Tân ngữ là gì? Tân ngữ làm nhiệm vụ gì trong ngữ pháp tiếng Anh? Một câu văn hoàn chỉnh có phải luôn buộc có đầy đủ các thành phần câu? Chúng ta nhiều khi thấy câu bị lượt mất một vài phần nhưng câu vẫn rõ nghĩa là vì sao? Thực sự ngữ pháp câu là một kiến thức đa dạng, không ai mà không có sai sót hay có kiến thức ít về một vài thành phần nào đó.
Nhưng chúng ta luôn biết câu phải gồm thành phần chính và phụ, vậy thành phần phụ như tân ngữ này có tác dụng gì? Tân ngữ bao gồm những từ nào? Cách dùng ra sao? Đó là các câu hỏi khá nhiều bạn học sinh thắc mắc. Nó là một loại từ khá quan trọng để làm cho ngữ pháp cũng như câu có cấu trúc hoàn chỉnh hơn, nên biết và dùng nó sao cho đúng là sự cần thiết.
Tân ngữ là gì?
Tân ngữ là một thành phần của câu nằm trong vị ngữ, đảm nhiệm chức vụ biểu đạt ý nghĩ của con người hay nói đến vật chịu sự tác động của động từ, giới từ đứng trước nó.
Tân ngữ cũng có thể dùng để thể hiện cho mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ.
Tân Ngữ Trong Tiếng Anh Là Gì?
Tân ngữ trong tiếng Anh là Object kí hiệu là O. Là từ hoặc cụm từ, một thành phần thuộc phần vị ngữ trong câu, thường đi sau động từ hoặc giới từ.
Tân ngữ dùng để chỉ người hoặc vật chịu sự tác động của động từ, giới từ đứng trước hay có thể hiểu là chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ, hoặc nó thể hiện mối liên hệ giữa các tân ngữ trong câu. Tân ngữ (O) là từ hoặc cụm từ, bổ nghĩa làm hoàn thiện nghĩa của câu một cách hợp lí nhất.
Các loại tân ngữ trong tiếng anh
Tân ngữ trực tiếp (direct object)
Tân ngữ trực tiếp( Direct object) là tân ngữ chỉ vật hoặc người đầu tiên nhận cái tác động của vật hoặc người.
Ví dụ: I want eat noodle; He like playing badminton.
Trong hai ví dụ trên “noodle”, “badminton” chính là tân ngữ trực tiếp.
Tân ngữ gián tiếp (indirect object)
Tân ngữ gián tiếp( Indirect object) là tân ngữ chỉ đồ vật hoặc người mà hành động xảy ra đối với vật hoặc người đó.
Ví dụ: She invites me to go in her birthday. (cô ấy mời tôi đến sinh nhật của cô ấy.)
Cách Phân Biệt 2 Loại Tân Ngữ chính xác nhất
Trong câu Tân ngữ không bao giờ đứng một mình trong câu mà luôn luôn đi kèm với động từ, liên từ hoặc giới từ.
Giữa các tân ngữ (O) trong câu có hai trường hợp thường xảy ra là giữa hai tân ngữ có liên kết với nhau bằng giới từ, và trường hợp là không có giới từ.
– Với trường hợp giữa 2 tân ngữ không có giới từ thì tân ngữ (O) đứng trước là tân ngữ gián tiếp, tân ngữ đứng sau là tân ngữ trực tiếp.
Ví dụ: She gives me the bag.
Trong câu này không có giới từ, mà hai tân ngữ là “me” và “the bag” thì theo như ở trên tân ngữ nào đứng trước là tân ngữ gián tiếp thì “me” là tân ngữ gián tiếp, “the bag” là tân ngữ trực tiếp.
– Trường hợp có giới từ chính giữa thì tân ngữ đứng sau giới từ là gián tiếp, đứng trước giới từ là tân ngữ trực tiếp.
Giới từ thường sử dụng là For, To.
Ví dụ: She gives the bag for me.
Hai tân ngữ “the bag” và “me” được ngăn với nhau bởi giới từ for, vậy “the bag” chính là tân ngữ trực tiếp, “me” là tân ngữ gián tiếp.
He teaches English to me. (Anh ấy dạy tiếng Anh cho tôi). Trong câu này “English” là tân ngữ trực tiếp, “me” là tân ngữ gián tiếp.
The mother made a cake for her children (Bà mẹ làm bánh ngọt cho những đứa trẻ của bà). Trong câu này “a cake” là tân ngữ trực tiếp, “children” là tân ngữ gián tiếp.
Các hình thức tân ngữ trong tiếng Anh (Forms of Object)
Danh từ (Noun)
Danh từ dùng làm tân ngữ như: car, house, book, flower, tree,….
Ví dụ:
She likes flowers and candies. (Cô ấy thích hoa và kẹo ngọt.)
I just bought a car. (Tôi vừa mua một chiếc xe.)
Đại từ nhân xưng (Personal pronoun)
Đại từ xưng hô bổ nghĩa cho chủ ngữ phía trước: I – Me; He – Him; She – Her; you – You; It – It; They – Them; We – Us.
Ví dụ:
She trusts me completely. (Cô ấy tin tưởng tôi hoàn toàn.)
Động từ (Verb)
Động Từ Nguyên Thể Làm Tân Ngữ (To + Verb, Infinitive)
Động từ nguyên có “to” hay thường viết là to-Verb cũng dùng làm tân ngữ như to get, to eat, to fail, to go,…
Các động từ mà sau nó tân ngữ phải là một động từ nguyên thể:
Agree, desire, hope, plan, strive, attempt, expect, intend, prepare, tend, claim, fail, learn, pretend, want, decide, forget, need, refuse, wish, demand, hesitate, offer, seem.
Ví dụ:
They want to eat buffer in the night. (Họ muốn ăn buffer trong tối nay.)
Danh động từ Verb-ing (Gerund)
Động từ thêm ing (V-ing) hay gọi là Danh động từ như enjoying, admitting, swimming,….
Các động từ mà sau nó buộc tân ngữ theo sau nó phải là V-ing bao gồm:
Admit, Appreciate, avoid, can’t help, delay, deny, resist, enjoy, finish, miss, postpone, practice, quit, resume, suggest, consider, mind, recall, risk, repeat, resent.
Ví dụ:
I don’t like walking. (Tôi không thích đi bộ.)
Tính từ dùng như danh từ (Adjective used as Noun)
Tính từ như danh từ tập hợp: the rick, the poor, the old, the young….
Ví dụ:
We must help the poor. (Chúng ta phải giúp đỡ những người nghèo.)
They must help the old. (Họ luôn giúp đỡ những người già.)
Mệnh Đề (Clause)
I don’t know what to do now. (Tôi không biết làm gì bây giờ.)
The teacher shows me how the farmer works. (Giáo viên chỉ cho tôi về hoạt động của một nông dân.)
Ví dụ:
She will tell me what she want. (Cô ấy sẽ cho tôi biết cô ấy cần cái gì.)
Cụm từ (Phrase)
Cụm từ thường cũng coi là tân ngữ đó là “how to do that”,
Ví dụ:
He known how to do that. (Anh ấy biết cách giải quyết việc đó.)
Thứ tự của tân ngữ (Object Order) trong câu
Trường hợp có giới từ:
Tân ngữ trực tiếp + Giới từ (thường là “to” và “for”) + Tân ngữ gián tiếp
Ví dụ:
She gives the notebook to me. (Cô ấy đưa quyển sách cho tôi).
My brother makes a cake for me on my 18th birthday. (Anh trai tôi làm cho tôi một chiếc bánh vào dịp sinh nhật lần thứ 18.)
Trường hợp không có giới từ:
Động từ + tân ngữ trực tiếp + tân ngữ gián tiếp
Ví dụ: Her friends has to sent her some book. (Bạn của cô ấy đưa cho cô ấy cuốn sách.)
Vai trò quan trọng của tân ngữ trong tiếng Anh
Tân ngữ làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho động từ chính của câu, làm rõ nghĩa hơn cho câu. Một câu dù là câu nói hay câu văn viết, việc làm rõ nghĩa cho câu là cần thiết. Một câu không có nghĩa không có giá trị. Tân ngữ không là thành phần chính của câu, nhưng đôi khi nó lại là chính, vì nhiều trường hợp tân ngữ còn làm nhiệm vụ vượt ra ngoài ý nghĩa của từ. Câu có trở nên dễ hiểu hay không là nhờ vào các thành phần bổ nghĩa cho câu như tân ngữ (Object).
Một số lưu ý khi dùng tân ngữ trong tiếng Anh.
Tân ngữ gián tiếp có thể đứng sau tân ngữ trực tiếp được ngăn bởi giới từ hoặc không có giới từ. Vì vậy cần xác định rõ ràng các thành phần có trong câu.
Không phải động từ nào cũng yêu cầu tân ngữ theo sau, đôi khi nó cần một động từ khác theo sau bổ nghĩa
Động từ, tính từ, trạng từ nguyên thuỷ một mình không thể làm tân ngữ.
Một số động từ thường yêu cầu có 2 tân ngữ để bổ nghĩa như: give, grant, instruct, teach, buy, send,….
Nhiều động từ không cần có tân ngữ, được gọi là các nội động từ (intransitive verbs) như: run, sleep, cry, wait, die, fall.
Bài tập vận dụng về tân ngữ trong tiếng Anh
Điền đại từ thích hợp thay thế cho danh từ trong ngoặc
Bài tập:
- ……….is dancing. (John)
- ……….is black. (the car)
- ………. are on the table. (the books)
- ………. is eating. (the cat)
- ………. are cooking a meal. (my sister and I)
- ………. are in the garage. (the motorbikes)
- ………. is riding his motorbike. (Nick)
- ………. is from England. (Jessica)
- ………. has a sister. (Diana)
- Have ………. got a bike, Marry?
Đáp án:
- He is dancing. =>Anh ấy đang nhảy.
- It is black. => Nó (là) màu đen. The car là một vật.
- They are on the table. => Chúng đang ở trên bàn.
- It is eating. => Nó đang ăn.
- We are cooking a meal. =>Chúng tôi đang nấu một bữa ăn.
- They are in the garage. => Chúng đang ở trong gara.
- He is riding his motorbike. => Anh ấy đang lái chiếc xe máy của anh ấy.
- She is from England. => Cô ấy đến từ nước Anh.
- She has a sister. => Cô ấy có một người chị/em gái.
- Have you got a bike, Marry? => Bạn có chiếc xe đạp nào không, Marry?
Điền đại từ thích hợp vào chỗ trống
Bài tập:
- ……….am sitting on the chair.
- ………. are listening radio.
- Are………. from Australia?
- ………. is going school.
- ………. are cooking dinner.
- ………. was a nice day yesterday.
- ………. are watching TV.
- Is ……….Marry’s sister?
- ………. are playing in the room.
- Are ………. in the supermarket?
Đáp án:
- I am sitting on the chair. Tôi đang ngồi trên ghế.
- We are listening radio. Chúng tôi đang nghe đài.
- Are you from Australia? Có phải bạn đến từ nước Úc.
- He is going school. Anh ấy đang đến trường.
- They are cooking dinner. Họ đang nấu bữa tối.
- It was a nice day yesterday. Hôm qua là một ngày tuyệt vời.
- We are watching TV. Chúng tôi đang xem TV.
- Is she Marry’s sister? Có phải cô ấy là chị/em gái của Marry.
- You are playing in the room. Bạn đang chơi trong phòng
- Are they in the supermarket? Có phải họ đang ở siêu thị không?
Tìm đại từ thay thế cho danh từ cho trước
Bài tập:
- I →
- you →
- he →
- she →
- it →
- we →
- they →
Đáp án:
- I → me
- you → you
- he → him
- she → her
- it → it
- we → us
- they → them
Tân ngữ chính là thành phần câu làm rõ đối tượng hay vật chịu sự tác động của chủ ngữ, hay chịu tác động của động từ đứng trước nó. Tân ngữ luôn có cách nhận biết dễ dàng nên khi gặp các loại bài tập xác định tân ngữ bạn không còn phải lăn tăn nữa.
Ngữ pháp trong câu là không thể bỏ hay thay đổi, nhưng cũng có trường hợp có thể chấp nhận sự rút gọn của một số thành phần phụ khác. Để đảm bảo nghĩa cũng như giúp người nghe hiểu rõ câu thì vai trò của các thành phần phụ như tân ngữ là rất quan trọng làm cho câu văn phong phú hơn, đẹp hơn, rõ nghĩa hơn.