“Huyết áp bao nhiêu là cao?” là một câu hỏi được rất nhiều người người quan tâm, nhất là trong thời điểm ngày càng nhiều người mắc các bệnh về huyết áp. Bởi vậy, trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về căn bệnh khá phổ biến này nhé.
Bệnh cao huyết áp.
Đây là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến tại Việt Nam là bệnh cao huyết áp.
Bệnh cao huyết áp hình thành là do áp lực của dòng máu lên thành mạch cao hơn bình thường. Biểu hiện và triệu chứng của bệnh dễ gây nhầm lẫn nên khá khó phát hiện nếu bạn không khám sức khỏe thường xuyên. Cách xác định huyết áp cao đơn giản nhất là đo huyết áp và phân tích chỉ số huyết áp.
Xem thêm: Huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?
Chỉ số huyết áp là yếu tố phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn. Chỉ số huyết áp được xác định dựa trên hai chỉ số là huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Độ tuổi hay giới tính khác nhau sẽ có mức chỉ số huyết áp bình thường khác nhau.
Huyết áp được cho là huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tối đa (tâm thu) vượt quá 140mmHg và huyết áp tối thiểu (tâm trương) trên 90 mmHg. Mức chỉ số này cho thấy tim của bạn đang phải cố gắng đẩy máu. Đồng thời nó cũng phản ánh gián tiếp mức độ xơ vữa mạch máu không còn co giãn như mong muốn.
Một số biểu hiện của bệnh cao huyết áp.
Rất nhiều người không có thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bởi vậy, họ thường không biết mình đã mắc bệnh cao huyết áp do biểu hiện của bệnh rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu thấy cơ thể có những triệu chứng sau, chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp vì rất có thể bạn đã bị nhiễm huyết áp cao.
1.Thường xuyên nhức đầu.
2.Chảy máu mũi với tần suất cao.
3.Tê ngứa ở các chi.
4.Mắt xuất hiện nhiều tia máu
5.Buồn nôn và nôn khan thường xuyên.
6.Nhìn kém, mờ. Khó thở.
7.Đột ngột mất thăng bằng,gặp nhiều khó khăn khi đi bộ.
Xem thêm: Top 8 Máy Đo Huyết Áp Tốt Nhất?
Cần làm gì khi phát hiện mắc bệnh huyết áp cao?
Khi phát hiện mắc bệnh huyết áp cao, bạn cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ổn định huyết áp.
Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Một chế độ ăn lành mạnh và phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh. Với những người huyết áp cao, nên sử dụng những thực phẩm ít chất béo, tránh ăn mặn, tránh rượu bia, các loại thức ăn nhanh, … Nên ăn nhiều các loại thực phẩm có công dụng ổn định huyết áp như rau xanh tươi, trái cây mọng như việt quất, mâm xôi, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Đặc biệt cần chú ý bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Tích cực luyện tập thể dục thể thao, tránh béo phì và tăng cường sức khỏe. Với những người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh huyết áp cao nhất thì nên lựa chọn những môn thể dục nhẹ nhàng như thiền, đi bộ, đạp xe, …
Giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp để kiểm soát tình trạng cơ thể.
Kết luận
Như vậy qua bài viết, bạn đã trả lời được câu hỏi huyết áp bao nhiêu là cao rồi phải không ^^. Chỉ số huyết áp là một yếu tố phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn. Bởi vậy bạn nên biết và kiểm tra huyết áp thường xuyên để phòng tránh các bệnh về huyết áp. Nếu không thể đến bệnh viện, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sắm cho gia đình một chiếc máy đo huyết áp để kiểm tra sức khỏe cho cả nhà.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!