4.0, thời đại của khoa học và công nghệ bùng nổ. Nhà sản xuất cạnh tranh nhau trên từng mặt trận để tiếp cận được khách hàng. Tiếp cận khách hàng có nhiều phương diện nhưng hiệu quả nhất ở hiện tại chính là tại Website. Vậy Website là gì? Website mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên.
Website là gì?
Website còn gọi là trang web, là một tập hợp các trang web con, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash v.v.. Website chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ lưu trữ trên các máy chủ chạy online trên đường truyền World Wide của Internet.
Website đóng vai trò là văn phòng một cửa hàng trên mạng Internet. Tại đây doanh nghiệp có thể giới thiệu thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp… Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet.
Trang thông tin điện tử là gì?
Đây là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc một vài trang thông tin được trình bày dưới dạng kí hiệu, số, chữ, hình ảnh, âm thanh,..và các dạng khác. Trang này phục vụ cho việc tìm kiếm và sử dụng thông tin trên internet.
Trang web là gì?
Trang web là một trang cụ thể của Website, tên tiếng anh là Web page hay gọi cách khác là pages. Dạng tài liệu này được hiển thị trực tiếp trên trình duyệt như: Firefox, Google Chrome, Opera, Microsoft Internet Explorer, Edge hoặc là trên Safari.
Một Website sẽ có rất nhiều trang Web và chúng ta hay hiểu nhầm trang Web và Website là một.
Web 2.0 là gì?
Web 2.0 cho phép người dùng tương tác với nhau thông qua đối thoại trên phương tiện truyền thông xã hội với tư cách là người tạo nội dung trong cộng đồng.
Ví dụ về Web 2.0 bao gồm các trang web mạng xã hội hoặc các trang truyền thông xã hội, ví dụ: Facebook, Blog, Wiki, folksonomies.
Web 2.0 là một phương pháp Internet mới nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác giữa mọi người trên mạng thông qua Ứng dụng web. Các trang web điển hình web 2.0 là: cộng đồng trực tuyến, ứng dụng trực tuyến, trang mạng xã hội, blog, Wikis, v.v.
Website động, Website tĩnh là gì?
Web tĩnh là những website không có hệ thống quản lý nội dung và người dùng không thể chỉnh sửa, thay đổi dữ liệu được. Hiện nay web tĩnh hầu như ít tồn tại hoặc chỉ tồn tại với những công ty chuyên về thiết kế website.
Web tĩnh thường được xây dựng từ CSS, HTML, JAVASCRIPT (DHTML), hiện nay có thêm công nghệ HTML5 & CSS3.
Ngược với web tĩnh, web động là những website có hệ thống quản lý nội dung và người dùng có thể chỉnh sửa nội dung được. Ví dụ: vnexpress.net hay 24h.com.vn… Đó là những web động bởi vì họ có thể đăng tin mới, chỉnh sửa tin mới và chỉnh sửa danh mục menu, …
Website động sử dụng các công nghệ như HTML, CSS, HTML5, CSS3, JAVASCRIPT, … và điều đặc biệt là có sử dụng một ngôn ngữ lập trình server như PHP, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, vì vậy web động phải chạy trong máy chủ.
Trình duyệt web
Đây là ứng dụng cho phép người dùng xem và tương tác với các thông tin trên một trang web bất kỳ. Các văn bản, dữ liệu, hình ảnh có thể chứa các siêu liên kết dẫn bạn đọc đến các trang web khác trong cùng một địa chỉ, hoặc thậm chí là dẫn bạn đọc sang hẳn một địa chỉ web khác.
Nhờ có trình duyệt web mà người dùng có thể truy cập vào các thông tin trên web một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng thông qua các liên kết. Một số trình duyệt web thông dụng hiện nay: Internet Explorer, Mozilla Firefox, Safari, Opera, Avant Browser, Konqueror, Google Chrome, …
World Wide Web là gì?
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập qua các máy tính nối mạng Internet.
Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các trung tâm máy chủ trong mạng Internet.Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.
Những thành phần cấu tạo nên website là gì?
Từ những định nghĩa trên, chúng ta đã hiểu được website là gì. Để nghiên cứu sâu hơn về website, chúng ta hãy tìm hiểu thành phần tạo nên một website là gì.
Tên miền
Tên miền của website đang hoạt động trên hệ thống đóng vai trò như một địa chỉ. Nó có thể được xem là địa chỉ nhà hay zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh tìm đến. Một trình duyệt bất kỳ cũng cần một tên miền để giúp dẫn đường đến website của bạn.
Ví dụ: Admarket.vn, Google.com, facebook.com hay vnexpress.net…
Hosting
Hosting là một dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến của website. Nó là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ internet như world wide web (www), truyền file (FTP), hay email,… Chủ sở hữu web có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian này.
Source Code
Source code hay còn gọi là mã nguồn chỉ những bộ mã chương trình được các lập trình viên tạo lập khi sử dụng ngôn ngữ lập trình. Source code thường hiển thị ở dạng văn bản. Nó tập hợp nhiều dòng lệnh để tạo nên một thao tác nào đó trên website.
Source code website chỉ một hệ thống chứa 1 hoặc nhiều các tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình cho website. Chúng đóng vai trò kết nối các thành phần giao diện người dùng của website với hệ thống cơ sở dữ liệu.
Giao diện website gồm những gì?
Dưới đây là một bố cục phổ biến thường thấy ở những giao diện website:
Header
Đây là phần đầu trang, thường hiển thị cố định trên các trang con. Phần này có logo, hotline, lựa chọn ngôn ngữ, đăng kí, menu, giỏ hàng,…
Tùy vào nhu cầu mà người ta sẽ thế kế header khác nhau và không nhất thiết phải có đầy đủ những điều cần nêu ra phía trên.
Slider / Carousel
Dưới header thường được thiết kế hình ảnh thu hút và giới hiểu về web. Chẳng hạn sẽ có câu chuyện thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ kèm slogan.
Trên hình ảnh sẽ có các nút kêu gọi hành động như: liên hệ, gọi ngay, hotline,…
Các hình ảnh có thể hiển thị theo dạng slide hoặc theo trục được thiết kế. Các hình này sẽ được thay đổi tạo sự mới mẻ.
Content Area
Đây là nơi cung cấp nội dung cho độc giả. Nội dung sẽ ở các dang như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…Đây là phần giúp các trang web lên Top Google.
Footer
Đây là phần nằm dưới cùng của website, thường là thông tin bản quyền, địa chỉ, link liên kết,…
Tiêu chí đánh giá tính thẩm mỹ của một website
Mỗi doanh nghiệp đều cần website riêng cho mình. Nhưng làm sao để thu hút khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp và ở lại trên đó được lâu hơn?
Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần sở hữu đội ngũ thiết kế web đúng theo những gì mình mong muốn. Để đánh giá một website có đẹp hay không cần dựa vào các tiêu chí sau đây:
Giao diện đẹp
Không có thước đo nào chính xác cho cái đẹp, giao diện website cũng thế. Chỉ ở mức “ưa nhìn” trong mắt hầu hết khách hàng là website đó đã thành công rồi, bởi mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về cái đẹp.
Giao diện web có đẹp hay không còn phụ thuộc lớn vào ngành nghề cần thiết kế website là gì. Một website bán hàng bạn nên cho khách hàng của mình tiếp cận ngay đến danh mục sản phẩm. Nếu là một trong website về các thông tin tuyển dụng, tìm việc hãy đưa ra các những đối tượng phù hợp mà họ đang muốn tìm kiếm. Hay một thiết kế website giới thiệu công ty, điều đầu tiên bạn phải cho khách hàng thấy chính là sự sáng tạo của mình.
Nội dung cốt lõi của website
Nó là chìa khóa quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong quá trình chinh phục khách hàng. Nội dung trên website không chỉ đòi hỏi hấp dẫn mà nó còn phải hay và thu hút, đồng thời phải đúng trọng tâm mà khách hàng đang cần. Bên cạnh đó, trang web còn làm nổi bật lên được thông điệp bạn muốn gửi đến khách hàng. Nội dung website hay sẽ phần nào giúp quá trình SEO website được tốt hơn.
Xu hướng luôn luôn thay đổi để phù hợp với thời đại, do đó để được đánh giá là một website đẹp và hoàn hảo bạn cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Website đẹp phải thực sự tối ưu
Đây là điều cơ bản và cần thiết để website của doanh nghiệp có thực sự đẹp mắt hay không. Do đó người thiết kế cần phải áp dụng những yêu cầu tối ưu sau đây:
Thiết kế web phải có tính đáp ứng
Thiết kế UX/ UI
Tốc độ tải trang cao
Trang quản trị giúp cho người dùng dễ sử dụng
Thiết kế website phải chuẩn SEO.
Ngôn ngữ lập trình hoàn hảo của website là gì?
Hai cách tốt nhất để xây dựng website là gì? Đó là code tay hay thiết kế bằng open source.
CUSTOM WEBSITE: Ưu điểm của dạng thiết kế này là chúng ta có thể xây dựng các website khổng lồ, hàng trăm, nghìn trang con. An toàn bảo mật luôn cao hơn các dạng web còn lại.
OPEN SOURCE: WordPress là mã nguồn mở phổ biến nhất được sử dụng để thiết kế rất nhiều website, xây dựng thương hiệu cho rất nhiều công ty kể cả các công ty lớn hàng đầu thế giới.
Website được phân loại thế nào?
Theo cấu trúc và cách hoạt động
Phân loại theo cấu trúc và cách hoạt động sẽ chia thành website động và website tĩnh.
Website tĩnh chỉ yếu là dùng ngôn ngữ HTML, nội dung ít khi chỉ sửa sau khi đăng và hiện tại website tĩnh rất hiếm.
Website động có nội dung dễ dạng thay đổi dựa trên sự tương tác với người dùng. Những trang web hiện tại đa số là website động.
Theo mục đích chính của website
Tùy vào mục đích mà website sẽ được thiết kế khác nhau. Mục đích có thể là giới thiệu công ty, bán hàng, cá nhân,…Thiết kế web dựa trên mục đích sử dụng sẽ tạo ra những trang web cực kì ấn tượng và phù hợp.
Theo lĩnh vực cụ thể
Tùy theo ngành nghề mà website sẽ được thiết kế với những đặc trưng riêng. Một số ngành nghề thường thấy ở hiện tại khi dùng web: Web tin tức, website du lịch, vé máy bay, website bất động sản, website nội thất,…
Có những loại hình website chính nào?
Website theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp
Các website được thiết kế phục vụ cho nhu cầu riêng của một cá nhân hay một tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ. Dựa trên yêu cầu riêng đặc thù của sản phẩm, dịch vụ website được thiết kế theo yêu cầu sẽ có bản sắc, và ấn tượng hơn đối với nhãn hàng, thương hiệu.
Thiết kế website cá nhân
Website cá nhân là trang web một cá nhân, do một cá nhân đứng ra tự xây dựng hoặc thuê một đơn vị chuyên nghiệp thiết kế. Các thông tin, hình ảnh trên website cá nhân sẽ do chính người đó quản lý và đăng tải.
Thiết kế website tin tức
Website tin tức được xem như một trang báo điện tử, đây là hình thức báo chí có khả năng tiếp cận và phản hồi liên tục về các thông tin nóng hổi. Có thể là tin hàng ngày, tin thời sự hay các loại tin hữu ích khác.
Thiết kế website bán hàng
Đây là trang thông tin điện tử được xây dựng nhằm mục đích phục vụ 1 phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán, giao dịch, cung cấp hàng hóa sản phẩm dịch vụ. Các khâu như trưng bày giới thiệu, đặt hàng, giao kết hợp đồng hay thanh toán đều được thiết lập sẵn theo trang web.
Thiết kế website giải trí
Website giải trí là loại trang web được thiết kế nhằm mục đích phục vụ giải trí. Đó có thể là các loại web nghe nhạc, xem phim, chơi game, đọc truyện,…
Thiết kế website cho doanh nghiệp
Website cho doanh nghiệp được xem như một cổng thông tin điện tử về doanh nghiệp đó. Tại đây có những thông tin giới thiệu mà doanh nghiệp muốn khách hàng tiếp cận và nhìn thấy.
Website theo công nghệ
Phân loại website theo công nghệ dựa vào tiêu chí source code. Hiện nay, một số loại website sử dụng code viết tay và một số website sử dụng nền tảng mở như wix, wordpress.
Sở hữu một website, doanh nghiệp được lợi ích gì?
Thời đại 4.0, doanh nghiệp đều phải sở hữu cho mình một website để đuổi kịp các đối thủ. Dưới đây là những lợi ích khi một doanh nghiệp sở hữu website của chính mình:
Quảng cáo không giới hạn
Chi phí quảng cáo trên các loại báo, ấn phẩm, đài tiếng nói hay truyền hình là rất lớn. Hiện nay, với khoảng 150 triệu người truy cập internet thường xuyên, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng được biết đến mà không mất nhiều chi phí cho việc đó, khách hàng có thể truy cập thông tin về doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn bất cứ lúc nào và từ bất cứ nơi đâu, với một chiếc máy tính nối vào internet.
Tạo thêm cơ hội liên kết và hợp tác làm ăn ở phạm vi quốc tế
Website của bạn là tấm danh thiếp có thể dùng được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này để mở rộng việc làm ăn.
Một tổ chức từ thiện có thể huy động được rất hiệu quả các nguồn tài trợ thông qua website khi giới thiệu và cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức mình với toàn thế giới.
Các ứng dụng cho web được sử dụng ngày càng phổ biến giúp bạn làm được nhiều việc hơn với website của bạn.
Website cho phép dễ dàng nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng
Khách hàng có thể điền vào mẫu phản hồi về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Website cho phép trả lời ngay lập tức các câu hỏi khách hàng. Nếu bạn phải trả lời quá nhiều lần cùng một câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ, hay về doanh nghiệp nói chung, bạn có thể thêm trang trả lời các câu hỏi hay gặp.
Thời gian kinh doanh của bạn là 24/7 và 365 ngày
Điều này có nghĩa là bạn không phải đóng cửa vào ngày lễ tết hay ngày giáng sinh… Nếu bạn đang bận thì khách hàng vẫn có thể xem hàng hóa của bạn.
Khi một ai đó muốn biết về thời gian, địa điểm, hay bất cứ thông tin nào về công ty của bạn, họ có thể nhận được những thông tin ngay mà hoàn toàn phiền tới bạn.
Tiết kiệm chi phí nhân viên
Khi có một website, bạn có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công.
Tạo hình ảnh tốt đẹp về công ty
Internet là phương tiện hữu hiệu nhất để bạn có thể tạo lập bất kỳ hình ảnh nào về mình mà bạn muốn.Công ty của bạn dù nhỏ hay lớn cũng không thành vấn đề, chỉ cần có khát vọng lớn, bạn có thể xây dựng hình ảnh công ty bạn như là một tập đoàn lớn trên Internet.
Tiết kiệm được bưu phí và chi phí in ấn
Thay vì in tờ rơi và phát cho khách hàng, tất cả có thể được giảm thiểu bằng cách đưa các thông tin bán hàng vào website và mỗi khách hàng tới thăm.
Bạn có thể thu thập địa chỉ email của khách hàng và chăm sóc họ để trở thành khách hàng thân thiết.
Mở rộng hệ thống liên lạc
Bạn có thể liên hệ với nhân viên, nhà cung cấp của bạn thông qua website. Mọi thay đổi đều có hiệu lực ngay khi bạn gửi cho họ trên website.
Dịch vụ khách hàng siêu tốt
Với một website, chỉ cần đưa ra tất cả các tình huống, tạo câu hỏi và trả lời sẵn, khách hàng của bạn có thể tìm kiếm mỗi thông tin hỗ trợ mà không phải làm phiền tới bạn.
Đồng hành và cạnh tranh cùng đối thủ
Đối thủ cũng như bạn, luôn mong muốn có được cách thức liên hệ với khách hàng tiềm năng và liên hệ chăm sóc họ để mở rộng thị trường. Vì vậy, môi trường website sẽ là nơi cạnh tranh gay gắt nhất đối với các đối thủ cùng ngành.
Các bước để tạo ra một website?
Để tạo ra một website, bạn cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung – hình ảnh
Chuẩn bị nội dung, hình ảnh trước sẽ giúp việc thiết lập website diễn ra nhanh chóng hơn. Tốt nhất là bạn nên có sẵn nội dung để tránh trường hợp web thành lập mà không có gì.
Bước 2: Đăng ký tên miền và thuê hosting
Đăng ký tên miền là việc quan trọng. Tên miền giống như danh xưng, là tên của bạn trên internet.
Thuê hosting để có không gian lưu trữ cho website, chọn gói phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Bước 3: Yêu cầu thiết kế website
Đơn vị thiết kế sẽ lấy các yêu cầu cụ thể liên quan đến xây dựng website, bao gồm:
+ Tính năng của web
+ Yêu cầu mỹ thuật
+ Tên miền và hosting
Từ những yêu cầu trên, website sẽ được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bước 4: Tiến hành thiết kế website
+ Xây dựng cấu trúc giao diện và các chức năng chính của web
+ Lên phương án thiết kế giao diện mẫu
+ Tiến hành nghiệm thu giao diện cùng khách hàng
+ Thiết kế website và lập trình
+ Hoàn thiện trang web
Bước 5: Sử dụng và quản lý website
Sau khi thiết kế xong, bạn sẽ nhận website về và tiến hành sử dụng, quản lý web.
Bước 6: Bảo trì web
Để website hoạt động hiệu quả, trong quá trình sử dụng yêu cầu liên tục cập nhật thông tin. Nếu phát sinh vấn đề thì bạn cần phải bảo trì lại web.
Bước 7: Quảng bá
Quảng bá website trên mạng internet giúp giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp hiệu quả và chất lượng hơn. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn tiện lợi hơn phương thức quảng cáo truyền thống.
Tại sao cần bảo mật website?
Tình trạng website bị hack, ăn cắp dữ liệu không có gì xa lạ với người dùng website hiện nay. Thống kê của các tổ chức an ninh, trung bình có hơn 30.000 website bị tấn công mỗi ngày.
Vì thế mà vấn đề bảo mật website lại càng phải được quan tâm. Cho dù website của bạn có kinh doanh hay bất cứ gì đi chăng nữa. Bạn vẫn phải tự trang bị cho mình những kiến thức bảo mật cơ bản nhất.
Khi web bị hack, bạn sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề:
Gián đoạn hoạt động của website
Website của bạn không thể truy cập chắc chắn sẽ bị mất số lượng lớn khách hàng vốn có. Lượng khách hàng này sẽ mất vào tay các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Mất thứ hạng trên Google Search
Nếu website bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại, Google sẽ không liệt kê trang của bạn trong công cụ tìm kiếm. Việc này ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến công việc marketing online của website và mất cả thứ hạng mà bạn vốn có trên Google.
Ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu
Những website liên tục không thể truy cập hoặc bị báo cáo virus sẽ làm giảm lòng tin khách hàng. Thiệt hại về uy tín và thương hiệu kinh doanh của bạn hiện tại và về sau là rất lớn.
Làm gì để bảo mật tối đa cho website của bạn?
Để bảo mật website tối đa cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Sử dụng mật khẩu mạnh và thường xuyên thay đổi;
Liên tục cập nhật các bản vá lỗi cho website, cập nhật các plugin;
Tạo các bản sao lưu thường xuyên để đề phòng sự cố;
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu bất thường;
Cài đặt sử dụng các theme, plugin có nguồn gốc rõ ràng;
Sử dụng website tại các nhà cung cấp lớn, có uy tín,cần có xác minh 2 bước cho tài khoản quản trị;
Cài đặt SSL để hạn chế bị hacker tấn công, ăn cắp thông tin.;
Sử dụng các hosting chất lượng cao.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Website là gì và website hoạt động như thế nào. Thời đại công nghệ số nên việc sở hữu một website là hết sức cần thiết, tuy nhiên phải chú ý bảo mật để không bị kẻ xấu hack web bạn nhé.