Khi tìm hiểu thông tin liên quan về tài chính hay bắt đầu tiến hành vay vốn ngân hàng bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “giải ngân”. Giải ngân là gì mà bất kể ngân hàng, công ty tài chính nào cũng sử dụng? Và nếu tiến hành vay vốn thì quy trình giải ngân khi vay vốn ngân hàng diễn ra như thế nào?
Giải ngân là gì?
Giải ngân là quá trình việc bên cho vay, bên chi tiền cấp vốn, chuyển tiền sang cho bên vay, tổ chức, cá nhân theo hợp đồng tín dụng hoặc ràng buộc trước đó.
Thuật ngữ giải ngân là gì? có phạm vi rộng, giải ngân là hoạt động chi tiền chứ không nhất thiết là giữa bên cho vay và bên vay. Các hoạt động của phòng kế toán chi vốn để chạy các dự án cho các phòng ban cũng được gọi là giải ngân. Cấp vốn đề thực hiện một kế hoạch nào đó như trang bị cơ sở vật chất, trao thưởng, làm tiệc, lễ… cũng được gọi là giải ngân.
Giải ngân trong ngân hàng là gì?
Giải ngân trong ngân hàng được hiểu là bên ngân hàng (cho vay) sẽ cấp vốn cho khách hàng (bên vay) sau khi khách hàng và ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Quá trình giải ngân được thực hiện ngay tại phòng giao dịch của ngân hàng.
Ngày giải ngân là gì?
Ngày giải ngân là ngày mà ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho khách hàng. Ngày giải ngân có thể trùng hoặc sau ngày ký kết hợp đồng tín dụng. Quá trình giải ngân được giải quyết trong 1 lần hoặc chia thành nhiều lần theo những 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Có các hình thức giải ngân nào?
Với từng mục đích sử dụng khoản vốn của khách hàng, ngân hàng sẽ phân loại thành các hình thức giải ngân khác nhau. Có 4 loại hình thức giải ngân phổ biến hiện nay là:
- Giải ngân theo món
- Giải ngân từng lần là gì?
- Giải ngân phong tỏa
- Giải ngân không phong tỏa
Giải ngân theo món
Giải ngân theo món là hình thức giải ngân 1 lần. Với hình thức này, toàn bộ số tiền khách hàng vay sẽ được giải ngân duy nhất một lần theo hợp đồng tín dụng của khách hàng và ngân hàng.
Giải ngân từng lần là gì?
Là hình thức khoản vay của khách hàng sẽ được giải ngân thành nhiều đợt. Phân chia thời gian nhận khoản vay của khách hàng để theo dõi quá trình sử dụng khoản vay để tiến hành công việc của khách hàng. Với khách này có thể giúp ngân hàng giám sát được mục đích sử dụng khoản vay của bên vay.
Giải ngân phong tỏa
Hình thức giải ngân phong tỏa được áp dụng cho khách hàng sử dụng khoản vay vào mục đích mua sản phẩm, hàng hóa, bất động sản. Ngân hàng sẽ chuyển số tiền khách hàng vay cho bên người bán các sản phẩm trên. Song khách hàng chưa thể chuyển khoản, rút tiền để sử dụng cho mục đích giao dịch mua bán vì số tiền này sẽ được phong tỏa tạm thời (tạm khóa) cho đến khi thủ tục mua bán được hoàn tất.
Giải ngân phong tỏa giúp ngân hàng (bên cho vay) kiểm soát mục đích sử dụng nguồn vốn có đúng như hợp đồng không. Hạn chế các trường hợp gian lận, cấu kết để chiếm dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Và cũng có trường hợp thủ tục mua bán chưa được hoàn tất do trục trặc về giấy tờ.
Giải ngân không phong tỏa
Giải ngân không phong tỏa là hình thức giải ngân vốn trực tiếp cho bên người vay hoặc người bán. Người bán có thể chuyển khoản hoặc rút ra khoản vốn này ngay. Hình thức giải ngân không phong tỏa này nhanh chóng đối với người bán, nhất là khi người bán đang cần sử dụng tiền gấp. Hình thức vay này thường được sử dụng cho mục đích vay để tiêu dùng, kinh doanh….
Tuy nhiên hình thức giải ngân không tỏa không được áp dụng nhiều, chỉ áp dụng với một số ngân hàng nhất định và với khoản vay nhỏ vì có nhiều rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cần xác minh rõ thông tin, khả năng sang tên thì khoản vốn này mới được giải ngân.
Cần có điều kiện gì để được giải ngân?
Để ngân hàng chấp thuận giải ngân vốn cho khách hàng thì khách hàng cần phải đáp ứng những điều kiện ngân hàng yêu cầu. Những điều kiện cơ bản phải có là:
- Hồ sơ đề nghị giải ngân; chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng nguồn vốn.
- Đảm bảo tính chính xác tuyệt đối của thông tin cung cấp cho ngân hàng.
- Bên vay phải có hồ sơn tín dụng “sạch”, hợp lệ. Chứng minh được khả năng tài chính.
- Người vay cần phải nắm rõ các khoản phí khi vay như lãi suất vay, phí phạt trả trước hạn, phí phạt trễ hạn để tránh tình trạng nợ xấu cho ngân hàng.
- Cam kết sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích xuyên suốt thời hạn vay đã ký kết.
- Đối với hoạt động mua bán, thế chấp tài sản, bất động sản cần đảm bảo giấy tờ mua bán hợp pháp, đầy đủ.
Quy trình giải ngân diễn ra như thế nào?
Quá trình thực hiện giải ngân cần thực hiện theo đúng quy trình của ngân hàng, minh bạch, cụ thể theo các bước sau.
Thực hiện đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin
Bước đầu tiên, khách hàng phải đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin vay vốn tại ngân hàng. Thông tin kê khai đảm bảo phải có các thông tin về nhân thân, mục đích vay vốn, khả năng tài chính, thông tin giấy tờ liên quan… Chuyên viên ngân hàng sẽ tiếp nhận và xác thực những thông tin này xem tính chính xác của thông tin mà khách đã kê khai.
Chuẩn bị hồ sơ thủ tục
Để có thể được vay ngân hàng, khách hàng cần phải hoàn tất những thủ tục, hồ sơ cần thiết. Tùy vào ngân hàng bạn yêu cầu giải ngân mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung hồ sơ vẫn bao gồm những giấy tờ chính về: Hồ sơ chứng minh nhân thân, hồ sơ chứng minh vấn đề tài chính, hồ sơ mục đích sử dụng vốn.
Thẩm định hồ sơ khách hàng
Sau khi thu thập được thông tin, hồ sơ khách hàng vay đầy đủ thì nhân viên thẩm định sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ bằng các phương pháp nghiệp vụ. Khi hồ sơ khách hàng được thẩm định thành công và chính xác thì chuyên viên ngân hàng sẽ lập các báo cáo để đề xuất tín dụng và trình lên cấp trên phê duyệt khoản vay.
Trong trường hợp thiếu hồ sơ, chuyên viên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm để đầy đủ cho quá trình làm việc. Thậm chí để đánh giá chính xác, minh bạch xem khách hàng có phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng hay không, các chuyên viên ngân hàng còn có quyền đặt thêm một số câu hỏi cho khách hàng.
Tiến hành phê duyệt khoản vay
Dựa vào báo cáo mà nhân viên tín dụng gửi lên cho cấp trên phê duyệt, khách hàng đủ điều kiện sẽ được tiến hành phê duyệt khoản vay hợp lý.
Giải ngân
Cuối cùng là khoản vay của khách hàng sẽ được giải ngân. Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền đúng như trong hợp đồng đã được ký kết giữa khách hàng với ngân hàng. Việc giải ngân có thể diễn ra trong 1 lần hoặc nhiều lần tùy theo số tiền bạn cần vay vốn.
Hồ sơ giải ngân gồm những gì?
- Hồ sơ pháp lý: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn/xác nhận tình trạng hôn nhân của người vay.
- Hồ sơ tài chính: Xác nhận lương 3 tháng/ sao kê bản lương, giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, chính minh sở hữu, chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê… để xác nhận khả năng tài chính của khách hàng.
- Hồ sơ mục đích sử dụng: Hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc, giấy phép kinh doanh, nhu cầu vốn tương lai, báo cáo tài chính…
- Hồ sơ tài sản đảm bảo tài sản: sổ đỏ, sổ hồng, giấy phép lái xe (đối với tài sản là xe ô tô, xe có giá trị cao) …. Và một số giấy tờ khác mà bên ngân hàng yêu cầu.
Thời gian giải ngân mất bao lâu?
Tùy thuộc vào quá trình làm việc của từng ngân hàng và độ phức tạp, tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ. Nhưng thông thường thời gian giải ngân nhanh chóng nhất là trong ngày hoặc mất khoảng 1 đến 2. Đối với một số hồ sơ cần thời gian thẩm định lâu thì thời gian duyệt vay có thể kéo dài đến vài tuần.
Các phương thức giải ngân vốn cho vay
Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà khoản vay được giải ngân bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Theo thông tư số 21/2017/TT-NHNN có 3 hình thức giải ngân được sử dụng.
Giải ngân bằng tiền mặt
Phương thức giải ngân này được sử dụng khi:
- Khách hàng là người được thụ hưởng khoản giải ngân không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ. Nghĩa là khách hàng không mở tài khoản ngân hàng nên không thể thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Và khi đó khách hàng đã ứng vốn tự có để chi trả cho các dự án kinh doanh hay dự án phục vụ đời sống (theo quy định trong thông tư).
- Đối tượng cho vay không có tài khoản thành toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Giải ngân không dùng tiền mặt
Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân thông qua các hình thức tín dụng khác. Cụ thể là khoản vay vốn/ khoản tiền sẽ được bên giải ngân chuyển trực tiếp vào tài khoản tín dụng của khách hàng có nhu cầu. Khoản vay này sẽ được chuyển vào tài khoản của người vay ngay trong ngày bắt đầu ký hợp đồng giải ngân. Trong trường hợp hợp đồng được ký kết vào thời điểm vừa lúc hết giờ giao dịch thì khoản vay sẽ được chuyển vào giờ làm việc ngày hôm sau.
Tương tự giống như ngân hàng, khách hàng khi thanh toán khoản giải ngân sẽ chi trả thông qua tài khoản ngân hàng. Và tài khoản này phải đồng nhất với tài khoản đã ký kết hợp đồng. Trường hợp phương thức giải ngân không dùng tiền mặt này sẽ diễn ra khi:
- Khách hàng là đối tượng thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ.
- Khi bên giải ngân ngân hàng bắt buộc phải thực hiện giải ngân qua tài khoản theo quy định của pháp luật bắt buộc.
Lựa chọn giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản
- Khi số tiền vay không vượt quá 100.000.000 đồng
- Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn nhà nước được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Những điều cần lưu ý quan trọng để giải ngân cần phải biết
Để tránh những rủi ro khi vay vốn, khách hàng cần lưu ý những thông tin sau:
Khách hàng nên đọc kỹ hợp đồng tín dụng, thông báo cho vay, điều kiện giải ngân. Khách hàng sẽ không thể thay đổi điều khoản giải ngân của ngân hàng vì đó là điều kiện của bên ngân hàng. Tuy nhiên, đọc kỹ thông tin sẽ giúp khách hàng nắm chắc được điều khoản, chi phí, lãi suất mà phải chịu trong thời gian vay vốn.
Khi có khúc mắc nào thì hãy nhanh chóng hỏi bên ngân hàng ngay vì khi đã ký hợp đồng tín dụng sẽ không thể thay đổi những thông tin nào nữa. Chú trọng bước này, càng đọc kỹ càng tốt. Nếu đọc điều khoản hợp đồng tín dụng thấy có nhiều điểm bất lợi thì khách hàng hoàn toàn có quyền từ chối giải ngân và không ký hợp đồng.
Và để nhanh chóng được giải ngân khách hàng nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của ngân hàng.
Quan tâm đến vấn đề đáo hạn của giải ngân
Một quá trình làm việc nào cũng phải có hiểu rõ nội dung của nó. Đối với quá trình giải ngân cũng không ngoại lệ. Hơn nữa nó rất quan trọng với khách hàng. Khi quyết định vay vốn khách hàng cần nắm thông tin các thuật ngữ liên quan khi nhân viên ngân hàng trình bày như giải ngân là gì? đáo hạn là gì? nợ xấu là gì? tần suất giải ngân như thế nào? hạn mức giải ngân ra sao? rút tiền có cần phải giải ngân không?
Đáo hạn là gì?
Đáo hạn chính là thời hạn, hạn mức thời gian tối đa của khoản vay vốn. Thời gian đáo hạn được quy định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Khi đến một thời hạn đã quy định trong hợp đồng, khách hàng sẽ phải tiến hành thanh toán đầy đủ số tiền đã vay và lãi suất cho ngân hàng.
Phân loại đáo hạn
Đáo hạn được chia thành 3 loại chính là:
Đáo hạn ngân hàng. Là thời gian quy định mà khi đó khách hàng phải thanh toán toàn bộ phần vốn đã được giải ngân trước đó. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng không đủ khả năng chi trả thì khách hàng phải thông báo cho phía ngân hàng. Sau đó ngân hàng sẽ cho khách hàng vay thêm khoản tiền mới để trả cho khoản vay cũ. Có nghĩa là khoản vay cũ đã được thanh toán và khách hàng tiến hành vay lại, vay mới để tránh nợ xấu. Quá trình đáo hạn diễn ra rất nhanh chóng.
Đáo hạn thẻ tín dụng. Là loại đáo hạn được dùng cho loại thẻ tín dụng trả sau. Mỗi một thẻ tín dụng sẽ có hạn mức tài chính nhất định. Khách hàng có thể quẹt thẻ thanh toán trong hạn mức cho phép. Và đến kỳ hạn hàng tháng khách hàng sẽ phải tiến hành thanh toán số tiền đã dùng trước đó.
Đáo hạn tiết kiệm. Nếu khách hàng có gửi tiết kiệm trong ngân hàng mà chưa rút tiền theo kỳ hạn thì ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền gửi đó sang một kỳ hạn mới.
Nợ xấu ngân hàng
Nợ xấu ngân hàng được hiểu đơn giản là đến kỳ hạn trả tiền, kỳ hạn đáo hạn mà khách hàng không tiến hành chi trả cho ngân hàng trong thời gian quá 90 ngày. Khi bị liệt kê vào danh sách nợ xấu thì khách hàng sẽ bị hạn chế vay vốn, bị phạt tiền.
Tần suất giải ngân như thế nào là hợp lý?
Tần suất giải ngân là gì? Tần suất giải ngân là số lần giải ngân trong một thời gian nhất định. Không có quy định tần suất giải ngân cố định nào mà chỉ dựa vào đối tượng khách hàng là ai? Mục đích vay là gì? Khoản vay có giá trị bao nhiêu?… để xác định tần suất giải ngân hợp lý. Và ở mỗi ngân hàng có những tần suất giải ngân khác nhau. Tiến trình giải ngân sẽ được ngân hàng báo trước chu kỳ giải ngân cho khách hàng để khách hàng có thời gian chuẩn bị.
Ví dụ: Đối với vay vốn sinh viên thì thời gian giải ngân sẽ vào đầu một kỳ học. Tần suất giải ngân là 2 lần/năm.
Rút tiền có cần phải giải ngân không?
Rất nhiều người chưa hiểu rõ về giải ngân đã đặt câu hỏi này. Xác định cụ thể lại là rút tiền không phải là hoạt động giải ngân nào cả. Rút tiền là khách hàng sử dụng tiền có sẵn của mình, không ghi nợ bên nào.
Tổng hợp các ngân hàng, công ty tài chính giải ngân trong ngày
Tại Việt Nam hiện đang có rất nhiều các ngân hàng đang hoạt động. Gồm có có 31 ngân hàng TMCP, 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 2 ngân hàng chính sách, 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 1 ngân hàng hợp tác xã. Song quá trình tiến hành giải ngân nhanh chóng thì có các tổ chức tín dụng sau:
Home Credit. Công ty tài chính Home Credit được thành lập từ năm 1997 tại cộng hòa Séc, đang có hệ thống chi nhánh rộng trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là công ty tài chính có độ đa dạng về hình thức vay. Xét duyệt hồ sơ và giải ngân tiền chỉ mất 2 giờ nếu nhận đủ thông tin hồ sơ.
FE Credit. Với hơn 10 giải thưởng đạt được vào năm 2018, FE Credit từng bước khẳng định vị thế là một công ty tài chính hoạt động mạnh mẽ, được mọi người lựa chọn khi vay vốn tại Việt Nam. Giải ngân trong vòng 24h.
Prudential Finance. Prudential Finance trực thuộc tập đoàn tài chính Prudential plc (Vương quốc Anh) là công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn nước ngoài, chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007. Giải ngân nhanh chóng sau khi nộp đủ hồ sơ.
Như vậy qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giải ngân là gì? Cũng như những điều kiện, quy trình giải ngân khi vay vốn ngân hàng diễn ra như thế nào? Nếu bạn có nhu cầu vay vốn ngân hàng hay đọc lại một lần nữa bài viết này và tìm hiểu thông tin qua ngân hàng mà bạn dự định vay vốn.