Vendor là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, liên quan trực tiếp đến các nhà cung cấp của ngành công nghiệp. Đối với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện tại thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tiếp cận Vendor. Thế nhưng Vendor là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi Vendor là gì và những kiến thức thú vị khác liên quan đến Vendor, các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Vendor là gì?
Vendor (nhà cung cấp) – là cá nhân/ tổ chức bán hàng hóa – dịch vụ cho cá nhân hoặc tổ chức khác trong chuỗi sản xuất kinh tế; với mục đích của sản phẩm – dịch vụ được Vendor cung cấp là để tiêu dùng. Vendor có thể bán hàng hóa theo hình thức B2B (doanh nghiệp cho doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp cho người tiêu dùng) hoặc B2G (doanh nghiệp cho chính phủ). Đây là một thuật ngữ nằm trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng.
Ví dụ nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy là vendor cung cấp hàng cho những nhà sản xuất khác, lắp ráp các bộ phận trở thành xe máy – rồi bán cho nhà bán buôn hoặc bán lẻ. Các siêu thị cũng là một dạng vendor mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán cho người tiêu dùng.
Phụ cấp thâm niên là gì? Công nhân có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Trên thực tế, Vendor và Supplier khi dịch sang tiếng Việt đều được hiểu với ý nghĩa là nhà cung cấp – tuy nhiên, trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng, vai trò của Vendor và Supplier hoàn toàn khác nhau.
Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng gồm:
Supplier -> Manufacturer -> Distributor -> Vendor -> Customer
(Nhà cung cấp -> Nhà sản xuất -> Nhà phân phối -> Nhà cung cấp -> Khách hàng)
Chúng ta có thể phân biệt Vendor và Supplier dựa trên các tiêu chí sau:
Tiêu chí so sánh | Vendor | Supplier |
Ý nghĩa | Vendor là cá nhân/ tổ chức, bán hàng hóa – dịch vụ với giá cụ thể cho khách hàng. | Supplier là cá nhân/ tổ chức cung cấp nguyên vật liệu hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp. |
Vị trí liên kết trong chuỗi cung ứng | Cuối cùng | Đầu tiên |
Mục tiêu | Bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. | Để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa. |
Mục đích bán hàng | Sử dụng | Bán lại |
Số lượng cung cấp | Nhỏ | Lớn |
Cả Vendor và Supplier đều đóng vai trò trung gian trong chuỗi cung ứng. Sự khác biệt chính giữa Vendor và Supplier nằm ở mục đích bán hàng, tức là khi hàng hóa được bán cho bên khác nhằm mục đích bán lại – sẽ được gọi là Supplier. Tương tự như vậy, khi cung cấp hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, thì nhà cung cấp đó được gọi là vendor.
Phân biệt vendor với một số từ đồng nghĩa khác
Bên cạnh hiểu rõ khái niệm vendor là gì, các bạn cũng cần chú ý một số thuật ngữ dễ nhầm lẫn với vendor.
Seller: nghĩa là người bán, có phần tương tự như Vendor, tuy nhiên hơi hẹp hơn và thường hướng đến cá nhân nhiều hơn. Trong khi đó vendor lại bao gồm cả cá nhân hoặc tổ chức.
Supplier: nghĩa là nhà cung ứng, cung cấp sản phẩm ra thị trường, thường mang ý nghĩa công ty nhiều hơn. Chẳng hạn như: công ty trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm, Vendor hoặc Seller sẽ bán sản phẩm được cung ứng của Supplier trên quan hệ hợp tác đối tác. Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Vendor | Seller | Supplier |
Ý nghĩa | Vendor là cá nhân/tổ chức, bán hàng hóa, dịch vụ với giá cụ thể cho khách hàng. | Seller là cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ với giá cụ thể cho khách hàng. | Supplier là cá nhân/tổ chức cung cấp nguyên vật liệu hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp. |
Vị trí liên kết trong chuỗi cung ứng | Cuối cùng | Cuối cùng | Đầu tiên |
Mục tiêu | Bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng | Bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng | Phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa |
Mục đích bán hàng | Sử dụng | Sử dụng | Bán lại |
Số lượng cung cấp | Nhỏ | Nhỏ | Lớn |
Bên cạnh Seller và Supplier dễ gây nhầm lẫn với khái niệm vendor là gì thì còn một thuật ngữ khá mới, có nét tương đồng với Vendor là Affiliate. Affiliate là hình thức khá mới và thường được các marketer dùng để bán hàng ăn hoa hồng thông qua đường link của nhà cung cấp như Vendor. Thay vì phải trả tiền cho chi phí quảng cáo mà không chắc chắn rằng nó có hiệu quả hay không thì thông qua các marketer, nhà cung cấp (vendor) sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn mà không cần tốn quá nhiều chi phí, họ chỉ cần trích chi phí để trả cho marketer trên số hàng hóa mà họ bán được.
Cái nhìn rõ hơn về nhà cung cấp – Vendor đối với chuỗi kinh doanh
Vendor là nhà cung ứng, cung cấp nhưng đó chưa phải là toàn bộ những thông tin mà bạn có thể hiểu rõ được về nó. Bởi hoạt động thế nào được cho là Vendor cũng không phải là điều ai cũng biết và nó còn có liên quan trực tiếp đến thị trường hoạt động kinh doanh của chúng ta. Do vậy, tôi sẽ miêu tả chi tiết để các bạn có cái nhìn rõ hơn về Vendor, nhất là với thời kỳ kinh tế hội nhập đa quốc gia hiện nay rất dễ nhầm lẫn giữa các loại hình kinh doanh khác nhau.
Nhà cung cấp là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tham gia hoạt động hàng hóa hoặc dịch vụ cho một công ty hoặc cá nhân khác. Trong trường hợp Vendor là đối tượng đi mua sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất khác với giá buôn, sau đó khi cung ứng ra thị trường bán lẻ thì sẽ bán với giá cao hơn. Còn trường hợp còn lại, Vendor tự chế biến, chế tạo nguyên liệu thô thành thành phẩm thì sẽ cung ứng ra thị trường với giá bán lẻ hoặc bán buôn, tùy vào đối tượng khách hàng. Đôi khi lại chỉ đơn giản là một người bán hàng “rong”.
Các nhà cung ứng để đảm bảo được những nhiệm vụ được thực hiện tốt thì cần phải quản lý danh sách kiểm kê cùng với việc tuân thủ các vấn đề về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Và những đơn đặt hàng thường được sử dụng như một văn bản có chứa những thông tin đã được thỏa thuận giữa bên cung cấp và bên mua.
Các bạn cũng có thể thử liên hệ thực tế Vendor vừa có thể là người bán vừa có thể là người mua tùy vào từng vai trò, tuy nhiên đôi khi nhà bán lẻ lại là một nhà cung cấp cho khách hàng cuối cùng, ví dụ như người bán hàng ở cửa hàng tạp hóa chính là Vendor “chính hiệu” trực tiếp bán cho người tiêu dùng.
Đôi khi nó cũng diễn ra ngay tại công ty bạn làm việc, đó là khi công ty bạn có sự kiện cần phải mở tiệc và trang trí thật đẹp, nên bộ phận nhân sự sẽ phải lên kế hoạch cho một bữa tiệc ngày lễ. Lúc này họ sẽ tìm cách thuê Vendors – nhà cung ứng các đồ ăn, thực phẩm để có thể thực hiện được sự kiện này. Ngoài việc lựa chọn địa điểm thì bộ phận nhân sự cũng sẽ phải tiếp cận với các nhà trang trí – nhà cung cấp để biến không gian sự kiện thành một bữa tiệc theo chủ đề mà đã được công ty bàn giao. Ngoài ra còn nhiều nhà cung ứng nhỏ lẻ khác nữa.
Supplier thường làm gì để tiếp cận được Vendor thành công?
Việc Supplier marketing được Vendors thành công không phải là việc đơn giản, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không đơn thuần như tiếp thị người tiêu dùng thông thường – người mà chúng ta đã quá rõ về mục đích cũng như yêu cầu sử dụng.
Còn đối với các Vendors thì họ lại thường chỉ quan tâm đến các vấn đề là giao dịch đó có làm cho họ cảm thấy hấp dẫn hay không? Và các vendor, không phải là người trực tiếp sử dụng những món hàng hay dịch vụ đó, nên đa phần họ đều không quan tâm đến sẽ chất lượng, mẫu mã hay sự tiện lợi như thế nào khi bạn tư vấn cho họ. Do vậy mà việc thu hút được sự quan tâm cũng như chú ý của Vendor, không phải dễ dàng và điều quan trọng là bạn phải chứng minh được với Vendor rằng giao dịch này rất “béo bở”, hấp dẫn đối với họ. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có tham vọng lớn, muốn “câu” được miếng mồi “Vendors” thì cũng cần phải biết cách tiếp cận họ?
– Không ngần ngại tham dự tất cả các chương trình thương mại lĩnh vực hoạt động của mình, biết đâu các Vendor cũng đang đi tìm supplier, và cơ hội bạn thuyết phục được các Vendor sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
– Lên kế hoạch, triển khai các chương trình ưu đãi cho các Vendor. Để không bị “hớ” khi đưa ra những chính sách này thì các bạn cũng cần phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để biết được đối thủ nhà cung ứng (supplier) khác đang thực hiện những chính sách thu hút nào. Như vậy cũng sẽ nâng cao được cơ hội giữ chân các Vendor mà lại còn có thể chiếm lĩnh được thị trường.
– Đề xuất hoặc thường xuyên đưa ra ý kiến để triển khai dịch vụ chăm sóc hàng, như ưu đãi chào mừng tạo mối quan hệ đối với khách hàng cũ khi ký kết hợp đồng lần sau trong khoảng thời gian vài tháng. Như vậy bạn đã cho Vendor thấy được sự hấp dẫn nếu cung ứng sản phẩm, hàng hóa của bạn ra thị trường, đó cũng chính là phong cách tạo ra win-win có lợi cho cả hai bên.
– Thẳng thắn đưa ra những điểm còn hạn chế mà các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Vendor đang cung ứng ra thị trường để họ có suy nghĩ quyết định hợp tác với mình.
Phân biệt Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng
Để phân biệt được các thành phần trong chuỗi cung ứng, bạn phải hiểu và biết được sơ đồ quy trình hoạt động của nó ra sao, vị trí các thành phần này nằm ở đâu trong quy trình. Điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn trực quan và dễ dàng phân biệt được qua vai trò của từng thành phần.
Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng như sau:
Nhà cung cấp => Nhà sản xuất => Nhà phân phối => Nhà cung cấp (Vendor ) hoặc Nhà bán lẻ => Khách hàng.
Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng
Supplier: sẽ cung cấp các nguyên vật liệu cho nhà sản xuất là các doanh nghiệp.
Manufacturer: sẽ sử dụng các nguyên vật liệu từ Supplier để sản xuất ra sản phẩm.
Distributor: sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được vận chuyển đến các nhà phân phối khu vực, nhà phân phối độc quyền…
Vendor và Seller: là hai thành phần cùng cấp trực tiếp nhập sản phẩm từ các nhà phân phối để bán.
Customer: là người cuối cùng mua và sử dụng sản phẩm.
Phân biệt Vendor với Supplier
Vendor và Supplier đều là các thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Mặc dù xét về nghĩa sẽ không phân biệt được Vendor và Supplier nhưng khi đặt chúng vào quy trình chuỗi cung ứng bạn sẽ thấy rõ được vai trò và sự khác biệt của Vendor và Supplier qua các đặc điểm sau đây:
Nếu như Vendor nằm ở vị trí kế cuối trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì Supplier lại đảm nhiệm ở vị trí đầu tiên, để cung cấp nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở Supplier sản phẩm chưa hình thành, ở Vendor thì sản phẩm đã được sản xuất và hoàn toàn có thể sử dụng được.
Để có được một sản phẩm hoàn hảo đòi hỏi nhà sản xuất phải mua nhiều loại nguyên vật liệu từ Supplier. Nhưng khi đã tạo ra thành phẩm từ các nguyên vật liệu này, Vendor chỉ nhập một mặt hàng để bán.
hà sản xuất phải nhập nhiều nguyên liệu từ Supplier nhưng Vendor chỉ nhập 1 mặt hàng từ nhà sản xuất.
Mục tiêu của Supplier là tạo ra sản phẩm và mục tiêu của Vendor là bán được sản phẩm.
Suppiler chỉ có thể phân phối các nguyên vật liệu của mình đến với các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh, giấy phép sản xuất. Tuy nhiên, Vendor có thể bán sản phẩm cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Supplier sẽ là nhà cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho nhà sản xuất, ngược lại nhà sản xuất có thể phân phối sản phẩm cho Vendor trực tiếp hoặc gián tiếp qua các kênh phân phối.
Vendor là mắt xích quan trọng để đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, trong khi đó Supplier không có mối liên hệ gì với người tiêu dùng.
Phân biệt Vendor với Seller
Trong quy trình cung ứng sản phẩm, bạn có thể thấy Vendor và Seller cùng cấp với nhau, cả hai đều có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, giữa Vendor và Seller sẽ có những điểm khác biệt để bạn phân biệt được đâu là Vendor, đâu là Seller:
Với Vendor quy mô hoạt động có thể là một doanh nghiệp hay cá nhân, nhưng thường Seller chỉ đại diện cho một cá nhân bán hàng. Cho nên Seller thường mang nghĩa hẹp hơn Vendor.
Như đã phân tích ở phần 1 Vendor có thể nhập hàng từ các nhà phân phối để bán, nhưng cũng có Vendor tự sản xuất ra sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình để bán cho người tiêu dùng. Trong khi đó, Seller chỉ chuyên nhập sản phẩm và bán lại cho người dùng.
Nếu Vendor nhập hàng từ nhà phân phối, nhà sản xuất sẽ bán lại với giá lẻ để sinh lãi, khi Vendor tự sản xuất ra sản phẩm sẽ có quyền tự định giá bán của sản phẩm là giá lẻ hoặc giá sỉ. Bởi nó không nhập hàng qua trung gian nên có thể bán với giá rẻ hơn các sản phẩm cùng ngành hàng. Nhưng đối với Seller là những người chuyên đi nhập hàng về bán lại, nên hầu hết các sản phẩm đều được bán lại với giá lẻ.
Trong quy trình chuỗi cung ứng, Vendor và Seller cùng cấp với nhau. Nhưng Vendor thường mang nghĩa rộng hơn Seller, bởi khi nói đến Seller sẽ mang tính cá nhân nhiều hơn.
Làm thế nào để Marketing đến Vendor hiệu quả?
Nếu như khi làm marketing cho sản phẩm, để tiếp cận và thu hút khách hàng bạn phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ các yếu tố (như sở thích người dùng về màu sắc, mẫu mã… hay tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không) , thì khi làm marketing tiếp cận Vendor, đây không phải là những yếu tố chính mà doanh nghiệp cần quan tâm. Bởi Vendor không phải là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm như người tiêu dùng, mà họ chỉ quan tâm đến một thỏa thuận hấp dẫn và sinh lời cho cả hai bên.
Do đó, khi muốn làm marketing để tiếp cận đến Vendor bạn cần đi theo một hướng hoàn toàn khác với cách tiếp cận đến người tiêu dùng.
Để đưa được sản phẩm của mình vào các Vendor lớn như siêu thị hoặc các Vendor nhỏ như tiệm tạp hóa. Và nhận được những lợi ích trên từ Vendor, bạn nên tham khảo một số gợi ý sau từ GOBRANDING:
Tham gia vào các chương trình, triển lãm thương mại trong nước để tìm kiếm các Vendor phù hợp với ngành hàng của mình. Đây là nơi tập trung và liên kết nhiều Vendor đang có nhu cầu tìm kiếm đối tác nhất, nên việc tiếp cận và thu hút Vendor để hợp tác sẽ dễ dàng hơn.
Đưa ra những ưu đãi hấp dẫn dành cho Vendor để họ ưu tiên lựa chọn sản phẩm của bạn hơn các đối thủ cạnh tranh. Có nhiều hình thức ưu đãi để hấp dẫn Vendor như: giảm giá cho lần đầu hợp tác hay sau một thời gian bạn có thể đưa ra một phần thưởng cho những Vendor đạt doanh số. Cách làm này giúp Vendor ưu tiên giới thiệu hoặc đặt những sản phẩm của bạn ở vị trí thuận lợi nhất. Ngoài ra, bạn có thể giảm giá thành sản phẩm để kích cầu, vừa giúp tăng doanh thu cho các Vendor và cả các nhà sản xuất, nhà phân phối.
Giúp các nhà cung cấp thấy được những điểm khác biệt, những lợi ích nổi bật của sản phẩm bạn so với đối thủ cạnh tranh, Chẳng hạn, về giá cả, chất lượng hay những ưu đãi riêng mà chỉ có doanh nghiệp bạn mới mang lại cho Vendor.
Để các Vendor có thể ưu tiên giới thiệu sản phẩm bạn đến với nhiều khách hàng hoặc đặt sản phẩm ở những vị trí bắt mắt nhất, bạn hãy đưa ra một mức hoa hồng cao hơn đối thủ cạnh tranh để Vendor ưu tiên bán sản phẩm bạn.
Supplier là gì?
Nhiều người nhầm Supplier và Vendor là một vì nó đều có nghĩa là những nhà cung cấp. Tuy nhiên, Supplier là gì và Vendor là gì lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và đóng vai trò khác nhau trong các khâu của chuỗi cung ứng.
Những nhà Supplier, hay những nhà cung ứng, đóng vai trò cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa cho người cần, còn người mua sẽ là người trả giá và chấp nhận trả phí để được sử dụng dịch dịch vụ hoặc mua hàng từ những nhà cung ứng. Đây là mối quan hệ ngang bằng và cộng tác cùng nhau trong kinh doanh hiện nay.
Mỗi một công ty hay doanh nghiệp hiện nay đều sẽ biết Supplier là gì và có riêng cho mình ít nhất một nhà cung ứng để nhập các nguyên liệu thô cho sản phẩm hoặc sử dụng những dịch vụ như digital marketing hay tổ chức sự kiện.
Trong khi có quá nhiều nhà cung ứng và tạo nên một môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt và khó khăn, thì phí dịch vụ và chất lượng chính là những chìa khóa để có thể sống sót và phát triển trong môi trường này. Những nhà Supplier phải làm sao để cung cấp một giá thành và một chất lượng đủ để thỏa mãn và giải quyết được vấn đề của cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên điều này không hề dễ dàng khi các nhà cung ứng cũng cần phải thu nhỏ những đầu vào để có thể tăng lợi nhuận và tạo cơ hội để có thể phát triển công ty.
Vendor là gì qua bài viết trên bạn đã hiểu rồi đúng không nào? Vendor đóng vai trò rất quan trọng trong các cuộc cạnh tranh thương nghiệp ở hiện tại, vậy nên tiếp cận được Vendor chính là nghệ thuật đỉnh cao của các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong công nghiệp cũng như trong cuộc sống.