Khi đọc những thông tin trên website bạn thường thấy những câu format “xem thêm link…”. Với những thông tin trên mạng internet thì link xuất hiện liên tục và có vai trò quan trọng. Đặc biệt với SEO, link góp phần kết nối thông tin, đưa traffic về cho website. Vậy thì link là gì? Những thông tin quan trọng về link sẽ có ngay sau đây.
Link là gì?
Link được hiểu là liên kết, là mắt xích. Link là liên kết cầu nối giữa trang web này với trang web kia, giữa bài viết này với bài viết kia… Link kết nối những trang trong cùng một website với nhau (Internal link) hoặc dẫn người dùng ra một trang của website khác (External Link).
Trong link được nhìn thấy với nhiều định dạng như text, hình ảnh hoặc một đối tượng thông tin nào đó để điều hướng người dùng đi đến nơi mà nó muốn. Ở dưới con mắt người dùng chúng ta có thể phân tích được link được cấu tạo bởi 2 phần đó là phần Link và phần tử chứa đường link (Anchor text).
Ví dụ. Nếu bạn nhấn vào chữ “vào đây” thì bạn sẽ được dẫn đến trang https://lafactoriaweb.com/ đây được gọi là Link. Và chữ “vào đây” được gọi là Anchor text.
Vậy thì có những loại link nào và vai trò của link là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin tiếp theo nhé.
Phân loại link cơ bản
Đối với dân lập trình, chỉ có một loại link duy nhất được tồn tại dưới cái tên thẻ <a>. Cấu trúc của một link cơ bản như sau: <a href=”đường dẫn liên kết”>Anchor text</a>. Chức năng của Thẻ <a> đơn giản là đưa người dùng đến một nơi khác ngoài nơi mà họ đang đọc nó.
Song đối với những người làm SEO thì link quan trọng và cầu kỳ hơn nhiều. Nếu bạn hiểu được bản chất của link thì làm SEO coi như dễ dàng hơn 2/3 quãng đường. Xét theo tính nội bộ trong 1 website, link bao gồm 2 loại: Internal link và External link. Bên trong External link có inbound link và outbound link.
Internal link
Trước tiên, hiểu đơn giản thì Internal link là một liên kết giúp điều hướng người dùng đi đến một trang nào đó trong phạm vi website mà họ đang truy cập.
External link
External link hay còn được gọi là link out là liên kết giúp điều hướng người dùng đi đến một trang khác không thuộc website của bạn.
Inbound link
Inbound link hay còn gọi là backlink (Tạm dịch: Liên kết trả về) là một thuật ngữ SEO dùng để chỉ những liên kết được đặt từ những Domain khác trỏ về Domain chính. Đơn giản hơn, Inbound link là liên kết từ một trang web khác đến trang web của riêng bạn.
Outbound link
Outbound link hay còn gọi là outlink (Tạm dịch: Liên kết ra ngoài) là khái niệm ngược lại với Backlink, dùng để chỉ những liên kết được đặt trên Domain chính và liên kết đến những Domain khác. Hiểu đơn giản thì Outbound links là các liên kết trỏ đến một số tên miền khác từ trang web của bạn.
Khi bạn liên kết đến các tên miền có liên quan, nó không chỉ giúp công cụ tìm kiếm hiểu được lĩnh vực của bạn, mà còn giúp tăng sự tin tưởng và chất lượng trang web của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc SEO của blog của bạn.
Internal link là gì?
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Internal link là gì nhé.
Internal link được hiểu là Liên kết nội bộ. Đây là một thuật ngữ bao hàm tất cả những liên kết trỏ đến (tạo liên kết với) các trang khác trên website. Đây là dạng liên kết đóng vai trò chính trong việc điều hướng sức mạnh và khách truy cập của website.
VD: URL là gì là một dạng Internal Link. Link đang điều hướng bạn đến bài chia sẻ khác trong bài viết này nhưng nó vẫn thuộc trong website https://lafactoriaweb.com/.
Internal link là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa Onpage website, giúp người dùng ở lại website lâu hơn, cũng như cung cấp đúng những thông tin người dùng cần.
Sử dụng Internal link như thế nào trong SEO?
Đây là thông tin cực kỳ hay và quan trọng mà bạn cần nắm khi làm SEO. Nhiều bạn mới làm seo website thì nên biết làm ra một website và viết bài là điều mà ai cũng phải trải qua. Trong quá trình viết bài thì hầu như ai gặp chỗ nào là trỏ link chỗ đó, trỏ tùm lum điều đó là sai và nó không đem lại hiệu quả gì cả. Nhiều bài viết nhìn vào toàn là link, cũng có nhiều bài chẳng có 1 link nào.
Đầu tiên bạn phải lập kế hoạch từ khóa cho thật chi tiết. Từ khóa cấp 1, cấp 2, cấp 3…cấp n. Những website bán hàng hoặc những website cung cấp dịch vụ thì bộ từ khóa nó còn phình to ra nữa cấp 1.1, cấp 2.1, cấp 3.1… cấp n.n. Sau đó bạn hãy viết những bài cấp thứ N trước, đi từ nhỏ lên trên và những bài cấp N hãy trỏ qua lại với nhau. sau khi các bạn đã viết xong cấp N thì các bạn hãy tiến lên 1 bước và viết cấp cao hơn, từ đây các bạn hãy quay lại cấp N và trỏ link lên tầng cha của nó, và cứ như vậy cho đến hết cây từ khóa. Có như vậy thì độ mạnh và những gì tốt đẹp của thằng con sẽ truyền vào cho thằng cha từ đó bạn sẽ có một hệ thống internal link vững chắc và được điều hướng cụ thể với nhau.
Bên cạnh đó kỹ thuật đặt Internal link cũng là một yếu tố quan trọng, nếu bạn làm nó không tốt thì chất lượng cũng bị kéo xuống theo. Đó là đoạn nào bạn đặt liên kết thì đoạn đó phải có liên quan tới bài viết mà liên kết trỏ về.
External link là gì?
External link được hiểu là Liên kết bên ngoài. Đây là một thuật ngữ bao hàm tất cả các liên kết của website chính với những website khác bên ngoài. External link là liên kết giúp điều hướng người dùng đi đến một trang khác không thuộc website của bạn.
VD: Khi click vào Link https://decoxdesign.com/can-ho-40m2.html bạn được dẫn ra Website https://decoxdesign.com/ với bài “13 thiết kế căn hộ 40m2 đẹp, tiện nghi phá bỏ giới hạn diện tích”. Đó chính là External Link.
Sử dụng External link như thế nào cho hiệu quả
Việc bạn làm SEO là đưa website với từ khóa lên top Google đúng không? Bạn phải hiểu được bạn đang chơi với ai và người chơi đó có mong muốn gì?
Bạn đang chơi với Google đó là điều hiển nhiên và mong ước của Google là cung cấp cho người dùng những câu trả lời đúng nhất, có ích nhất và thỏa mãn được người dùng, vậy nếu bài viết của bạn đáp ứng và giải quyết được vấn đề người dùng thì tỉ lệ lên top là khá cao đúng không nào? Mà vì sao tôi lại nói về vấn đề đơn giản ai cũng biết này nhỉ?
Đơn giản thôi, nếu trong bài viết của bạn, tôi lấy ví dụ đang viết về “link là gì?” và bạn dẫn người dùng ra ngoài trang với nội dung “nhà sách đẹp” nghe nó không hợp lý đúng không nào. Vậy nên khi Google đọc bài của bạn và thấy đường dẫn lung tung không mạch lạc liên quan tới nhau, thì nó sẽ đánh giá bài viết của bạn không chất lượng, không đáp ứng nhu cầu người dùng và tỉ lệ lên top sẽ thấp hơn.
Tới đây sẽ có người nói họ đã từng và đang làm như vậy nhưng sao từ khóa vẫn top được? Có 2 lý do khách quan vô tình giúp cho bạn điều đó.
Nếu trong cuộc chơi có 10 người và cả 10 đều sai thì người sai ít nhất sẽ được lên top. Nếu không không đưa người sai lên thì lấy đâu kết quả cho người dùng đọc phải không nào?
Google ở Đông Nam Á còn khá dở khi những thuật toán mà hầu như đã đánh bay những nhà SEO mũ đen trên thế giới thì ở Việt Nam những vị SEOer đó vẫn tồn tại.
Nhưng nếu sau này khi mà Google Việt Nam đã update thì sao? Hãy nghĩ tới người dùng, đó là cách chơi duy nhất khiến bạn có quan hệ tốt với Google, hầu như những dịch vụ seo website hiện nay đều thay đổi theo hướng này. Tôi nhắc lại hãy nghĩ tới người dùng. Sẽ thật thiết sót nếu như không nhắc tới khái niệm Anchor Text. Vậy anchor text là gì?
Anchor text là gì?
Anchor text là phần tử đại diện cho link nằm trong bài viết. Có 2 loại anchor text cơ bản được nhắc đến trong SEO đó là anchor dạng text, hình ảnh.
<a href=”https://lafactoriaweb.com/la-gi”>la gi</a> tất cả những gì nằm trong cặp thẻ <a></a> đều là anchor cho dù nó là hình ảnh hay là text. Như vậy, Anchor Text ở đây là “là gì”.
Việc sử dụng Anchor Text rất quan trọng trong SEO, dù là Onpage hay Offpage. Anchor cần được lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung của trang mà đường link dẫn tới và phải nằm trong đoạn có liên quan tới nghĩa của anchor đó.
Sử dụng anchor text như thế nào?
Vậy có phải nếu bạn SEO cho trang web cung cấp dịch vụ thiết kế website thì những trang ở ngoài chỗ nào có từ thiết kế website là bạn xách đầu nó trỏ về không? Câu trả lời là Không. Anchor cần được đa dạng về thể loại, mình có đọc một số bài và người ta chỉ mình phải đi theo đúng tỉ lệ % của từng loại anchor đó. Mình khuyên bạn quên nó đi.
Hãy đảm bảo bạn có thật nhiều anchor nhất có thể trỏ về site của bạn và con số % mỗi anchor trên tổng số anchor bạn có đừng quá 20%. Ví dụ thế này cho các bạn dễ hiểu, giả sử bạn làm bên dịch vụ thiết kế website, bạn đang sở hữu 100 ref domain, và bạn định đi 100 backlink có anchor thiết kế web về moneysite của mình, đây là cách làm sai hoàn toàn. Với 100 ref domain, bạn có thể đi backlink với đa dạng anchor text, có thể đi các anchor text như thiết kế web bán hàng, thiết kế web giá rẻ, lập trình web app, thiết kế website tin tức, thiết kế website học trực tuyến, thiết kế website khách sạn, thiết kế web bất động sản,…Nếu bạn đi mỗi anchor text trên 10 ref domain trong tổng số 100 ref domain, thì bạn có tỉ lệ anchor text là 10%, rất đẹp đúng không?
Nhìn chung với anchor text, thì điều bạn cần làm là:
- Đa dạng Anchor Text nhất có thể
- % mỗi Anchor trong tổng số Anchor Text không quá 20% (kiểm tra bằng Ahrefs)
Vai trò của link trong SEO
Tạo dòng chảy sức mạnh
Nếu liên kết đóng vai trò như một ống dẫn nước thì trong đó nước là một Dòng chảy sức mạnh (trust flow/page rank/link juice). Liên kết nội bộ có tác dụng tốt cho việc tạo nên cấu trúc site và phân bổ link juice.
“Link Juice là thuật ngữ phi kỹ thuật trong giới SEO, được xem như “dòng chảy sức mạnh” của một URL/Domain thông qua liên kết nội bộ và liên kết ngoài”.
Tầm quan trọng của Link Juice: tính đến thời điểm hiện tại, Link Juice (Page Rank) là một trong những thuật toán cốt lõi GG dùng để xếp hạng website.
Công cụ tìm kiếm cần phải nhìn thấy nội dung của từng trang cụ thể để liệt kê, phân loại website đó dựa trên dữ liệu và các chỉ mục keyword khổng lồ của nó. Nó cũng cần có được quyền truy cập vào cấu trúc các liên kết – cấu trúc này cho phép công cụ tìm kiếm duyệt các đường dẫn của một website – để có thể tìm được tất cả các trang. Rất nhiều website đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng là giấu đi các liên kết điều hướng chính khiến công cụ tìm kiếm không thể truy cập được. Điều này cản trở khả năng liệt kê trong dữ liệu của công cụ tìm kiếm.
Trong ví dụ trên, bot Google đến trang “A” và nhìn thấy internal đến tới trang “B” và “E”. Tuy nhiên bot Google lại không có cách nào tiếp cận hai trang quan trọng C và D cũng thuộc website. Thậm chí, Google không biết chúng tồn tại, vì không có liên kết trực tiếp hay liên kết trỏ tới hai trang này. Theo Google, các trang này về cơ bản không tồn tại – bất kể chúng nó nội dung tốt, từ khoá nhắm đúng tới mục tiêu và cách tiếp thị thông minh thì các trang đó cũng không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào – đơn giản vì ngay từ đầu ‘bot Google’ đã không thể tiếp cận được những trang đó.
Cấu trúc tối ưu cho website sẽ trông giống như một kim tự tháp (dấu chấm lớn phía trên là trang chủ):
Cấu trúc này có số lượng tối thiểu các liên kết giữa trang chủ và các trang khác. Dạng này khá hữu ích vì nó cho phép link juice được liên kết thông suốt trong toàn bộ website, do đó năng tiềm năng xếp hạng cho mỗi trang. Đây là cấu trúc phổ biến tại nhiều website có chất lượng cao (như Amazon.com) qua hình thức thể loại và tiểu thể loại của hệ thống.
Nhưng làm sao để tạo ra cấu trúc này? Cách tốt nhất để làm điều này là dung các liên kết nội bộ và cấu trúc URL bổ sung. Ví dụ, tạo liên kết nội bộ đến trang https://lafactoriaweb.com/cong-nghe với anchor text là “công nghệ”. Dưới đây là định dạng chuẩn cho một liên kết nội bộ. Giả sử liên kết này là trên tên miền https://lafactoriaweb.com/.
Tạo dòng chảy về sự uy tín
Link được sử dụng trong website ví như một phiếu bầu giúp tăng độ uy tín của website đối với Google. Nó đóng vai điều hướng người dùng ghé thăm website theo một mục đích nhất định nào đó. Từ đó giúp cải thiện vị trí website trên bảng xếp hạng từ khóa tìm kiếm của Google một cách hiệu quả.
Tăng traffic cho website
Link nội bộ, liên kết nội bộ có tác dụng tăng điều hướng cho người dùng, kéo dài khoảng thời gian mà họ ở trên trang cũng như những điều hướng trên web theo hướng có lợi. Chính những điều này sẽ làm tăng hiệu quả của SEO Onpage bởi chúng cải thiện tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ bỏ trang, tăng tính trải nghiệm cho trang đích. Từ đó giúp trang web cải thiện được điểm chất lượng, tăng tính xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm của Google.
Với liên kết ngoài thì đây là công cụ hữu hiệu của SEO Offpage (còn gọi là backlink). Chúng chủ yếu làm tăng độ phổ biến của website giúp bạn có tỷ lệ nhấp chuột vào trang web cao. Đơn giản nếu có nhiều site trỏ đến web của bạn thì càng có nhiều người biết đến, có nhiều cơ hội để đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google.
Nếu trang web của bạn được nhiều site có chất lượng trỏ về thì sẽ mang đến hiệu quả tốt cho trang web của bạn. Hơn nữa những site vệ tinh này thường có chung đề tài hoặc liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp từ đó có thể gia tăng tỷ lệ nhấp chuột, quan tâm của người dùng đến web của bạn hơn.
Thiết lập hệ thống thông tin website
Liên kết nội bộ (Internal link) giúp cho robot của Google có thể thu thập và đọc dữ liệu một cách đầy đủ và nhanh chóng, giúp những trang con không bị cô lập.
Bên cạnh đó còn giúp cho website của bạn có một cấu trúc trật tự nhờ vào các liên kết nội bộ. Chúng gắn kết các trang, những nội dung có liên quan lại với nhau.
Các bài viết liên kết với nhau tạo thành nội dung chủ đề “Máy giặt LG” – Thematic Content. Tối ưu yếu tố Theme.
Lưu ý: Liên kết nội bộ không giúp bạn tạo dựng sự uy tín cho trang nhưng nó truyền độ uy tín từ trang này sang trang khác.
Link facebook là gì?
Link Facebook là liên kết được dùng trong link Facebook liên kết ghép nối từng cá nhân con người lại với nhau làm cho chúng đan xen như mạng nhện và chú nhện của chúng. Và ở đó nhện có thể bò từ chỗ này đến chỗ khác thông qua các sợi tơ – là các đường link đó. Giống như việc người làm SEO tạo ra nội dung trên website của họ, Facebook cũng có chức năng đăng bài viết.
Tổng kết lại, link là đường dẫn kết nối thông tin và là link là một yếu tố quan trọng trong SEO, vậy nên các bạn làm marketing chú trọng xây dựng link bài viết hiệu quả nhé. Như vậy thì giúp cho website ngày càng tăng thứ hạng được.