Trong vận chuyển hàng hóa đường biển, FOB là thuật ngữ mà bất kể nhà xuất nhập khẩu, dân trong ngành hàng hải nào cũng đều phải biết. FOB là gì? FOB và CIF có gì khác biệt? Cùng tìm hiểu những nội dung sau:
FOB là Gì? Giá FOB là gì?
FOB là một thuật ngữ có trong Incoterms (International Commerce Terms). Incoterms là bộ tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên liên quan có trong hợp đồng ngoại thương.
Vai trò của Incoterms trong thương mại là:
- Hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế.
- Là tiếng nói chung trong giao nhận và vận tải hàng hóa.
- Phương tiện quan trọng để xây dựng hợp đồng ngoại thương.
- Phương thức để xác định giá cả mua bán hàng hóa.
- Căn cứ pháp lý trong xử lí khiếu nại và tranh chấp giữa các bên.
Incoterms sửa đổi mới nhất vào năm 2010 bao gồm 11 điều khoản, chia thành 4 nhóm: Trong 11 điều khoản trên thì FOB nằm nhóm F và là một trong số vài điều khoản được dùng nhiều nhất vì FOB phù hợp với tập quán mua bán hàng hóa quốc tế cũng như phù hợp với mục đích của các công ty xuất nhập khẩu. Đặc biệt FOB phù hợp với các công ty xuất nhập khẩu vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể FOB là gì?
FOB là gì?
FOB (Free On Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán nhưng sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua. Lan can tàu là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB.
Tại Mỹ và Canada còn phân biệt thành FOB điểm giao hàng và FOB điểm đến. Vị trí này cũng là nơi chuyển giao trách nhiệm bên bán cho bên mua. Với FOB điểm giao hàng thì vị trí chuyển giao trách nhiệm là cảng xếp hàng, còn FOB điểm đến thì chuyển rủi ro tại cảng đến.
FOB Shipping point – FOB điểm giao hàng. Tại đây quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển từ người bán người mua khi hàng hóa được xếp lên tàu.
Ví dụ. Công ty A tại Mỹ mua thiết bị điện tử từ công ty B tại Việt Nam, ký hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping point. Nếu trong quá trình vận chuyển, hàng hóa bị tổn thất thì công ty A không được quyền yêu cầu công ty B giao lại hàng. Công ty B chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển.
FOB Destination – FOB điểm đến. Tại đây quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển cho người mua, khi hàng được giao đến địa điểm chỉ định trên nước người mua. Người bán sẽ chịu trách nhiệm với hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Ví dụ. Công ty A tại Mỹ mua thiết bị điện tử từ công ty B tại Việt Nam, ký hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping destination. Vì 1 lí do gì đó mà công ty B không giao hàng cho công ty A, thì công ty A có quyền công ty B giao lại hàng và chịu mọi trách nhiệm cho tới khi hàng được giao tới nơi an toàn.
Tuy nhiên 2 điều kiện FOB này thực tế ít thấy áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Và nếu không để ý thì sẽ bị nhầm với điều khoản CFR (Cost & Freight).
Giá FOB là gì?
Sau khi tìm hiểu FOB là gì thì chúng ta đến với giá FOB. Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước người bán, đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu, và thuế xuất khẩu (nếu có).
Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình chuyên chở.
Trong ngành thường gọi một cách quen thuộc là hợp đồng FOB, giá FOB….thì có nghĩa là hợp đồng ngoại thương đang áp dụng theo điều kiện FOB trong incoterms.
Hợp đồng thương mại cần chỉ rõ ràng và đầy đủ là FOB + Tên cảng xếp hàng
Ví dụ. FOB Mong Cai, Vietnam
Vai trò của FOB trong vận chuyển hàng hóa
FOB có nhiều vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa cần phải nói đến là:
Kiểm soát được chi phí. Người mua có thể biết trước tất cả các chi phí sẽ phát sinh khi mua bán theo điều kiện FOB. Người bán sẽ ra hóa đơn giá bán hàng hóa, còn đơn vị vận chuyển sẽ ra hóa đơn cước vận chuyển. Người mua yêu cầu báo giá và khi đó có thể biết được tổng cộng chi phí sẽ là bao nhiêu. Nếu là công ty nhỏ hoặc mới thành lập, việc biết trước tất cả các chi phí là rất cần thiết vì nếu không kiểm soát được các khoản phí lớn có thể làm sụp đổ hoàn toàn một công ty mới.
Đơn giản cho người mua. Với điều kiện giao hàng FOB, người mua không cần phải tự làm bất cứ thứ gì. Người bán chịu trách nhiệm nửa đầu tiên của quá trình vận chuyển, nửa còn lại đơn vị vận chuyển sẽ lo giúp bạn. Tất cả những gì người mua cần là đặt mua hàng.
Không có những sự cố phát sinh vào phút cuối. Quá trình vận chuyển có một khoản chi phí cố định cho tất cả các dịch vụ và các bước thực hiện trong quá trình đó. Các điều kiện giao hàng trong Incoterms xác định việc ai tìm và thanh toán cho mỗi dịch vụ. Nếu người bán chịu trách nhiệm thanh toán thì người mua sẽ phải trả cho người bán số tiền lớn hơn khoản tiền mà họ thanh toán cho bên vận chuyển để bù đắp cho các chi phí này. Như vậy, không phải là người mua không trả cước vận chuyển mà người bán sẽ dùng số tiền người mua trả cho họ để thanh toán cho đơn vị vận chuyển. Như vậy có thể giúp người mua tiết kiệm chi phí vì người bán nắm rõ thị trường và dịch vụ tại địa phương của họ. Bên cạnh đó người mua cũng không cần phải tự tìm kiếm dịch vụ vận chuyển và cũng không phải chịu trách nhiệm nếu có sự cố liên quan tới dịch vụ đó.
Các khoản phí đều rất rõ ràng. Bởi vì với điều kiện giao hàng FOB khi người mua tự book cước tàu với đơn vị vận chuyển tại địa phương thì người mua kiểm soát được những chi phí phát sinh này. Lúc đó thì người bán sẽ giao hàng lên tàu với sự hỗ trợ của đơn vị vận chuyển ở nước người bán và sau đó đơn vị vận chuyển của của người mua ở địa phương sẽ tiếp quản từ đó.
Điều kiện giao hàng FOB
Điều kiện FOB chỉ áp dụng cho đường biển quốc tế, đường sông. Không áp dụng cho các hình thức vận chuyển khác. Và điều kiện giao hàng của FOB cũng được quy định như sau:
Trách nhiệm của người mua
Thanh toán. Người mua thanh toán cho người bán tiền hàng theo đúng như cam kết trên hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên.
Giấy phép và thủ tục. Người mua phải chuẩn bị giấy phép xuất khẩu. Thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định để hàng hóa được phép nhập khẩu vào quốc gia.
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm. Người mua chịu chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng đi chỉ định đến điểm đích cuối cùng (Cảng dỡ hàng hoặc kho nội địa). Với hợp đồng bảo hiểm, người mua không bắt buộc mua trong trường hợp này, trừ khi người mua muốn hàng hóa của mình được đảm bảo an toàn hơn.
Nhận hàng. Người mua nhận hàng hóa thuộc quyền sở hữu sau khi hàng được bốc lên tại cảng đích quy định.
Chuyển giao rủi ro. Rủi ro được người bán được chuyển cho người mua kể từ khi hàng được giao xong qua lan can tàu. Rủi ro bao gồm các tổn thất và mất mát hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Nếu như con tàu tại cảng đi bị delay thi người bán có trách nhiệm chịu mọi chi phí liên quan.
Cước phí. Người mua đảm bảo trả cước vận chuyển hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao qua lan can tàu. Các chi phí người mua phải trả để vận chuyển hàng hóa tới đích đến cuối cùng gồm có cước tàu, bảo hiểm (nếu có), thuế và các loại phụ phí phát sinh.
Thông báo cho người bán. Người mua có trách nhiệm thông báo cho người bán hàng hóa đã được chất lên trên tàu có tên cụ thể, tại cảng chỉ định có ở trong hợp đồng mua bán của 2 bên.
Cung cấp bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các văn bản điện tử tương đương. Người mua có trách nhiệm cung cấp cho người bán bằng chứng của việc vận chuyển hàng (Bill of Lading hoặc Seaway bill).
Kiểm tra hàng hóa. Nếu hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra bởi hải quan (nước xuất khẩu) thì người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh này.
Trách nhiệm của người bán
Nghĩa vụ chung của người bán. Người bán giao hàng tiến hành giao hàng lên tàu. Cung cấp đầy đủ hóa đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử tương đương và bằng chứng giao hàng (vận đơn đường biển).
Giấy phép và các thủ tục. Người bán làm thủ tục xuất khẩu và cung cấp giấy phép xuất khẩu cho hàng hóa.
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm. Hợp đồng vận chuyển có phạm vi vận tải từ kho nội địa đến cảng chỉ định dưới chi phí và rủi ro của người bán. Chi phí và rủi ro thuộc hợp đồng này sẽ kết thúc sau khi hàng được giao qua lan can tàu hay hàng được đặt xuống boong tàu, tùy thỏa thuận. Hợp đồng này không bắt buộc đối với người bán.
Giao hàng. Người bán vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất chỉ định và chịu các chi phí cho việc đưa hàng lên tàu. Việc giao hàng xem như hoàn tất.
Chuyển giao rủi ro. Kể từ sau khi hoàn tất giao hàng lên tàu thì mọi chi phí và rủi ro được chuyển sang người mua.
Cước phí. Người bán chịu chi phí đến khi hàng được giao lên tàu, kể cả chi phí khai quan, thuế và phụ phí phát sinh.
Thông tin cho người mua. Người bán thông báo cho người mua rằng hàng hóa đã được giao hoàn tất qua lan can tàu bằng sự chi trả của người bán.
Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các tài liệu điện tử tương đương (EDI). Người bán cung cấp cho người mua chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra đến cảng đi. Nhiều quốc gia sử dụng và chấp nhận hệ thống EDI (Electronic Data Interchange) – hệ thống giúp trao đổi dữ liệu điện tử và kết nối với các doanh nghiệp trên toàn Thế Giới. EDI có thể giúp lưu trữ và trao đổi chứng từ giữa 2 bên mua – bán thuận tiện nhất.
Kiểm tra, đóng gói, ký hiệu hàng hóa. Người bán chịu mọi chi phí kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân đo, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa. Nếu hàng hóa cần đóng gói đặc biệt, người bán phải thông báo cho người mua và chỉ đóng gói với phần chi phí tăng thêm do người mua trả hoặc được tính thêm vào giá bán.
Hỗ trợ khác. Người bán có nghĩa vụ hỗ trợ kịp thời trong việc bảo đảm thông tin và các tài liệu cần thiết để hàng hóa vận chuyển đến điểm đến cuối cùng.
Ưu và nhược điểm của FOB
Ưu điểm. Người bán không cần phải tìm đơn vị vận chuyển. Không phải mua bảo hiểm hàng hoá, địa điểm chuyển rủi ro sớm.
Nhược điểm. Người bán phải luôn vào tình huống bị động vì người mua book cước tàu. Ví dụ người mua book lịch sớm hơn vài ngày trước khi người bán có hàng thì người bán phải luôn nằm trong thế bị động. Người bán có thể gặp khó khăn khi kéo container hoặc đóng hàng vào container. Bên cạnh đó việc tu chỉnh chứng từ cũng khó khăn hơn. Người bán khó có khả năng chủ động giá thị trường khi thị trường biến động vì người bán không làm với nhiều nhà cung cấp.
CIF là gì?
CIF (Cost, Insurance, Freight) – (chi phí, bảo hiểm, cước tàu). CIF là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng. Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.
CIF thường được viết liền với một tên cảng dỡ hàng. CIF Hải Phòng Port tức là cảng HP là nơi dỡ hàng.
Trong ví dụ trên với CIF Hải Phòng, người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.
Giá CIF là gì?
Giá CIF là giá tại cửa khẩu của bên mua hàng, đã bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu bên nhận hàng.
Giá CIF = Giá FOB + cước vận chuyển
Ưu và nhược điểm của CIF
Ưu điểm. Xuất khẩu theo CIF sẽ có lợi cho người bán (người xuất khẩu) vì đảm bảo được hàng hóa cho người mua. Mà người mua lại là bên chịu chi phí nếu hàng hóa gặp rủi ro. (có lợi cho người bán).
Nhược điểm. Người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển (bất lợi cho người mua)
Ở Việt Nam hiện nay, đa số các công ty nhập khẩu hàng theo giá CIF. Nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF vì họ chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo lắng gì nữa.
Nhưng bạn nên biết, người bán là người trả chi phí, họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Điều này gây bất lợi cho những người nhập khẩu tại Việt Nam.
So sánh giữa FOB và CIF
Giống nhau
FOB và CIF giống nhau ở chỗ:
- FOB và CIF đều 2 điều kiện giao hàng trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải thủy quốc tế và nội địa.
- Là 2 điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến nhất trong vận chuyển hàng hóa hiện nay.
- Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro đều tại cảng xếp hàng (cảng đi).
- Trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu thuộc về người bán còn thủ tục nhập khẩu để lấy hàng thuộc về người mua.
Khác nhau
Điều kiện trong Incoterm. Điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu. điều kiện giao hàng CIF (Cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.
Bảo hiểm. Với FOB người bán không phải mua bảo hiểm còn CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá.
Trách nhiệm vận tải thuê tàu. FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu. CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.
Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ. Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu song với CIF thì người bán phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng.
Một số hình thức vận tải FAS, CFR
Bên cạnh hình thức vận tải FOB còn có một số hình thức vận tải khác như FAS, CFR cũng rất hay được sử dụng. Những hình thức này có điểm khác biệt gì so với FOB?
Khác biệt giữa FAS và FOB là gì?
FAS (Free Alongside) – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu. Nghĩa là trách nhiệm người bán không giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.
Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Như vậy có thể thấy rằng trách nhiệm chuyên chở của FAS thấp hơn FOB, và trách nhiệm chuyên chở tăng dần từ FAS sang FOB.
Khác biệt giữa CFR và FOB là gì?
CFR đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận. Trên thực tế còn ký hiệu (CNF – Cost and Freight) để cùng chỉ điều kiện này.
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)
FOB là gì? Một câu hỏi được đặt ra rất nhiều, và qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc này cho các bạn. Hy vọng đây sẽ là kiến thức giúp bạn trên con đường kinh doanh xuất nhập khẩu.