Xem những quảng cáo trên TV, thấy những poster ở ngoài đường, trên bao bì của sản phẩm, trang mạng xã hội của những thương hiệu, doanh nghiệp… bạn sẽ có lúc bắt gặp những câu nói ngắn mà thông điệp mạnh mẽ đi kèm với thương hiệu đó. Như thương hiệu Biti’s Việt Nam vốn nổi tiếng với câu nói đi cùng năm tháng “Nâng niu bàn chân Việt”. Đó chính là một Slogan hiệu quả, một Slogan hay.
Slogan là yếu tố rất quan trọng đối với thương hiệu trong marketing, chiến dịch tiếp thị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, nhưng điều quan trọng trước tiên là chúng ta cần phải biết rõ, hiểu rõ Slogan là gì? Đối với một người sáng tạo Slogan cho thương hiệu nên nắm những thông tin quan trọng về Slogan và có như vậy mới xác định Slogan đứng hướng, không nhầm lẫn với các nội dung khác trong chiến dịch marketing.
Slogan là một chuỗi từ ngắn, dễ nhớ mà thương hiệu tạo ra hướng tới nhóm khách hàng tiềm năng và mục đích là tạo dấu ấn, tóm tắt lại sự hấp dẫn của sản phẩm. Slogan giúp gợi nhớ hình ảnh thương hiệu và có dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Một Slogan có thể tạo nên danh tiếng cho thương hiệu, gợi mở sự kỳ vọng của khách hàng, tăng động cơ mua sắm tạo doanh số cho doanh nghiệp nhưng Slogan cũng có thể phá vỡ hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu nếu sử dụng ngôn từ không phù hợp.
Cuối cùng, thực chất Slogan là gì? Thế nào là một Slogan hay? Cách tạo nên một câu Slogan cho thương hiệu như thế nào? Và những câu Slogan tiêu biểu, đi cùng thời gian của các thương hiệu nổi tiếng là gì? Cùng La Factoria Web khám phá những điều thú vị xoay quanh Slogan .
Slogan là gì?
Slogan là chuỗi từ kết hợp tạo thành một câu nói ngắn gọn chứa đựng thông điệp, mang những âm điệu, lột tả được bản sắc, tính cách và định vị của thương hiệu. Tổng quan lại thì Slogan là “khẩu hiệu tiếp thị” của các doanh nghiệp, thương hiệu thường được sáng tạo bằng các cách như điệp âm, chơi chữ hoặc nghĩa mở rộng.
Slogan là một thành phần “nhỏ nhưng có võ” trong bộ thiết kế thương hiệu.
Thế nào là một Slogan hay?
Đối với một thương hiệu, xây dựng hình ảnh tốt thì quan trọng vẫn là Slogan . Tuy nhiên, để tạo nên Slogan hay không phải dễ dàng, hơn nữa Slogan ấy lại phải càng ngắn gọn, càng cô đọng được nhiều nội dung mà doanh nghiệp, thương hiệu muốn truyền tải càng tốt. Thực chất để lên ý tưởng và tạo ra một câu Slogan hay trải qua nhiều bước để Slogan đó đi cùng năm tháng với doanh nghiệp và thương hiệu, và khi nhắn đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ là người ta nhớ đến ngay câu Slogan đó.
Suy cho cùng, Slogan là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing. Sự thành bại của một kế hoạch Marketing phụ thuộc rất nhiều vào Slogan đó có tốt hay không.
Vậy sau khi hiểu được Slogan là gì rồi thì các bước tạo nên một Slogan hay như thế nào?
Slogan phải liên quan đến thương hiệu
Đầu tiên, bước khởi đầu, bắt đầu trước khi làm bất cứ điều gì liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch marketing là chúng ta phải thật sự nắm chắc thương hiệu đó là gì? Sản phẩm, dịch vụ họ bán là gì? Khách hàng hướng tới là ai? Tầm nhìn, sức mệnh, thông điệp mà doanh nghiệp muốn tải có hay không?
Một Slogan phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Ví như khi thương hiệu Pepsi ra đời thì Coca – Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một Slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca-Cola. Hãng nước giải khát Pepsi chọn Slogan là “Generation Next” – thế hệ tiếp nối. Ý nghĩa là Pepsi sẽ là một loại thức uống của thế hệ mới và ngụ ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca-Cola chỉ dành cho thế hệ cũ. Slogan này mang trong mình mục tiêu rõ ràng là nhắm vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và thật sự trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca-Cola.
Thực tế trải qua cho thấy, Pepsi đã thành công với thương hiệu này. Thậm chí còn có cuộc phân tích tâm lý qua đồ uống cho thấy, những người sử dụng Pepsi có xu hướng năng động, cởi mở hơn những người sử dụng đồ uống Coca. Vậy có đặc biệt không nào?
Slogan tốt hay xấu một phần là do khách hàng quyết định
Để có được một Slogan hay sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng có nhớ tới nó hay không, nhớ với tín hiệu tích cực hay tiêu cực. Hãy thử viết ra vài cái Slogan sau đó tham khảo bạn bè, người thân mà có nhân khẩu học trùng với tệp khách hàng của chiến dịch. Hãy xin ý kiến một cách nghiêm túc và ghi nhận những ý kiến trái chiều của họ.
Vậy nên quá trình tạo nên Sloan, doanh nghiệp, thương hiệu phải trải nghiệm và đôi khi thử rất nhiều Slogan khác nhau mới chọn được Slogan ưng ý nhất.
Ngắn gọn và súc tích
Một Slogan hay luôn phải là một Slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, dễ đi vào lòng người. Chẳng ai lại nhớ hãy để tâm một Slogan dài ngoằng và khó hiểu cả. Với nhiệm vụ đi vào tiềm thức khách hàng, không thể chấp nhận một Slogan dài dằng dặc nêu đầy đủ toàn bộ tính năng, tác dụng, ưu điểm của sản phẩm, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một Slogan dài lê thê như vậy.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng, độ dài của một Slogan hoàn hảo thường rơi vào khoảng từ 3 cho đến 5 từ. Nhưng dù cho ngắn gọn cỡ nào đi nữa thì Slogan cũng nên truyền tải đầy đủ được thông điệp của thương hiệu. Đừng ưu tiên ngắn gọn mà bỏ lỡ ý nghĩa của nó.
Ví dụ cụ thể thấy rõ vai trò quan trọng này thì thương hiệu Cà phê Trung nguyên đã thay đổi Slogan cũ: “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” bằng Slogan mới“ Khơi nguồn sáng tạo” ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn rất nhiều.
Slogan nên đảm bảo tính trung thực
Thường thì những Slogan có chứa những từ như “best” hay “nhất” sẽ ít được người dùng tin tưởng hơn. Đơn giản ai cũng hiểu được rằng “Núi cao còn có núi cao hơn”. Việc ngộ nhận mình là “nhất” trong ngành sẽ khiến người tiêu dùng cho rằng doanh nghiệp đang nói quá.
Hơn nữa, việc tạo ra những Slogan như vậy cũng chính là đẩy kỳ vọng của khách hàng lên cao hơn, sau này sẽ gây khó khăn cho thương hiệu xây dựng dịch vụ. Slogan như một lời cam kết ngầm của thương hiệu dành cho khách hàng nên nếu không giữ vững được chất lượng như Slogan đã nêu thì có lẽ hình ảnh thương hiệu dễ dàng bị đánh mất, khách hàng sẽ mất dần lòng tin vào thương hiệu. Đây là điều tồi tệ nhất mà thương hiệu gặp phải.
Nhãn hiệu Bia Carlsberg là một ví dụ, họ đã bị lên án và chỉ trích rất nhiều vì Slogan “Probably the best lager in the world”. Vậy nên thay vì khẳng định mình là số 1 trong ngành thì hãy đặt ra những Slogan hướng tới lợi ích của khách hàng.
Slogan hay sẽ trường tồn với thời gian
Slogan không chỉ là một phần của chiến dịch Marketing mà còn liên quan trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, đừng bao giờ tự vây mình ở cả mức độ không gian và thời gian. Hãy chọn ra những từ có nghĩa phù hợp với nhiều loại hoàn cảnh, quá khứ, hiện tại và đặc biệt là tương lai.
Xu hướng đặt Slogan của các doanh nghiệp lớn bây giờ là “hướng tới tương lai” với mong muốn liên tục phát triển và vững mạnh. Từ đó, khách hàng cũng có thể tin tưởng hơn vào một thương hiệu liên tục đổi mới và sáng tạo để mang lại những điều tốt nhất.
Slogan càng hay càng bền bỉ với thời gian, qua năm này năm khác, thế hệ này thế hệ khác đều sử dụng Slogan ấy thì tạo nên tính lịch sử cho thương hiệu. Những thương hiệu đang đẩy mạnh cách này để tạo nên series tiếp nối năm tháng, hành trình trưởng thành của thương hiệu. Một cách làm thương hiệu, branding xuất sắc.
Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới
Các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm hay các sản phẩm, dịch vụ dành cho giới trẻ thường đánh vào tâm lý truyền cảm hứng. “Just do it” của Nike, hãng giày thể thao nổi tiếng nhất thế giới truyền cảm hứng cho giới trẻ dám vượt qua thử thách, dám nghĩ dám thực hiện và xây dựng cá tính cho những khách hàng sử dụng giày thể thao Nike.
Tâm lý khách hàng không phải là sản phẩm, dịch vụ đó tốt thì họ mua mà chỉ đơn giản là thấy thông điệp ấn tượng, có cảm hứng, chạm đến cảm xúc của họ.
Không phản cảm
Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chỉ là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một Slogan gây ấn tượng không tốt: “Đến chậm gặm xương”. Slogan này hoàn toàn không phù hợp để tạo nên hình ảnh cho thương hiệu.
Các thương hiệu cũng nên tránh sử dụng ngôn từ quá “thông tục” trong giao tiếp để làm nên Slogan bởi vì giao tiếp xã hội thì khác nhiều với giao tiếp bằng hình thức văn bản. Câu nói có thể dùng để phát ngôn được nhưng sử dụng trong văn viết thì không hợp lý.
Hướng dẫn cách tạo Slogan hay, chất cho thương hiệu
Hiểu quy tắc chung tạo Slogan
Slogan không chỉ cần sáng tạo, nghĩ ra là có ngay mà nó cũng có cấu trúc, sử dụng kỹ thuật ngôn từ. Slogan sử dụng những nghệ thuật ngôn từ như phép lặp. từ láy, đối câu, đảo ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, đặt câu hỏi…. là một trong những yếu tố phát huy tính sáng tạo, khác biệt trong Slogan đồng thời giúp Slogan của doanh nghiệp bạn tạo ấn tượng tốt nhất đối với khách hàng. Slogan sử dụng nghệ thuật ngôn từ giúp khách hàng dễ đọc, dễ nhớ, dễ lan truyền viral Slogan hoặc dễ dàng ứng dụng trong các chiến dịch truyền thông.
Xem thêm: Viral là gì?
Thấu hiểu thương hiệu của doanh nghiệp
Trước khi lựa chọn Slogan nào cho thương hiệu của doanh nghiệp, việc đầu tiên bắt buộc phải làm là nghiên cứu kỹ càng về nội tại của thương hiệu. Hãy tham khảo các thông tin từ website, hỏi nhân viên của công ty về lịch sử thương hiệu, công ty đã có mặt bao lâu, những câu Slogan hay tagline nào đã được thử trước đây, sản phẩm, dịch vụ là gì?… Để có thể tạo ra một câu Slogan tốt nhất, bạn cần tìm hiểu xem nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu là gì? tone giọng của công ty vui tươi, trẻ trung hay chuyên nghiệp, tinh tế, trưởng thành…
Slogan sẽ giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt với đối thủ, đồng thời là thể hiện cho toàn bộ sứ mệnh, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu các giá trị khác biệt của doanh nghiệp. Hãy tìm kiếm insight của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và lợi ích lớn nhất của sản phẩm, hoặc thương hiệu đem lại cho khách hàng. Hoặc là giải pháp của thương hiệu cho vấn đề khách hàng đang gặp phải.
Nghiên cứu các câu Slogan của doanh nghiệp khác
Công việc nghiên cứu những câu Slogan phổ biến, Slogan của các công ty đối thủ thật sự quan trọng. Việc này không chỉ giúp tránh trùng lặp Slogan và cũng giúp bạn học hỏi, khơi gợi ý tưởng mới.
Hãy nghĩ về một số Slogan nổi tiếng nhất như: “Just do it” của Nike, “Think different” của Apple, “I’m lovin’ it” của McDonald’s. Những Slogan này đều có một vài điểm chung khiến chúng trở nên thành công. Ngắn và đáng nhớ. Đồng thời truyền đạt được cảm giác tích cực về thương hiệu,trong khi giúp thương hiệu có thể tạo ra được sự khác biệt rõ rệt với đối thủ.
Hoặc những Slogan của thương hiệu Việt Nam có câu tập trung mạnh vào cảm xúc khách hàng như: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của Bảo hiểm Prudential, “Mang phồn thịnh đến khách hàng” của ngân hàng nhà nước Agribank.
Định vị thương hiệu trên thị trường
Cần xác định rõ về định vị và yếu tố nhận diện của thương hiệu trên thị trường trong thời điểm hiện tại. Câu Slogan cần phản ánh được sức ảnh hưởng của thương hiệu tới khách hàng. Nếu là một Slogan cho công ty mới, chưa được biết đến rộng rãi, thì đó phải là một lời “chào mời” thật hấp dẫn về những gì doanh nghiệp có thể cung cấp.
Nếu công ty đã có sự uy tín, thì bạn cần đặt ra câu hỏi tại sao thương hiệu cần thay đổi Slogan ? Thương hiệu có định hướng phát triển theo hướng mới không? Slogan mới có phải là một yếu tố cho công việc rebrand – tái cấu trúc thương hiệu hay không?
Lấy ví dụ về Porsche, Slogan của Porsche là: “There is no substitute – Không gì có thể thay thế”. Slogan này phù hợp bởi Porsche là thương hiệu đã có bề dày lịch sử nhất định, khách hàng đã nhận diện về một sản phẩm chất lượng và sang trọng.
Tổng hợp tất cả các ý tưởng Slogan bạn có
Giai đoạn sáng tạo bắt đầu với vô vàn ý tưởng, hãy ghi lại tất cả những ý tưởng có trong đầu của bạn. Đôi khi bạn cảm thấy nó thật “ngây ngô” và không dùng chúng nhưng bạn biết đó có những lúc ý tưởng hay nhất chính là ý tưởng mà chúng ta loại bỏ chúng ngay từ đầu vì sợ khác biệt. Nếu bạn đang làm việc với những người khác, hãy bắt đầu tập hợp các ý tưởng về Slogan của nhau. Các ý tưởng sẽ dần dần phát triển là hạt mầm nảy sinh cho một câu Slogan tuyệt vời.
Lựa chọn Slogan phù hợp nhất
Giai đoạn cuối cùng sau khi bạn đã tổng hợp tất cả các câu Slogan mà có thể nghĩ ra là bạn cần lọc ra được ý tưởng tuyệt vời nhất. Từ 10, hãy xuống 5 Slogan , xuống 3, rồi cuối cùng chọn ra câu Slogan phù hợp nhất. Phân chia Slogan sáng tạo theo các phong cách khác nhau, các phương pháp, cấu trúc câu khác nhau. Và cuối cùng là chọn câu Slogan tốt nhất trong nhóm. Sau đó tiếp tục lọc ra Slogan tốt nhất làm Slogan chính thức.
Và song song với đó là bạn có thể đặt ra các câu hỏi như, Slogan này có dễ nhớ không? Khi nghe Slogan này liên tưởng tới gì? Liệu có hình dung ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay không?…
Vai trò của Slogan đối với một thương hiệu
Một phần không thể thiếu trong marketing thương hiệu
Trong quảng cáo, Slogan vừa tạo nên chiến dịch ngắn hạn và dài hạn cho thương hiệu. Slogan tốt vừa để lại ấn tượng sâu sắc, vừa có khả năng chiếm lĩnh niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là lý do mà các doanh nghiệp thường phải thử rất nhiều Slogan trước khi tìm ra một Slogan tốt nhất.
Mặc dù Slogan không thể cải thiện được vị trí tìm kiếm của thương hiệu trên internet nhưng nó lại có thể ghi đậm dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đó chính là mục tiêu marketing mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được và Slogan chính là sứ giả mang đến điều đó, giúp thương hiệu của doanh nghiệp trở nên dễ dàng ghi nhớ, ấn tượng và đáng tin cậy hơn.
Đòn bẩy của tên thương hiệu
Doanh nghiệp nào cũng mong muốn tên thương hiệu của mình sẽ nổi bật và thu hút nhất. Slogan lại luôn đi kèm với tên thương hiệu với vai trò giải thích cụ thể về tên thương hiệu trên các phương tiện truyền thông giúp khách hàng hiểu và ghi nhớ. Do đó, Slogan chính là đòn bẩy cho tên thương hiệu luôn nổi bật, thu hút khách hàng.
Trong bộ nhận diện thương hiệu, Slogan đóng vai trò chủ chốt trong việc truyền tải giá trị cốt lõi, tăng động lực thúc đẩy cũng như giá trị thương hiệu trên các phương tiện truyền thông.
Slogan có thể kêu gọi hành động giúp thương hiệu được yêu mến
Slogan có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong quảng bá tên thương hiệu. Nó là một cầu nối giữa khách hàng với thương hiệu. Bởi vậy, Slogan thành công là khi nó vừa mang lại lợi ích cho thương hiệu vừa thể hiện được sự cam kết của thương hiệu đến khách hàng. Trên hết, Slogan ngoài việc thu hút khách hàng còn phải lôi cuốn được mọi người bao gồm cả khách hàng lẫn các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hành động theo thông điệp mà Slogan truyền tải.
Có những doanh nghiệp tạo ra Slogan để trở thành chuẩn mực làm việc cho toàn bộ nhân viên nhằm nhắc nhở họ về ý nghĩa thực sự mà thương hiệu của doanh nghiệp luôn muốn mang đến cho khách hàng. Lúc này Slogan là lời cam kết ngầm của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Cầu nối xây dựng quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
Bằng việc mang ý nghĩa tên thương hiệu, Slogan giúp cho thương hiệu tạo ra cảm xúc và kết nối với khách hàng nhằm thu hút học đến với thương hiệu. Vai trò là cầu nối xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng được Slogan thể hiện mạnh mẽ.
Gây ấn tượng về thương hiệu khiến khách hàng ghi nhớ thật lâu
Một Slogan hay thường ngắn gọn, đơn giản, âm tiết mang tính vui vẻ hoặc có tính vần điệu khiến người nghe dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Một Slogan có đầy đủ các yếu tố trên sẽ giúp khách hàng dễ hình dung về thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng và ghi nhớ về thương hiệu đó một cách rất tình nguyện và tự nhiên trong đầu.
Slogan chạm vào cảm xúc của khách hàng, tạo cảm giác về sản phẩm cho người dùng
Để Slogan in sâu vào tâm trí khách hàng thì Slogan phải mang đến khách hàng những cảm nhận về sản phẩm với những tính từ gợi cảm giác từ các giác quan như: thính giác, vị giác, khứu giác, thị giác… Slogan phải chạm được vào cảm xúc của khách hàng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu cao hơn.
Slogan tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, thương hiệu
Đối với mỗi thương hiệu, mỗi ngành nghề đều có sự khác nhau về mục đích hướng tới của sản phẩm dịch. Cho nên, Slogan giúp doanh nghiệp, thương hiệu làm rõ sự khác biệt này, đồng thời nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Giúp tăng doanh số
Điều tuyệt vời nhất của Slogan là đây. Chỉ cần đọc thấy Slogan là khách hàng có xu hướng lựa chọn ngay sản phẩm đó, thương hiệu đó. Lúc này Slogan đã đánh trúng được insight của khách hàng. Slogan giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng sự thu hút của thương hiệu thì không có lý do nào mà không thể tăng doanh số lên được. Một khi khách hàng đã thích thì họ sẵn sàng chi tiền.
50+ câu Slogan hay của các thương hiệu nổi tiếng
Slogan của Biti’s: Nâng niu bàn chân Việt
Nâng niu bàn chân Việt” là một trong những câu Slogan khiến khách hàng nhớ và yêu thích nhất tại Việt Nam. Câu Slogan này, cùng với quảng cáo mang đậm thương hiệu Việt của Biti’s do công ty quảng cáo Mỹ – Leo Burnett – thực hiện, tìm ra một dòng chảy lịch sử qua những chiếc dép âm thầm, lặng lẽ dưới chân con người: từ bước chân trần của tổ tiên người Việt đến đôi giày cỏ theo quân Tây Sơn, đôi dép cao su nổi tiếng vượt dãy Trường Sơn, cuối cùng là đôi giày thể thao hiện đại, khỏe khoắn cùng thế hệ trẻ Việt Nam tiến vào thiên niên kỷ mới.
Slogan của Agribank: Mang phồn thịnh đến khách hàng
Agribank là ngân hàng nhà nước Việt Nam, là nơi công dân Việt trao gửi lòng tin để vay vốn, thực hiện ước mơ tạo dựng doanh nghiệp, dùng tiền vốn để đầu tư, làm ăn, sản xuất. Slogan “Mang phồn thịnh đến khách hàng” hiểu rõ được điều khách hàng muốn và cũng là mong muốn để xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển.
Slogan của nước mắm Liên Thành: Tinh túy hương vị trăm năm
“Tinh túy hương vị trăm năm”, đó là thông điệp (Slogan ) mới đây được Liên Thành gửi đến người tiêu dùng. Liên thành là thương hiệu nước mắm đã trải qua hơn 100 năm. “Liên Thành thương quán được sáng lập năm 1906 để hưởng ứng lời kêu gọi Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh. Qua hơn 100 năm, sứ mệnh Duy Tân của Liên Thành đã hết, nhưng tinh thần dân tộc không hề mất đi. Nó được cẩn thận giữ gìn trong hương vị tinh túy Việt của từng giọt nước mắm mà bạn có thể cảm nhận…”. Cùng với đó để nước mắm có vị ngon, đậm đà thì cần thời gian ủ lâu. Như vậy Slogan vừa mang hình ảnh bề dày lịch sử của thương hiệu vừa thể hiện đặc tính của sản phẩm.
Slogan của Tôn Hoa Sen: Mái ấm gia đình Việt
Tôn Hoa Sen là thương hiệu cung cấp những vật liệu xây dựng, Slogan “Mái ấm gia đình Việt” thể hiện thông điệp của doanh nghiệp mong muốn xây nên những ngôi nhà hạnh phúc, sử dụng vật liệu xây dựng của Tôn Hoa Sen để làm nên những ngôi nhà Việt, ấm cúng, đủ đầy.
Slogan của Sơn Nipon: Sơn đâu cũng đẹp
“Những em bé sơn mông”, đó có lẽ là hình ảnh của Sơn Nippon mà bất cứ người Việt nào cũng đều cảm thấy thân thuộc. Slogan và hình ảnh đi kèm với nhau mang tone giọng vui tươi và là câu khẳng định. Thể hiện sự chắc chắn trong thông điệp truyền tải.
Slogan của Hòa Phát: Hòa hợp cùng phát triển
Slogan của Tập đoàn cũng được nâng lên tầm cao mới: Hòa hợp cùng phát triển. Chữ “VÀ” trong Slogan trước đây chuyển thành “CÙNG” nhằm nâng tầm mối quan hệ hợp tác giữa Hòa Phát với các đối tác, đại lý và cộng đồng xã hội, chuyển từ quan hệ “song hành” sang “tương hỗ”, cùng nhau vươn lên mạnh mẽ.
Slogan của Du lịch Vietnam: Vẻ đẹp bất tận
Sau khi hoàn thành giai đoạn khám phá “vẻ đẹp tiềm ẩn”. Thì Thông điệp mới “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” lại có tính kế thừa. Nó như gợi ra một chân trời khá rộng mở về không gian, thời gian cũng như sự đa dạng của các sản phẩm du lịch. Thông điệp này thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Nó như lời mời gọi du khách đến và khám phá vẻ đẹp bất tận của non sông, đất nước, con người Việt Nam.
Slogan của Vietcombank: Chung niềm tin, vững tương lai
“Chung niềm tin vững tương lai” (Together for the future) cũng như một lời cam kết với khách hàng về sự đổi mới toàn diện cả về hình ảnh và hoạt động để sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trên con đường hướng tới tương lai.
Slogan của Sacombank: Đồng hành cùng phát triển
Sacombank muốn gửi gắm khát vọng đồng hành cùng cộng đồng trong suốt hành trình của mình: đó là mở cửa hội nhập; cùng các thế hệ vững bước tới những chân trời tương lai tươi sáng; cùng mọi gia đình hân hoan tận hưởng niềm hạnh phúc; cùng những người trẻ và các doanh nhân tự tin chinh phục những thành công.
Slogan của Vinamilk: Vươn cao Việt Nam
“Vươn cao Việt Nam” là thông điệp không mới, đã được Vinamilk triển khai từ năm 2008, gắn liền với các hoạt động CSR của Vinamilk nhằm nâng cao thể chất trẻ em Việt. Tuy nhiên, trong chiến dịch PR kỷ niệm 40 năm thành lập, “Vươn cao Việt Nam” còn mang thêm tầng nghĩa sâu hơn, thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm vóc quốc gia, sự phát triển của Vinamilk đi liền với sự phát triển của đất nước.
Slogan của Vietnam Airline: Sải cánh vươn cao
“Sải cánh vươn cao” – tuyên ngôn mang theo khát vọng thay đổi cho hành khách và cho chính VNA trong “chặng bay” quy mô lớn nhất của Hãng từ khi ra đời.
Slogan của Nệm KymDan: Chăm sóc sức khỏe của bạn từ giấc ngủ
Nệm KymDan chú trọng vào chất lượng sản phẩm để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Với những ưu điểm nổi bật, nệm Kymdan có thể khẳng định bạn sẽ có một giấc ngủ tuyệt vời sau ngày làm việc vất vả.
Slogan của Bia Đại Việt: Sức mạnh Việt Nam
Khi nói về “Đại Việt” là người ta nghĩ đến một đất nước nhỏ bé nhưng đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, một đế chế hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Cho nên “Đại Việt” gợi lại niềm tự hào dân tộc, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam. Từ sự đoàn kết, yêu thương ấy mới tạo nên sức mạnh kỳ diệu giúp nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm. Do đó, tên gọi Bia Đại Việt gợi nhắc về một quá khứ hào hùng, một tình yêu đất nước sâu sắc.
Slogan của FPT: Tiếp nguồn sinh khí
FPT – Tiếp nguồn sinh khí (Energizing life). Với câu Slogan này, FPT có ngụ ý rằng những sản phẩm của họ cùng với người sử dụng sẽ được FPT thúc đẩy và tạo ra thành công. Với hình ảnh cá nhân rất tương đồng với Slogan mới đã giúp FPT được nhận diện một cách mẽ trong tâm trí người tiêu dùng.
Slogan của Techcombank: Giữ trọn niềm tin
Thông điệp gửi gắm tới về độ tin cậy, lời hứa của doanh nghiệp ngân hàng với khách hàng. Là nơi khách hàng an tâm gửi tiền.
Slogan của SABECO: Vị bia của hàng triệu người sành bia
Slogan mang tính chất đánh vào tâm lý khách hàng, như một lời khen dành cho khách nếu sử dụng bia Sabeco, khách hàng sành bia. Hơn nữa cũng đề cao giá trị của khách hàng lên.
Slogan của VINGROUP: Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp
Đây là Slogan mới của Vin sau Slogan “Nơi tinh hoa-hội tụ-cùng phát triển”.
Slogan của BIDV: Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công
Tình cảm gắn bó giữa những con người chung một ngôi nhà BIDV. Tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia với đồng bào, là trách nhiệm xây dựng cộng đồng nơi BIDV hiện diện. “Chia sẻ cơ hội — hợp tác thành công”. Slogan này được BIDV được công bố lần đầu tiên vào hội nghị khách hàng quốc tế diễn ra vào năm 2006.
Slogan của VTV go: Mọi nơi, mọi lúc, mọi TV
App xem thời sự trực tuyến của VTV cho bạn nhiều cơ hội trải nghiệm, xem bất cứ đâu, mọi nơi đều có thể cập nhật được và mọi chương trình. Slogan “Mọi nơi, mọi lúc, mọi TV” thể hiện được điểm mạnh của dịch vụ và Slogan cũng sử dụng biện pháp điệp từ, ngắn gọn, dễ nhớ.
Slogan của Chăn ga gối đệm Hanvico: Ấm áp như lòng mẹ
“Ấm áp như lòng mẹ” – khởi nguồn từ sự yêu thương vô hạn của người mẹ dành cho con, cũng là cảm nhận sâu sắc của người con khi được sống trong vòng tay chở che, bao bọc của mẹ. Slogan của thương hiệu Hanvico đã đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không chỉ bởi những ý nghĩa thiêng liêng, mà còn bởi đằng sau đó là cả một câu chuyện dài về lòng hiếu thảo và nỗ lực không mệt mỏi trong những ngày đầu lập nghiệp đầy gian khó của doanh nhân Phạm Văn Tuần.
Slogan của cà phê Trung Nguyên: Khơi nguồn sáng tạo
Một thông điệp mà trong chúng ta khi nghe là biết ngay đến khẩu hiệu của Cà phê Trung Nguyên. Một thương hiệu cà phê số 1 tại Việt Nam,công thức riêng không thể sao chép.
Ngay từ khi khởi nghiệp, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đã gắn triết lý “Sáng tạo giúp thành công” trong việc tạo ra từng sản phẩm. Trong suốt thời gian qua Slogan “Khơi nguồn sáng tạo” vẫn được người tiêu dùng nhớ đến. Không chỉ nhìn cà phê như một loại thức uống thông thường mà Trung Nguyên còn xem cà phê như một nguồn năng lượng kích thích sự sáng tạo, đem lại nhiều thành công trong cuộc sống.
Slogan của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn
“Hãy nói theo cách của bạn”- Slogan đi cùng năm tháng của Viettel. “Cách của bạn” – là khách hàng hãy nói theo cách của riêng họ. Đây là một thông điệp mang tính khuyến khích khách hàng hãy bày tỏ nguyện vọng, nhu cầu, quan điểm theo cách của riêng họ để Viettel hiểu và đáp ứng.
Slogan của Vinaphone: Không ngừng vươn xa
Slogan “không ngừng vươn xa” của Vinaphone đã đi sâu vào tâm trí khách hàng. Mạng Vinaphone “luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu” nhằm cam kết phát triển và vươn xa để giúp khách hàng thành công hơn tại bất cứ nơi nào. Thương hiệu Vinaphone không chỉ là cầu nối liên lạc mà còn là cầu nối tình cảm giữa mọi người với nhau.
Slogan của bảo hiểm prudential: Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu
Hãng bảo hiểm nhân thọ này ban đầu nổi tiếng với câu khẩu hiệu cực chất “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” đã đi vào lòng người và trở thành một khẩu hiệu tạo nên thương hiệu riêng. Luôn luôn lắng nghe – là cách thương hiệu này tiếp cận khách hàng. Lắng nghe họ chia sẻ về cuộc sống, về những khó khăn của khách trong việc bảo vệ tài chính, bảo vệ rủi ro.Luôn luôn thấu hiểu – là khi đã nghe đủ, hãng sẽ đưa ra những gói giải pháp phù hợp nhất với khả năng chi trả của khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng được hưởng một cuộc sống tốt đẹp nhất khi mua các gói sản phẩm của hãng.
Câu Slogan với 2 vế đối lắng nghe – thấu hiểu tạo một thông điệp mang tính tương tác rất tốt và tạo một cảm nhận sâu lắng đối với khách hàng.
Tuy nhiên, năm 2019 hãng đã có sự thay mới khẩu hiệu ngắn gọn hơn, chất lượng hơn để ghi dấu hành trình 20 năm lan tỏa giá trị vững bền tại Việt Nam.
“Lắng nghe. Thấu hiểu. Hành động”
Câu Slogan này bản chất vẫn giữ được nét cốt lõi của câu Slogan cũ nhưng bổ sung thêm “hành động” tạo nhịp dứt khoát, mạnh mẽ hơn rất nhiều. Một thông điệp tích cực được lan tỏa ngay khi đọc câu khẩu hiệu này. Hãng muốn khẳng định cam kết đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi hành động, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Slogan của TH True Milk: Thật sự thiên nhiên
TH True Milk – Thật sự thiên nhiên. TH tạo ra câu Slogan nhằm khẳng định sản phẩm sữa của họ là “thiên nhiên” và chất lượng, hoặc đây cũng có thể là chiêu trò quảng cáo Marketing nhằm ám chỉ các đối thủ khác. Dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì rõ ràng đây là một câu Slogan dễ gây thiện cảm và gây được sự tin tưởng cho khách hàng.
Slogan của Diana: Diana Là con gái thật tuyệt
Ra mắt năm 2010, “Là con gái thật tuyệt” là “viên đá đầu tiên” và là thông điệp chính được giữ xuyên suốt trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo của Diana sau này. Với tuyên ngôn nữ quyền nhẹ nhàng, gần gũi, nhãn hàng bước đầu giúp con gái cảm thấy yêu và tự hào về bản thân, nhận ra những điều tuyệt vời khi là phái nữ. Cho đến nay, cụm từ Là Con Gái Thật Tuyệt đã in sâu trong tâm trí các cô gái Việt và hướng họ nhớ đến thương hiệu Diana một cách hoàn toàn tự nhiên.
Slogan của KFC: Vị ngon trên từng ngón nay
Cũng khá giống với cách đặt Slogan của Maxwell House, Slogan của KFC cũng gợi lên sự thơm ngon của thức ăn. Slogan “It’s finger lickin’ good” của KFC có thể tạm dịch ra tiếng Việt là “Vị ngon trên từng ngón tay”. Câu Slogan giàu hình tượng này gợi lên vị ngon, sự hấp dẫn của món gà rán. Chỉ nghe thôi cũng đủ cảm nhận và muốn thưởng thức ngay rồi! Cách đặt Slogan của KFC quả là rất sáng tạo và ấn tượng. Đây cũng là một kinh nghiệm và bài học cho những thương hiệu thực phẩm, đó là nên tạo ra một Slogan giàu hình tượng.
Slogan của bút bi Thiên Long: Viết nên cuộc sống
Là một doanh nghiệp sản xuất về bút bi đầu tiên tại Việt Nam, bút bi Thiên Long đã ghim được trong tâm trí người tiêu dùng rằng với sản phẩm là bút bi. Bút chính là công cụ để biểu hiện tâm, tuệ của con người và chính từ đây Thiên Long thu thập Slogan mang đậm tính nhân văn, thiết thực “Viết lên cuộc sống”.
Slogan của Adidas: Impossible is nothing
Hãng giày thể thao Adidas được ra đời vào năm 1949. Thể thao chính là mục tiêu mà Adidas hướng tới. Vào năm 2004, Adidas thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu lớn nhất trong vòng sáu năm bằng việc in cụm từ “Impossible is nothing” bên cạnh nhãn hiệu của mình, để cho rất nhiều vận động viên nổi tiếng của mọi thời đại trong làng thể thao trên khắp thế giới mang nó trên trang phục hoặc dụng cụ của họ và đã gặt hái thành công vang dội.
Chiến dịch marketing cũng như Slogan này của Adidas không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, mà qua đó, tạo tình cảm của người dân với Adidas. Mục tiêu “Không có gì là không thể” nhằm thúc đẩy phong trào thể thao, khuyến khích mọi người thuộc mọi lứa tuổi tham gia và trải nghiệm niềm vui của thể thao. Việc quảng bá hình tượng của công ty một cách hiệu quả thông qua Slogan “Impossible is nothing” và các chiến dịch marketing cho thấy Adidas không chỉ đã trở thành người dẫn đầu trên thị trường về trang phục thể thao mà còn trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất.
Slogan của Apple: Think Different
Thương hiệu Quả táo cắn dở hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta, và khẩu hiệu “Think different” có thể coi là Slogan nổi nhất trong lịch sử thăng trầm của Apple: Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản phẩm của thương hiệu này đem lại. Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứng dụng, phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sự ham muốn khám phá của người sử dụng.
Apple đã tập trung xây dựng một thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trị tinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòng khách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này.
Slogan của Maxwell House: Good To The Last Drop
Câu Slogan này ra đời một cách rất tình cờ: Franklin Roosevelt, cựu tổng thống Mỹ trong một dịp ghe qua hội chợ vùng Nashville, ông được mời một ly cà phê nóng hổi thơm lừng của Maxwell House. Vị của nó ngon đến mức cựu tổng thống thốt lên rằng: “Good to the last drop”. Câu nói vô tình đó đã mở ra một trang mới cũng như sự nổi tiếng cho thương hiệu cà phê này.
Slogan của Disneyland: The Happiest Place On Earth
Disneyland chắc chắn là công viên giải trí hàng đầu trên thế giới. Công viên gắn liền với những nhân vật rất thân thiết như: Chuột Mickey, Vịt Donal, hay các nàng công chúa. Mang trong mình bản chất là một công viên phục vụ cho mọi gia đình và lứa tuổi nên Disney tạo ra câu Slogan dễ nhớ và gây thiện cảm với mọi người. Nó gợi nhớ cho người đọc hình dung về một công viên thú vị nhất hành tinh.
Slogan của AirAsia: Now Everyone Can Fly
Một Slogan hay không chỉ mang thông điệp đặc trưng của doanh nghiệp mà còn cho khách hàng lý do tại sao nên chọn sản phẩm dịch vụ của mình. Với thông điệp “Now Everyone Can Fly” hãng hàng không giá rẻ AirAsia đã phản ảnh đúng những gì mà họ muốn truyền tải.
Slogan của Intel: Intel Inside
“Intel Inside” khẳng định vị thế và làm nên thành công của thương hiệu Intel. Intel là một phần không thể thiếu của các thương hiệu máy tính trên toàn thế giới. Và mới đây hãng đã thay đổi Slogan của mình bằng một cái mới “Look Inside”. Câu Slogan khiến mọi người phải tự đặt ra câu hỏi “What’s inside”. Thông điệp Intel muốn nói là Intel là nhà cung cấp chip máy tính độc nhất. Bên trong máy tính luôn là chip Intel.
Slogan của Aston Martin: Power, Beauty and Soul
Cũng giống như BMW, Aston Martin biết rõ đối tượng khách hàng của họ là ai. Nhưng không giống với đối thủ, Aston lại kể một câu chuyện rất khác. Đó là về tất cả linh hồn, di sản và nghệ thuật – bởi vì xe hơi không chỉ đơn thuần là một công cụ lái xe. Nó còn được tích hợp rất nhiều vào lối sống và ý thức của người cầm lái.
Slogan của Burger King: Have It Your Way
Hãng Burger King đã từng đứng vị trí thứ hai trên thị trường bánh hamburger tại Mỹ, chỉ sau McDonald’s. Mở đầu chiến dịch quảng cáo của mình với khẩu hiệu “Have it your way” vào năm 1974, gần như đây là một lời thách thức và chế giễu của Burger King về cung cách làm việc theo phương thức “sản xuất hàng loạt” hamburger của McDonald’s.
Đối với Burger King, ăn uống là một nghệ thuật và người thưởng thức nghệ thuật là một nghệ nhân, vì vậy hãy “Have It Your Way”. Đây có thể coi là một chiến dịch marketing thành công nhất, góp phần củng cố vị trí số hai của họ.
Slogan của McDonald’s: I’m Lovin’ It
Chiến dịch “I’m lovin’ it” được McDonald’s triển khai vào năm 2003 và nó vẫn đi cùng thương hiệu cho đến ngày nay. Đây là một ví dụ tuyệt vời về sự cộng hưởng giữa thương hiệu và khách hàng.
Sản phẩm của Mcdonald’s có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe, nhưng đây không phải thứ mà McDonald hướng tới – mà đó là sự yêu thích về hương vị và tính tiện lợi của nó.
Slogan của L’OREAL: Because You’Re Worth It
L’OREAL sở hữu một trong những Slogan quảng cáo nổi tiếng nhất từng được tạo ra. Phụ nữ luôn muốn mình trông thật đẹp và tự tin. L’OREAL có được một Slogan hoàn hảo cho các sản phẩm làm đẹp của họ. Slogan này cho thấy rằng mình có giá trị, phụ nữ không phải mua sản phẩm của họ để trở nên đẹp hơn vì họ vốn dĩ đã như vậy rồi.
Slogan của The New York Times: All the News That’s Fit to Print
Nó được tạo ra vào cuối những năm 1890 như là một phong trào phản đối chống lại các ấn phẩm tin tức ẩn danh. Thời báo New York không ủng hộ chủ nghĩa giật gân. Thay vào đó, nó tập trung vào các sự kiện và câu những câu chuyện quan trọng sẽ giúp cung cấp kiến thức chính xác cho khán giả.
Điều này giúp nó vượt ra khỏi một tờ báo cung cấp tin tức thông thường. Mà còn là nơi cung cấp sự tin cậy. Mặc dù khi bắt đầu The New York Times không áp dụng Slogan nhưng nó vẫn được tạo ra vào thời điểm cần thiết nhất.
Slogan của M&M: Melts in Your Mouth, Not in Your Hands
Tạm dịch: Sôcôla sữa chỉ tan trong miệng, không tan trên tay. Khẩu hiệu đã được sử dụng kể từ khi công ty giới thiệu kẹo viên M&Ms lần đầu tiên vào năm 1954. Lấy cảm hứng từ ý tưởng vỏ sô cô la đủ cứng để không bị chảy khi cầm trên tay, nhưng sẽ tan chảy khi cho vào miệng.
Những chiếc kẹo này cũng được dùng trong quân đội như là một phần của khẩu phần ăn cho lính Mỹ khi họ phải đi chiến đấu, và vỏ cứng của nó rất lý tưởng cho việc vận chuyển trên quãng đường dài và dự trữ.
Slogan của MasterCard: There are some things money can’t buy. For everything else, there’s MasterCard
Slogan hai câu của MasterCard được tạo ra vào năm 1997 nhưng một phần của chiến dịch quảng cáo được giới thiệu ở 98 quốc gia và 46 ngôn ngữ khác nhau. Lần chiếu đầu tiên là quảng cáo truyền hình được phát vào năm 1997: “Một người cha đưa con trai mình đi xem bóng chày và chi trả mọi thứ, nhưng cuộc trò chuyện giữa hai người là vô giá”,
Theo một nghĩa nào đó “Priceless” đã trở thành một chiến dịch mang tính viral. Ngày nay, “Priceless” được coi là khẩu hiệu của MasterCard.
Slogan của De Beers: A Diamond Is Forever
Trên thực tế, một viên kim cương có giá trị ít hơn so với 50% so với số tiền bạn bỏ ra. Vậy làm thế nào mà có thể biến kim cương trở thành biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và sự lãng mạn như hiện nay? Tất cả là vì De Beers đã có một chiến lược xây dựng thương hiệu tuyệt vời.
Trên thực tế, một viên kim cương có giá trị ít hơn so với 50% so với số tiền bạn bỏ ra. Vậy làm thế nào mà có thể biến kim cương trở thành biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và sự lãng mạn như hiện nay? Tất cả là vì De Beers đã có một chiến lược xây dựng thương hiệu tuyệt vời.
Slogan của California Milk Processor Board: Got Milk?
Trong khi hầu hết mọi người đều biết đến chiến dịch “Got Milk” nhưng không phải ai cũng biết nó được đưa ra bởi hội đồng xử lý sữa California. Chiến dịch này ban đầu đơn giản được đề ra để chống lại sự gia tăng nhanh chóng của nước giải khát và thức ăn nhanh. CMPB muốn mọi người quay trở lại uống sữa để duy trì một cuộc sống lành mạnh hơn.
Slogan của Dunkin’ Donuts: America Runs on Dunkin’
Vào tháng 4 năm 2006, Dunkin’ Donuts đã phát động tái định vị quan trọng nhất trong lịch sử công ty bằng cách kích hoạt một chiến dịch quảng cáo trị giá hàng triệu $ với khẩu hiệu: “America Runs on Dunkin’ “. Nước Mỹ là một trong những quốc gia tiêu thụ cafe lớn nhất trên thế giới. Donuts tuy được biết đến với là thương hiệu bán bánh rán, nhưng đồng thời các sản phẩm coffee cũng rất được ưa chuộng. Chiến dịch xoay quanh sản phẩm cà phê của Dunkin’ và cách người Mỹ phải thưởng thức như việc tiếp nhiên liệu cho ngày dài bận rộn.
Slogan của Walmart: Save Money, Live Better
Slogan này là lời khẳng định của Walmart đến với các đối thủ cạnh tranh của họ: Sản phẩm của tôi có giá thấp hơn. Bằng cách chi ít hơn, khách hàng có được sản phẩm và trải nghiệm tốt hơn.
Slogan của Red Lobster: SeaFood Differently
Ngay cả các nhà hàng cũng có thể sử dụng cách chơi chữ. “Seafood” hay “See food” có cách phát âm khá tương đồng với nhau. Câu Slogan này đã để lại rất nhiều những ấn tượng ngay khi người đọc phát hiện ra cách chơi chữ này.
Slogan của Dove: Real Beauty
Dove khuyến khích sự khác biệt và kêu gọi hành động chăm sóc bản thân của người phụ nữ. Không chỉ là đẹp mà phải đẹp thật sự, thật sự hoàn hảo.
Slogan của Honda: The Power Of Dream
Với khẩu hiệu đầy cảm hứng “The Power of Dreams” (Sức mạnh của những ước mơ) và tinh thần chấp nhận thử thách, không ngừng sáng tạo và nỗ lực, HVN luôn hết mình tạo ra những giá trị mới để biến ước mơ thành hiện thực, lấy sự hài lòng của khách hàng là động lực đam mê và sức mạnh đón nhận thử thách.
Slogan của Simple: Smile, it’s simple
“Smile, it’s simple” chính là câu Slogan ngắn gọn, dễ thương từ nhãn hàng nổi tiếng nước Anh – Simple. Vì thành phần của mỹ phẩm đơn giản, hợp với nhiều loại da, không sử dụng cồn, không hương liệu, không chất tạo mùi. Tạo nên hình ảnh “tử tế với làn da”.
Slogan của Nike: JUST DO IT
Có lẽ chúng ta dễ dàng nhận thấy biểu tượng đường cong màu đỏ với Slogan “Just do it!” của hãng thể thao Nike. Slogan này được hiểu như một lời khuyến khích hay thúc đẩy người ta hãy cứ tiến lên và làm điều mình thích.
Tuy nhiên Philip Hampson Knight (người sáng lập và là chủ tịch của Nike) không cảm thấy hài lòng với các phương án mà đối tác đưa ra. Cuối cùng, khi nghe một đối tác đưa thêm phương án “trình bày” nữa qua điện thoại, Knight tỏ ra thất vọng, cúp máy và nói: “Just do it!”. Lúc này có lẽ ông đã quá nản, có hiện tượng muốn buông xuôi rồi! Nhưng câu nói đầy “thái độ” ấy lại là một ý tưởng tuyệt vời gắn liền với Nike đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng: “Just do it” là lời một bài hát khá thịnh lúc bấy giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khẩu hiệu này của công ty đã được người Mỹ nồng nhiệt đón nhận. Và Slogan này đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu hay nhất mọi thời đại, đem lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khổng lồ cho hãng giày thể thao huyền thoại.
Slogan của Budweiser: King Of Beers
Kể từ thế kỷ thứ 16, bia được ủ ở Budejovice, Séc – Budweiser – được mệnh danh là “bia của các vị vua”.Khi Adolphus Busch phát triển loại bia này, Budweiser nhanh chóng trở thành loại bia nổi tiếng thế giới. Ông đã sử dụng tiêu đề này trong marketing, “The King of Beers” (tạm dịch: Vua của các loại bia) để biểu thị sự ưu việt của nó so với tất cả các loại bia khác.
Slogan của BMW: The Ultimate Driving Machine
Thương hiệu BMW đã dùng câu Slogan “The ultimate driving machine – Cỗ máy tối thượng” để củng cố hình ảnh của mình thêm phần táo bạo, quyền lực và mạnh mẽ.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã hiểu được vai trò quan trọng của Slogan là gì. Học hỏi những quy tắc và những Slogan hay trên đây là cách tuyệt vời để bạn tạo nên Slogan có ý nghĩa và “hạ gục” khách hàng. Cảm ơn các bạn đã cùng đồng hành với chúng tôi trong bài viết này. Thân ái!