Ứng dụng Podcast được nhiều bạn trẻ thế hệ mới sử dụng. Đặc biệt theo những nghiên cứ báo cáo về tần suất sử dụng những ứng dụng internet trực tuyến thì số lượng người sử dụng Podcast tăng theo từng năm. Và còn có khả năng tăng mạnh hơn nữa. Lý do gì khiến ứng dụng này lại cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng Facebook, Instagram, Youtube…. Trước tiên biết điều đó, bạn cần hiểu thêm rõ khái niệm Podcast là gì? Thực chất ứng ứng dụng Podcast là gì?
Podcast là gì?
Podcast là một phần mềm ứng dụng của Apple có tác dụng như một series lưu trữ các tập tin âm thanh với định dạng “mp3” mà ở đó người dùng có thể tải xuống để nghe.
Về nội dung, Podcast lưu giữ chủ yếu những buổi talkshow về các chủ đề xoay quanh cuộc sống hiện nay. Những chủ đề này chủ yếu đến từ chính yêu cầu của người dùng và sau khi hoàn thành thì nội dung đó được đăng tải lên Internet. Chính vì tính chất trên mà độ chuyên nghiệp của Podcast phụ thuộc chủ yếu vào nhà sản xuất nội dung.
Podcast là ứng dụng tập hợp những chuỗi nhiều tập các tệp âm thanh kỹ thuật số dạng lời nói, dạng mp3 mà người dùng có thể tải xuống thiết bị cá nhân để dễ nghe. Ứng dụng phát trực tuyến và dịch vụ Podcasting cung cấp một cách thuận tiện và tích hợp trên nhiều thiết bị khác nhau. Có thể nói Podcast giống như một chương trình radio, được một người khác tạo ra và đăng tải chúng lên Internet để bạn tải xuống và nghe qua iTunes, iPhone, iPod hoặc iPad.
Một chuỗi Podcast thường có một hoặc nhiều người dẫn chương trình định kỳ tham gia về chủ đề nào đó hoặc là một cuộc thảo luận.
Podcast kết hợp sản xuất âm thanh công phu và nghệ thuật với các mối quan tâm theo chủ đề, từ nghiên cứu khoa học đến báo chí thực tế.
Nói chung là Podcast có thể hiểu đơn giản là kho các bản thu radio, bản thu giống youtube nhưng không có video hiển thị, chỉ có âm thanh.
Sơ lược lịch sử ra đời của Podcast và Podcasting
Ý tưởng được thực hiện bởi Dave Winer, một nhà phát triển phần mềm và là tác giả của định dạng RSS.
Podcasting, từng là một phương pháp phổ biến thông tin âm thanh ít người biết đến, đã trở thành một phương tiện được công nhận để phân phối nội dung âm thanh, cho dù cho mục đích sử dụng của công ty hay cá nhân. Podcast tương tự như các chương trình radio về hình thức, nhưng chúng tồn tại dưới dạng các tệp âm thanh có thể phát thuận tiện cho người nghe, bất cứ lúc nào hoặc bất cứ nơi đâu.
Ứng dụng đầu tiên giúp quá trình này khả thi là iPodderX, được phát triển bởi August Trometer và Ray Slakinski.
Đến năm 2007, do sự phát triển của khả năng internet cùng với việc người tiêu dùng tăng khả năng tiếp cận với phần cứng và phần mềm rẻ hơn để ghi và chỉnh sửa âm thanh nên Podcast âm thanh đã được phát triển hơn, tiến bộ hơn so với phiên bản ban đầu.
Vào tháng 10 năm 2003, Matt Schichter ra mắt chương trình trò chuyện hàng tuần The BackStage Pass. Chương trình radio đó dài một giờ được ghi trực tiếp, được chuyển mã sang âm thanh 16kbit/s để truyền trực tuyến quay số. Và nó được gọi là Podcast chính thức đầu tiên ra đời.
Cái tên “Podcast” là một sự kết hợp của “iPod” và “broadcast”. Thuật ngữ “Podcasting” lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà báo của The Guardian và nhà báo Ben Hammersley của BBC. Thuật ngữ “Podcasting” lần đầu tiên được sử dụng trong cộng đồng audioblogging vào năm 2004. Như vậy từ “Podcast” được sử dụng trước khi Apple bổ sung hỗ trợ chính thức ra mắt Podcast cho iPod hoặc phần mềm iTunes của nó.
Các tên khác của Podcasting bao gồm “net cast”, được dùng như một thuật ngữ trung lập với nhà cung cấp mà không liên quan đến Apple iPod. Tên này được sử dụng bởi các chương trình từ mạng TWiT.tv.
Podcast hoạt động như thế nào?
Nhìn chung Podcast là các file âm thanh thường ở dạng mp3 được phân phối qua nguồn cấp RSS vào khoản năm 2003.
Hiện tại, RSS (Really Simple Syndication – Dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản) đã được các trang web sử dụng rộng rãi để cập nhật những bài đăng mới cho người đọc một cách thường xuyên.
- Ví dụ: Ứng dụng đọc nguồn cấp dữ liệu sẽ thông báo cho bạn nếu một bài Podcast mới đã được xuất bản.
Trong trường hợp Podcast, iTunes sẽ tải xuống tập mới nhất của Podcast đã đăng ký. Khi đăng ký một Podcast, nó sẽ tự động được tải xuống thiết bị để bạn sẵn sàng nghe.
Tìm Podcast ở đâu?
Hiện nay có nhiều cách để bạn nghe được Podcast. Nếu bạn sử dụng phần cứng của Apple (máy Mac, iPhone, iPad, Apple TV hoặc Apple Watch) thì có thể tìm Podcast thông qua iTunes hoặc ứng dụng Apple Podcast.
Mặt khác bạn có thể nghe Podcast trên Spotify hoặc SoundCloud và Player FM. Trên những ứng dụng, Podcast đều được phân theo thể loại để người nghe có thể dễ dàng tìm được chương trình với chủ đề cụ thể.
Hiện nay tạo Việt Nam thì 2 lựa chọn nhiều nhất để nghe Podcast vẫn là Spotify và SoundCloud. Spotify thì có tính phí, còn SoundCloud thì không tính phí. Nhưng bạn cũng biết rồi đó, nội dung Podcast cũng sẽ khác nhau.
Cách sử dụng Podcast trên Iphone, Ipad
Trên các thiết bị của Apple như iPhone, iPod hay iPad thì Podcast đã được mặc định tích hợp sẵn nên bạn không cần phải tải về.
Cách tìm, đăng ký và download tập postcast
Để tải, đăng ký ứng dụng trên nền tảng thiết bị của Apple bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1. Mở ứng dụng Podcast trên thiết bị Apple (iPhone, iPad, iPod)
Bước 2. Ấn vào Mục lục/Browse để hiển thị các Podcast nổi bật và tác giả.
Bước 3. Để tìm Podcast, ấn vào công cụ Tìm kiếm/Search.
Bước 4. Sau khi tìm được Podcast yêu thích, ấn vào Podcast đó để hiển thị nội dung và mục lục.
Bước 5. Để tải một tập bất kì của Podcast đó, ấn vào nút dấu cộng “+” và ấn biểu tượng Tải về/Download. Như vậy bạn đã có ngay Podcast để nghe rồi.
Cách chia sẻ nội dung Postcast
Podcast có hỗ trợ người dùng chia sẻ những nội dung này thông qua các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter hoặc iMessage chỉ với những bước đơn giản sau:
Bước 1. Từ màn hình chính trên thiết bị Apple, mở ứng dụng Podcast.
Bước 2. Nhấp vào Podcast hoặc một nội dung bất kỳ trong Podcast mà bạn muốn chia sẻ.
Bước 3. Nhấp vào biểu tượng 3 dấu chấm “…” và click nút Chia sẻ/Share.
Bước 4. Cuối cùng, lựa chọn hình thức chia sẻ từ những tùy chọn đã cho.
Cách đồng bộ Podcast trên iphone, iPad
Ứng dụng Podcast cũng có tính năng cho phép người dùng đồng bộ hóa chúng trên các thiết bị của Apple để tiết kiệm việc phải tải đi tải lại một Podcast, các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1. Vào mục Cài Đặt/Setting trên màn hình chính, chọn biểu tượng của Podcast.
Bước 2. Gạt nút Đồng bộ hóa Podcast sang chế độ On.
Bước 3. Tất cả Podcast đã được đồng bộ hóa trên tất cả thiết bị khi bạn đăng nhập bằng tài khoản AppleID.
Cách cài đặt tần suất refresh Podcast theo định kỳ
Ứng dụng Podcast cho phép bạn chủ động cài đặt tần suất cập nhật với các bước sau như sau:
Bước 1. Vào mục Cài Đặt/Setting trên màn hình chính.
Bước 2. Chọn biểu tượng Podcast.
Bước 3. Chọn Lặp lại mỗi/Refresh Every.
Bước 4. Sau đó lựa chọn tần suất phù hợp được mặc định sẵn (1 tiếng, 6 tiếng, ngày, tuần, thủ công).
Cách sử dụng Podcast trên web, Android
Nghe Podcast trên web
Cách dễ nhất để bắt đầu nghe Podcast thông qua trình duyệt trên máy tính của bạn là sử dụng Spotify và SoundCloud. Bạn chỉ cần mở một trang web và nhấp vào Podcast và click để nó Play là xong. Dịch vụ yêu cầu tạo tài khoản miễn phí để nghe hoặc tính phí.
Nghe Podcast trên Android
Với các thiết bị của Apple thì Podcast được tích hợp sẵn nhưng với những người dùng điện thoại với hệ điều hành Android thì sử dụng Podcast thông qua ứng dụng Podcast Addict hoặc những ứng dụng khác. Podcast Addict là ứng dụng phổ biến nhất vì nó miễn phí. Bạn có thể tải ứng dụng này qua CH Play của Google.
Bước 1. Đầu tiên bạn vào CH Play, tìm kiếm Podcast Addict và tảo ứng dụng này về.
Bước 2. Sau đó, tại giao diện màn hình chính của ứng dụng chọn mục Công cụ tìm kiếm/Search Engine để tìm Podcast theo tên hoặc chọn Tìm theo Podcast phổ biến/Browse Popular Podcasts để tìm kênh theo danh mục mới, xu hướng, hàng đầu. (Biểu tượng dấu cộng ở góc trên bên trái).
Bước 3. Chọn kênh muốn đăng ký.
Bước 4. Giao diện thông tin mở ra và nhấn chọn Subscribe.
Bước 5. Mở Menu cột trái (biểu tượng 3 gạch ngang), trở về màn hình chính.
Bước 6. Chọn Podcast vừa Subscribe.
Bước 7. Cuối cùng, chọn biểu tượng Tải xuống/Download để tải Podcast đã chọn xuống và thưởng thức.
Ngoài ra bạn có thể nghe Podcast đơn giản hơn bằng cách trực tiếp tải và đăng kí những ứng dụng sản xuất Podcast nổi tiếng như Player FM, SoundCloud. Spotify trên kho tìm kiếm.
Lợi ích của việc sử dụng Podcast
Số liệu thống kê độ tuổi sử dụng Podcast từ 12 – 34 tuổi là nhiều nhất năm 2020.
Với một ứng dụng tiến bộ, phát triển phù hợp với độ tuổi trẻ và thời đại công nghệ đang phát triển rực rỡ thì chắc chắn Podcast có vô vàn lợi ích mà bạn nên thử. Những số liệu đã chứng minh rằng Podcast đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Vậy sự hiện diện của Podcast mang lại những lợi ích nổi bật nào?
Nâng cao trình độ tiếng Anh
Podcast có một kho âm thanh, nội dung bằng tiếng Anh được các tác giả sản xuất. Đối với người sử dụng Việt hoặc người muốn nâng cao trình độ tiếng Anh thì Podcast là ứng dụng tuyệt vời để luyện nghe. Chỉ cần vài phút mỗi ngày thì trình tiếng Anh của bạn nâng lên đáng kể. Đặc điểm nổi bật là những bản âm thanh rất chú trọng vào giọng nói nên chất lượng tốt, âm điệu dễ nghe, có sức truyền cảm khiến cho bạn hứng thú hơn nữa.
Thay thế radio và truyền hình
Sự xuất hiện của Podcast được coi là một sự thay thế mới cho sự tồn tại của các thành phần điện tử như TV và radio đã tồn tại trước đó. Mới đầu Podcast có thể chỉ ở dạng âm thanh nhưng hiện nay cũng có một Podcast video. Sự khác biệt giữa Podcast và radio là người nghe sẽ không tìm thấy quảng cáo ở đây.
Có nhiều chủ đề và khoa học
Trong Podcast được sản xuất với nhiều loại thông tin chung với nhiều chủ đề khác nhau và tất nhiên kiến thức trong mỗi Podcast đáng để học hỏi. Từ chính trị, khoa học, những câu chuyện của trẻ em, tâm lý học, nuôi dạy con cái cho đến văn hóa đại chúng như âm nhạc và phim bạn có thể tìm thấy trong Podcast này. Không có gì ngạc nhiên khi ở Mỹ, việc sử dụng nhiều Podcast hơn được khuyến nghị vì tính đa dạng của thông tin.
Rèn luyện kích thích não bộ cho người nghe
Trong Podcast có rất nhiều thông tin chứa giáo dục và kích thích người nghe luôn tập trung vào ý nghĩa của thính giác, vì về cơ bản Podcast này không trình bày thông tin một cách trực quan. Điều này có liên quan đến thuật ngữ Brain Gym hoặc đào tạo kích thích não khi sự vắng mặt của các yếu tố thị giác trong một Podcast khiến chúng ta giàu trí tưởng tượng hơn trong việc xử lý thông tin đã được nhận.
Giúp trẻ em có thể cải thiện kỹ năng đọc
Gần giống như trước đây vì nó có thể kích thích não bộ nhưng lần này đối với trẻ em tăng cường hơn nữa khả năng đọc. Điều này xảy ra khi họ nghe Podcast trong khi đọc bảng điểm. Thói quen này có khả năng kích thích não bộ trong khả năng giải mã vốn là một khía cạnh quan trọng khi học đọc.
Thư giãn
Ngoài những lợi ích trên, thư giãn là yếu tố được chọn. Thay vì phải chú tâm quá nhiều như TV, youtube, Facebook thì Podcast chỉ tập trung vào nghe. Sử dụng 1 giác quan duy nhất, giúp người sử dụng nhẹ nhàng hơn và có thể làm nhiều việc khác nữa trong lúc nghe Podcast. Bạn có thể vừa nghe Podcast vừa nấu ăn, vừa học bài, vừa dọn dẹp nhà cửa…
Tóm tắt lại nội dung bài viết, Podcast là một hình thức ghi âm có thể được nghe bởi bất cứ ai hoặc được xuất bản. Thoạt nhìn, nó tương tự như radio, nhưng những gì được phát trên radio là trực tiếp, trong khi nếu Podcast được ghi lại và tải lên bất cứ lúc nào. Podcast là ứng dụng hay rất đáng để dùng thử.