Có nhiều cách đánh giá tính khả thi của dự án. Một trong những cách đó là sử dụng phương pháp tính giá trị NPV. NPV là gì? Phương pháp đánh giá tính khả thi của dự án bằng NPV có hiệu quả hay không? Cùng La Factoria Web tìm hiểu những thông tin về NPV trong bài viết này.
NPV là gì ?
Net present value – NPV có nghĩa là Giá trị hiện tại ròng. Giá trị hiện ròng là giá trị tại thời điểm hiện tại của toàn bộ dòng tiền trong tương lai của dự án được chiết khấu về hiện tại.
Giá trị hiện tại ròng (NPV) là một phương pháp đánh giá tình khả thi của một dự án được xác định giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai được tạo ra bởi một dự án, bao gồm cả vốn đầu tư ban đầu. Phương pháp đánh giá NPV được sử dụng rộng rãi trong việc lập ngân sách vốn để thiết lập đánh giá xem những dự án nào có khả năng thu được lợi nhuận lớn nhất trong những dự án được đưa ra.
Nói cách khác, từ con số NPV để phân tích xem một đồng ở hiện tại sẽ có giá trị ở trong tương lai như thế nào nếu được sử dụng để đầu tư.
Công thức tính chỉ số NPV
Công thức tính chỉ số NPV được tính toán dựa trên công thức ở hình ảnh dưới đây:
Trong đó:
- Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t (Cashflow)
- C0: Chi phí vốn ban đầu của khoản đầu tư/dự án
- r: Tỷ lệ chiết khấu
- n: Tổng thời gian thực hiện dự án
- t: Thời gian tính dòng tiền
Tính NPV bằng hàm Excel
Ngoài cách sử dụng bằng công thức để tính, tính NPV bằng Excel nhanh hơn. Ví dụ dưới đây để bạn tính công thức NPV.
Giả sử: Công ty bạn có dự tính mua một chiếc xe chở hàng với giá 900 triệu và thời gian dự kiến sử dụng trong 5 năm. Sau đó sẽ thanh lý chiếc xe. Ước tính mỗi năm chiếc xe này mang về cho công ty là 250 triệu. Tỷ suất chiết khấu (theo chi phí lãi vay ngân hàng) là 10%. Thì công thức NPV trong Excel sẽ được tính như sau:
Sử dụng hàm NPV như sau: =NPV(rate,value1,[value2],…)+value0
Trong đó.
- rate: Lãi suất chiết khấu (theo ví dụ là 10%).
- value0: Chi phí vốn ban đầu là 900 triệu đồng, để dấu âm (- 900.000.000).
- value1, 2, 3: Dòng tiền mỗi năm 1, 2, 3… là 250 triệu đồng mỗi năm.
Dấu trong hàm NPV có thể là dấu “phẩy” hoặc “phẩy” tuỳ thiết lập máy tính của bạn.
Dựa vào công thức tính NPV và dữ liệu được cho, ta lập bảng tính và cú pháp như ảnh:
Kết quả cho ra NPV = 47 triệu đồng (làm tròn). Có nghĩa là NPV lớn hơn 0 (NPV > 0).
Như vậy dựa trên con số giá trị hiện tại thuần NPV của một dự án đầu tư lớn hơn 0 thì dự án đó nên được thông qua (NPV > 0). Bởi vì lợi nhuận thu về đã lớn hơn ngưỡng hòa vốn. Ở đây, con số dòng tiền dương là khoảng 47 triệu đồng cho thấy nó có lợi tức cao hơn 10%.
Nếu NPV = 0 đạt ngưỡng hòa vốn, có thể thông qua hoặc không tuỳ vào tỷ suất chiết khấu kỳ vọng của bạn đưa ra ban đầu là lạc quan hay thận trọng.
Còn NPV <0 thì không cần thông qua dự án.
Ý nghĩa của NPV là gì?
Giá trị hiện tại ròng (NPV) là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền vào và giá trị hiện tại của các dòng tiền ra trong một khoảng thời gian. NPV được sử dụng trong lập ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư để phân tích khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến.
Khi NPV dương (>0) thì dự án đó sẽ được đánh giá, tức thông qua và có nghĩa là có khả năng thu được lợi nhuận. Vì sao lạ đáng giá? Đó là bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án. Do vậy, nếu khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án sẽ có lợi tức kinh tế.
Vì vậy khi đánh giá dự án bằng NPV thì cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thông thường suất chiết khấu sẽ bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất mà nhà đầu tư đạt được nếu không đầu tư vào dự án đang được đánh giá) và xem NPV có dương hay không.
Trường hợp NPV dương (>0) thì có nghĩa là khoản đầu tư có lợi nhuận bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.
Trường hợp NPV bằng 0 (=0) thì có nghĩa là giá trị của dòng tiền mặt sau bằng với mức đầu tư ban đầu (hòa vốn).
Trường hợp NPV âm (<0) thì có nghĩa là giá trị của dòng tiền mặt sau nhỏ hơn với mức đầu tư ban đầu (lỗ).
Đa phần, NPV không chỉ được coi là chỉ số mà nó còn được xem là một phương pháp tốt để giúp đánh giá được khả năng sinh lời của phương án hay dự án. Bởi nó được hiểu một cách nôm na là cho mọi người biết được mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn ban đầu và trang trải toàn bộ chi phí, thậm chí là cả lạm phát.
Vì sao các chuyên gia thích sử dụng NPV?
Sở dĩ các chuyên gia thích sử dụng phân tích khả năng dự án bằng con số NPV vì nó có những lợi ích đặc biệt riêng mà không phải phương pháp phân tích nào cũng có thể có được.
Thứ nhất là vì NPV tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian. Như vậy nó đã khấu trừ dòng tiền tương lai đề thu về giá trị hiện tại.
Thứ hai là NPV xem xét đến chi phí đầu tư cơ bản, thường là rất nhiều tiền hay ngưỡng hoàn vốn của doanh nghiệp.
Thứ ba là NPV cũng cho phép so sánh kế hoạch phân bổ ngân sách và giá trị hiện tại của dòng tiền thu về.
Như vậy, dùng số liệu của NPV để phân tích khả năng đầu tư dự án rất trong quan và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Song một chỉ số cũng có 2 mặt của nó, NPV cũng có một số nhược điểm mà mọi người cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Nhược điểm của phương pháp đánh giá dự án NPV
Khó giải thích
NPV cũng là một con số khó để giải thích cho người khác hiểu cặn kẽ về nó. Nếu bạn là kế toán hay chuyên viên tài chính của doanh nghiệp, bạn sẽ phải có nhiệm vụ xem xét khoản đầu tư vào chiếc xe chẳng hạn? Sau khi tính toán NPV, làm thế nào để bạn trình bày được với giám đốc cũng như các cấp lãnh đạo khác để họ chấp nhận được lập luận của bạn?
Rõ ràng mà thấy thì giá trị ban đầu rất dễ hiểu, thời gian đầu tư cũng dễ hiểu nhưng NPV – giá trị hiện tại thuần là con số dựa trên giá trị chiết khấu của dòng tiền tương lai. Nếu những ai chưa từng biết con số và chưa có khả năng nhiều về tài chính sẽ gặp bối rối. Bạn nên đưa ra ví dụ cụ thể để học hiểu hơn và cho họ biết thêm khái niệm NPV là gì một cách chi tiết.
Trong trường hợp giải thích, bạn cũng nên thật kiên nhẫn trình bày vì NPV là con số cho biết được dự án có nên đầu tư hay không. Một quyết định sai cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công ty.
Các phép tính NPV chỉ dựa trên ước tính
Muốn tính NPV bạn cần phải định rõ rất nhiều con số. Chi phí ban đầu của một dự án có thể dao động, tình trạng đội vốn cũng dễ xảy ra. Chẳng hạn bạn có thể dễ dàng dự đoán giá xe, tuy nhiên nếu bạn muốn xây một khu chung cư, một công trình lớn với nhiều khoản đầu tư thì dự đoán là khó khăn.
Dòng tiền mỗi năm cũng tương tự như vậy, đó chỉ là các phỏng đoán của bạn. Còn tỷ lệ chiết khấu nữa, thử hỏi bạn sẽ dựa vào đâu để đưa ra tỷ lệ này?
Tuy nhiên, khi bước vào tình huống thực tế công ty thì bạn cần các con số này để ước tính rồi sau đó mới dùng đến công thức NPV để đưa ra kết luận cuối cùng.
Dân tài chính vẫn thường hay sử dụng từ lóng là “bốc thuốc” cho việc đánh giá những dự án đầu tư. Nghĩa là những con số do bạn đưa ra, NPV dương hay âm là do bạn quyết định. Bạn muốn NPV >0 thì chỉ cần cho các dòng tiền thu về hàng năm cao hơn một chút hay thay đổi các con số khác và ngược lại.
Như vậy, những nhà lãnh đạo cũng thật phải sáng suốt khi đọc các chỉ số mà nhân viên trình bày, xác định tính hợp lý để đầu tư dự án chính xác.
Phương pháp NPV đòi hỏi các chi phí chính xác
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp NPV đó là nó đòi hỏi phải được tính toán một cách chính xác chi phí. Mà điều này thường khó thực hiện đối với những dự án dài hạn, chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Cho nên, thực tế nhiều người đã phát triển chi phí vốn thành tỷ suất chiết khấu hay gọi là tỷ suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được – tỷ suất rào (hay do các nhà đầu tư kỳ vọng trên cơ sở cân nhắc tính toán đến những yếu tố tác động vào dự án đầu tư).
Bên cạnh đó, NPV còn có một nhược điểm khác nữa đó là không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỷ lệ %. Vì vậy mà nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ hội đầu tư.
Mối quan hệ giữa NPV và IRR là gì?
IRR (Internal rate of return) có nghĩa là suất thu lợi nội tại. IRR là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0. Nói cách khác muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV(IRR) =0. Đây là phương trình bậc cao, nếu có sự đổi dấu sẽ có nhiều nghiệm. Còn nếu không thì chỉ có 1 nghiệm.
Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên lựa chọn đầu tư dự án nào.
Nói cách khác, IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.
Giả sử: Chúng ta có 2 dự án X và Y có dòng tiền dự kiến được thể hiện trong bảng dưới, với chi phí vốn (cost of capital) là 10%. Tính NPV của từng dự án và đưa ra khuyến nghị đầu tư:
Ta có công thức tính IRR như sau cho 2 dự án này:
Thay số vào với dự án X:
Thay số vào với dự án Y:
Với IRRX và IRRY vừa tính thì chúng ta thấy chi phí vốn để 2 dự án này huề vốn đều lớn hơn chi phí vốn thực sự (r = 10%), đồng nghĩa với việc cả 2 đều mang lại lợi nhuận, do đó chúng ta sẽ đầu tư vào cả 2 dự án.
Như vậy có thể thấy IRR là nghiệm của một phương trình bậc cao (với t>1), nên có thể nhận ra những khuyết điểm trong những trường hợp sau:
- Phương trình vô nghiệm thì không có IRR. Phương pháp hoàn toàn không sử dụng được. Trong khi đó, NPV luôn tính ra được với dữ kiện đầy đủ.
- Phương trình có nhiều nghiệm: có nhiều IRR. Không biết dùng nghiệm nào làm mốc chuẩn để so sánh. Còn NPV luôn chỉ cho 1 giá trị.
- IRR chỉ dùng để đánh giá độc lập một dự án, khả năng so sánh giữa 2 dự án không bằng đánh giá NPV.
- IRR giả định mọi dòng tiền đều được chiết khấu chỉ với một tỷ suất. Nó hoàn toàn bỏ qua khả năng dòng tiền được chiết khấu với các tỷ suất khác nhau qua từng thời kỳ, điều trên thực tế xảy ra với các dự án dài hạn.
Cho nên trong trường hợp nếu NPV và IRR cho ra kết luận trái ngược nhau, hãy sử dụng kết luận được đưa ra từ phương pháp NPV.
Điểm yếu chính của phương pháp NPV là nó không tính đến độ lớn của dự án, ví dụ: NPV = 100 triệu có thể là tốt với dự án có chi phí 100 triệu, nhưng với dự án có chi phí 1 tỷ thì NPV là 100 triệu chưa hẳn đã ấn tượng. Ngước lại, IRR được đo lường dưới dạng phần trăm (%). IRR cho biết mức chi phí an toàn mà dự án còn có thể chấp nhận được trước khi trở nên huề vốn/lỗ. Hơn nữa IRR còn phổ biến vì tính đơn giản và được sử dụng cho mục đích trình bày báo cáo.
Như vậy qua bài viết này bạn đã biết được NPV là gì, hãy áp dụng NPV và cả IRR để tính toán đầu tư cho dự án, xem xét tính khả thi của dự án. Đây là những con số biết nói và một phần tùy thuộc vào khả năng phán đoán của bạn nữa. Bởi vì những con số này cũng là dự đoán giá trị tương lai.