WHO là một trong những tổ chức lớn nhất hành tinh.Từ khi thành lập đến nay, WHO nhận lãnh vai trò quan trọng trong cộng đồng y tế thế giới nhờ những cống hiến cho sự nghiệp y học. Vậy WHO là gì? WHO được thành lập với những sứ mệnh nào? Hãy cùng lafactoriaweb.com theo dõi bài viết sau đây.
WHO là gì?
WHO – World Health Organization là tên gọi tiếng Anh chính thức và đầy đủ nhất được Liên Hợp Quốc công bố. WHO là Tổ chức Y tế Thế Giới. Đây là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, hoạt động chuyên về lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng ở phương diện quốc tế.
Đối với tiếng Pháp, tổ chức y tế thế giới được viết tắt là OMS, tức Organisation mondiale de la santé.
Đây là cơ quan hoạt động chuyên về lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng quốc tế. Tổ chức này chuyên giúp đỡ rất nhiều các quốc gia, đem tới những địa chỉ, thông tin chính xác nhất về sức khỏe. Ngoài ra, WHO ra một số phương án giúp bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu dịch bệnh rất hiệu quả.
Mục tiêu và nhiệm vụ của WHO
WHO hướng tới một cộng đồng được đảm bảo sức khỏe. Khẩu hiệu chính của tổ chức đã được đưa ra vào năm 1977 là sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000. Cho tới thời điểm hiện tại, WHO cũng đã đưa ra những định hướng nhất định để đạt được mục tiêu sau đây:
Giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, tử vong quá cao, nhất là với các quốc gia kém phát triển.
Giảm những tác nhân gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thay vào đó là cổ vũ những lối sống tích cực.
Tạo ra hệ thống y tế đảm bảo chất lượng từ đó giúp nâng cao sức khỏe của đại bộ phận cư dân trên thế giới.
Đưa ra những chính sách, thể chế thuận lợi để ngành y tế phát triển.
Quá trình hoạt động và phát triển của WHO
WHO thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. Tiền thân của WHO là Tổ chức Sức khỏe. Trụ WHO có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tính đến năm 2015, WHO có 194 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là cơ quan ra quyết định tối cao của tổ chức WHO, họp thường niên vào tháng 5 tại Geneva, Thuỵ Sĩ, với sự tham dự của tất cả các thành viên.
WHO tham gia trợ giúp các quốc gia thành viên, cung cấp thông tin chính xác, địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực y tế và sức khỏe. WHO sẽ đứng ra giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh trên toàn thế giới.
Kể từ khi được thành lập, Tổ chức Y tế thế giới đã đóng vai trò hàng đầu trong việc loại trừ bệnh đậu mùa. Ưu tiên hàng đầu hiện nay của WHO bao gồm:
Các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV/AIDS, Bệnh Ebola, sốt rét và lao.
Giảm thiểu những tác động của bệnh không truyền nhiễm.
Theo dõi sức khoẻ sinh sản và tình dục, sự phát triển và tuổi già.
Dinh dưỡng, an ninh lương thực và ăn uống lành mạnh.
Sức khỏe nghề nghiệp.
Lạm dụng thuốc kháng sinh.
Thúc đẩy sự phát triển của các báo cáo, các ấn phẩm và kết nối mạng toàn cầu.
Lịch sử của WHO
Năm 1947, WHO đã thành lập dịch vụ thông tin dịch tễ học thông qua mạng telex, và đến năm 1950, sử dụng vắc-xin BCG để chữa bệnh lao. Năm 1955, đưa ra chương trình loại trừ bệnh sốt rét. Năm 1965 có báo cáo đầu tiên về đái tháo đường và thành lập Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế.
Năm 1958, Viktor Zhdanov, Thứ trưởng Bộ Y tế của Liên Xô kêu gọi Hội đồng Y tế Thế giới thực hiện sáng kiến toàn cầu để loại bỏ bệnh đậu mùa.
Năm 1966, WHO chuyển trụ sở từ Ariana tại trụ sở Liên Hiệp Quốc sang một trụ sở mới được xây dựng ở Geneva.
Năm 1967, Tổ chức Y tế Thế giới đã tăng cường loại trừ bệnh đậu mùa toàn cầu bằng cách đóng góp 2,4 triệu đô la hàng năm và áp dụng một phương pháp kiểm sát dịch bệnh mới. Vấn đề ban đầu mà tổ chức WHO gặp phải là báo cáo không đầy đủ về các trường hợp bệnh đậu mùa. WHO đã thiết lập mạng lưới các chuyên gia tư vấn hỗ trợ các quốc gia trong việc thiết lập các hoạt động giám sát và ngăn chặn.
Sau hơn hai thập kỷ chiến đấu với bệnh đậu mùa, WHO tuyên bố vào năm 1979 căn bệnh này đã được loại bỏ. Cũng trong năm 1967, WHO đã khởi động Chương trình đặc biệt về nghiên cứu và đào tạo về các bệnh nhiệt đới và Hội đồng y tế thế giới đã bỏ phiếu ban hành nghị quyết về phòng chống khuyết tật và phục hồi chức năng.
Năm 1974, Chương trình Mở rộng về tiêm chủng và Chương trình kiểm soát bệnh giun chỉ đã được bắt đầu. Cuộc hợp tác quan trọng giữa Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Năm 1977, danh sách đầu tiên của các loại thuốc thiết yếu đã được đưa ra. Một năm sau đó, mục tiêu đầy tham vọng “Sức khỏe cho tất cả” đã được tuyên bố.
Năm 1986, WHO bắt đầu chương trình toàn cầu về HIV/AIDS. Năm 1996 việc ngăn chặn sự phân biệt đối xử với những người mắc bệnh đã được đưa ra và UNAIDS được thành lập.
Năm 1988, Sáng kiến xóa sổ bại liệt toàn cầu được thành lập.
Năm 1998, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh đến sự sống còn của trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tăng tuổi thọ và giảm tỷ lệ “tai họa”.
Năm 2000, Quan hệ đối tác ngăn chặn bệnh lao đã được tạo ra cùng với việc xây dựng các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc . Năm 2001, sáng kiến về bệnh sởi đã được hình thành và năm 2007 ghi nhận là đã giảm 68% tử vong. Năm 2002, Quỹ Toàn cầu chống AIDS, Lao và Sốt rét đã được lập ra để cải thiện các nguồn lực hiện có. Năm 2006, tổ chức này đã chứng thực giải pháp phòng chống HIV / AIDS chính thức đầu tiên trên thế giới tại Zimbabwe, là cơ sở để phòng ngừa, điều trị toàn cầu và hỗ trợ cho kế hoạch chống lại đại dịch AIDS .
Quá trình hình thành của tổ chức WHO
Tổ chức WHO chính thức được thành lập vào 7/4/1948 với tiền thân là Tổ chức Sức Khỏe. Lãnh đạo hiện nay của WHO là Tedros Adhanom.
Để thuận tiện trong việc nghiên cứu cũng như giúp đỡ sức khỏe loài người, WHO đã đặt văn phòng tại các châu lục và các khu vực trên thế giới:
Châu Mỹ được đặt tại Hoa Kỳ.
Tây Thái Bình Dương là Phi-lip-pin.
Đông và Nam Á là Ấn Độ.
Đông Địa Trung Hải là Ai Cập.
Châu Âu là Đan Mạch.
Châu Phi là Congo.
Từ khi thành lập đến nay, WHO có tất cả 9 vị tổng giám đốc đến từ các nước khác nhau. Không có nhiệm kỳ cụ thể dành cho mỗi tổng giám đốc. Khi nào tổ chức cảm thấy cần thay đổi người đứng đầu sẽ họp với nhau và biểu quyết.
Điểm danh các tổng giám đốc WHO qua từng thời kỳ:
Brock Chisholm (Canada): nhiệm kỳ 1948 – 1953.
Marcolino Gomes Candau (Brasil): nhiệm kỳ 1953 – 1973.
Halfdan T.Mahler ( Đan Mạch): nhiệm kỳ 1973 – 1988.
Hiroshi Nakajima (Nhật Bản): nhiệm kỳ 1988 – 1998.
Gro Harlem Brundtland (Na Uy): nhiệm kỳ 1998 – 2003.
Lee Jong Wook (Hàn Quốc): nhiệm kỳ 2003 – 2006 (mất 22/5/2006).
Andres Nordstrom (Thụy Điển): nhiệm kỳ 2006 (tạm quyền).
Trần Phùng Phú Trân (Hồng Kông): nhiệm kỳ 2006 – 2017.
Tedros Adhanom (Ethiopia): 2017 – nay.
Tiêu chuẩn GMP WHO là gì?
GMP được gọi tên đầy đủ là Good Manufaturing Practice – tiêu chuẩn về an toàn trong quá trình sản xuất các sản phẩm. Tiêu chuẩn này liên quan mật thiết đến sức khỏe con người và được các ngành nghề quan tâm đặc biệt là dược học. Đây cũng là một trong những điều kiện hàng đầu cho việc xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn an toàn như ISO22000.
Tiêu chuẩn GMP-WHO được tổ chức y tế thế giới đưa ra với các yêu cầu bắt buộc về an toàn sức khỏe, đặc biệt chú trọng và áp dụng trong quá trình chế biến 4 dòng sản phẩm: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và thiết bị y tế.
Khi một doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn GMP thì sẽ tạo được lòng tin với khách hàng, nhà phân phối.
Quan hệ giữa Việt Nam với WHO
Việt Nam thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO. Năm 1976 Việt Nam chính thức gia nhập WHO và nhận được rất nhiều hỗ trợ về mặt tài chính cũng như những chương trình quốc tế, khu vực của WHO. Cứ mỗi khóa 2 năm WHO sẽ tài trợ cho Việt Nam một khoản tiền để thúc đẩy phát triển y tế hoặc triển khai hoạt động.
Khóa 2008 – 2009: Việt Nam được WHO hỗ trợ 20 triệu đô la Mỹ.
Khóa 2010 – 2011: WHO hỗ trợ khoảng 34 triệu đô la Mỹ.
Khóa 2012 – 2013: hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai các nội dung liên quan đến Y tế như: giảm bệnh truyền nhiễm, phòng chống và ngăn chặn HIV/AIDS, lao,… Cùng với đó là giúp khắc phục các hậu quả y tế do thiên tai gây ra.
Các ngày lễ WHO đã khởi xướng
4/02: Ngày ung thư thế giới – World Cancer Day
24/03: Ngày Thế giới phòng chống lao – World Tuberculosis Day
7/04: Ngày Sức khỏe Thế giới – World Health Day
24-30/04: Tuần Tiêm chủng Thế giới – World Immunization Week
25/04: Ngày Sốt rét Thế giới -World Malaria Day
31/05: Ngày Thế giới không thuốc lá – World No-Tobacco Day
14/06: Ngày Hiến Máu Thế giới – World Blood Donor Day
28/07: Ngày Viêm gan Thế giới -World Hepatitis Day
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Tổ chức Y tế Thế giới là cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống Liên Hiệp Quốc. Hoạt động với ba cấp trong Tổ chức (toàn cầu, khu vực và quốc gia), hơn 7.000 nhân viên của WHO trên toàn thế giới cộng tác với chính phủ của 194 Quốc gia Thành viên.
Khu vực Tây Thái Bình Dương
WHO thuộc Khu vực Tây Thái Bình Dương là nơi trên một phần tư dân số thế giới sinh sống, trải dài trên hơn một phần ba vòng địa cầu. Hơn 600 nhân viên của WHO làm việc tại 15 văn phòng đại diện quốc gia và Văn phòng Khu vực tại Manila, Philippines, để hỗ trợ các Quốc gia Thành viên.
Sự hiện diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam
Việt Nam là thành viên của WHO kể từ năm 1950. WHO thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1977 và chi nhánh văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003. Hơn 50 nhân viên của WHO tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân và Chính phủ Việt Nam cải thiện sức khỏe.
Những ưu tiên của WHO
Chương trình hoạt động chung của WHO đặt ra các ưu tiên và chiến lược trung hạn của Tổ chức với ba ưu tiên chiến lược là:
Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: thêm 1 tỷ người hưởng lợi từ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Ứng phó y tế khẩn cấp: thêm 1 tỷ người được bảo vệ tốt hơn trước các tình huống y tế khẩn cấp.
Người dân có sức khoẻ tốt hơn: thêm 1 tỷ người có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn.
Văn phòng đại diện WHO tại Việt Nam
WHO là một trong những cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ trực tiếp ngành y tế Việt Nam ngay từ khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước. Văn phòng đại diện WHO tại Việt Nam được lập ra ở Hà Nội từ năm 1977 và tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2003.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về WHO là gì và những vấn đề liên quan đến WHO, hy vọng giúp bạn hiểu hơn về tổ chức vô cùng ý nghĩa này. WHO mang trong mình sứ mệnh to lớn là bảo vệ sức khỏe loài người vì vậy chúng ta phải thật sự tôn trọng và nể phục những người làm trong tổ chức này. Tai thời điểm đại dịch Covid, tổ chức WHO đang đứng trước đầu sóng ngọn gió dành lại mạng sống cho từng người dân. Hãy cùng chúng tôi tiếp thêm sức mạnh để tổ chức ngày càng vững mạnh, tiếp tục bảo vệ sức khỏe mọi người trên toàn cầu.