng đắn cho doanh nghiệp.
Selling concept là gì?
Selling concept với mục tiêu chính là bán sản phẩm cho doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào việc thuyết phục khách hàng tin tưởng mua hàng sử dụng.
Selling concept tập trung vào việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng chứ không tìm hiểu nhu cầu thị trường hay muốn tăng giao dịch bán hàng hay xây dựng và tăng cường nối kết với khách hàng.
Selling concept được gọi là thành công khi sản phẩm được bán ra, nó chỉ mang lại lợi nhuận tức thời cho doanh nghiệp, không có sự kết nối của khách hàng với doanh nghiệp, khách hàng mua xong lúc đó không còn biết hay được tìm hiểu phát triển mối liên kết tất nhiên sẽ không trở thành khách hàng trung thành.
Marketing concept là gì?
Marketing concept mang tính mục tiêu dài hạn hơn so với Selling concept, nó là những ý tưởng, nội dung, hình thức marketing mang tính chiến lược, nó có sự nghiên cứu nhu cầu khách hàng, dẫn dắt nhận thức khách hàng nhận diện thương hiệu của khách hàng.
Marketing concept đạt được kết quả là trực tiếp hỗ trợ, giúp việc bán hàng dễ dàng hơn.
Một chiến lược marketing concept muốn thành công phải dựa trên những nghiên cứu, xác định đúng sản phẩm, giá, nội dung truyền tải cho khách hàng mục tiêu, kênh truyền thông để đảm bảo doanh số bán hàng hiệu quả cao.
Marketing concept nó sẽ là cách xây dựng bản sắc thương hiệu cho sản phẩm công ty, hình ảnh công ty tốt nhất.
Phân biệt Marketing concept và Selling concept
– Đối tượng khác nhau:
+ Selling concept tập trung vào nhu cầu của người bán, tức là chỉ muốn giới thiệu sản phẩm bán cho được sản phẩm, bán càng nhiều càng tốt càng có nhiều lợi nhuận cho họ.
+ Marketing concept tập trung vào nhu cầu của người mua, ở đây nhu cầu của người mua không chỉ là mua hàng mà họ còn cần được đáp ứng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm.
– Mục đích khác nhau:
+ Selling concept là quan tâm tới nhu cầu của người bán để thu lợi nhuận
+ Marketing concept quan tâm tới việc đáp ứng sự hài lòng của khách hàng, tìm ra các giải pháp để giúp khách hàng giải quyết được vấn đề họ gặp phải, rồi dần chuyển họ sang sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giúp họ giải quyết vấn đề.
Bổ sung một số mẫu concept đẹp
Concept cho nhà hàng
Qua bài viết này bạn có thể hiểu concept chính là bối cảnh được thiết kế theo một chủ đề nội dung thống nhất trong một bộ hình, hay một sân khấu nghệ thuật, trên tạp chí,… điều mà mỗi concept đem đến cho người xem đó chính là sự hấp dẫn, sự bố trí một cách hài hòa logic và đầy sáng tạo đôi khi là phong cách riêng mà lại làm bật lên một chủ đề nhất định.
Một concept phải được tập hợp rất nhiều và sắp xếp từ nhiều ý tưởng khác nhau, đôi khi để tạo nên một concept phải cần đến vài tháng chỉ để hình thành ý tưởng. Một nhân viên thiết kế concept chuyên nghiệp là một phù thủy với những ý tưởng vô hạn. Nếu có đam mê với thiết kế và sáng tạo thì biết đâu sau này bạn lại tạo nên một concept cho chính cuộc đời mình.