NFC là một trong những công nghệ trên điện thoại được chú ý nhiều nhất hiện nay. NFC là công nghệ không dây, được phát triển nhờ các hệ thống thanh toán trực tuyến như Samsung Pay và Google Pay,….Tuy nhiên vẫn còn rất ít người biết đến NFC cũng như chức năng của nó. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết NFC là gì và dùng NFC sau cho đúng.

NFC là gì?
NFC là viết tắt của từ Near-Field Communications – chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn. Công nghệ này hoạt động dựa trên cảm ứng từ trường để kết nối các thiết bị có hỗ trợ NFC được đặt gần nhau (dưới 4 cm) hoặc tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên thông thường để tăng hiệu quả kết nối, người ta thường để các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Cụ thể là, khi 2 thiết bị NFC được chạm vào nhau, gần như ngay lập tức sẽ có một kết nối được hình thành mà không cần thêm bất kì một khai báo nào nữa.
Công dụng của NFC là gì?
Khi hai thiết bị đều có kết nối NFC, bạn có thể chạm chúng vào nhau để kích hoạt tính năng này và nhanh chóng truyền tập tin gồm danh bạ, nhạc, hình ảnh, video, ứng dụng hoặc địa chỉ website… Tại các nước phát triển, NFC còn được xem là chiếc ví điện tử khi có thể thanh toán trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Sử dụng NFC như thế nào?
NFC hiện tại có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, bởi tính tiện lợi và đơn giản của nó. Cụ thể một số công dụng của điện thoại NFC:
Kết nối điện thoại với các thiết bị khác
NCF có thể giúp điện thoại bạn kết nối với các thiết bị như: laptop, tivi, điện thoại, loa, dàn âm thanh…
Trước đây, để chia sẻ hình từ điện thoại này sang điện thoại khác, bạn phải bật Bluetooth, dò tìm, kết nối thì với 2 chiếc điện thoại. Thì nay khi có NFC, bạn chỉ cần chạm thiết bị vào nhau, một kết nối sẽ hình thành và bạn có thể chia sẻ hình ảnh, nhạc… nhanh chóng.

NFC hoạt động như thế nào?
Để dùng được NFC thì trước hết bạn cần bật kết nối này lên. Sau khi đã bật kết nối NFC thì bạn có thể gửi file qua NFC để biết cách chia sẻ nội dung nhanh chóng qua NFC.
Lưu ý:
– Một số người dùng lầm tường NFC là đường truyền chuyển dữ liệu nhanh hơn Bluetooth. Thực chất NFC chỉ là một thao tác để giúp chuyển dữ liệu đơn giản hơn nên mới nhanh hơn, nhưng nó vẫn truyền tải bằng Bluetooth hoặc Wifi Direct (tùy hãng).
– Ngoài việc giúp truyền tải dữ liệu như trên thì NFC còn mở rộng với những công dụng như bạn đến quán cafe có một thẻ NFC để trên bàn, trong thẻ này đã cài đặt sẵn wifi, thông tin của quán…lúc này bạn lấy chiếc điện thoại chạm vào NFC này thì máy sẽ bật tất cả tính năng được cài sẵn trong thẻ đó mà không cần phải nhờ gọi nhân viên. Hoặc mua đồ trong siêu thị lớn chỉ cần quẹt NFC của điện thoại để thanh toán tiền.
Ứng dụng thực tế?
Với những đặc tính nổi bật của mình thì NFC được ứng dụng rất rộng rãi và tính năng cao cấp nhất mà người ta hay nói tới là thanh toán điện tử. Với điện thoại và thiết bị có hỗ trợ NFC thì còn là tính năng kết nối nhanh chóng và đơn giản.
Sử dụng phương tiện công cộng: Có thể coi đây là 1 phần của thanh toán di động nhưng nó cũng nên được đề cập riêng. Các phương tiện vận chuyển công cộng ở các thành phố lớn rất cần những phương thức thanh toán tiện lợi như NFC.
Mua vé: Bạn có thể mua bất cứ loại vé nào với điện thoại NFC, từ vé phim, vé ca nhạc, các sân vận động hay thậm chí thay cho việc làm thủ tục sân bay hay đơn giản hơn là thẻ gửi xe điện tử.
Chìa khóa: Với việc sử dụng NFC, tất cả những gì bạn cần làm là chạm nhẹ vào cửa nhà, văn phòng hay khách sạn, khởi động xe…..Một cú chạm thay cho cả xâu chìa khóa, còn gì tiện hơn nữa đúng không nào.
Check-in và đánh giá về 1 địa điểm nào đó: Gần đây, Google đã bắt đầu dán những nhãn NFC trên 1 số cửa hàng, nhà hàng tại Mỹ. Với điện thoại NFC, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào là đã tham khảo được thông tin, đánh giá, thức ăn hay hàng hóa bên trong. Những bạn hay sử dụng Foursquare để checkin cũng lợi, không cần mạng hay GPS mà chỉ cần chạm vào thẻ để checkin.
Trao đổi dữ liệu: Hai điện thoại NFC có thể thực hiện để trao đổi dữ liệu sau khi thiết lập kết nối bằng cách đưa chúng vào trong phạm vi hoạt động của NFC. Người dùng chỉ cần chạm điện thoại của mình với người khác và dữ liệu sẽ được chuyển giao.
Đối với việc ghép Bluetooth hoặc Wifi: Người dùng chỉ cần mang hai thiết bị hỗ trợ NFC lại với nhau, NFC sẽ để chúng kết nối với nhau mà không cần khai báo qua nhiều bước.
Nhìn chung, tuy có nhiều tác dụng nhưng việc sử dụng NFC được chia làm 3 nhóm chúng: Touch and Go, Touch and Confirm (bổ sung thêm 1 lớp bảo mật cho thanh toán di động, chẳng hạn như nhập mã PIN để xác nhận thanh toán) hay Touch and Connect (chia sẻ dữ liệu với 1 thiết bị khác).

Thiết bị nào đang được tích hợp NFC?
Hiện tại hầu hết điện thoại thông minh mới ra mắt gần đây đều đã được tích hợp NFC, việc cần làm là các bạn chỉ rước về và trải nghiệm thôi.
+ Các sản phẩm điện thoại thương hiệu Samsung: Galaxy S5, Galaxy Note 4, Galaxy Alpha
+ Các sản sản phẩm điện thoại thương hiệu Sony: Xpreia Z3, Xperia Z3 Compact, Xpreia Z2
+ Các sản phẩm điện thoại thương hiệu HTC: HTC Desire Eye, HTC One E8, HTC One M8
+ Các sản phẩm điện thoại Asus: Zenfone 5, Zenfone 6
+ Các sản phẩm điện thoại thương hiệu LG: LG G3, LG G2
+ Điện thoại Oppo: Oppo Find 7a, Oppo R5, Oppo N1 Mini, Oppo R1
+ Các máy tính bảng chạy Android: Sony Xperia Z3 Tablet Compact, Samsung Galaxy Tab S 10.5 (SM-T805), Samsung Galaxy Tab S 8.4 (SM-T705), Google HTC Nexus 9 Volantis, Lenovo Yoga Tablet 2 Pro, Asus MeMo Pad 8, Dell Venue 8.
NFC trên điện thoại có công dụng gì?
Kết nối điện thoại với các thiết bị khác
NCF có thể giúp điện thoại bạn kết nối với các thiết bị như: laptop, tivi, điện thoại, loa, dàn âm thanh…
Nếu như trước đây, để chia sẻ hình từ điện thoại này sang điện thoại khác, bạn phải bật Bluetooth, dò tìm, kết nối thì với 2 chiếc điện thoại. Thì nay khi có NFC, bạn chỉ cần chạm thiết bị vào nhau, một kết nối sẽ hình thành và bạn có thể chia sẻ hình ảnh, nhạc… nhanh chóng.
Thanh toán điện tử
Ở Việt Nam hiếm người sử dụng loại hình thanh toán này, nhưng ở các nước phát triển đây là một hình thức phổ biến.
Điện thoại của bạn sau khi đăng nhập, kích hoạt tài khoản sẽ trở thành một chiếc “ví tiền điện tử”. Lúc này, khi cần thanh toán, mua vé, đi xe buýt có thanh toán thẻ… bạn chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị thanh toán và giao dịch sẽ hình thành.
Chìa khoá
Đây cũng là một ứng dụng ở các nước phát triển. Họ tích hợp NFC trên điện thoại và trên cửa, khi chạm nhẹ cửa nhà bạn sẽ mở ra hoặc đóng lại.
Nhận diện cá nhân
Chẳng hạn trên thế giới có một số công ty sử dụng hình thức chấm công bằng điện thoại NFC. Chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị và bạn sẽ được xác nhận công.
Ngoài các ứng dụng trên thì NFC thì vẫn còn các tiện ích khác như: nhận diện hàng giả, check in, so sánh sản phẩm khi đi mua sắm… Tuy nhiên, như bài viết có đề cập, ngoài ứng dụng phổ biến nhất là để kết nối điện thoại, loa… thì các ứng dụng khác ở Việt Nam không phổ biến hiếm người dùng.
Điện thoại nào có cài NFC
Bạn kiểm tra chiếc smartphone của mình bằng cách vào Cài đặt (Setting) >> Chọn Thêm (More).
Nếu bạn thấy dòng chữ NFC nghĩa là điện thoại bạn có “kết nối một chạm”, nếu không nghĩa là điện thoại bạn không có kết nối này.
Cách sử dụng NFC trên điện thoại
Cách bật NFC
+ Trên điện thoại Samsung: Cài đặt (Settings) >> NFC và thanh toán (NFC and Payment) >> Bật (On).
+ Trên điện thoại Sony: Cài đặt (Settings) >> Thêm (More) >> Gạt nút bật NFC.
+ Điện thoại LG: Cài đặt (Settings) >> Chia sẻ và kết nối (Share & Connect) >> NFC >> gạt nút bật.

Cách sử dụng NFC
Kết nối NFC trên điện thoại bạn đã được bật thì bạn có thể truyền dữ liệu qua NFC bằng các bước sau:
Bước 1: Chọn File cần chia sẻ >> Chọn vào mục Chia sẻ.
Bước 2: Chọn truyền nhanh qua NFC.
Bước 3: Chạm lưng 2 điện thoại vào nhau thì NFC sẽ được kích hoạt.
Bước 4: Chạm vào màn hình để bắt đầu.
Bên máy nhận chọn đồng ý để có thể nhận file.
Bắt đầu gửi file.
Quá trình gửi file qua NFC hoàn tất.
Bước 5: Bạn chọn Open bên máy nhận để xem kết quả.
Cách tắt NFC
Bước 1: Đầu tiên vào Cài đặt chọn >> NFC và thanh toán.
Bước 2: Tắt tính năng NFC trong đây.
So sánh với Bluetooth
NFC và Bluetooth là hai phương thức truyền không dây rất khác nhau về bản chất và mục đích. NFC rất tốt để truyền một lượng nhỏ dữ liệu trong một khoảng cách rất ngắn, được sử dụng chủ yếu cho việc thanh toán không dây và các thẻ ra vào. Bluetooth cho phép phạm vi kết nối thiết bị rộng hơn. Các thiết bị như điện thoại di động, loa và tai nghe thường sử dụng Bluetooth.
Hai công nghệ này có thể làm việc cùng nhau để tạo ra kết nối tốt hơn giữa các thiết bị. NFC kết nối thiết bị nhanh chóng và sau đó gửi tín hiệu đến Bluetooth, cho phép các thiết bị di chuyển xa hơn, trong khi vẫn duy trì kết nối và tránh làm thông báo “Searching for a device” xuất hiện.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai công nghệ này sẽ mang lại cho người dùng tốc độ truyền không dây nhanh và ổn định hơn trong tương lai.
Cách tốt nhất để sử dụng NFC
Kết nối ngay với mạng WiFi
Mật khẩu WiFi rất dài và phức tạp. Điều này làm cho kết nối với mạng trở nên khó khăn. Nếu muốn thay thế quy trình rườm rà đó bằng một thao tác chạm duy nhất, bạn có thể ghi mật khẩu WiFi của mình vào tag NFC. Android và iOS hỗ trợ tính năng này, do đó, một thao tác chạm vào ta sẽ điền các chi tiết kết nối WiFi và giúp bạn trực tuyến mà không gặp phải bất kỳ phiền phức nào.
Tạo động lực bước ra khỏi giường
Đối với một số người, ngay cả việc đồng hồ báo thức kêu không ngừng nghỉ cũng chẳng giúp ích được gì. Trong trường hợp đó, hãy cân nhắc việc sử dụng tag NFC để thúc đẩy bạn bước ra khỏi giường. Những ứng dụng như Sleep As Android tích hợp báo thức với các tag NFC, thông qua việc sử dụng captcha trong ứng dụng.
Nhằm mục đích xác minh rằng bạn đã thực hiện hành động, bằng cách khiến bạn tương tác với một vật phẩm. Sử dụng ứng dụng để viết captcha dựa trên NFC, sau đó cách duy nhất để tắt báo thức là ra khỏi giường, tìm sticker NFC và chạm điện thoại vào nó.
Khởi chạy một trang web
Đôi khi bạn muốn hướng ai đó đến một trang web cụ thể. Điều này có thể hơi khó khăn, đặc biệt là nếu nó không phải là một địa chỉ trang web đơn giản. Thay vì yêu cầu họ gõ một URL ngẫu nhiên dài dằng dặc, bạn có thể ghi URL vào tag NFC. Khi được nhấn, nó sẽ load trình duyệt di động của người dùng và hướng thẳng đến trang web bạn muốn
Tự động vào Driving Mode
Người dùng iPhone biết rằng khi họ vào xe và kết nối với hệ thống giải trí trong xe, điện thoại sẽ tự động vào Driving Mode. Điều này làm tắt tiếng các thông báo và tối ưu hóa thiết lập cho hành trình. Mặc dù một số điện thoại thông minh Android có thể làm được điều này, nhưng phần lớn thì không.
Nếu thích tự động hóa quá trình này, bạn có thể ghi các tác vụ vào tag NFC. Khi được đặt trong xe, một cú chạm vào điện thoại có thể thực hiện các hành động như kích hoạt chế độ Do Not Disturb, bật hoặc tắt dữ liệu và mở ứng dụng điều hướng.
Một số ứng dụng ghi tag NFC, như Trigger on Android, cho phép bạn thiết lập công tắc chuyển đổi để đảo ngược các hành động. Lần chạm đầu tiên sẽ kích hoạt Driving Mode, sau đó, bạn có thể vô hiệu hóa nó bằng cách nhấn lại lần nữa và đưa điện thoại trở lại hoạt động bình thường.
Thanh toán
NFC cho phép thanh toán không tiếp xúc khi sử dụng các dịch vụ như Google Pay hoặc Apple Pay. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thanh toán không tiếp xúc đã trở nên rất phổ biến.
Apple Pay và Google Pay đều cho phép bạn theo dõi chi tiêu, phân tích thói quen và lưu các phiếu giảm giá. Ngoài ra, chọn thanh toán NFC có nghĩa là bạn không còn cần phải thực hiện các phương thức thanh toán khác cùng với điện thoại của mình nữa.
Tự động hóa các tác vụ điện thoại thông thường
Android và iOS có các phương thức tự động hóa những tác vụ thông thường, nhưng chúng không mang lại sự linh hoạt cho bạn. Sử dụng NFC, bạn có thể thiết lập các shortcut hành động, như gọi một người bạn hoặc thành viên gia đình cụ thể, mở camera hoặc chạy dịch vụ phát trực tuyến yêu thích khi rời khỏi nhà.
Chia sẻ nội dung media
Nếu bạn tạo video YouTube, phát trực tuyến trên Twitch hoặc phát hành nhạc trên Spotify, một trong những thách thức lớn nhất là khiến mọi người nhìn thấy nội dung của bạn ngay từ đầu. Bạn có thể vượt qua vấn đề này với NFC.
Có thể nhúng một liên kết đến tác phẩm của bạn trên tag NFC và sau đó gắn vào một nơi nào đó sẽ khiến mọi người quan tâm. Chỉ cần chắc chắn giải thích rõ những gì có trên tag, vì mọi người cảnh giác với các vấn đề bảo mật NFC.
Ưu điểm của NFC là gì?
Tính bảo mật cao
Một trong những vấn đề khiến người dùng lo lắng ở những công nghệ truyền tải, giao tiếp chính là sự bảo mật. Với NFC, bạn có thể an tâm với công nghệ giao tiếp cũng như quá trình truyền tải dữ liệu.
Bởi nó chỉ cho phép giao tiếp nếu hai thiết bị đọc, thiết bị đích đặt cách nhau trong 4cm mà thôi. Nếu ở ngoài khoảng này, việc giao tiếp truyền tải thông tin sẽ không thể thực hiện được.
Cho phép các thiết bị truyền tải thông tin ngày càng nhỏ gọn
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng tìm đến những điều tối giản. Thẻ NFC không cần năng lượng để hoạt động. Khi cần đến năng lượng, nó sẽ lấy trực tiếp từ thiết bị đọc để sử dụng.
Đặc điểm này rất có ý nghĩa trong xu hướng sử dụng công nghệ hiện nay. Bởi nó giúp các thẻ NFC ngày càng nhỏ gọn. Người dùng có thể dễ dàng mang sản phẩm đi bất kỳ đâu mà không gặp chút khó khăn nào. Thực hiện kết nối một cách dễ dàng.
Nhờ công nghệ NFC, mọi người có thể kết nối 2 thiết bị với nhau chỉ thông qua một cú chạm. Bạn có thể gạt bỏ hoàn toàn quá trình khai báo thông tin, kết nối thủ công như Bluetooth hay những công nghệ giao tiếp truyền thống.
Truyền tải, sẻ chia đa dạng
Công nghệ NFC hiện tại được đánh giá rất cao nhờ sự truyền tải đa dạng. Người dùng có thể nhờ vào NFC mà truyền tải nhiều thứ như hình ảnh, video, thông tin, link website…
Bạn cũng có thể thông qua một cú chạm để kết nối điện thoại với tai nghe, điện thoại với loa chuyên dụng có tích hợp NFC. Điều này thực sự tuyệt vời đúng không.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được NFC là gì rồi đúng không nào? NFC là thiết bị công nghệ được đánh giá rất cao và số lượng người dùng ngày càng lớn. Hãy nhanh tay sở hữu công nghệ này để có thể chia sẻ tài liệu, hình ảnh,…tiện lợi hơn bạn nhé!