Lafactoria Web
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Lafactoria Web
No Result
View All Result
Home Kiến thức

CO là gì? Quy trình và thủ tục đề nghị cấp CO đúng chuẩn

Hoàng Đỗ by Hoàng Đỗ
26/09/2020
in Kiến thức, Là Gì
0
CO là gì… CO là chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa…

CO là gì… CO là chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa…

0
SHARES
40
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Khi các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành kinh doanh sản phẩm nào đó sang nước ngoài thì họ không thể thiếu những giấy tờ pháp lý liên quan. Một loại giấy mà nhất thiết phải có đối với sản phẩm có nguồn gốc từ quốc gia muốn di chuyển được sang các quốc gia khác chính là CO. Cụ thể CO là gì? CO có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? Thủ tục làm CO tiến hành ra sao? Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ tất cả những vấn đề trên. 

Nội dung bài viết

  1.  CO là gì? Vai trò của CO quan trọng như thế nào? 
    1.  CO  là gì ?
    2.  Vai trò của CO
  2.  Các loại giấy chứng nhận xuất xứ CO 
  3.  CO do ai cấp? Xin CO ở đâu?
  4.  Quy trình và thủ tục đề nghị cấp CO đúng chuẩn
    1.  Các bước thực hiện trước khi đề nghị cấp CO
    2.  Thủ tục đề nghị cấp CO
    3.  Hồ sơ đề nghị cấp CO mới
    4.  Hồ sơ đề nghị cấp lại CO 
    5.  Khai CO qua internet
  5.  Những điểm lưu ý khi làm CO

 CO là gì? Vai trò của CO quan trọng như thế nào? 

 CO  là gì ?

CO (Certificate of Origin) – Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa của quốc gia (nước xuất khẩu) để hàng hóa đó được phân phối trên một quốc gia, vùng lãnh thổ khác giúp hàng hóa thuận lợi hơn về mặt thuế quan. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, CO là chứng từ  do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cung cấp để chứng nhận sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ. 

CO là gì… CO là chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa…
CO là gì… CO là chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa…

 Vai trò của CO

Như vậy bạn đã hiểu được CO là gì đúng không nào. Tiếp theo chúng ta hãy  tìm hiểu về vai trò của CO trong hoạt động xuất nhập khẩu có lợi gì cho doanh nghiệp và cho hàng hóa có được chứng nhận này. CO có 3 vai trò quan trọng chủ chốt là:

Chứng minh nguồn gốc hàng hóa rõ ràng. Đây là vai trò chính của CO, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được xuất khẩu một cách minh bạch để giúp cho quá trình phân phối hàng hóa đó trên quốc gia khác thuận lợi hơn, dễ tiến hành giao dịch, kinh doanh hơn do có bảo đảm được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. 

CO thuận lợi cho quá trình xuất khẩu hàng hóa.
CO thuận lợi cho quá trình xuất khẩu hàng hóa.

Ưu đãi thuế quan. Hàng hóa được xác minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng giúp phân biệt được đâu là hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi để từ đó có thể áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại mà các quốc gia đã ký kết với nhau trước đó. Điều này chắc chắn có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. 

Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Khi mà hàng hóa của một quốc gia bị bán phá giá ở một quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì chứng từ chứng nhận xuất khẩu CO giúp cho việc áp dụng chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá khả thi hơn. 

Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Co giúp cho quá trình biên soạn sổ sách, số liệu thống kê thương mại thuận lợi hơn với một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch và tiến hành xúc tiến thương mại. 

 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ CO 

Hiện nay có những loại chứng từ xuất xứ CO sau được sử dụng để doanh nghiệp đề nghị cấp cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam. 

  • CO form A: dành cho những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài để cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • CO form AK: dành cho những mặt hàng của các nước ASEAN xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại . Các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2) đã được ký kết. 
  • CO form AJ: dành cho những mặt hàng của các nước ASEAN xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại. Các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).
  • CO form B: dành cho những mặt hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không có ưu đãi thuế quan. 
  • CO form D: dành cho những mặt hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
  • CO form E: dành cho những mặt hàng của các nước ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại. Các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).

CO là gì?  Quy trình và thủ tục đề nghị cấp CO đúng chuẩn 4

  • CO form S: dành cho những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
  • CO form GSTP: dành cho những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) để cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSPT.
  • CO form ICO: CO này cấp cho những sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước khác theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).
  • CO form Mexico: CO cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định xuất xứ hàng hóa của Mexico.
  • CO form Peru: CO cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định xuất xứ hàng hóa của Peru.
  • CO form Venezuela: CO cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định xuất xứ hàng hóa của Venezuela.
  • CO form Textile (form T): CO cấp cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU….

Ví dụ: Nếu hàng hóa từ các nước ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc có CO form đặc E thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế đặc biệt hơn, tức là đóng mức thuế thấp hơn so với khi không có CO form E.

CO là gì?  Quy trình và thủ tục đề nghị cấp CO đúng chuẩn 5

 CO do ai cấp? Xin CO ở đâu?

Ở Việt Nam có 2 cơ quan chính thức có thẩm quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO, đó là:

  • Bộ Công Thương, phòng xuất nhập khẩu Bộ Công Thương: Chỉ định cấp phát CO form A, D và các CO do thỏa thuận của chính phủ. 
  • Phòng Thương mại và Công nghiệp – VCCI: Chỉ định cấp các form CO còn lại hoặc do Bộ Công Thương ủy quyền để cấp phát các loại CO. 

 

Cơ quan cấp CO thuộc quản lý của Bộ Công Thương
Cơ quan cấp CO thuộc quản lý của Bộ Công Thương

 Quy trình và thủ tục đề nghị cấp CO đúng chuẩn

CO là chứng từ quan trọng đến giá trị của hàng hóa và ưu đãi thuế cho nên nó có một quy trình, thủ tục rõ ràng, chi tiết để quá trình cấp CO diễn ra nhanh chóng và đồng nhất. 

 Các bước thực hiện trước khi đề nghị cấp CO

Bước 1. Tiến hành thực hiện kiểm tra sản phẩm có xuất xứ thuần túy theo quy định phù hợp hay không. Nếu vẫn chưa phù hợp thì chuyển sang bước 2. 

Bước 2. Xác định mã số HS của sản phẩm xuất khẩu một cách thật chính xác (4 hoặc 6 số HS đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định). 

Bước 3. Xác định xem nước nhập khẩu hàng hóa có FTA với Việt Nam/ASEAN hay không. Hoặc là Việt Nam có được hưởng ưu đãi thuế quan GSP không. Nếu có thì tiếp tục chuyển sang bước 4. 

Bước 4. Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc các danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp không. Nếu có thì sản phẩm đó không có xuất xứ theo quy định. Nếu không thì chuyển tiếp sang bước 5.

Bước 5. So sánh thuế suất để chọn mẫu CO phù hợp để đề nghị cấp CO nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu. 

Bước 6. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu có đáp ứng được những quy định xuất xứ phù hợp hay chưa. 

Bước 7.  Nếu sản phẩm vẫn chưa đáp ứng hết quy định tại bước 6. Hãy nhanh chóng vận dụng các điều khoản ngoại lệ/đặc biệt sau:

  • Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ áp dụng tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”.
  • Quy định cộng gộp song phương.
  • Quy định cộng gộp khu vực.
  • Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.

 Thủ tục đề nghị cấp CO

Trải qua hết những bước trên là bạn đã có nền tảng để đến với thủ tục đề nghị cấp CO nhanh chóng nhất. Thủ tục đề nghị cấp CO gồm 3 bước: 

Đăng ký Hồ sơ thương nhân. Khi nộp đơn đề nghị cấp CO lần đầu tiên cho Tổ chức cấp CO, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục I).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính).
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính).
  • Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục II – nếu có).

Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp CO. Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập 2 năm/ 1 lần. 

Thương nhân đề nghị cấp CO chỉ được xem xét giải quyết việc cấp CO tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân trước đó. 

Các trường hợp trước đây đã xin cấp CO mà chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải được thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra và thông báo cho thương nhận một trong các trường hợp sau:

  • Chấp nhận cấp hay không và thời gian cấp CO cho thương nhân. 
  • Đề nghị bổ sung thêm chứng từ (ghi rõ từng loại chứng từ còn thiếu, số lượng).
  • Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu rõ thông tin cần kiểm tra là gì).
  • Từ chối cấp CO nếu hồ sơ không hợp lệ (trong các trường hợp theo pháp luật quy định). 

Trả Giấy chứng nhận xuất xứ – CO cho thương nhân đúng với thời gian đã thông báo. 

 Hồ sơ đề nghị cấp CO mới

Hồ sơ gồm có bộ chứng từ xuất khẩu và chứng từ chứng minh nguồn gốc. 

Chứng từ xuất khẩu gồm có: 

  • Đơn đề nghị cấp CO (theo mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP).
  • Phiếu ghi chép (theo mẫu VCCI HCM).
  • Mẫu CO tương ứng đã được khai hoàn chỉnh. Thông thường có 1 bản chính và 3 bản photocopy. 
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu có xác nhận của thương nhân. 
  • Bản sao hóa đơn thương mại (sao y bản chính của thương nhân).
  • Bản sao B/L hoặc AWB hoặc chứng từ vận tải tương đương (sao y bản chính của thương nhân).

Chứng từ chứng minh nguồn gốc gồm có: 

  • Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc xuất xứ không ưu đãi chi tiết (chọn mẫu Bảng kê khai NVL phù hợp: 8 mẫu khác nhau)
  • Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ (phụ lục X của TT 05/2018/TT-BCT).
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất). Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất). Giấy phép xuất khẩu (nếu có) và các chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

 Hồ sơ đề nghị cấp lại CO 

Hồ sơ đề nghị cấp lại CO đơn giản, nhanh gọn chỉ gồm có 3 thông tin sau: 

  • Đơn đề nghị cấp C/O (theo mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP).
  • Phiếu ghi chép (theo mẫu VCCI HCM).
  • Mẫu CO tương ứng đã được khai hoàn chỉnh. Thông thường là 1 bản chính và 3 bản photocopy. 
Mẫu CO là gì
Mẫu CO là gì

 Khai CO qua internet

Đăng kí hồ sơ qua mạng chỉ có ở VCCI. Trước khi khai CO qua internet, doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thương với chữ ký số được kích hoạt trên website của VCCI http://comis.covcci.com.vn.

CO là gì?  Quy trình và thủ tục đề nghị cấp CO đúng chuẩn 6
ADVERTISEMENT

Doanh nghiệp truy cập vào website http://comis.covcci.com.vn và thực hiện từng bước theo hướng dẫn. 

 Những điểm lưu ý khi làm CO

Để làm rõ xuất xứ thực của hàng hóa, nơi cấp VCCI có thể yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ khác như: công văn giải trình một vấn đề cụ thể, hợp đồng, L/C hoặc các mẫu vật, mẫu hình sản phẩm, nguyên liệu sử dụng. VCCI cũng có thể tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm.

Ðối với các đơn vị mới đề nghị cấp CO cần phải lập và nộp thêm Hồ sơ đơn vị CO (Thương nhân, Tổ chức, Cá nhân; Danh mục cơ sở sản xuất; Đăng ký đại diện liên hệ, ký trên chứng từ hồ sơ CO và mẫu dấu, chữ ký). Khi có bất cứ thay đổi thông tin nào cần báo ngay để kịp thời lưu vào hồ sơ.

Nộp bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu với những chứng từ do cơ quan khác phát hành (vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu). 

Hồ sơ CO đơn vị phải lưu đầy đủ, phải lưu bản CO copy mộc đỏ do VCCI cấp vì bản photo sao y chỉ có giá trị tham khảo chứ không có giá trị đối chiếu.
Tìm hiểu thêm chứng nhận chất lượng CQ là gì?

CQ (Certificate of quality) là chứng từ chứng nhận chất lượng hàng hóa để đánh giá rằng chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế và có phù hợp với tiêu chuẩn nhà sản xuất và nơi nhập khẩu đến hay không.

Chứng nhận chất lượng CQ cũng thường đi kèm với CO khi doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu hàng hóa. Bạn cũng nên tham khảo thuật ngữ này để tránh nhầm lẫn giữa hai chứng từ. 

Khái niệm CO là gì đã được chúng tôi giải thích rõ ràng và chi tiết. Kèm theo đó là những nội dung hữu ích liên quan tới thủ tục, quy trình đề nghị cấp CO… Mong rằng những thông tin trên đã giúp các bạn có thêm kiến thức mới phục vụ cho doanh nghiệp. 

Previous Post

Lotion là gì? Tất tần tật về Lotion và bí quyết sử dụng Lotion hoàn hảo nhất 

Next Post

Cổ tức là gì? Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu thì tốt hơn?

Hoàng Đỗ

Hoàng Đỗ

Thích viết thì viết thôi, đã viết thì toàn kiến thức bổ ích. Đọc nha, nhiều bài hay lắm! ahihi

Next Post
Cổ tức là gì? Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu thì tốt hơn?

Cổ tức là gì? Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu thì tốt hơn?

Recommended

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian

Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin?

4 tuần ago
Sơ đồ tư duy là một loại đồ thị giúp sắp xếp các thông tin một cách trực quan

Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

4 tuần ago

Trending

Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

6 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

7 tháng ago

Popular

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất

7 tháng ago
Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

6 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

7 tháng ago
Đầu cắt Moi là gì? Giải mã sức hút Meme “Đầu cắt Moi”, cập nhật xu hướng Tóc Moi 2020

Đầu cắt Moi là gì? Giải mã sức hút Meme “Đầu cắt Moi”, cập nhật xu hướng Tóc Moi 2020

4 tháng ago
Thanh xuân là gì? Những câu nói về thanh xuân hay nhất 

Thanh xuân là gì? Những câu nói về thanh xuân hay nhất 

7 tháng ago
Lafactoria Web

Blog tổng hợp kiến thức chuẩn nhất 2020.
Liên hệ quảng cáo tại email: lafactoriaweb72020@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Danh mục

  • articulos
  • Công nghệ
  • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
  • Học excel
  • Kiến thức
  • Là Gì
  • MCU Profile
  • Những câu nói hay
  • Tin tức Phim

Bài viết mới

  • Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin? 24/12/2020
  • Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 24/12/2020
  • Góc tò mò: Tháp dinh dưỡng là gì? Tháp dinh dưỡng có công dụng gì? 24/12/2020
  • About
  • Contact

Copyright © 2020, lafactoriaweb

No Result
View All Result
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ

Copyright © 2020, lafactoriaweb