Theo dõi quá trình phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ trong 5 năm đầu đời là điều rất quan trọng. Từ 0 – 5 tuổi là giai đoạn đầu đời mà cơ thể của trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng để phát triển nhanh chóng về thể chất, làm nền tảng khỏe mạnh để phát triển trí tuệ. Vậy nên các phụ huynh cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề chăm sóc con trẻ trong giai đoạn này để trẻ phát triển một cách tự nhiên, khỏe mạnh và đúng với đà tăng trưởng tiêu chuẩn theo đo lường của WHO.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0 – 5 tuổi
Hằng năm, tổ chức y tế thế giới WHO sẽ nghiên cứu, đánh giá những khảo sát về chiều cao và cân nặng của trẻ em từng nước, từng khu vực và công bố mức chiều cao và cân nặng trung bình dành cho mỗi nước.
Quá trình đánh giá này giúp cho mỗi quốc gia biết được tình hình phát triển của trẻ em nói chung và suy ra những yếu tố tác động tới sự phát triển đó.
Bên cạnh đó, mỗi quốc gia cũng có các chuyên gia đánh lại những con số này, thu thập số liệu thực tế chi tiết hơn và đánh giá lại để mang đến kết quả đúng nhất.
Chiều cao và cân nặng của trẻ tiêu chuẩn hiện nay được dựa trên con số mà Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Hà Nội công bố, dựa trên chuẩn tăng trưởng của WHO và được áp dụng cho trẻ em Việt Nam.
Tháng /tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||||
Suy dinh dưỡng | Nguy cơ SDD | Bình thường | Nguy cơ béo phì | Béo phì | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
Cân nặng, chiều cao bé gái từ 0 – 24 tháng tuổi. | ||||||||
0 | 2.4 | 2.8 | 3.2 | 3.7 | 4.2 | 45.4 | 49.1 | 52.9 |
1 | 3.2 | 3.6 | 4.2 | 4.8 | 5.4 | 49.8 | 53.7 | 57.6 |
2 | 4.0 | 4.5 | 5.1 | 5.9 | 6.5 | 53.0 | 57.1 | 61.1 |
3 | 4.6 | 5.1 | 5.8 | 6.7 | 7.4 | 55.6 | 59.8 | 64.0 |
4 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.3 | 8.1 | 57.8 | 62.1 | 66.4 |
5 | 5.5 | 6.1 | 6.9 | 7.8 | 8.7 | 59.6 | 64.0 | 68.5 |
6 | 5.8 | 6.4 | 7.3 | 8.3 | 9.2 | 61.2 | 65.7 | 70.3 |
7 | 6.1 | 6.7 | 7.6 | 8.7 | 9.6 | 62.7 | 67.3 | 71.9 |
8 | 6.3 | 7.0 | 7.9 | 9.0 | 10.0 | 64.0 | 68.7 | 73.5 |
9 | 6.6 | 7.3 | 8.2 | 9.3 | 10.4 | 65.3 | 70.1 | 75.0 |
10 | 6.8 | 7.5 | 8.5 | 9.6 | 10.7 | 66.5 | 71.5 | 76.4 |
11 | 7.0 | 7.7 | 8.7 | 9.9 | 11.0 | 67.7 | 72.8 | 77.8 |
12 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 10.2 | 11.3 | 68.9 | 74.0 | 79.2 |
13 | 7.3 | 8.1 | 9.2 | 10.4 | 11.6 | 70.0 | 75.2 | 80.5 |
14 | 7.5 | 8.3 | 9.4 | 10.7 | 11.9 | 71.0 | 76.4 | 81.7 |
15 | 7.7 | 8.5 | 9.6 | 10.9 | 12.2 | 72.0 | 77.5 | 83.0 |
16 | 7.8 | 8.7 | 9.8 | 11.2 | 12.5 | 73.0 | 78.6 | 84.2 |
17 | 8.0 | 8.8 | 10.0 | 11.4 | 12.7 | 74.0 | 79.7 | 85.4 |
18 | 8.2 | 9.0 | 10.2 | 11.6 | 13.0 | 74.9 | 80.7 | 86.5 |
19 | 8.3 | 9.2 | 10.4 | 11.9 | 13.3 | 75.8 | 81.7 | 87.6 |
20 | 8.5 | 9.4 | 10.6 | 12.1 | 13.5 | 76.7 | 82.7 | 88.7 |
21 | 8.7 | 9.6 | 10.9 | 12.4 | 13.8 | 77.5 | 83.7 | 89.8 |
22 | 8.8 | 9.8 | 11.1 | 12.6 | 14.1 | 78.4 | 84.6 | 90.8 |
23 | 9.0 | 9.9 | 11.3 | 12.8 | 14.3 | 79.2 | 85.5 | 91.9 |
24 | 9.2 | 10.1 | 11.5 | 13.1 | 14.6 | 80.0 | 86.4 | 92.9 |
Cân nặng, chiều cao bé gái từ 2,5 đến 5 tuổi | ||||||||
2,5 tuổi | 10.1 | 11.2 | 12.7 | 14.5 | 16.2 | 83.6 | 90.7 | 97.7 |
3 tuổi | 11.0 | 12.1 | 13.9 | 15.9 | 17.8 | 87.4 | 95.1 | 102.7 |
3,5 tuổi | 11.8 | 13.1 | 15.0 | 17.3 | 19.5 | 90.9 | 99.0 | 107.2 |
4 tuổi | 12.5 | 14.0 | 16.1 | 18.6 | 21.1 | 94.1 | 102.7 | 111.3 |
4,5 tuổi | 13.2 | 14.8 | 17.2 | 20.0 | 22.8 | 97.1 | 106.2 | 115.2 |
5 tuổi | 14.0 | 15.7 | 18.2 | 21.3 | 24.4 | 99.9 | 109.4 | 118.9 |
Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của bé trai từ 0 – 5 tuổi
Tháng /tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||||
Suy dinh dưỡng | Nguy cơ SDD | Bình thường | Nguy cơ béo phì | Béo phì | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
Cân nặng, chiều cao bé trai từ 0 – 24 tháng tuổi. | ||||||||
0 | 2.5 | 2.9 | 3.3 | 3.9 | 4.3 | 46.3 | 47.9 | 49.9 |
1 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.7 | 51.1 | 52.7 | 54.7 |
2 | 4.4 | 4.9 | 5.6 | 6.3 | 7.0 | 54.7 | 56.4 | 58.4 |
3 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.2 | 7.9 | 57.6 | 59.3 | 61.4 |
4 | 5.6 | 6.2 | 7.0 | 7.9 | 8.6 | 60.0 | 61.7 | 63.9 |
5 | 6.1 | 6.7 | 7.5 | 8.4 | 9.2 | 61.9 | 63.7 | 65.9 |
6 | 6.4 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 9.7 | 63.6 | 65.4 | 67.6 |
7 | 6.7 | 7.4 | 8.3 | 9.3 | 10.2 | 65.1 | 66.9 | 69.2 |
8 | 7.0 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.5 | 66.5 | 68.3 | 70.6 |
9 | 7.2 | 7.9 | 8.9 | 10.0 | 10.9 | 67.7 | 69.6 | 72.0 |
10 | 7.5 | 8.2 | 9.2 | 10.3 | 11.2 | 69.0 | 70.9 | 73.3 |
11 | 7.7 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.5 | 70.2 | 72.1 | 74.5 |
12 | 7.8 | 8.6 | 9.6 | 10.8 | 11.8 | 71.3 | 73.3 | 75.7 |
13 | 8.0 | 8.8 | 9.9 | 11.1 | 12.1 | 72.4 | 74.4 | 76.9 |
14 | 8.2 | 9.0 | 10.1 | 11.3 | 12.4 | 73.4 | 75.5 | 78.0 |
15 | 8.4 | 9.2 | 10.3 | 11.6 | 12.7 | 74.4 | 76.5 | 79.1 |
16 | 8.5 | 9.4 | 10.5 | 11.8 | 12.9 | 75.4 | 77.5 | 80.2 |
17 | 8.7 | 9.6 | 10.7 | 12.0 | 13.2 | 76.3 | 78.5 | 81.2 |
18 | 8.9 | 9.7 | 10.9 | 12.3 | 13.5 | 77.2 | 79.5 | 82.3 |
19 | 9.0 | 9.9 | 11.1 | 12.5 | 13.7 | 78.1 | 80.4 | 83.2 |
20 | 9.2 | 10.1 | 11.3 | 12.7 | 14.0 | 78.9 | 81.3 | 84.2 |
21 | 9.3 | 10.3 | 11.5 | 13.0 | 14.3 | 79.7 | 82.2 | 85.1 |
22 | 9.5 | 10.5 | 11.8 | 13.2 | 14.5 | 80.5 | 83.0 | 86.0 |
23 | 9.7 | 10.6 | 12.0 | 13.4 | 14.8 | 81.3 | 83.8 | 86.9 |
24 | 9.8 | 10.8 | 12.2 | 13.7 | 15.1 | 82.1 | 84.6 | 87.8 |
Cân nặng, chiều cao bé trai từ 2,5 đến 5 tuổi | ||||||||
2,5 tuổi | 10.7 | 11.8 | 13.3 | 15.0 | 16.6 | 85.5 | 88.4 | 91.9 |
3 tuổi | 11.4 | 12.7 | 14.3 | 16.3 | 18.0 | 89.1 | 92.2 | 92.2 |
3,5 tuổi | 12.2 | 13.5 | 15.3 | 17.5 | 19.4 | 92.4 | 95.7 | 99.9 |
4 tuổi | 12.9 | 14.3 | 16.3 | 18.7 | 20.9 | 95.4 | 99.0 | 103.3 |
4,5 tuổi | 13.6 | 15.2 | 17.3 | 19.9 | 22.3 | 98.4 | 102.1 | 106.7 |
5 tuổi | 14.3 | 16.0 | 18.3 | 21.1 | 23.8 | 101.2 | 105.2 | 110.0 |
Tổng kết lại thông tin về bảng cân nặng chiều cao chuẩn:
- Trẻ cân nặng bao nhiêu là bình thường?
Trẻ mới sinh. Cân nặng trẻ sơ sinh được sinh đủ tháng bình thường vào khoảng 2,9 – 3,8kg.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng. Mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng.
1 tuổi (tuổi tập đi). Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g
2 tuổi. Tốc độ tăng trưởng cân nặng chuẩn của bé trung bình là 2,5-3kg.
Từ 2 tuổi trở lên.Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm của bé là 2kg cho đến tuổi dậy thì.
- Trẻ cao bao nhiêu là bình thường?
– Trẻ mới sinh. Em bé mới sinh thường dài trung bình 50cm.
– Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng. Chiều cao của trẻ phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng là 2,5 cm, 7-12 tháng tăng 1,5 cm/ tháng.
– 1 tuổi (tuổi tập đi). Tốc độ phát triển về chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm/tháng.
– 2 tuổi. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12 cm.
– Từ 2 tuổi trở lên. Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm.
=> Như vậy, giai đoạn tăng trưởng của trẻ trong độ tuổi từ 0 – 5 tuổi nhanh chóng. Các cha mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi này.
Nguyên tắc đo chiều cao, cân nặng cho trẻ
Nguyên tắc tính cân nặng
– Có thể sử dụng mọi loại cân bạn có nhưng nên sử dụng cân điện tử để có chỉ số chính xác nhất.
– Dùng cân để bàn phải đặt nơi thăng bằng, cân treo phải treo ở nơi chắc chắn, đồng hồ cân phải nhìn rõ, dễ theo dõi.
– Chỉnh cân về số 0, không đặt vật nào lên cân khi cho trẻ lên cân nặng.
– Với trẻ cần cân vào 1 thời điểm nhất định cho mỗi lần cân, tốt nhất là cân vào buổi sáng, khi trẻ chưa ăn gì, đã đi tiểu tiện, đại tiện, bỏ bớt quần áo, mũ nón, tả trên người trẻ ra.
– Đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi ở giữa cân, không cử động, ghi chỉ số cân nặng cả số chẵn và lẻ.
Nguyên tắc đo chiều cao
– Đo chiều cao cho trẻ dưới 2 tuổi. Đặt trẻ nằm dọc theo thước đo, giữ đầu trẻ thẳng nhìn lên trần, đầu gối kéo thẳng, ghi chỉ số chiều cao cả số chẵn và số lẻ.
– Đo chiều cao cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Đặt thước đo thẳng, vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 nằm sát sàn, trẻ đứng thẳng theo thước đo, không mang dép, quay lưng về tường, cả đầu + lưng + vai + mông + bắp chân + gót chân của trẻ đều phải sát tường, dùng bảng gỗ thẳng đặt trên đầu trẻ và dóng chiều cao trẻ từ bảng gỗ để có chỉ số chính xác nhất.
6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ
Trên đây là những con số cụ thể về cân nặng chiều cao của trẻ. Những con số này bị tác động bởi nhiều lý do. Có 6 lý do phổ biến ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ là:
Sức khỏe người mẹ trong thai kỳ và cho con bú
Sức khỏe, tâm trạng của người mẹ khi mang thai là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của trẻ. Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng có thể sẽ gây ra tình trạng chậm phát triển thể chất và trí tuệ của bé khi được sinh ra. Bên cạnh đó, để con có thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như DHA, Calci, Sắt hay Acid Folic…
Yếu tố di truyền
Nghiên cứu chỉ ra rằng những yếu tố như lượng mỡ thừa, cân nặng hay nhóm máu của bố mẹ có tác động đến quá trình phát triển của trẻ lúc được sinh ra. Tuy nhiên đó không phải là yếu tố quyết định, chỉ khoảng 23% yếu tố di truyền là tác động đến sử phát triển của trẻ.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé. Nếu trẻ nhà bạn có một chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng cũng như thiếu các dưỡng chất cần thiết thì sẽ làm chậm quá trình phát triển chiều cao và cân nặng. Dẫn đến việc khó đạt được như bảng chiều cao, cân nặng chuẩn bé trai, bé gái theo WHO đã nêu trên.
Xương, răng hoặc các cơ quan các trong cơ thể của trẻ đều chịu tác động của chế độ dinh dưỡng, do đó nếu việc cung cấp bị thiếu sót thì quá trình phát triển của tuổi tiền dậy thì sẽ bị chậm lại.
Nếu muốn con mình có thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh, thì việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất là cần thiết. Chính vì như thế, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển riêng mà các mẹ nên xây dựng các chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Các mẹ có thể nhờ chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn uống và những chất bổ sung trong quá trình cho con bú và khi con vào độ tuổi ăn dặm trở đi.
Sự chăm sóc của cha mẹ
Những người thường xuyên trông giữ và chăm sóc trẻ cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Sự quan tâm, chăm sóc này có khả năng tác động cả về tinh thần lẫn thể chất cho trẻ. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm và cần nhiều tình yêu thương, dành thời gian quan tâm đến trẻ giúp các bé có tinh thần thoải mái, vui vẻ để ăn uống và vui chơi.
Bệnh lý
Những khuyết tật hay bệnh lý mạn tính nghiêm trọng có thể tác động tiêu cực lên sự phát triển của trẻ. Theo một nghiên cứu mới đây được đăng tải ở Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.
Đồng thời, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.
Quá trình vận động, luyện tập thể thao
Trẻ em thời hiện đại thường có xu hướng tập trung nhiều vào những thiết bị điện tử thay vì tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây tác động tiêu cực lên các hệ thần kinh và cơ, xương khớp của trẻ.
Chính vì như thế, các bậc cha mẹ nên khuyến khích con mình vận động nhiều hơn bằng những hoạt động thể thao như bơi lội, đá bóng, chơi cầu lông.. để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện. Không những vậy, việc luyện tập này còn hạn chế được nguy cơ thừa cân ở trẻ, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.
Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.
Vai trò của canxi và vitamin D trong quá trình phát triển của trẻ
– Theo nghiên cứu: 99% canxi trong cơ thể tham gia vào cấu trúc hệ xương khớp, giúp duy trì hoạt động của hệ xương, răng. Vì vậy canxi được coi như chất truyền cốt lõi trong việc xây dựng hệ xương bền vững và chắc khỏe. Cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn đến hậu quả còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em và giòn xương, loãng xương ở người lớn.
– Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam: Chế độ dinh dưỡng thông qua bữa ăn mỗi ngày chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu canxi cần thiết cho trẻ. Để con phát triển toàn diện cũng như hạn chế tình trạng thấp còi, các mẹ cần bổ sung canxi cho con qua thực phẩm và sản phẩm bổ sung canxi phù hợp.
Các bậc cha mẹ nên lựa chọn loại canxi dễ hấp thu như canxi tự nhiên để bổ sung cho bé như: các loại thực phẩm giàu canxi như: rau có màu xanh đậm (rau bina, súp lơ xanh, cải chíp…), các loại hoa quả tươi (cam, quýt…), các loại đậu, hạt, trứng, sữa, tảo biển…
– Ngoài ra, Vitamin D cũng rất quan trọng vì nó giúp cơ thể hấp thu canxi một cách dễ dàng. Để cung cấp vitamin D cho trẻ, các mẹ hãy cho trẻ tắm nắng từ 10 đến 15 phút vào mỗi buổi sáng, khi ánh nắng còn nhẹ. Những thực phẩm như sữa và các sản phẩm làm từ sữa cũng cung cấp canxi và chất dinh dưỡng như: vitamin D, vitamin A, protein, phosphorus, riboflavin.
Để cung cấp đủ canxi cho trẻ và hấp thu tốt nhất lượng canxi, các cha mẹ có thể dùng canxi dạng ống cho trẻ nhỏ. Canxi dạng ống giúp trẻ hấp thu tốt nhất và không lo sự thiếu hụt canxi từ thực phẩm. Viện dinh dưỡng cũng khuyên cha mẹ nên dùng canxi dạng ống này. Ống canxi cũng được cung cấp trong những đợt bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ của quốc gia.
Như vậy, để cho con trẻ phát triển khỏe mạnh và vượt trội, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý quan sát quá trình phát triển của trẻ để bổ sung dưỡng chất cũng như lên kế hoạch sinh hoạt cho trẻ hợp lý. Hãy lưu lại bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn cho trẻ từ 0 – 5 tuổi trên đây để tiện theo dõi các mẹ nhé.