Lafactoria Web
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Lafactoria Web
No Result
View All Result
Home Là Gì

Dropshipping là gì? Bí quyết biến Dropship thành cơ hội kinh doanh thông minh

Hoang Do by Hoang Do
04/09/2020
in Là Gì
0
Dropshipping là gì?

Dropshipping là gì?

0
SHARES
285
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Dropshipping là gì? Bí quyết biến Dropship thành cơ hội kinh doanh thông minh

Dropship hay Dropshipping là gì? Có lẽ với nhiều người khái niệm này còn khá xa lạ, chưa hiểu nó là gì, nhiều khi bản thân đã từng tham gia nhưng chưa hề biết nó thuộc dropship, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mô hình kiếm tiền hiện đại này một cách cụ thể để bạn hiểu hơn về nó.

Rất tiếc nếu như bạn chưa biết và vô tình bỏ qua cơ hội kiếm tiền không cần đầu tư lớn như này. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy? Chắc rằng nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh hay có niềm đam mê bất diệt với kinh doanh có thể hiểu được tại sao, nó là một phương thức kinh doanh online nhưng không hẳn như bán online bình thường, bạn đang tò mò về nó, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau.

Nội dung bài viết

  1. Dropshipping và Dropshipper là gì?
    1. Dropship hay dropshipping là gì?
    2. Dropshipper là gì?
  2. Đối tượng nào thích hợp với Dropshipping?
    1. Dân Văn Phòng
    2. Sinh viên
    3. Bà mẹ “bỉm sữa”
    4. Những người khởi đầu bước chân vào kinh doanh online.
  3. Dropshipping được thực hiện như thế nào?
  4. Các bước cơ bản triển khai thực hiện Dropshipping
    1. Bước 1: Xác định nhu cầu khách hàng 
    2. Bước 2: Các yếu tố có thể tác động tới hành vi mua hàng
    3. Bước 3: Xác định đối thủ cạnh tranh với chiến lược kinh doanh của họ
  5. Phân Loại Các Hình Thức Dropshipping
    1. Hình thức mạng lưới truyền thống
    2. Hình thức Mạng Lưới Internet online
  6. Phân biệt các loại hình đối tác trong Dropshipping
  7. Mô hình lợi nhuận từ dropshipping
  8. Ưu và nhược điểm của Dropshipping
    1. Ưu điểm
      1.  Vốn đầu tư không lớn
      2. Dễ dàng để bắt đầu tham gia thị trường
      3. Lợi nhuận nhanh có
      4. Địa điểm linh hoạt, doanh nghiệp có thể hoạt động bất kì đâu
      5. Quy mô mở rộng dễ dàng, có đủ thời gian và nguồn lực để phát triển
      6. Giảm thiểu rủi ro
      7. Sản phẩm đa dạng, bạn có thể bán bất kì loại hàng hóa nào 
      8. Dropshipping có rủi ro thấp hơn các mô hình kinh doanh khác
      9. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
    2. Nhược điểm
      1. Lợi nhuận thấp
      2. Các vấn đề tồn kho
      3. Nguồn hàng bị động
      4. Vận chuyển phức tạp
      5. Lỗi từ nhà cung cấp và trách nhiệm
      6. Đối thủ cạnh tranh lớn mạnh
      7. Khó kiểm soát vấn đề thương hiệu
      8. Các vấn đề phát sinh khác
  9. Lưu ý khi bắt đầu mô hình Dropshipping
    1. Quảng bá doanh nghiệp 
    2. Email Marketing
    3. Sử dụng nền tảng mạng xã hội
    4. Chú ý đánh giá, review của khách hàng
    5. Xử trí khi đối tác gây ra lỗi trong quá trình vận chuyển
    6. Quản trị đơn hàng tốt
    7. Vấn đề chăm sóc khách hàng, chính sách bồi hoàn, trả và đổi hàng
  10. Tiêu chí lựa chọn mặt hàng Dropship
    1. Giá bán lẻ sản phẩm
    2. Kích cỡ, trọng lượng
    3. Sản phẩm có thể áp dụng chiến lược Cross-selling (bán kèm)
    4. Các sản phẩm có thể lặp lại chu kỳ mua hàng
  11. Phát triển hoạt động kinh doanh
    1. Sử dụng các nguồn lực hỗ trợ
    2. Sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau
    3. Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông
  12. Yếu tố giúp tối ưu hóa lợi nhuận khi kinh doanh Dropshipping
  13. Doanh nghiệp nào nên lựa chọn mô hình Dropshipping?
  14. Lựa chọn đối tác Dropshipping
  15. Một số điều mà các doanh nghiệp Dropshipping cần lưu ý tránh
  16. Một số gợi ý về các sản phẩm bạn có thể bán khi tham gia Dropship 

Dropshipping và Dropshipper là gì?

Dropshipping là gì?
Dropshipping là gì?

Dropship hay dropshipping là gì?

Dropshipping trong tiếng Anh có nghĩa là “bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển”.

Dropship hay Dropshipping được định nghĩa là hình thức kinh doanh sản phẩm mà bạn chính là nhà bán lẻ sản phẩm, kết nối trực tiếp với nhà sản xuất để cung ứng cho khách hàng, tức là bạn không cần nhập hàng hóa về trữ trong kho, khi khách có nhu cầu mua, bạn liên hệ đến doanh nghiệp mua sản phẩm và doanh nghiệp có nhiệm vụ vận chuyển đến cho khách hàng của bạn.

Hiểu một cách đơn giản là khi có đơn hàng của khách, bạn sẽ mua sản phẩm từ nhà cung cấp sản phẩm và yêu cầu họ gửi đơn hàng thẳng đến tay khách hàng với thông tin của bạn. Bạn sẽ thu lời từ chênh lệch giá giữa nhà cung cấp bán cho mình và giá mình bán cho khách hàng đã trừ chi phí vận chuyển.

Dropshipper là gì?

Dropshipper chính là người chịu trách nhiệm hay người làm chủ quá trình Dropship. Quá trình nhà bán lẻ mua sản phẩm ở một nơi giá thấp sau đó bán nó ở một nơi với giá cao hơn, người đó lấy tiền lời từ khoản chênh lệch này. Và đặc biệt khoản chênh lệch này tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, mức chênh lệch có thể lên tới vài trăm % nếu người đó có kỹ năng tìm kiếm Supplier – nhà cung cấp và chọn sản phẩm tốt. 

Đối tượng nào thích hợp với Dropshipping?

Những ai sẽ thích hợp với Dropshipping?
Những ai sẽ thích hợp với Dropshipping?

Dân Văn Phòng

Dân văn phòng: là đối tượng thích hợp vì họ chính là người có thời gian rảnh có thể là 2 – 3 tiếng/ngày hoặc nhiều hơn trong thời gian làm công việc chính của họ, lại tiếp xúc và làm việc trên Internet, dễ dàng để có thể kết nối và marketing sản phẩm, tư vấn chốt đơn, chăm sóc khách hàng và bản thân nếu bán được hàng họ không phải trực tiếp gửi hàng cho khách. Tất cả những điều đó là điều kiện tốt cho những ai là dân văn phòng có sự yêu thích với kinh doanh nhưng không có vốn, hay chỉ muốn kiếm thêm thu nhập.

Sinh viên

Sinh viên là đối tượng thích hợp với Dropship vì họ sở hữu thời gian nhiều hơn bất cứ ai. Thời gian đó họ có thể tìm hiểu nghiên cứu thị trường, tìm nhà cung cấp và sản phẩm tốt nhất, vốn lại không cần có. Đặc biệt là một sinh viên thuộc ngành kinh doanh thì việc tham gia Dropship là cơ hội tốt để học hỏi, rút kinh nghiệm và năng động hơn, vừa chơi vừa học lại kiếm được tiền.

Bà mẹ “bỉm sữa”

Bà mẹ bỉm sữa cũng là một trong những đối tượng có thể tham gia Dropship.

Khi chăm con họ sẽ nghỉ việc và dành thời gian chăm sóc con nhỏ, nhưng trong quá trình này họ có thời gian dư ra cảm thấy buồn bực muốn hòa nhập thì sẽ dễ dàng muốn tham gia, vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể tạo niềm vui cho mình, không bị tù túng.

Những người khởi đầu bước chân vào kinh doanh online.

Kinh doanh online là xu hướng kinh doanh phát triển hiện nay, vì nó thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tiền bạc rất nhiều. 

Bước đầu vào kinh doanh nếu cảm thấy chưa tự tin, sợ lỗ vốn thì bạn nên tham gia Dropship. 

Dropship sẽ giúp bạn có những kiến thức tốt nhất về thị trường, cách tìm nguồn hàng, kiến thức cơ bản về marketing, cách hiểu khách hàng,….

Những kiến thức cơ bản đó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào những thị trường khó hơn. Vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa thỏa đam mê, vừa có thu nhập để có vốn thêm.

Dropshipping được thực hiện như thế nào?

Dropshipping được thực hiện như thế nào?
Dropshipping được thực hiện như thế nào?

Dropshipping hay bất cứ hoạt động nào cũng phải được thực hiện theo quy trình, trình tự mới có thể tăng khả năng đến mục tiêu, hoàn thành kết quả. Dropship sẽ được thực hiện như thế nào? Thông tin sau đây sẽ phần nào giúp bạn hình dung khái quát hơn, để có hiểu biết cơ bản cho mục tiêu tham gia mô hình này của bạn sau này.

– Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm tiềm năng, sản phẩm bạn thích bán, lựa chọn nhà cung cấp (supplier), đàm phán giá cả của sản phẩm, phương thức vận chuyển, thời gian ra sao.

Bước này cần chú ý vì cuộc kinh doanh này có thành công hay không, có được nhiều lợi nhuận hay không là ở bước này.

Chọn sản phẩm mình thích và mình thấy là có thể phù hợp, bán được nhiều bạn mới tự tin vào đó. Ngoài ra việc thương thảo giá cả, hình thức vận chuyển, phí vận chuyển giữa bạn và nhà sản xuất ảnh hưởng đến chênh lệch mà bạn sẽ được nhận, hay chiết khấu từng sản phẩm bạn bán. Vì thế cần làm tốt bước này để có lợi nhuận cao nhất có thể.

– Bước 2: Lựa chọn các kênh bán hàng, công việc này như bạn đang kiếm một mặt bằng để trưng bày, quảng bá sản phẩm của mình. Với dropship bạn có thể chọn một kênh thương mại điện tử nào đó (Ebay, Amazon hay được chọn nhiều nhất), hoặc có cho mình một Webstore (trang bán hàng) riêng.

Bạn đã có một chỗ riêng cho mình thì công việc của bạn là đăng bán sản phẩm trên đó, quảng bá sản phẩm của bạn tới khách hàng

Đăng sản phẩm của mình cùng thông tin cụ thể về chức năng, tính năng, giá cả, các thông số cụ thể đối với hàng điện tử, giá cả, ưu đãi,… để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

– Bước 3: Khách mua hàng, thanh toán cho bạn qua một hình thức thanh toán nào đó mà bạn cung cấp (Paypal, Payoneer,…). 

Cụ thể như sau: Khách hàng sẽ vào store của bạn để lựa chọn và mua hàng, họ sẽ thanh toán tiền món hàng cho bạn qua tài khoản Paypal, Payoneer hoặc một Paygate do nơi bạn bán chấp nhận. Có một số khách hàng sẽ yêu cầu bạn ship Cod để họ đảm bảo được kiểm tra hàng và thấy an toàn hơn.

– Bước 4: Mua hàng từ nhà cung cấp và đề nghị họ gửi cho khách. Bạn dùng tiền của khách hàng trả cho bạn, đến nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng của bạn. Nếu khách hàng yêu cầu ship Cod thì bạn cũng có thể yêu cầu nhà cung cấp ship Cod cho khách.

– Bước 5: Nhà cung cấp đóng gói và vận chuyển hàng, nhà cung cấp có nhiệm vụ cung cấp tracking number (mã số vận đơn) cho bạn để dễ theo dõi quá trình vận chuyển đơn hàng, chăm sóc khách hàng.

– Bước 6: Tổng kết doanh số bán hàng, việc tổng kết này được thực hiện theo thời gian có thể là theo tuần, theo tháng, số đơn hàng bán được là bao nhiêu để nhận chiết khấu, từ đó nhận ra mình nên cố gắng và đẩy mạnh doanh số như thế nào trong tương lai.

Các bước cơ bản triển khai thực hiện Dropshipping

Muốn kinh doanh bất cứ là hình thức hay mô hình nào, bạn cũng cần sự chuẩn bị dù là chỉ đơn giản không cần chi tiết, nhưng vẫn phải có sự chuẩn bị các bước như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu khách hàng 

Hãy dành thời gian của mình cho việc nghiên cứu thị trường hay tìm hiểu nhu cầu khách hàng, khoanh vùng khách hàng tiềm năng, lựa chọn sản phẩm tiềm năng để phục vụ khách hàng, bạn có thể tìm những từ khóa về sản phẩm họ hay tìm trên gg hay các trang mạng xã hội khác. Điều này giúp xác định đúng hướng đi của bạn ngay từ đầu.

Bước 2: Các yếu tố có thể tác động tới hành vi mua hàng

Bạn không phải là người mua hàng, nên bạn không thể đánh giá chủ quan nhu cầu mà đi sai hướng, bạn phải dựa trên nhu cầu khách hàng theo từng thời điểm, hay gọi là theo mùa vụ để xem xét đánh giá hành vi mua hàng của họ một cách khách quan nhất. Ví dụ như mùa nắng nóng, mùa lạnh, hay đợt có dịch bệnh,….

Bước 3: Xác định đối thủ cạnh tranh với chiến lược kinh doanh của họ

Kinh doanh không tránh khỏi sự cạnh tranh, muốn bán được sản phẩm bạn phải hơn đối thủ về mặt nào đó, như chính sách vận chuyển, ưu đãi, chăm sóc khách hàng.

Chiến lược mà họ tung sản phẩm ra thị trường có gì tốt bạn cũng cần hiểu rõ để tìm giải pháp cho mình. Ví dụ họ thường có chương trình mua giảm giá, bạn có thể học theo thực hiện mua 1 tặng 1,… hiểu về đối thủ thì thành công là có thể.

Phân Loại Các Hình Thức Dropshipping

Các hình thức của Dropship là gì?
Các hình thức của Dropship là gì?

Hình thức mạng lưới truyền thống

Hình thức này rất nhiều người tham gia hiện nay nhưng bản thân họ không biết họ là dropshipper, ở đây chỉ những người như môi giới nhỏ lẻ, giới thiệu khách đến nhà cung cấp nào đó nếu bán thành công được chiết khấu, kiểu như vậy.

Họ hoạt động mang tính nhỏ lẻ, còn thiếu kĩ năng để phát triển lên cao hơn hay  thành một doanh nghiệp có sự phát triển vững bền trong thời đại hiện nay.

Hình thức Mạng Lưới Internet online

Hình thức này thông qua độ phủ của Mạng xã hội mà tận dụng triệt để những điều mà Internet có thể làm.

Có 2 cách sử dụng trong hình thức này: 

+ Xây dựng webstore riêng cho doanh nghiệp, sử dụng lượng truy cập (paytraffic), SEO – chức năng giúp website của bạn có truy cập thông qua tìm kiếm, để phục vụ bán hàng.

+ Xây dựng cửa hàng trên các kênh miễn phí traffic – miễn phí với người truy cập, để có nhiều người thấy được sản phẩm hơn.

Càng nhiều người theo dõi quan tâm truy cập cơ hội bán được hàng là khá lớn.

Phân biệt các loại hình đối tác trong Dropshipping

Các loại đối tác của Dropship là?
Các loại đối tác của Dropship là?

Kinh doanh Dropship có thành công hay không chính là ở việc bạn chọn sản phẩm và đối tác cho mình, hãy hiểu thật kĩ thông tin sau.

Manufacturer (Nhà sản xuất): Là đối tác tham gia sản xuất toàn bộ từ A – Z cho sản phẩm. Bạn chỉ cần thao tác đơn giản là liên hệ trực tiếp với họ, thực hiện việc Marketing và chốt đơn hàng, còn lại những khâu khác họ đã lo.

Dropship Supplier (Nhà cung cấp Dropship): Kiểu đối tác này nhập nguồn thành phẩm thô, hay sản phẩm thô từ một nhà sản xuất khác sau đó việc của họ là đóng gói sản phẩm, tiếp đến là ship hàng tới tay khách hàng.

Dropship Aggregator (Người tổng hợp các doanh nghiệp Dropship): là trung gian có vai trò kết nối bạn với các nhà sản xuất khác. Trung gian thì bạn sẽ phải mất thêm một khoản phí cho người trung gian, phí cao lên là chắc chắn.

Mô hình lợi nhuận từ dropshipping

Mô hình lợi nhuận của Dropship như thế nào?
Mô hình lợi nhuận của Dropship như thế nào?

Dropship là một mô hình kinh doanh thích hợp cho những ai muốn học hỏi kinh nghiệm và tiếp xúc dần với bán hàng online, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mô hình này được thực hiện như thế nào bằng cách so sánh nó với bán hàng truyền thống.

Đầu tiên trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ tìm hiểu về sản phẩm bạn muốn bán, tìm nhà cung cấp, bỏ số tiền đủ mua số lượng lớn cần để mua được giá thấp nhất có thể. Và bạn tìm cách bán cho hết số lượng sản phẩm đó.

– Cách bán truyền thống:

+ Bạn đầu tư 20 triệu đồng để nhập về 100 sản phẩm đang hot với giá 200.000 đồng/sản phẩm

+ Bạn chỉ bán được hơn 20 sản phẩm với giá 200.000/sản phẩm chẳng hạn, nhưng phải tự vận chuyển đến khách hàng.    

+ Không may sản phẩm đó lỗi thời, không còn nhiều người mua, vậy buộc bạn phải thanh lý, lúc này bạn nhận ra mình đã thua lỗ rất lớn.

– Với kinh doanh Dropship 

+ Bạn kinh doanh dropshipping bạn không cần bỏ ra số tiền vốn nào đó để mua bất kì sản phẩm nào về để trữ trong kho.

+ Bạn cũng bán được 20 sản phẩm và thu được 200.000 đồng/sản phẩm

+ 20 sản phẩm bạn bán được bạn đã gửi thông tin đặt hàng đến nhà cung cấp đặt hàng chi phí 200.000đồng/sản phẩm và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển đến khách hàng.

+ Trường hợp mặt hàng đó không còn phù hợp và dừng hoạt động kinh doanh, bạn vẫn thu được lợi nhuận của 20 sản phẩm mà không lo lỗ vốn, hay cố gắng thanh lý hàng.

Tóm lại là khi có đơn hàng của khách hàng bạn tiến hành chuyển đơn hàng và chi tiết về thông tin đặt hàng của khách đến nhà sản xuất, nhà cung cấp khác và họ sẽ thực hiện việc giao đến tận tay khách hàng. Nên vì vậy nhà bán lẻ tiết kiệm được rất nhiều chi phí như tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, tiền bảo quản sản phẩm, tiền phí vận chuyển,… rất thuận tiện.

Ưu và nhược điểm của Dropshipping

Ưu điểm

Ưu điểm của Dropshipping là gì?
Ưu điểm của Dropshipping là gì?

 Vốn đầu tư không lớn

Không cần nhiều vốn đây lợi thế lớn nhất của Dropshipping, bạn có thể bắt đầu kinh doanh theo đam mê của mình không cần phải đầu tư một số tiền lớn để mua sản phẩm về cất trữ trong kho. Ngược lại với kinh doanh truyền thống là bạn sẽ phải mất một khoản vốn cho việc đầu tư vào mua một số lượng sản phẩm lớn về cất trữ trong kho. Bạn hoàn toàn tránh được nỗi lo hàng tồn, hàng không thể bán được, hàng “ế”.

Dễ dàng để bắt đầu tham gia thị trường

Dễ dàng để bắt đầu tham gia hoạt động bán hàng trực tuyến, vì cá nhân không phải lo lắng về nguồn vốn đầu tư, mặt bằng và các vấn đề liên quan khác như:

+ Quản lý kho hàng hay trả tiền phí cho kho hàng

+ Đóng gói và vận chuyển các đơn hàng tới khách hàng

+ Theo dõi hàng tồn kho trên sổ sách

+ Xử lý tờ khai và các lô hàng trong nước

+ Liên tục đặt hàng các sản phẩm và quản lý mức độ hàng tồn kho

Những vấn đề này thuộc về nhà cung cấp chính, bạn chỉ việc quảng bá và tìm cách chốt đơn hàng mà thôi.

Lợi nhuận nhanh có

Bạn nhận được lợi nhuận hay tiền lời ngay lập tức sau khi hoàn thành đơn hàng.

Nếu bạn là một người bán hàng với chiến lược giỏi, với mô hình không cần đầu tư vốn mà vẫn thu được lợi nhuận này bạn sẽ chỉ có lợi nhuận chứ không hề mất đi, chọn một sản phẩm tốt và nhà cung cấp tốt đảm bảo bạn sẽ luôn thu được tiền lời.

Địa điểm linh hoạt, doanh nghiệp có thể hoạt động bất kì đâu

Một doanh nghiệp, cá nhân tham gia dropshipping có thể di chuyển đến bất kỳ đâu vì nó bán hàng và kết nối với nhau qua mạng Internet, chỉ cần thông qua một thiết bị có kết nối Internet bạn có thể giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng một cách dễ dàng.
Với Dropshipping, bạn không tạo ra sản phẩm, cũng không cần phải đóng gói hay vận chuyển sản phẩm của mình đến khách hàng. Bạn không bị áp lực bởi một sự quản lý nào cả, bạn bán được nhiều thì sẽ có nhiều lợi nhuận, ít thì lợi nhuận ít. 

Quy mô mở rộng dễ dàng, có đủ thời gian và nguồn lực để phát triển

Mô hình kinh doanh dropshipping tận dụng tất cả từ phía nhà cung cấp: việc xử lý, gói đóng hàng , vận chuyển sản phẩm nhà bán lẻ chỉ cần xử lý thủ tục giao dịch trực tiếp với nhà cung cấp và khách hàng trên thiết bị có kết nối internet. 

Nhà bán lẻ không mất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc chính điều này cho phép mở rộng quy mô bán hàng một cách dễ dàng. 

Muốn mở rộng quy mô nhà bán lẻ chỉ cần tập trung tăng số lượng sản phẩm đăng bán, thúc đẩy, quảng bá sản phẩm, tư vấn khách đẩy mạnh tăng số lượng đơn chốt hàng.

Giảm thiểu rủi ro

Rủi ro ở đây chính là việc trữ hàng trong kho nguy cơ hàng bán không chạy, tồn kho, dẫn đến thua lỗ vốn, nguy cơ phá sản. Số tiền bỏ ra mua hàng lớn có thể bị lỗ bị mất là một nỗi lo lớn của bất kì tổ chức hay cá nhân kinh doanh nào.

Dropship cho phép bạn có hàng bán mà không tốn kém tiền cho việc mua hàng về trữ kho, không chịu áp lực về hàng tồn.

Sản phẩm đa dạng, bạn có thể bán bất kì loại hàng hóa nào 

Ở đây chính là việc bạn có thể thay thế một sản phẩm khác khi sản phẩm bạn đang bán không được tiêu thụ nhiều, hàng chạy chậm. Vì bạn không có hàng trữ, bạn không mất gì khi bỏ sản phẩm đó để tìm sản phẩm tốt hơn.

Khác hoàn toàn với bán kiểu truyền thống là hàng nhập về, dù nó có tốc độ tiêu thụ kém cũng phải tìm cách bán, tốn rất nhiều thời gian và tiền phí khác gây ra thua lỗ.

Dropshipping có rủi ro thấp hơn các mô hình kinh doanh khác

So với những mô hình kinh doanh khác, thì Dropship nó cho phép người tham gia chủ động thời gian, rảnh thì làm, bận thì dừng không chịu áp lực về tiêu thụ, hay thua lỗ. 

Chi phí bỏ ra thấp vì bạn không phải mua hàng trữ kho, quản lý kho hàng nên chi phí quản lý của bạn sẽ thấp đi rất nhiều. 

Có thể bạn chỉ cần ở nhà với một cái máy tính hay một thiết bị kết nối Internet nào là bạn đã có thể thực hiện kinh doanh rồi, lợi nhuận thu lại cao nếu bạn chăm chỉ và có khả năng sales.

Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Kinh doanh dropship tiết kiệm thời gian và tiền bạc là điều bạn sẽ thấy rõ nhất. Bạn không cần phải lo lắng về tiền mua hàng, duy trì nhà kho để trữ hàng, không cần quan tâm việc đóng gói giao hàng bởi những việc này sẽ do nhà cung cấp đảm nhiệm. Việc của bạn là thúc đẩy bán sản phẩm và doanh số để thu lợi nhuận. 

Thời gian quản lý kho, kiểm soát hàng tồn, hay các khâu liên quan đến chuẩn bị hàng là hoàn toàn nhà cung cấp chịu trách nhiệm, nên thời gian và tiền bạc của bạn không mất quá nhiều.

Nhược điểm

Nhược điểm của Dropshipping là gì?
Nhược điểm của Dropshipping là gì?

Lợi nhuận thấp

Trong kinh doanh Dropship này có sự an toàn, ít rủi ro là ưu điểm lớn nhưng lợi nhuận của nó thấp là nhược điểm lớn nhất. Bởi vậy nên nhiều người chỉ chọn nó là một cách kiếm tiền thêm, một nghề tay trái.

Lợi nhuận là chênh lệch giá giữa giá bạn mua phía cung cấp và giá bán cho khách nên mức chênh lệch là thấp để bạn có thể cạnh tranh với đối thủ khác.

Nhưng bạn học được kinh nghiệm, bạn nghiên cứu được thị trường, bạn thực sự giỏi bán hàng thì bạn có thể chuyển qua kinh doanh online bình thường để an toàn hơn.

Các vấn đề tồn kho

Bạn chỉ có nhiệm vụ chốt hàng, tư vấn chăm sóc khách hàng. Việc gói đóng hàng và cả vận chuyển hàng đến người mua là do nhà cung cấp đảm nhiệm nên nhiều khi hàng hoá đó dùng hàng tồn kho, hay kho hết hàng làm ảnh hưởng đến thời gian giao nhận, làm bạn phải mất thời gian đàm phán lại với bên khách của mình.

Nguồn hàng bị động

Nguồn hàng bị động là việc hàng không có sẵn làm nhiều người mua muốn có sẵn, cần giao liền mà chúng ta lại buộc họ phải chờ đợi. Trên shop Online chúng ta cũng thường hay hỏi là hàng có sẵn không bạn? Dropship không trữ hàng phải mất thời gian vận chuyển từ xa về, có khi hàng không có hoặc là gặp trục trặc về vận chuyển, hay khách muốn coi hình ảnh thật bạn lại không chủ động được chẳng hạn.

Vận chuyển phức tạp

Quá trình vận chuyển là phức tạp hơn vì nhà cung cấp sẽ nhận thông tin của khách từ chính nhà bán lẻ cung cấp và giao đến khách, nếu trong quá trình vận chuyện gặp sai sót lại phải quay lại nhà bán lẻ hỏi, nhà bán lẻ lại kiểm tra và liên hệ bên khách rồi lại báo ngược lại. Thật sự rất rắc rối, có trường hợp phải mất cả tuần để giao hàng thành công.

Lỗi từ nhà cung cấp và trách nhiệm

Hàng hoá bị lỗi là điều không thể tránh khỏi, vì bạn nhiều khi không biết và cũng chưa từng nhìn thấy mặt hàng đó. Nên khi có phàn nàn của khách buộc bạn chịu trách nhiệm thì trách nhiệm chắc chắn là thuộc về người bán lẻ nhận đối với khách.

Đối thủ cạnh tranh lớn mạnh

Kinh doanh theo dropship không cần vốn đầu tư, chi phí thấp là những điều kiện hấp dẫn nhiều người tham gia, và tất nhiên sự cạnh tranh càng lớn nếu càng có nhiều người làm.

Ngoài ra một sản phẩm lại có nhiều người chọn bán vì họ biết nhìn thị trường, thấy nhu cầu y như bạn, và bạn bị cạnh tranh nhiều là có thể.

Và một điều nữa là khách hàng đủ thông tin và cách để so sánh giá giữa những chỗ bán khác nhau điều đó làm bạn phải hạ giá chênh lệch ăn lợi nhuận thấp hơn.

Khó kiểm soát vấn đề thương hiệu

Sự cạnh tranh làm cho vấn đề thương hiệu trở nên khó kiểm soát, hàng nhái hàng giả như nhau, giá cả lại chênh lệch, người mua sẽ chọn sản phẩm có lợi cho mình, ảnh hưởng đến kinh doanh rất lớn.

Các vấn đề phát sinh khác

Các vấn đề phát sinh khác như hàng hóa tăng giá mà người bán lẻ chưa cập nhật, vấn đề chăm sóc khách hàng, các rủi ro khi vận chuyển,…

Lưu ý khi bắt đầu mô hình Dropshipping

Cần lưu ý điều gì khi tham gia Dropship 
Cần lưu ý điều gì khi tham gia Dropship

Quảng bá doanh nghiệp 

Quảng bá hay quảng cáo đem sản phẩm của mình đến khách hàng, cách tiếp cận khách tốt nhất giúp khách hàng nhận biết, tin tưởng, tìm đến với mình và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Email Marketing

Là một cách tiếp cận giúp bạn thông báo tới khách hàng các thông tin quan trọng: Các chương trình khuyến mại, giảm giá, sự kiện bán hàng lớn, các nội dung liên quan tới sản phẩm,….

Một số công cụ bạn có thể tạo và gửi nội dung Email marketing trên các công cụ như: Mailchimp, Converio,….

Sử dụng nền tảng mạng xã hội

Dropship hoạt động trên Internet là chính, bạn thực hiện tất cả các khâu từ tiếp cận khách hàng, tư vấn, tìm nguồn hàng, liên hệ khách, nhà cung cấp và chốt đơn đều qua mạng, ví dụ như Facebook hay Instagram.

Chú ý đánh giá, review của khách hàng

Doanh nghiệp có thể tồn tại hay không chính là nhờ vào khách hàng, lượng khách hàng ổn định doanh nghiệp sẽ bền vững. 

Khách hàng cũ là nền tảng cho mọi việc mở rộng hoạt động kinh doanh, là niềm tin cho khách hàng mới, lôi kéo thêm khách hàng mới.

Khách hàng đánh giá có thể là: về thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, hoạt động chăm sóc khách hàng,….

Xử trí khi đối tác gây ra lỗi trong quá trình vận chuyển

Rủi ro khi vận chuyển là điều tất yếu bạn sẽ gặp, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng việc bồi hoàn miễn phí sản phẩm cho khách hàng để đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng, giữ khách hàng ở lại. Tạo niềm tin tuyệt đối lâu dài cho họ, bất kì hành động nào cũng có thể làm hình ảnh thương hiệu bạn xấu đi.

Quản trị đơn hàng tốt

Quản trị đơn hàng là bạn phải kết nối với nhà cung cấp để nắm các dữ liệu về hàng tồn kho, quy trình vận chuyển để đảm bảo cho quá trình bán hàng cho khách. Xử lý khi có trường hợp như hàng hết trong kho, bạn nên báo cho khách để họ biết là hàng hiện tại chưa có sẵn và sẽ sớm có nên có thể chờ hay không, hoặc là có thể trả hoàn tiền lại cho khách.

Bạn chỉ cần quản lý tốt về đơn hàng của mình là bạn có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.

Để đơn giản hơn trong việc này nhà bán lẻ nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để quản trị tốt hơn.

Vấn đề chăm sóc khách hàng, chính sách bồi hoàn, trả và đổi hàng

Chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp bạn mở rộng quy mô kinh doanh dễ hơn bởi khách hàng cũ có thể là khách hàng trung thành, tạo ra khách hàng tiềm năng cho bạn.

Bạn có thể chăm sóc khách hàng qua hotline tư vấn, qua email, tương tác trên mạng xã hội.

Những vấn đề thường gặp: khách hàng muốn trả hàng, đổi hàng, thậm chí hoàn tiền đó là điều bất kì ai kinh doanh cũng gặp. Nên bạn có hơn đối thủ hay không là ở cách bạn xử lý mọi việc, tạo niềm tin cho khách hàng.

Tiêu chí lựa chọn mặt hàng Dropship

Giá bán lẻ sản phẩm

Giá cả là điều khách hàng quan tâm sau chất lượng. Giá cả hợp lý sẽ thu hút khách, đảm bảo số lượng khách hàng trung thành.

Nhưng trường hợp giá sản phẩm thấp, doanh nghiệp bán được nhiều hàng tuy nhiên lợi sẽ thấp bởi phí dịch vụ họ phải trả cho các đối tác khác vẫn giữ nguyên, như phí vận chuyển chẳng hạn. Nhưng nếu bán giá cao thì cũng không thu được nhiều lợi nhuận vì giá cao khách hàng không mua sản phẩm, mà các chi phí khác vẫn phải trả.

Kích cỡ, trọng lượng

Phí vận chuyển là một vấn đề lớn của các doanh nghiệp tham gia Dropshipping. 

Phí vận chuyển sẽ dựa trên khối lượng và kích cỡ hàng hoá để họ tính, dường như bất khả có thể thay đổi và không thể không chọn, vì họ sẽ là người giáo hàng đến tay cho khách.

Nên chọn những sản phẩm nhỏ vừa để hạn chế trả phí dịch vụ tăng thêm chênh lệch lợi nhuận.

Sản phẩm có thể áp dụng chiến lược Cross-selling (bán kèm)

Doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh không ngoan sẽ luôn thu hút khách hàng đông đảo. Họ vẫn tạo lợi nhuận như thường mặc cho có bán hàng với giá nhìn có vẻ thua lỗ, là họ đã dùng các sản phẩm với chiến lược Cross-selling như: Bán sản phẩm chính với lợi nhuận thấp, tức là giá rẻ hơn so với thị trường, tiếp đến là tư vấn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm kèm sản phẩm chính với lợi nhuận cao hơn. Vậy là bạn đã cân bằng được lợi nhuận một cách khôn ngoan.

Các sản phẩm có thể lặp lại chu kỳ mua hàng

Ở đây chính là dạng Combo mua hàng trong đợt khuyến mãi kéo dài 1 tuần hay 1 tháng, họ bán các gói mua hàng đó với lời mời chào như cô chú sẽ được giảm giá ở sản phẩm thứ hai nếu cô chú mua sản phẩm này lần thứ hai, thứ 3,….

Cách này giúp thu hút khách về lâu dài, đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp bạn.

Phát triển hoạt động kinh doanh

Webstore là một xu hướng có hiệu quả phát triển kinh doanh Dropship 
Webstore là một xu hướng có hiệu quả phát triển kinh doanh Dropship

Sử dụng các nguồn lực hỗ trợ

Muốn phát triển hoạt động kinh doanh so với ban đầu thì buộc bạn phải có sự hỗ trợ, có thể là từ nguồn nhân lực bổ sung thêm hoặc các công cụ hỗ trợ khác.

Rất nhiều khía cạnh buộc bạn phải tối ưu, kiểm soát khi phát triển kinh doanh như: Hoạt động quản trị mạng xã hội, chăm sóc khách hàng, phát triển nội dung và thiết kế website, quản trị đơn hàng…

Sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau

Bán hàng trên mạng trực tuyến là bạn phải biết khai thác tất cả những lợi ích mà nó đem lại, mạng xã hội không hề hạn chế số lượng chúng ta sử dụng bởi vậy không chỉ nên chọn và quá phụ thuộc một kênh bán hàng nào. Ngoài nền tảng là website, có thể đồng thời sử dụng: Shopee, Lazada, Amazon,…

Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông

Quảng bá hay truyền thông sản phẩm cũng vậy, phải tận dụng tất cả các kênh truyền thông để tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng rộng hơn trên mọi nơi, mọi miền khác nhau. Ví dụ qua email, điện thoại, và đặc biệt là qua các trang mạng xã hội trả tiền phí quảng cáo, qua các trang mạng miễn phí người truy cập chẳng hạn.

Yếu tố giúp tối ưu hóa lợi nhuận khi kinh doanh Dropshipping

Lợi nhuận mà mô hình dropshipping tạo ra là dựa trên sự chênh lệch giữa giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm.

Giá thành trong mô hình dropshipping gồm:

+ Giá nhập trực tiếp từ nhà cung cấp trên các trang thương mại điện tử bán sỉ như Aliexpress, 1688,…

+ Chi phí vận chuyển xuyên lục địa

+ Chi phí xử lý đơn hàng 

+ Chi phí duy trì gian hàng trên sàn thương mại điện tử 

+ Chi phí quảng cáo, công thêm các chi phí phát sinh khác

Tất cả các chi phí này ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm, ảnh hưởng đến khoảng chênh lệch giá mà bạn gọi là lợi nhuận đó, bạn phải tìm cách tối ưu tất cả các yếu tố trên để giảm giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Doanh nghiệp nào nên lựa chọn mô hình Dropshipping?

Mô hình Dropship là một mô hình bán hàng dựa trên thị trường thương mại điện tử, qua tất cả thông tin ở trên bạn cũng phần nào hiểu ưu điểm lớn nhất của nó chính là giúp những cá nhân, doanh nghiệp bán lẻ không có vốn nhiều, tập kinh doanh học hỏi kinh nghiệm,… để xem xét là có nên lựa chọn mô hình này hay không thì bạn cần cân nhắc tất cả điều kiện mà bạn có để lựa chọn. Sau đây là một số Doanh nghiệp có thể chọn Dropship:

+ Những doanh nghiệp không có vốn đầu tư lớn nhưng có nhu cầu muốn gia nhập vào thị trường thương mại điện tử.

+ Các doanh nghiệp startup, khởi nghiệp, doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường bán lẻ.

+ Doanh nghiệp đã tồn tại và hoạt động nhiều năm nhưng muốn thử sức mình với mô hình kinh doanh mới mẻ này.

Dropship có những nhược điểm nhất định ảnh hưởng đến vấn đề hình ảnh thương hiệu của công ty, doanh nghiệp nên có những Doanh nghiệp không nên hay nếu muốn tham gia phải nhìn nhận thật kĩ để không ảnh hưởng tới mình như sau:

+ Các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu là chính, coi thương hiệu là trọng tâm của sự phát triển, thì không nên vì Dropship có nhược điểm có thể làm ảnh hưởng tới thương hiệu ấy.

+ Dropship thu lợi nhuận từ chênh lệch giá giữa giá mua của nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng nên không có lợi nhuận cao, nên các doanh nghiệp muốn có biên lợi nhuận cao trong kinh doanh thì không nên tham gia.

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vì hàng hóa của chính họ được đối tác mua về có thể đối tác đó cũng tham gia Dropship hay không thì chính họ cũng tự cạnh tranh với đối thủ của mình, gây ảnh hưởng tới mối làm ăn của cả hai.

Lựa chọn đối tác Dropshipping

Lựa chọn đối tác tốt, lợi nhuận sẽ cao hơn
Lựa chọn đối tác tốt, lợi nhuận sẽ cao hơn

Lựa chọn đối tác Dropship chính là tìm nhà cung cấp có sản phẩm mình muốn bán, sản phẩm đảm bảo về giá cả cũng như chất lượng, có thể hiểu là lựa chọn nguồn cung cấp sản phẩm giúp bản thân kiếm thu nhập cao nhất có thể. Muốn đảm bảo hoạt động kinh doanh của cá nhân về lâu dài hay có thể phát triển trong tương lai bạn cần lựa chọn đối tác dựa vào những điều kiện sau:

– Chọn những đối tác sản xuất có kinh nghiệm, hoạt động đã lâu năm, có uy tín trên thị trường. Có thể thông qua các công ty môi giới để bạn tìm kiếm tốt nhất.

– Chọn những đối tác có khả năng cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt. Vì thật sự kinh doanh Dropship giống như online khách hàng muốn có niềm tin vào Doanh nghiệp bạn rất nhiều, một lần mua sẽ giúp họ có thể quay lại nhiều lần cùng nhiều người mới nữa, nhưng mô hình này không giống Kinh doanh online thường bởi bạn không đảm bảo chất lượng sản phẩm vì bạn không mua về trữ trong kho hàng, chất lượng sản phẩm bạn không kiểm soát được.

Để hạn chế thấp nhất các vấn đề liên quan tới sản phẩm, cũng như tạo niềm tin với khách hàng là bạn phải tìm đối tác cung cấp hàng bán có chất lượng tốt nhất.

– Lựa chọn đối tác có hệ thống dây chuyền máy móc sản xuất tân tiến, vì cái gì được cải thiện, được nâng cấp hiện đại bao giờ cũng tạo được sản phẩm tốt mà giá thành lại thấp hơn, vì nhà sản xuất có máy móc hiện đại sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí làm ra sản phẩm, bán cho mình một giá thấp mà vẫn có lời. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng có tâm lý thích sự mới mẻ, hiện đại, giá lại thấp.

– Lựa chọn những doanh nghiệp có đủ khả năng cung ứng sản phẩm: bán hàng như Dropship có nhược điểm là không chủ động nguồn hàng nên để đảm bảo hàng được duy trì, không bị đứt hàng hay có khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh của bạn là điều cần thiết. Bạn không thể bị gián đoạn khi chỉ vừa bán được 5, 10 sản phẩm lại được thông báo hết hàng, làm mất thời gian và mất khách hàng.

– Chọn tìm đối tác có khả năng giao hàng đúng hẹn. Một hoạt động mua bán hàng nào cũng cần đến sự nhanh chóng, nhất là khâu chuyển giao hàng, khách muốn mua tức là họ muốn có sản phẩm đó nhanh nhất có thể nên để thỏa mãn, tìm kiếm sự hài lòng của khách thì khâu vận chuyển chỉ nên kéo dài trong 1 đến 2 ngày mà thôi.

Một số điều mà các doanh nghiệp Dropshipping cần lưu ý tránh

Dù là kinh doanh truyền thống hay kinh doanh online, tham gia Dropship thì uy tín là trên hết, khách hàng có ở lại với bạn hay không chính là ở chất lượng sản phẩm, các chế độ chăm sóc khách hàng, uy tín,… để đảm bảo thành công trong Dropshipping bạn cần:

– Tuyệt đối không bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhất là các loại hàng fake loại 1, vì cho dù nó có đem lại lợi nhuận cao cho bạn nhưng nó sẽ làm giảm uy tín của bạn trên thị trường.

– Buôn bán gian dối, kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó” thực sự là không nên, nếu vi phạm khách hàng sẽ chỉ đến với bán một lần duy nhất mà thôi. Bởi đó chính là đạo đức nghề nghiệp.

– Nên lựa chọn sản phẩm tiềm năng, phù hợp nhu cầu sử dụng của khách hàng không nên chỉ lựa chọn mặt hàng dễ bán. Bởi hàng dễ bán sẽ dễ bị cạnh tranh và khả năng bạn bị lấn át là chắc chắn.

Chọn sản phẩm theo nhu cầu của khách tiếp tục có kế hoạch, chiến lược đầu tư chi tiết, nghiêm túc nó sẽ giúp bán được nhiều như những mặt hàng kia.

– Trước khi chọn sản phẩm để bán nên nghiên cứu quan sát thị trường, không nên chọn theo cảm xúc hay theo sở thích một cách không khoa học. Tất cả phải được tính toán mới có thể giúp bạn tồn tại cùng với sản phẩm thương hiệu của mình chọn.

– Không chọn sản phẩm mà bạn thấy nhiều người bán, và nghĩ nó là sản phẩm được yêu chuộng, bạn hãy là người đi con đường khác thông qua các công cụ tìm kiếm để tìm cho mình sản phẩm “Hot trend” nhưng không có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Một số gợi ý về các sản phẩm bạn có thể bán khi tham gia Dropship 

Các mặt hàng có giá thấp, kích thước nhỏ, nhu cầu dường như không bao giờ dừng:

– Sổ viết tay, đồ văn phòng phẩm

– Ốp lưng, phụ kiện điện thoại các hãng

– Áo thun các kiểu, các loại

– Đồ trang sức nam nữ, trẻ em, người lớn

– Đồ dùng thể thao, đồ tập gym, đồ du lịch, cắm trại, hoạt động ngoài trời

– Healthy food – thức ăn dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe

– Đồ dùng cho bé: sơ sinh, giai đoạn các độ tuổi khác nhau

– Mỹ phẩm, đồ dưỡng da,… nguồn hàng này rất nhiều hãng để bạn lựa chọn, một loại hàng được khá nhiều người chọn, người mua cũng không ngừng tăng lên.

 

Dropship tuy mang những ưu điểm nổi bật và đầy hấp dẫn, nhưng rủi ro và hạn chế của nó cũng cần được suy xét. Với những người có đam mê kinh doanh nhưng không có vốn lớn, người chỉ muốn kinh doanh kiếm thêm thu nhập, họ tìm niềm vui trong kinh doanh thì Dropship là lựa chọn tốt. Nhưng không phải là cách tốt để bạn xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình lâu dài. Hãy tham gia Dropship để có kinh nghiệm, học hỏi và tích góp vốn cho những ấp ủ về hoạt động kinh doanh trong tương lai của bạn.

Bạn là người trẻ am hiểu mạng Internet, có đủ thời gian, đam mê kiếm tiền thì không nên bỏ qua cơ hội tham gia Dropship, nó sẽ giúp bạn có nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Trước khi lựa chọn nó hãy hiểu thật kĩ và nhớ rõ những gì mà Dropship có thể đem lại cho bạn.

Previous Post

Block là gì? Block Facebook là gì? Ý nghĩa của tính năng Block bạn cần biết

Next Post

CC là gì? Ý nghĩa của CC trong tất cả các lĩnh vực mà bạn cần biết

Hoang Do

Hoang Do

Thích viết thì viết thôi, đã viết thì toàn kiến thức bổ ích. Đọc nha, nhiều bài hay lắm! ahihi

Next Post
CC mang ý nghĩa gì trên Facebook, y tế, mỹ phẩm,...?

CC là gì? Ý nghĩa của CC trong tất cả các lĩnh vực mà bạn cần biết

Recommended

Ripper Casino Sets the Standard with High-Quality Casino Games

4 ngày ago

Mostbet: Gana con nuestras cuotas competitivas

5 ngày ago

Trending

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

5 năm ago
Ib là gì? Check inbox là gì? Cách check ib và ảnh hưởng của inbox trên mạng xã hội

Ib là gì? Check inbox là gì? Cách check ib và ảnh hưởng của inbox trên mạng xã hội

5 năm ago

Popular

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

5 năm ago
Ib là gì? Check inbox là gì? Cách check ib và ảnh hưởng của inbox trên mạng xã hội

Ib là gì? Check inbox là gì? Cách check ib và ảnh hưởng của inbox trên mạng xã hội

5 năm ago
Bảng đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài, cách học đơn vị đo độ dài nhanh, đơn giản

5 năm ago
CC mang ý nghĩa gì trên Facebook, y tế, mỹ phẩm,...?

CC là gì? Ý nghĩa của CC trong tất cả các lĩnh vực mà bạn cần biết

5 năm ago

El futuro de Estado del bienestar

5 năm ago
Lafactoria Web

Blog tổng hợp kiến thức chuẩn nhất 2020.
Liên hệ quảng cáo tại email: lafactoriaweb72020@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Danh mục

  • ! Без рубрики
  • 1
  • 1 win
  • 1win
  • 1win Brazil
  • 1win casino
  • 1win India
  • 1win Turkiye
  • 1win uzbekistan
  • 1winRussia
  • 1xSlots
  • 2
  • 22 Bet
  • 7k casino
  • AI News
  • articulos
  • be
  • Best Australian Online Casinos and Pokies
  • Best Australian Online Casinos and Pokies with PayID in 2025
  • BetOnRed APK
  • Blog
  • Bookkeeping
  • casino
  • casino 7k
  • casino buitenland
  • casino en ligne
  • casino en ligne fr
  • casino en línea
  • casino onlina ca
  • casino online
  • casino online 1win
  • casino online ar
  • casinò online it
  • Casinos en Línea
  • cassino online
  • CheckBasinas
  • Công nghệ
  • cosmetology school toronto
  • Cryptoboss Сasino
  • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
  • DragonMoney
  • dytyna.blog
  • e-Kitap Depolama
  • En
  • Financial Marketplace in the USA
  • FinTech
  • Forex Trading
  • Gigabet cassino
  • gigradar.co.uk
  • Guest post
  • hd porn
  • Học excel
  • hundredofhooacademy.co.uk-NEW
  • Kasyno Online PL
  • Kiến thức
  • kuryer-if.info
  • Là Gì
  • ledger live
  • Lex Casino
  • lucky jet
  • MCU Profile
  • medbrat.in.ua
  • Mostbet
  • mostbet casino online
  • New Post
  • News
  • Những câu nói hay
  • online casino
  • online casino au
  • PDF eBooks Kulübü
  • Pin Up Casino
  • plinko
  • Pocket
  • prototypecreative.co.uk
  • saints-alive.co.uk
  • shakespeare.zp.ua
  • skovoroda.in.ua
  • Sober living
  • Software development
  • Stake Casino
  • StarzBet Casino
  • stoms.com.ua
  • thaliandpickles.co.uk
  • thehertfordshiregolf.co.uk
  • Tin tức Phim
  • tuning-market
  • Unlim казино
  • upsi.org.uk
  • uzovka.dn.ua
  • waterfrontsouthport.co.uk
  • whitebook.co.uk
  • Ауф казино
  • Водка Казино
  • займы онлайн
  • Лекс Казино
  • Форекс Брокеры

Bài viết mới

  • Ripper Casino Sets the Standard with High-Quality Casino Games 07/05/2025
  • Mostbet: Gana con nuestras cuotas competitivas 06/05/2025
  • Casino newlucky op Nederland: legitiem, winstgevend, gebruiksvriendelijk 06/05/2025
  • About
  • Contact

Copyright © 2020, lafactoriaweb

No Result
View All Result
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ

Copyright © 2020, lafactoriaweb