Chắc hẳn bạn đã nghe, đã thấy các hãng điện thoại hiện giờ đều quảng cáo rằng thiết bị hỗ trợ 4G, 4G LTE, 5G… Thực chất những thông tin này là gì? và chúng có đảm bảo để lựa chọn mua một chiếc điện thoại tốt hay không?
“Long Term Evolution – LTE là một chuẩn cho công nghệ truyền thông dữ liệu không dây và là một sự tiến hóa của các chuẩn GSM/UMTS…”. Điều gì bạn nên biết về 4G và LTE khi sử dụng điện thoại và mạng di động? Cùng theo dõi những nội dung dưới đây cùng lafactoriaweb.com.
LTE là gì? Mạng 4G LTE là gì?
LTE được viết tắt của cụm từ Long Term Evolution, hiểu là Tiến hóa dài hạn. Thực chất công nghệ LTE là một “sự tiến hóa” thêm một bước phát triển mới của 4G. Vậy 4G là gì? 4G LTE là gì?
Mạng 4G là gì?
4G được viết tắt của Fourth-Generation, là một thông số kỹ thuật do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đưa ra vào năm 2008. 4G là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1.5 Gb/giây.
Mạng 4G LTE là gì?
LTE là một chuẩn cho công nghệ truyền thông dữ liệu không dây và là một sự tiến hóa của các chuẩn GSM/UMTS và UMTS/HSPA. Mục tiêu của LTE là tăng dung lượng và tốc độ dữ liệu của các mạng dữ liệu không dây bằng cách sử dụng các kỹ thuật điều chế và DSP (xử lý tín hiệu số) mới được phát triển vào đầu thế kỷ XIX.
LTE (Long Term Evolution) là tên được đặt ra để phát triển giao diện cho các hệ thống thông tin di động. Công nghệ này được coi như công nghệ di động thế hệ thứ 4 (4G, nhưng thực chất LTE mới chỉ được coi như 3,9G).
4G LTE là một chuẩn cho truyền thông không dây tốc độ dữ liệu cao dành cho điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối dữ liệu. Đây là bước cuối cùng hướng tới thế hệ thứ 4 (4G) của công nghệ vô tuyến được thiết kế để tăng dung lượng và tốc độ của mạng điện thoại di động. Trong khi thế hệ mạng viễn thông di động cũ là 2G hoặc 3G thì LTE được bán trên thị trường là 4G.
Khi nhắc đến 4G LTE, thực sự đó là một mạng truyền dữ liệu có tốc độ yếu hơn 4G nhưng nhanh hơn 3G. Tại thời điểm này, tiêu chuẩn LTE quốc tế được xác định một cách lỏng lẻo và thường xuyên cập nhật, khiến cho một tiêu chuẩn LTE thực sự khó có thể đạt được.
LTE là tên gọi để chỉ mạng truyền dữ liệu thế hệ 4G nhưng chưa “thực sự” là 4G.
Sự khác biệt giữa LTE với mạng 4G
Vậy bạn đã thấy điều gì giống và khác biệt giữa LTE và 4G chưa? Chúng khác nhau có phải hoàn toàn là do tốc độ?
4G và 4G LTE giống hay khác nhau?
Như theo tên gọi của LTE 4G là một sự tiến hóa dài hạn, sự tiến hóa của công nghệ 4G. Nhưng thực ra LTE chỉ là một chuẩn kế tiếp lên 4G mà 3GPP thiết kế (nhóm phụ trách dự án chuẩn hóa và cải tiến công nghệ UMTS, một chuẩn 3G dành cho các mạng GSM toàn cầu). Như vậy LTE nên được phân vào nhóm 3G tốc độ cao hơn là thuộc phân khúc của 4G.
Tiến trình “tiến hóa” của LTE từ 1990 đến 2014. Và hiện tại là 2020 sẽ vẫn tiếp tục…
Như vậy sự khác biệt giữa 4G và LTE là 4G nhanh hơn LTE. Lý do là bởi 4G đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật được chỉ định cho nó trong khi tiêu chuẩn tốc độ truyền dữ liệu LTE chỉ là một tiêu chuẩn đo lường stopgap được đưa ra cho đến khi tốc độ 4G thực tế được thực hiện.
Hầu hết người tiêu dùng tin rằng 4G LTE là một phiên bản nâng cao của 4G. Nhưng do các công ty đã thực sự đạt được tốc độ 4G rồi nên sử dụng dùng thuật ngữ 4G LTE để có thêm sự lựa chọn cho thị trường.
Sự khác biệt giữa 4G và LTE không phải là ở tốc độ?
Ở thời điểm hiện tại LTE được xem là chuẩn kết nối nhanh nhất dành cho các mạng không dây nhưng vẫn chưa phải mạng 4G thực thụ. Và vì không có tiêu chuẩn thực sự cho LTE, nó bao gồm toàn bộ phạm vi tốc độ tải xuống tối thiểu từ 3G của 20Mbps đến 100Mbps của 4G nên LTE cũng mang lại cho nó một phạm vi lớn về tốc độ tiềm năng.
Cách sử dụng mạng 4G LTE trên điện thoại
Khi muốn sử dụng dịch vụ LTE 4G tại Việt Nam bạn cần đến thực hiện 2 bước sau:
Bước 1. Kiểm tra thông tin điện thoại.
Đảm bảo là thiết của bạn phải hỗ trợ kết nối này. Những smartphone từ Iphone, LG, Sony hay Samsung đều hỗ trợ LTE 4G. Cả những smartphone giá rẻ từ Lenovo, OPPO, Meizu hay Xiaomi cũng có khả năng kết nối với mạng. Do đó bạn cần đọc rõ thông số kỹ thuật của thiết bị và hỏi xem thiết bị có thích ứng với 4G, 4G LTE không?
Bước 2. Đến các điểm dịch vụ đăng ký.
Các nhà mạng tại Việt Nam phải cung cấp dịch vụ LTE 4G. Hiện cả 3 nhà mạng lớn tại nước ta như Viettel, Mobifone và Vinaphone đều đã bắt đầu cung cấp dịch vụ này. Bạn chỉ cần đến các điểm cung cấp dịch vụ của hãng, yêu cầu đổi sang SIM 4G và đăng ký gói cước là có thể sử dụng.
Một số trường hợp đang sử dụng gói thuê bao 3G hàng tháng sẽ được tự động nâng cấp lên tốc độ 4G với giá không đổi. Chỉ cần bạn ra đổi SIM 4G và điện thoại có hỗ trợ kết nối này là được.
Danh sách nhà mạng triển khai dịch vụ LTE
LTE hiện nay là một chuẩn công nghệ cho phép người dùng trải nghiệm tốt. Một số danh sách các nhà mạng viễn thông triển khai LTE tại Việt Nam là:
Vinaphone. Hỗ trợ băng thông 4G LTE lên đến CAT 11.
Viettel. Hỗ trợ băng thông 4G LTE là CAT 6.
Mobifone.
Đặc biệt các nhà mạng Việt Nam chỉ mới thử nghiệm ở hai mức băng thông. Đó là 1800mhz và 2600mhz.
Một số băng tần LTE CAT thường sử dụng
Hiện tại thì LTE hỗ trợ đến băng tần CAT 20. Trong bài viết này chúng tôi chú trọng đề cập đến một số băng tần thông dụng, và thông dụng hơn cả tại Việt Nam.
LTE CAT 3
LTE Category (LTE CAT 3) có đặc điểm sau:
+ Tốc độ tải xuống 100Mbps (100 Megabits/giây). Tốc độ truyền tải thực tế là 12.5 MB/s tương đương với tải xuống 1 bộ phim dung lượng 1 GB với thời gian 82 giây.
+ Tốc độ tải lên 50Mbps (50 Megabits/giây). Tốc độ truyền tải thực tế là 6.25 MB/s tương đương với tải một file dung lượng 1 GB lên mạng với thời gian 163.84 giây.
LTE CAT 4
LTE Category 4 (LTE CAT 4) có đặc điểm là:
+ Tốc độ tải xuống 150Mbps (150 Megabits/giây). Tốc độ truyền tải là 18.75 MB/s tức là bạn có thể tải xuống 1 file dung lượng 1 GB với thời gian 54.6 giây.
+ Tốc độ tải lên là 50Mbps (50 Megabits/giây). Tốc độ truyền tải là 6.25 MB/s tương đương với upload 1 file 1 GB lên mạng với thời gian 163.84 giây.
LTE CAT 5
LTE Category 5 (LTE CAT 5) có đặc điểm là:
+ Tốc độ tải xuống 300Mbps (300 Megabits/giây). Tốc độ truyền tải là 37.5 MB/s. Tương đương với tải 1 bộ phim dung lượng 1 GB với thời gian 27 giây.
+ Tốc độ tải lên 75 Mbps (75 Megabits/giây). Tốc độ thực tế là 9.375 MB/s. Tương đương tải lên 1 GB với thời gian 109 giây.
LTE CAT 6
LTE Category 6 (LTE CAT 6) có đặc điểm là:
+ Tốc độ tải xuống là 300Mbps. Tốc độ truyền tải là 37.5 MB/s, tương đương với tốc độ của LTE CAT 5.
+ Tốc độ tải lên 50Mbps: Tương đương với Cat 4 là 6.25 MB mỗi giây.
LTE CAT 7
LTE Category 7 (LTE CAT 7) có đặc điểm là:
+ Tốc độ tải xuống 300Mbps. Tốc độ truyền tải là 37.5 MB/s.
+ Tốc độ tải lên 150Mbps. Nhanh hơn CAT 6 với tốc độ truyền tải là 18.75 Megabytes mỗi giây. Việc upload một video với dung lượng 1 GB lên Youtube với thời gian cực nhanh chỉ 55 giây.
Tương lai của LTE sẽ phát triển đến đâu?
Hầu hết các thiết bị di động mới bán ra trên thị trường hiện nay đều hỗ trợ công nghệ LTE để kết nối các dịch vụ 4G. Ban đầu thế hệ máy đầu tiên được trang bị LTE đều chỉ cho phép sử dụng trong vòng một vài giờ nhưng hiện tại và tương lai rất nhiều mẫu sản phẩm cải tiến sẽ giúp người dùng trải nghiệm LTE trong một hoặc hai ngày trọn vẹn sau mỗi lần sạc.
Phát triển lên LTE là một bước tiến đáng kể trong công nghệ hỗ trợ kết nối không dây với ưu điểm vượt trội về tốc độ và tối ưu mạng. Song liệu LTE có trở thành “nhân vật” thành công hay không trong ngành công nghiệp di động vẫn cần rất nhiều thời gian để chứng minh.
Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên khắp thế giới đang triển khai và bước đầu, một số quốc gia phát triển đã gần như phủ sóng LTE ở thị thành. 3GPP cũng đã chấp thuận gần 45 băng tần LTE.
Riêng ở Việt Nam các nhà cung cấp dịch vụ sẽ còn khá nhiều việc phải làm như triển khai hệ thống mạng mới, các thiết bị truyền dẫn… Để tiến lên 4G LTE cần phải có một lộ trình hợp lý, phù hợp với xu thế công nghệ và nhu cầu người dùng.
Hiện nay chỉ khoảng 17 dịch vụ thương mại chạy trên LTE nhưng theo Hiệp hội GSM thế giới đã có hơn 173 nhà cung cấp có kế hoạch phát triển các dịch vụ này.
Khi so sánh giữa GSM và LTE, ông Roger Entner – người sáng lập và nghiên cứu các ứng dụng viễn thông của công ty Recon Analytics (Mỹ) cho biết mạng GSM đang được sử dụng hầu hết ở châu Âu và châu Á trong khi châu Mỹ và Hàn Quốc lại đang sử dụng mạng CDMA. LTE sẽ có lợi thế hơn so với GSM là nó có thể dễ dàng tích hợp với 3G, 2G cũng như CDMA mà không thay đổi nhiều hạ tầng viễn thông.
Như vậy trong tư thế cạnh tranh thì LTE hoàn toàn có khả năng phát triển lớn mạnh trong tương lai. Chúng ta đều hy vọng điều đó.
LTE là gì, mạng 4G LTE là gì đã được làm rõ trong bài viết này. Hiểu thêm về LTE để mạng di động ổn định cho quá trình trải nghiệm mượt mà. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất cùng lafactoriaweb nhé.