OT là gì? OT – một từ viết tắt – một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Biết đến OT và các chính sách quy định về OT sẽ giúp bạn có thêm nhiều lợi ích, nhất là đối với nhân viên, sinh viên đi làm. OT là gì? Có 3 nghĩa của từ OT mà chúng mình đề cập trong bài viết này. Bắt đầu ngay nhé.
OT là gì?
OT là một từ viết tắt, trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì sử dụng khái niệm OT và hiểu OT theo những nghĩa khác nhau. Trong cuộc sống, cách mà mọi người nhắc đến OT nhiều nhất đó là OT (Overtime). OT trong chuyên ngành sử dụng trong lĩnh vực y học và công nghệ nữa. Chúng ta tìm hiểu OT với 3 thuật ngữ là:
- OT là Overtime
- OT là Operational Technology
- OT là Occupational Therapy
OT là Overtime
OT (Overtime) có nghĩa là làm việc thêm giờ. OT là hình thức người lao động làm việc vượt quá khung giờ theo quy định. Nói cách khác OT chính là thời gian tăng ca của người lao động.
Lao động OT thì phổ biến, đặc biệt nhất là những ngành nghề, công việc cần theo kịp tiến độ, có dự án bất ngờ và cần chạy deadline.
OT là Operational Technology
OT (Operational Technology) có nghĩa là công nghệ vận hành. Công nghệ vận hành là danh mục phần cứng và phần mềm dùng để theo dõi và kiểm soát cách thức hoạt động của các thiết bị vật lý, quy trình và sự kiện trong một công ty, tổ chức.
OT là Occupational Therapy
Phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học. OT – phục hồi chức năng có chức năng nghiên cứu và ứng dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp tình trạng bệnh lý của người bệnh thuyên giảm, phục hồi lại lại một số cơ quan, bộ phận của cơ thể hoạt động lại bình thường sau một thời gian điều trị, chữa bệnh.
OT giúp trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người khuyết tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng suy giảm các chức năng của các bộ phận của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng.
A. Overtime (OT) là gì?
Như vậy là chúng ta đã biết từ OT viết tắt được hiểu với 3 khái niệm, 3 thuật ngữ khác nhau. Bây giờ, hãy đi sâu hơn một chút về OT (Overtime).
Định nghĩa lại một lần nữa, OT (Overtime) là làm việc thêm giờ, tăng ca.
Khi nào thì nhân sự phải tăng ca
Các trường hợp làm thêm giờ phổ biến là để chạy kịp tiến độ công việc, các trường hợp dự án bị trì trệ chưa theo đúng lộ trình, những dự án bất ngờ cần phải xử lý, công việc cần giải quyết quá nhiều…
Những ngành mà bạn sẽ OT nhiều nhất là khách sạn – nhà hàng, marketing, sales, sự kiện, event, y tế…
Đối với cá nhân và doanh nghiệp, khi có sự cam kết hợp đồng giữa 2 bên, cá nhân người lao động đồng ý làm thêm giờ thì phải thực hiện như đúng trong hợp đồng.
OT là hình thức không bắt buộc nên bạn có quyền quyết định làm thêm giờ hay không, nếu không muốn bạn có thể không làm.
Trừ những trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 107- luật lao động 2012 như sau thì bắt buộc phải OT.
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
Quy định về thời gian OT
Làm thêm giờ là hình thức không bắt buộc theo quy định của pháp luật mà là sự cam kết hợp đồng lao động giữa người lao động và phía doanh nghiệp, tổ chức. Theo căn cứ tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 quy định về làm thêm giờ như sau:
- Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- a) Được sự đồng ý của người lao động;
- b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng, …
Về thời gian làm việc ban đêm, thường được tính từ 22 giờ đến 6h sáng ngày hôm sau.
- c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Như vậy, trong 1 ngày bình thường của bạn làm việc 8 tiếng đồng hồ thì thời gian OT là <= 4 tiếng đồng hồ. Không được vượt quá. Nếu vượt quá thì có nghĩa đã vi phạm luật lao động.
Khi làm thêm giờ, bạn cũng nên biết thêm thông tin về thời gian nghỉ trong giờ làm việc, đây là lợi ích của bản thân, bạn nên nắm rõ. Quy định tại Điều 108_Bộ luật lao động 2012 về Nghỉ trong giờ làm việc như sau:
- Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
- Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
- Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.
Như vậy bạn hoàn toàn có quyền nghỉ giải lao 30- 45 phút trong giờ làm việc mà không bị trừ lương, khiển trách. Đó là quyền của người lao động.
Quy định tiền lương OT
Sau quá trình tìm hiểu về OT là gì, bây giờ chúng ta đến với phần quan trọng không kém là cách tính lương OT. Nhiều bạn không nắm rõ sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi công ty tính OT sai.
Tại điều 104 – Luật Lao động, cách tính tiền lương làm thêm giờ được quy định như sau:
Với A là tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, ta có:
Ngày làm việc | Làm thêm giờ | ||
Làm thêm ban ngày từ (6 – 22h) | Làm thêm ban đêm (từ 22h – 6h hôm sau) | ||
Chưa làm thêm ban ngày | Đã làm thêm ban ngày | ||
Ngày thường | 150% x A | 200% x A | 210% x A |
Ngày nghỉ | 200% x A | 270% x A | 270% x A |
Ngày Lễ – Tết | 300% x A | 390% x A | 390% x A |
Trường hợp người lao động làm thêm vào ban ngày:
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm.
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm.
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ Lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm.
Trường hợp người lao động làm thêm vào ban đêm:
Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.
Những nguy hiểm khi OT
OT là hình thức không bắt buộc trừ những trường hợp đặc biệt. Với cá nhân người lao động thì cũng nên OT để hoàn thành công việc, tuy nhiên nếu OT trong một thời gian ngắn, sau đó bạn cần được nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại năng lượng và tinh thần. Nếu tình trạng làm việc quá giờ diễn ra liên tục thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Những vấn đề gặp phải khi OT quá nhiều:
Mệt mỏi và căng thẳng. Khi làm việc quá sức, cơ thể của bạn sẽ trở nên suy nhược, tinh thần cũng không còn tỉnh táo. Nhiều chuyên gia cho biết, làm việc quá giờ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của người lao động, họ thường cáu kỉnh, khó chịu, dễ nổi cáu, khó tập trung vào công việc… Vậy thì OT có được tính lương nhưng cũng khá nguy hiểm.
Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Ban đầu với những biểu hiện thiếu ngủ, căng thẳng nhưng sau đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu minh mẫn và không kiểm soát được hành vi của bản thân sẽ dễ xảy ra đối với những người thường xuyên làm việc quá giờ trong thời gian dài. Theo đó, người làm quá sức sẽ dễ bị ngất xỉu, gặp tai nạn khi đi ngoài đường…
Không có thời gian tận hưởng cuộc sống. Bên cạnh công việc thì bạn vẫn còn phải chú tâm chăm lo cho bản thân, gia đình, bè bạn, tình yêu, sở thích cá nhân… Nếu cứ làm việc thêm giờ, quá giờ vì công việc, bạn sẽ chẳng còn thời gian tận hưởng cuộc sống.
Đó là lý do vì sao ở nước ta có quy định làm việc 08 tiếng/ngày, nếu như làm thêm giờ thì người lao động sẽ được nghỉ bù hoặc tính thêm tiền lương.
Doanh nghiệp sẽ bị gì nếu không trả tiền lương OT?
Việc công ty không trả lương làm thêm giờ cho bạn được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi bơi nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
- a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên
B. Công nghệ vận hành (OT) là gì?
Công nghệ hoạt động (OT) là phần cứng và phần mềm phát hiện hoặc gây ra sự thay đổi, thông qua việc giám sát và/hoặc kiểm soát trực tiếp thiết bị, tài sản, quy trình và sự kiện công nghiệp.
Tại sao các nước tiên tiến đẩy mạnh bảo mật OT?
Trước đây OT chủ yếu hoạt động trên một cơ sở hạ tầng riêng và biệt lập nhưng do chịu tác động của cách mạng chuyển đổi số, nên các thiết bị công nghiệp bắt đầu được kết nối thông qua IT, và điều này vô hình chung tạo tiền đề cho tin tặc và những kẻ tấn công chủ đích có cơ hội để thực hiện mục đích. Cho nên thực hiện phát triển, đầu tư OT là bước quan trọng đối với quản lý, vận hành, bảo mật thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức, nhà nước. Đặc biệt là với những nước đang trên đà phát triển.
Sự khác biệt giữa Công nghệ thông tin (IT) và Công nghệ vận hành (OT) là gì?
Information Technologies (IT) | Operational Technologies (OT) | |
Chức năng | Đề cập đến thiết bị kết nối viễn thông. Công nghệ thông tin tập trung vào việc lưu trữ, phục hồi, truyền tải, thao tác và bảo vệ dữ liệu. | OT định hướng nhiều hơn vào việc kiểm soát các quá trình hoặc sự thay đổi của chúng thông qua việc giám sát và kiểm soát các thiết bị |
Sử dụng, khu vực | Định hướng kinh doanh | Định hướng công nghiệp |
Truy cập | Kết nối với thế giới bên ngoài | Truy cập rất hạn chế. Giới hạn cho những người có đặc quyền nhất định. |
Tài sản Vs công nhân | Số lượng tài sản thường bằng (hoặc gần) với số lượng chuyên gia | Tự chủ hơn. Nhiều thiết bị hơn các chuyên gia. |
Tần suất thay đổi | Liên tục thay đổi: nhân viên mới gia nhập công ty (= thiết bị mới được kết nối) và nhân viên cũ rời công ty (= thiết bị bị ngắt kết nối) | Môi trường ít thay đổi (có thể không có thay đổi trong nhiều tháng đến nhiều năm) |
Môi trường | Kiểm soát, ổn định và không đổi | OT được kiểm soát, ổn định và liên tục chịu đựng các điều kiện thời tiết bất lợi (nhiệt độ hoặc độ ẩm khắc nghiệt, trong số những điều kiện khác). |
Giao diện và mạng | Trình duyệt web, bàn phím, thiết bị | Cảm biến, màn hình cảm ứng hoặc mã hóa |
Ưu tiên chính | Bảo mật dữ liệu (thường là dữ liệu bí mật) | Thời gian hoạt động. Tính sẵn có và tính toàn vẹn của thiết bị kế thừa và không còn hệ thống là điều cần thiết |
Cập nhật | Không đổi do cập nhật phần mềm. | Việc gián đoạn dịch vụ có thể chấp nhận được và trong một số trường hợp, có thể lập trình ngoài giờ làm việc Các bản cập nhật phải được kiểm tra cẩn thận trước và thường liên quan đến việc khởi động lại hoặc dừng máy. Do đó, các hệ thống kế thừa rất thường xuyên. |
Vòng đời | Vòng đời ngắn hơn (3-5 năm) | Hệ thống OT có vòng đời dài hơn (15-20 năm). Do đó, các hệ thống cũ và những hệ thống không còn được hỗ trợ thường xuyên xảy ra. |
Yêu cầu truy cập | Phút-ngày | Mili giây, giây |
Mục tiêu | Bảo mật logic (không có nguy cơ tính mạng). Mục tiêu là bảo vệ thông tin bí mật khỏi mọi rủi ro tiềm ẩn (lỗi của con người, thiên tai, tấn công mạng, v.v.). | Mục tiêu là bảo vệ môi trường, con người và cơ sở hạ tầng |
Hệ điều hành | Hệ điều hành Tiêu chuẩn | Hệ điều hành tiên tiến (Phần mềm được phát triển tùy chỉnh). |
C. Phục hồi chức năng (OT) là gì?
Phục hồi chức năng là một ngành quan trọng trong các ngành Y tế, sử dụng các liệu pháp Y học, xã hội, kinh tế và giáo dục để giảm khả năng gây tàn tật, di chứng nặng nề khi con người gặp nạn; khôi phục các chức năng của các cơ quan về với trạng thái ban đầu giúp người bệnh có thể tự tin, hòa nhập với cộng đồng và có cơ hội tham gia bình đẳng các hoạt động khác.
Phục hồi chức năng không chỉ trả lại những chức năng bị mất hay giảm để người bệnh có khả năng tự xử lý tại nhà hay tại nơi công cộng mà còn có những biện pháp tác động trực tiếp vào xã hội và môi trường giúp cho người bệnh hòa nhập hơn.
Những ai cần phục hồi chức năng?
Phục hồi chức năng dành cho những người có vấn đề về tâm lý, chấn thương thần kinh cột sống – cơ xương khớp, người khuyết tật… cụ thể như sau:
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa, sai khớp, trật khớp, đau nhức lưng, viêm cột sống, vẹo cột sống…
- Người bị đau khớp, viêm khớp, căng cơ, hội chứng ống cổ tay… sau khi chơi thể thao, lao động nặng nhọc hoặc gặp chấn thương.
- Người bị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp do tuổi cao hoặc gặp chấn thương…
- Trẻ em bị các triệu chứng như chậm nói, nói ngọng, tự kỷ, chậm phát triển trí não, bàn chân bẹt…
- Bệnh nhân sau các ca phẫu thuật chấn thương sọ não, thay dây chằng gối, thay khớp, thần kinh cột sống…
- Người có tâm lý rối loạn, bị stress do làm việc quá sức, trầm cảm, tự kỷ… cũng có thể áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng để tinh thần thoải mái và thư giãn hơn.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đau nửa đầu về đêm… hoặc một số chứng bệnh mãn tính khác trong cơ thể như đái tháo đường, tăng huyết áp…
Sự khác biệt giữa Vật lý trị liệu (PT) và Phục hồi chức năng (OT)
Vật lý trị liệu – Physical therapy (PT) là cách sử dụng lực cơ học và chuyển động (cơ học sinh học hoặc kinesiology), liệu pháp thủ công, liệu pháp tập thể dục, và liệu pháp điện, nhằm điều trị suy giảm chức năng. Vật lý trị liệu được sử dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua kiểm tra, chẩn đoán, tiên lượng, can thiệp thể chất và giáo dục bệnh nhân.
Trong OT, hướng tới mục tiêu tối đa hóa tiềm năng của người bệnh để sống một cuộc sống trọn vẹn bằng cách thực hiện các hoạt động mang lại cho họ sự độc lập và ý thức về mục đích.
Khi đó thì PT cố gắng giúp chữa lành hoặc điều chỉnh các tình trạng thể chất bằng cách tăng hoặc phục hồi khả năng di chuyển của cơ thể và ngăn ngừa khuyết tật. Bạn có thể đến PT để lấy lại sức mạnh cơ bắp ở chân sau một tai nạn hoặc chấn thương. Bạn sẽ thấy chân khỏe hơn từ các bài tập PT.
Có thể nhận xét rằng: tăng cường chức năng là (OT) và tăng cường vận động là (PT).
Trong OT nghiên cứu cách tăng khả năng hoạt động (thực hiện) các hoạt động hàng ngày của ai đó. Còn trong PT chúng ta không nói về lý do tại sao một người nào đó cần di chuyển cơ thể của họ mà nhiều hơn về chuyển động có sẵn cho cơ, khớp và dây chằng của một người nói chung.
Như vậy trong bài viết này, chúng ta đã cùng đi hết 3 khái niệm về OT, mỗi khái niệm chúng mình đã đưa ra những thông tin quan trọng và cần thiết nhất để bạn có cơ sở tìm kiếm những thông tin tiếp theo về nội dung đó sâu hơn. Quan trọng nhất của bài viết này là bạn đã hiểu được OT là gì.