Trách nhiệm là gì? Tại sao người có trách nhiệm luôn được tin tưởng? Sống có trách nhiệm là cách sống ra sao? Bạn đã là một người có trách nhiệm với bản thân, gia đình hay xã hội chưa?
Sống và làm việc có trách nhiệm là thước đo mức độ trưởng thành, chững chạc của một người. Là một điều thiết yếu cần có ở mỗi cá nhân. Bạn lớn tuổi nhưng chưa chắc là bạn đã là người trưởng thành, trưởng thành là ý thức trách nhiệm với cuộc sống, công việc xung quanh bạn. Sống và làm việc có trách nhiệm họ sẽ luôn được tôn trọng, thành công trong cuộc sống xã hội.
Khái niệm trách nhiệm là gì?
Trách nhiệm được hiểu là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Nói một cách đơn giản trách nhiệm là việc mình làm và có ý thức với việc mình làm. Là người đó phải đảm bảo hoàn thành một công việc nằm trong cam kết nhận và có nhiệm vụ thực hiện nó theo đúng tiến độ trong thời gian xác định nào đó, nếu không hoàn thành hay có sai phạm phải chịu trách nhiệm về việc đó.
Tầm quan trọng của trách nhiệm?
Trách nhiệm sẽ hình thành sự giúp đỡ lẫn nhau, gắn kết yêu thương trong xã hội nhiều người với nhiều mối quan hệ như này.
Trách nhiệm tạo mục tiêu sống biến cuộc sống vốn dĩ là tồn tại như động vật thành cuộc sống có tình cảm như con người.
Có trách nhiệm con người mới thể hiện bản thân, vươn lên trong cuộc sống, có kỷ luật và sống vì mọi người nhiều hơn. Không có trách nhiệm cuộc sống trở nên hỗn loạn, không tình cảm, không yêu thương, không biết ơn sống như vô cảm, mặc kệ sự đời, ăn chơi hủy hoại bản thân…
Trách nhiệm là cơ sở thực thi pháp luật, duy trì xã hội ổn định, con người mới có cơ hội phát triển.
Phân loại trách nhiệm
Trách nhiệm chủ động: là sự tự giác nhận trách nhiệm, xuất phát ngay từ trong suy nghĩ, ý thức. Người đó nhận thức được mình đã làm gì, cần có quyết định chịu trách nhiệm ngay nếu có lỗi xảy ra và sẵn sàng nhận hậu quả.
Trách nhiệm thụ động: là chịu trách nhiệm nhưng vì tác động bên ngoài không phải từ trong ý thức, kiểu là bạn bè, đồng nghiệp khuyên răn, khuyến khích, ủng hộ,…
Trách nhiệm giả tạo: nhận trách nhiệm chỉ là bề ngoài, bên trong không hề phục, không đồng ý còn nhiều uẩn khúc, vướng mắc nhưng phải chịu vì lí do nào đó.
Trách nhiệm trong công việc
Trách nhiệm trong công việc là khái niệm sẽ đi kèm với tinh thần hay ý thức trách nhiệm của cá nhân.
Trách nhiệm là sự phụ trách và đảm đương một công việc sao cho hoàn thành tốt đúng tiến độ, thời gian.
Ý thức trách nhiệm là thái độ của người đó đối với công việc mình được giao và nhận.
Mức độ ý thức trách nhiệm quyết định thái độ của người đó với công việc, nó là tiền đề quyết định sự thành công của một cá nhân, không khó để chúng ta nhìn thấy người có thái độ làm việc nghiêm túc trách nhiệm bao giờ cũng được tôn trọng và tín nhiệm.
Ý thức là nhận thức hay là nhận biết một cách có ý thức về trách nhiệm của mình, về việc bản thân nhận công việc này, suy nghĩ về cách hoàn thành nó và kết quả của nó. Tức là suy nghĩ và thực hiện trách nhiệm một cách có ý thức.
Ý thức trách nhiệm hay còn gọi là tinh thần trách nhiệm, bản thân cá nhân phải nhận thức được nhiệm vụ của mình là hoàn thành công việc đã nhận, đem đến một kết quả cụ thể trong thời gian đã được xác định trước. Nhận thức được những gì mình làm có thể gây ảnh hưởng lớn đến người khác, nếu sai hoặc không kịp tiến độ thì bạn phải chịu trách nhiệm.
Trách nhiệm với cuộc sống thường nhật
Trách nhiệm với bản thân:
Là phải không ngừng cố gắng để đạt được những điều mà ta muốn. Tích luỹ tất cả kinh nghiệm để giúp cho ta ở hiện tại lẫn tương lai. Vì bản thân phát triển tốt chúng ta luôn phải đối mặt với những gì chúng ta làm và gây ra kể cả sai lầm nghiêm trọng. Chịu trách nhiệm trước mọi người về hành động của mình là một hành động thông minh, bản lĩnh.
Nhiệm với gia đình:
Là trách nhiệm với những đấng sinh thành, nuôi dạy, dưỡng dục. Làm cho họ vui vẻ, không lo âu bất cứ thứ gì về cuộc sống, hành động của chúng ta. Trách nhiệm với gia đình là làm tròn chữ Hiếu.
Trách nhiệm với xã hội:
Xã hội là môi trường giúp ta phát triển toàn diện, vậy sống thế nào để có trách nhiệm?. Là phải học tham gia tích cực vào hoạt động xã hội. Tuân thủ đúng pháp luật, không làm việc gây ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh. Nếu bạn đang là một người có hứng thú với hoạt động xã hội thì bạn được coi là một người có trách nhiệm với xã hội.
Trách nhiệm bao gồm những yếu tố:
Trách nhiệm là phải dám nghĩ, dám làm: mạnh dạn với thử thách phía trước, nỗ lực đánh thức và rèn luyện năng lực, bản lĩnh của cá nhân. Người có trách nhiệm không bao gồm những kẻ nhút nhát, yếu đuối. Luôn nỗ lực bằng mọi cách hoàn thiện công việc của mình, không đùn đẩy tránh né, sẵn sàng đón nhận những thất bại.
Trách nhiệm là dám nhận sai, dám nhận lỗi và chịu trách nhiệm. Dám nghĩ, dám làm mà lại không đủ can đảm để nhận sai thì cũng không thể là người trách nhiệm. Ở đây là với công việc mình lựa chọn, thì khi không hoàn thành hay sai lầm thì cũng không được đổ lỗi cho ai, mà phải tự bản thân mình đứng ra nhận lỗi.
Bạn đang sống có trách nhiệm hay chưa?
Bạn dám làm, dám nhận
Bạn không hối tiếc về những gì mình theo đuổi, lựa chọn cho dù điều đó không mang lại kết quả tốt đẹp.
Bạn sống theo cách riêng của mình nhưng không làm người khác phải lo lắng về bạn, có nghĩa là bạn đang có trách nhiệm với chính bạn và cả xã hội.
Bạn sẵn sàng nhận lấy hậu quả nếu mắc sai lầm và sửa chữa lỗi lầm của mình mà không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ ai, dám đối diện với nó.
Bạn luôn suy nghĩ trước khi nói, cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, điều đó giúp bạn thể hiện sự chững chạc hơn trong cuộc sống. Vì bạn biết đôi khi một lời nói vô tình có thể làm tổn thương người khác mà ko thể thu hồi lại được.
Bạn chịu trách nhiệm với tình yêu của bạn, với người bạn nói yêu, thương. Bạn không lướt qua rồi vội vàng biến mất không một lí do. Đó là bạn đang chịu trách nhiệm với tình cảm của một ai đó.
Bạn luôn cố gắng phát triển, cố gắng tồn tại trong mọi hoàn cảnh, không dựa dẫm vào một ai.
Bạn tự quyết định tương lai của bạn mà không nghe bất kì ý kiến thúc đẩy nào của người khác, giữ vững chính kiến của mình.
Bạn tự giác thừa nhận cái sai của mình
Cái sai của bản thân là bản thân phải nhận, không vì tác động của một ai hết, phải xuất phát từ tâm của mình để tránh sự không phục, tích tụ uất ức lâu ngày.
Thừa nhận cái sai không phải là bạn đã thất bại mà là vấp ngã, đánh đổi để có những kinh nghiệm, bài học quý giá cho đường đời sau này.
Người khác quan tâm, theo dõi bạn mới cho bạn những nhìn nhận để trưởng thành hơn, hãy đón nhận những nhận xét đó một cách tích cực, đừng nhận cho có.
Tập trung vào mọi thứ:
Một người sống có trách nhiệm luôn có sự quan tâm, tập trung làm tốt mọi việc nếu được giao và kể cả những công việc liên quan mà không thuộc nhiệ vụ chính của mình. Trách nhiệm là từ những việc đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ đến lớn, nếu bạn nhận công việc nhỏ mà không có trách nhiệm với nó, không đạt kết quả tốt thì ai sẽ tin tưởng bạn mà giao cho bạn những việc lớn hơn. Mọi việc đều cần tập trung và nổ lực để hoàn thành nó tốt nhất.
Lên kế hoạch từ đầu
Để đảm bảo mục tiêu đúng thời hạn trong khi mọi công việc đều sẽ có rủi ro, nên trách nhiệm của bạn trong việc này là bao gồm cả những dự định trước các nguy cơ, để kịp thời thay đổi khi cần thiết.
Việc lên kế hoạch ngay từ đầu luôn là giải pháp tối ưu cho một người khi bắt đầu nhận công việc đó. Lên kế hoạch nó sẽ mất thời gian nhưng bạn sẽ thấy điểm lợi của nó khi bắt tay vào thực hiện.
Vì sao chúng ta thường sống thiếu trách nhiệm
Trách nhiệm là việc buộc chúng ta phải làm, phải vì tập thể mà hi sinh cái tôi cá nhân một ít. Và nếu không hoàn thành trách nhiệm thì bạn sẽ chịu hậu quả lớn. Mà bản chất con người vốn tham lam đâu muốn mình bị thiệt hay sống không có lợi ích bởi vậy họ luôn chọn phương án an toàn cho cuộc sống và công việc của họ, tốt thì nhận, xấu thì đẩy cho người khác.
Và trong chính suy nghĩ rằng xã hội nhiều người như vậy có điều kiện tốt hơn mình tại sao mình lại hi sinh lợi ích hay đem làm từ thiện cho người khác, không có mình còn người khác.
Đôi khi sự tham lam quá lớn dẫn đến những hành động mù quáng, không làm việc đó mình bị thiệt,…nhiều suy nghĩ như vậy thúc đẩy con người ta làm những điều trái với xã hội.
Biểu hiện của người sống trách nhiệm:
Coi trọng thời gian:
Thời gian là vàng, không phải tự dưng người ta nói vậy. Thời gian cứ trôi qua không dừng lại ở bất kì thời điểm nào cho ta làm một việc gì đó lần nữa ngay lúc đó. Nên mới có những sai lầm, hậu quả và bài học. Người sống có trách nhiệm biết quản lý quỹ thời gian hạn hẹp của mình một cách hợp lý nhất. Cho những hoạt động được thực hiện đầy đủ và tốt nhất. Người lãng phí thời gian không bao giờ là người có trách nhiệm.
Biết chịu trách nhiệm, hiểu được trách nhiệm trong công việc
Trách nhiệm với công việc là trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, đã nhận là phải hoàn thành, không trông chờ hay đợi ai nhắc nhở về nó. Bản thân ý thức được công việc của mình quan trọng và cần thiết đúng tiến độ như quy định ra sao, nó có ảnh hưởng lớn đến lợi ích công ty hay tổ chức như thế nào, có thể bạn thấy đó là tổn hại ít nhưng với tổ chức nó ảnh hưởng đến nhiều người khác. Trách nhiệm trong công việc tạo ra sự chủ động, mục tiêu tiến đến thành công của cá nhân.
Lập kế hoạch cho mọi thứ:
Tất cả đều bắt nguồn từ việc coi trọng thời gian, để tiết kiệm thời gian, công sức, và mong muốn hiệu quả tối ưu con người lập kế hoạch rõ ràng cho từng việc. Để không nảy sinh là ra những tình huống bất ngờ, gây hoang mang.
Biết cách tập trung:
Người làm việc có trách nhiệm sẽ tập trung vào công việc một cách nhanh chóng. Việc tập trung vào công việc làm cho người làm hạn chế nhất những sai lầm mắc phải mà ảnh hưởng tới những người khác, công việc khác.
Không đổ lỗi và tôn trọng sự cố gắng của người khác:
một người có trách nhiệm sẽ không lấy bất cứ lí do gì để biện hộ cho những hành động của mình. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay ai khi mình làm sai. Khi bớt đổ lỗi cho người khác bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống thay đổi thế nào. Cũng như vậy việc thấy người khác thành công hơn mình, thì không nên sinh lòng đố kị mà phải cảm thấy vui vì mình được gặp người như họ, học hỏi kinh nghiệm của họ.
Không than thở
Là người có trách nhiệm với những việc bạn làm thì bạn phải luôn sẵn sàng đón nhận khó khăn, thử thách, không than vãn hay kêu ca về công việc, thử thách, sức khoẻ,…chính bạn phải tự tìm được cách để giải quyết.
Thừa nhận sai trái
Thừa nhận lỗi lầm của mình là biến sai lầm của mình thành bài học kinh nghiệm.
Sống vì lợi ích của tập thể là trên hết, không vì ích kỷ bản thân mà ảnh hưởng người khác. Họ không ngừng cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc, để tránh công việc bị trì hoãn cả của bản thân lẫn người khác. Chỉ khi nào làm xong mọi thứ họ mới cảm thấy vui vẻ, thoải mái đó là tinh thần trách nhiệm với công việc. Mọi công việc dù nhỏ hay lớn, nhưng khi được giao thì có nghĩa là người ta đã đặt trọn niềm tin vào cho bạn. Bạn thờ ơ với công việc nhỏ, mong muốn công việc lớn hơn chỉ vì nghĩ rằng việc lớn thì trách nhiệm cao hơn là sai hoàn toàn. Trách nhiệm ngang nhau trong mọi việc, nó nằm ở nhận thức của mỗi người.
Hãy trở thành người sống có trách nhiệm
Muốn trở thành một người sống có trách nhiệm bạn luôn nhớ rằng” cho đi sẽ nhận lại” mọi thứ đều có nhân quả. Ngày hôm nay bạn cho 1 thì hôm sau có thể bạn sẽ nhận lại 10 hoặc hơn như thế. Nhưng cũng đừng nên tính toán để làm gì, bạn hãy sống sao cho người đời về sau chỉ nhớ đến bạn bằng những việc tốt.
Người sống có trách nhiệm bao giờ cũng được người khác tín nhiệm, tin tưởng, yêu quý hơn cả, và thường sẽ thành công trên một hay nhiều phương diện khác nhau.
Bạn sống có trách nhiệm cuộc sống bạn sẽ có nề nếp, chuẩn mực, được người đời kính nể, bạn lại thấy vui trong lòng rất nhiều. Nếu tính toán, so đo thì cuộc sống chắc chắn sẽ nặng nề hơn.
Hãy trở thành một người có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, hãy là một người trưởng thành sống trong thời đại văn minh bạn nhé.
Những lợi ích khi chúng ta làm việc có tinh thần trách nhiệm
Khi bạn làm việc có trách nhiệm lợi ích đầu tiên bạn nhận được đó là hoàn thành công việc đúng thời hạn, có chất lượng sẽ đem lại lợi ích cho bạn: tin tưởng của sếp, khen thưởng của cấp trên,…
Thứ hai là làm việc có trách nhiệm bạn sẽ được lòng cấp trên, bạn bè đồng nghiệp vì không ai muốn hợp tác với một người lề mề trong công việc cả.
Thứ ba là cấp trên sẽ thấy được một người có năng lực, một con người đáng tin, có thể giao những công việc tốt hơn, khả năng thăng tiến cao hơn.
Thứ tư là cá nhân bạn sẽ cảm thấy không hổ thẹn, đầy tự tin với công việc mình đang làm, yêu công việc đó hơn.
Và những người xung quanh bạn sẽ nể phục, tôn trọng và ngưỡng mộ bạn trước những gì bạn làm, chứ không phải nói nữa.
Thành công trong một công việc sẽ cho bạn những bài học còn quý hơn là giá trị của công việc đó đem lại cho bạn.
Lợi ích mà bạn đem lại cho công ty, tổ chức là chất lượng cũng như số lượng công việc bạn hoàn thành tốt.
Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong công việc
Câu nói hay về Trách nhiệm “ có tinh thần trách nhiệm bạn sẽ có đủ năng lượng để thay đổi cuộc sống của chính bạn”
– Hoàn thành tốt công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công việc bạn có động lực hướng đến mục tiêu rõ ràng, tự giác đề cao công việc của bản thân phải làm, phải hoàn thành, tự giác xây dựng kế hoạch đã định, làm việc khoa học để đi đến kết quả tốt nhất. Nếu không có trách nhiệm bạn sẽ có tâm lý ỷ lại, lề mề và trì trệ công việc vì bạn nghĩ tổn hại là tổn hại của người ta không phải mình.
– Được mọi người yêu quý, có trách nhiệm bạn không chỉ chăm chú vào phần việc của mình mà còn là sự quan tâm , giúp đỡ những người khác với công việc liên quan từ những việc đó bạn được mọi người yêu thương, quý mến hơn.
– Được lòng tin, ở đây là lòng tin của cấp trên, của các thành viên trong nhóm hay tổ chức. Nhìn vào kết quả công việc bạn hoàn thành họ sẽ tin vào năng lực của bạn, không còn mơ hồ nhận định năng lực của mình nữa.
– Thành công trong cuộc sống, sống có trách nhiệm bạn sẽ được mọi người không chỉ yêu thương mà sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, và vốn dĩ bạn có năng lực mà có đạo đức thì ai cũng muốn có được người như bạn.
Bí quyết giúp bạn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc
Luôn hoàn thành công việc đúng thời gian quy định
Một người có trách nhiệm trong công việc phải đảm bảo công việc hoàn thành trong thời gian cho phép, buộc bạn phải thực hiện những cam kết, quy định khi bạn nhận công việc này.
Làm việc với tinh thần chủ động tức là không để ai nhắc nhở hay đốc thúc, bạn phải tự giác bởi chỉ có bạn mới đủ khả năng thay đổi bản thân
Chủ động sắp xếp và phân chia công việc một cách hợp lý
Sự chủ động, linh hoạt là một điều cần có ở người có trách nhiệm, chỉ người linh hoạt mới có thể lấp kế hoạch, phân chia công việc hợp lí nếu có thay đổi sẽ dễ dàng điều chỉnh hơn.
Nỗ lực hết mình hoàn thành từng mục tiêu nhỏ để hướng đến mục tiêu lớn hơn, có tinh thần hợp tác với mọi người để phân chia cho hợp lí, chịu nhận lỗi khi bị sai. Có tinh thần sáng tạo, đóng góp ý kiến để công việc được sắp xếp thuận tình hơn.
Hình thành thói quen của người chịu trách nhiệm
Trở thành người đặt mục tiêu: mọi việc trong cuộc sống đều phải được sắp xếp, lên kế hoạch, xác định mục tiêu rõ ràng. Chỉ khi có mục tiêu rõ ràng bạn mới có đủ dũng khí để làm việc, hứng thú với những khó khăn đã được định hình trước. Điều đó sẽ giúp bạn trở thành người có trách nhiệm và thành công trong công việc.
Là người chủ động: luôn tự giác trong mọi việc, không đợi người khác nhắc nhở khi thấy việc đó không hợp lý và cần sữa chữa. Việc chủ động như vậy giúp bạn rèn tính tự giác trong công việc, không phụ thuộc hay chờ đợi ai.
Không trì hoãn: không tìm kiếm bất kì lí do gì để trì hoãn công việc, vì thời gian là có hạn. Việc trì hoãn kéo theo sự ì ạch, chậm chạp của bạn, ngày càng làm bạn có thói quen hờ hợt, trễ nãi. Người có trách nhiệm sẽ không ngừng cố gắng để làm tốt nhất công việc, không để công việc bị trì trệ.
Xây dựng lịch biểu hằng ngày: một người trách nhiệm họ sống không chỉ trách nhiệm với công việc mà cả với bản thân họ. Sắp xếp công việc và cá nhân một cách hoà hợp, sao cho đạt hiệu quả tối đa nhất. Để tráng tình trạng công việc chồng chéo, không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống ảnh hưởng sức khoẻ mà công việc lại quá tải, dẫn tới làm việc qua loa.
Phát triển kỹ năng chịu trách nhiệm
Thực hành kỷ luật
Kỷ luật ở đây là Pháp luật của Nhà nước; quy định, nguyên tắc của công ty tổ chức. Nó là điều kiện cơ bản để bạn thực hành là người có trách nhiệm. Thực hành kỷ luật tốt là bạn đang làm tốt nhiệm vụ của mình trong xã hội, trong tổ chức mà bạn đang sinh hoạt.
Học cách giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn
Gặp khó khăn thường bạn sẽ nản chí, lùi bước bỏ cuộc giữa đường công việc của mình. Nhưng khi bạn có trách nhiệm, bạn đã trải qua những khó khăn bạn buộc phải học được hay là rèn luyện tính chịu khó, cách xử lý khi khó khăn ập đến. Có tinh thần trách nhiệm bạn ý thức được từ bên trong suy nghĩ của mình là dù có gian lao đến đâu cũng phải hoàn thành công việc vì nó sẽ ảnh hưởng đến bạn và người khác. Mọi khó khăn chỉ là bước đệm của thành công.
Thành thạo làm nhiều công việc trong một lúc
Trách nhiệm không phải là bạn chỉ nghĩ đến công việc của mình, làm mọi cách chỉ cho công việc của mình hoàn thành mà quên đi còn những người xung quanh bạn. Bạn phải giúp đỡ họ, vì làm việc trong tổ chức là dựa trên sự giúp đỡ hay hợp tác với nhau. Việc biết và thành thạo nhiều công việc cùng lúc sẽ giúp bạn có thể giúp đỡ nhiều người khác hơn đó chính là thực hiện trách nhiệm với tổ chức.
Học cách quản lý tiền bạc
Tại sao muốn phát triển kĩ năng chịu trách nhiệm bạn phải học cách quản lý tiền bạc? Học cách quản lý tiền bạc là học cách sử dụng đồng tiền, nhận ra giá trị của nó, vì chỉ khi nhận ra giá trị bạn mới hiểu và quan tâm đến những thiệt hại của tổ chức khi bạn không thực hiện tốt công việc của mình. Hay không phải là cứ có gì xảy ra bạn lại bỏ tiền ra để giải quyết, nó không đem lại cho bạn bài học đắt giá mà ngược lại làm cho bạn trở nên thực dụng hơn.
Nhận phản hồi tích cực
Nhận sự phê bình, đánh giá một cách nghiêm túc có nghĩa là rút kinh nghiệm lấy từ những lời nhận xét, biết cái cần sữa cần thay đổi chứ không phải là thờ ơ cho qua để rồi tiếp tục sai lầm lần nữa. Không nên từ chối tiếp nhận lời nhận xét vì đó là sự đóng góp khách quan.
Sống có trách nhiệm giúp con người ta trở nên được yêu quý, tôn trọng. Trách nhiệm là gì?đôi khi nó là những việc nhỏ nhặt hằng ngày nhưng lại là thứ để đánh giá con người. Một người trẻ chưa chắc đã thiếu trách nhiệm hơn những người già. Mỗi người luôn phải biết trách nhiệm là nguồn sống để chúng ta nổ lực vì những điều tốt đẹp ở hiện tại và cho tương lai sau này.