Trong những bài viết chủ đề về website lần trước, La Factoria Web đã đề cập đến thiết kế UI UX. Và chúng mình nhận thấy thật sự chưa có nhiều bạn biết đến khái niệm này. Để làm rõ UI UX là gì trong những chủ đề trước cùng với phát triển nội dung về UI UX rộng hơn, nội dung về UI UX sẽ có trong bài viết này.
Thời điểm này, các bạn đã trải qua kì thi trung học phổ thông rồi, có bạn thì đã chọn cho mình ngành học ưng ý, có bạn thì vẫn còn nồng cháy với ước mơ của mình. Cho mình hỏi, ở đây, có bạn nào yêu thích ngành thiết kế không ạ? Một ngành rất hot, với sự phát triển mạnh mã của công nghệ hiện nay thì UI UX đã chứng minh được thế mạnh và chỗ đứng của mình. Vậy nếu yêu thích UI UX rồi bạn có vững lòng để theo đuổi nó. Trước tiên bạn cần có kỹ năng gì? Bắt đầu thôi.

UI UX là gì?
UI là gì?
UI là viết tắt của cụm từ User Interface, có nghĩa là giao diện người dùng. UI bao gồm tất cả những gì người dùng thấy một website, một trang bán hàng trực tuyến… Đó là màu sắc của website, sử dụng font chữ trên web, những ô chọn mà người dùng click vào, những hình ảnh xuất hiện trên website có hấp dẫn hay không, bố cục sắp xếp những nội dung trên website như thế nào, thanh trượt trên web, hoạt ảnh giao diện…
Trong thiết kế, UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải thông điệp của nhà cung cấp dịch vụ, từ sản phẩm, từ nhà thiết kế muốn hướng tới người dùng để cho người dùng có thể thấy được nội dung thu hút nhất, bố cục đồ họa hấp dẫn từ đó kích thích người dùng tương tác, hành động. Đơn giản hơn thì UI Designer đóng vai trò là cầu nối tạo ra một website đúng nghĩa, đẹp để cho người dùng thích, sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp.
Ví dụ: Từ hình ảnh trực quan dưới đây, đó là một ví dụ về UI trong thiết kế web. Những hình ảnh xuất hiện trên trang chủ của website; màu sắc của phông nền, ảnh, ô chọn phù hợp; sử dụng font chữ nào, cỡ chữ …. Đó chính là UI.

UX là gì?
UX là viết tắt của cụm từ User Experience, có nghĩa là trải nghiệm người dùng. UX là những đánh giá của người dùng khi sử dụng sản phẩm như: Website hay App của bạn có dễ sử dụng hay không, có thân việc bố trí sắp xếp bố cục như vậy đã được hay chưa? Sản phẩm đó có đạt được mục đích đề ra không? Có điều hướng được người dùng tới những mục tiêu mong muốn mà nhà cung cấp dịch vụ muốn hay không?…
Trong thiết kế, UX đóng vai trò là yếu tố đánh giá chất lượng đầu tư của nhà cung cấp dịch vụ, năng lực của nhà thiết kế cũng như là yếu tố quan trọng để tiếp cận người dùng để họ trải nghiệm những nội dung xuất hiện trên website, trang bán hàng…

Những người là ra UX được gọi là UX Designer. UX Designer sẽ nghiên cứu và đánh giá về thói quen và cách mà khách hàng sử dụng rồi đánh giá về sản phẩm website/App nào đó. Sử dụng và đánh giá ở đây đơn giản là những vấn đề: tính dễ sử dụng, sự tiện ích, sự hiệu quả khi hệ thống hoạt động.
Ví dụ: Nếu bạn xem vào trang thương mại điện tử Shopee, các bạn tìm kiếm thông tin, sản phẩm mình muốn mà thanh tìm kiếm khó tìm hoặc nhỏ, các mục sản phẩm khó lựa chọn hoặc phân loại không phù hợp thì như vậy là thiết kế trải nghiệm người dùng UX chưa được tốt.
Tổng quan lại: UI là cái người dùng nhìn thấy. UX là cách người dùng sử dụng website/app đó.
Một website có thể có 4 trường hợp, UI đẹp nhưng UX tệ, UI đẹp và cả UX cũng tuyệt vời, UI tệ cả UX cũng tệ luôn, UI đẹp và UX xuất sắc, cuối cùng là UI UX thuộc mức trung bình. Điều này tùy thuộc vào các nhà thiết kế UI UX. Vậy UI Designer là gì? UX Designer là gì? Tiếp tục với những thông tin dưới đây.
UI UX design là gì?
UI Designer là nhà thiết kế giao diện người dùng, làm những công việc để làm ra UI cho nền tảng. Họ quyết định ứng dụng sẽ trông như thế nào. Họ chọn cách phối màu và hình dạng ô chọn, độ rộng của các dòng chữ, phông chữ được sử dụng trong nội dung của website. UI Designer tạo ra giao diện cho người dùng của ứng dụng.
UI Designer là nhà thiết kế đồ họa. UI Designer là những người quan tâm đến thẩm mỹ. Họ cảm nhận, phối hợp những kiến thức có trong nguyên lý thiết kế để đảm bảo giao diện của ứng dụng hấp dẫn, kích thích thị giác và có chủ đề phù hợp để phù hợp với mục đích hoặc tính cách mà website, ứng dụng muốn hướng tới.
UX Designer là nhà thiết kế trải nghiệm người dùng, làm những công việc để làm ra UX cho nền tảng. Trong khi các nhà thiết kế UI có nhiệm vụ quyết định giao diện người dùng sẽ trông như thế nào thì các nhà thiết kế UX chịu trách nhiệm xác định cách giao diện người dùng hoạt động.
UX Designer xác định cấu trúc của giao diện và chức năng. Cách tổ chức và sự liên kết của các thành phần có trong website, ứng dụng. Nói tóm lại, họ thiết kế giao diện hoạt động như thế nào. Nếu nó hoạt động tốt và cảm thấy liền mạch, người dùng sẽ có trải nghiệm tốt. Nhưng nếu điều hướng phức tạp hoặc không trực quan, thì trải nghiệm người dùng không tốt.

Công việc của UI Designer
- Xem xét và cảm nhận:
- Phân tích khách hàng.
- Nghiên cứu thiết kế.
- Xây dựng thương hiệu và phát triển đồ họa.
- Xây dựng hướng dẫn sử dụng/Cốt truyện.
- Sự đáp ứng và tương tác:
- Xây dựng sản phẩm mẫu.
- Sự tương tác và hoạt hình.
- Sự thích ứng với tất cả các kích cỡ của màn hình thiết bị.
- Thực hiện với nhà phát triển.
Vai trò của giao diện người dùng là rất quan trọng đối với mọi giao diện kỹ thuật số, và là một yếu tố quan trọng mang lại sự tin tưởng vào một thương hiệu. Các nhà thiết kế giao diện người dùng cần thể hiện rõ thương hiệu trên chính sản phẩm của họ.
Công việc của UX Designer
- Chiến lược và nội dung:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Phân tích khách hàng
- Cơ cấu/Chiến lược sản phẩm
- Phát triển nội dung
- Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu:
- Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu
- Kiểm tra/Lặp lại
- Lên kế hoạch phát triển
- Thực hiện và Phân tích:
- Phối hợp với nhà thiết kế giao diện người dùng
- Phối hợp với các nhà phát triển
- Theo dõi mục tiêu
- Phân tích và lặp lại
Phân biệt UI và UX
Việc hiểu rõ và tách bạch hai công việc UI và UX là điều rất quan trọng, bởi mỗi vị trí sẽ phù hợp với từng sở thích và yêu cầu bộ kĩ năng khác nhau.
Bắt đầu với so sánh đơn giản: UX là hệ thống khung xương trong cơ thể con người. UI là ngoại hình của một con người.
UI (User Interface) thường được đề cập trong thiết kế giao diện người dùng, nó bao gồm những gì bạn có thể look (nhìn thấy bằng mắt).
UX (User Experience), đề cập đến những thứ chúng ta feel (cảm nhận và thể nghiệm) trong quá trình sử dụng.

UI designer thường chú tâm đến các thành phần đồ hoạ, hình khối, màu sắc, và tính thẩm mỹ xuất hiện trên giao diện, cũng như cảm nhận thị giác khi người dùng sử dụng sản phẩm (thuộc về thiết kế thị giác visual Design).
UX designer lại thiên về các vấn đề vĩ mô hơn kiểu như navigation (điều hướng), structure (kết cấu tổ chức thông tin), và user story (câu chuyện người dùng), research (nghiên cứu), planning (hoạch định) và testing (kiểm thử) nhằm với mục đích sau cùng là mang đến một trải nghiệm thống nhất xuyên suốt toàn bộ sản phẩm.

UI designer sẽ đảm nhận trọng trách trong việc thiết kế trang trí vẻ ngoài của sản phẩm, cũng như hệ thống nhận dạng thương hiệu, nói chung là các tác vụ liên quan đến thiết kế hình ảnh (design driven).
UX designer quan tâm đến phần nội dung cốt lõi, làm sao để người dùng bị hút vào các trải nghiệm tích cực của sản phẩm, sau đó liên tục ghi nhận các phản hồi từ phía người dùng để cải thiện trải nghiệm. Có thể nói UX designer liên quan làm việc nghiêng về phía người dùng nhiều hơn (user driven).

Thế nhưng trong thực tế UI UX vẫn sẽ rất thường xuyên song hành cùng nhau, vì bất kỳ một thiết kế website hay trải nghiệm ứng dụng nào vẫn cần sự có mặt của cả hai lĩnh vực UI và UX. Thông thường một UI designer sẽ tập trung phần lớn vào UI, nhưng vẫn có một ít kiến thức phía bên UX. Và ngược lại UX designer chủ yếu làm về UX, cũng sẽ đi kèm với một số kĩ năng cơ bản về hình ảnh bên UI. Trường hợp có một số ít người nằm ở vùng giữa, cân bằng được cả hai thứ nên họ được gọi là UI/UX designer.
Vậy giữa UI và UX cái nào quan trọng hơn?
Như vậy UI và UX dễ dàng để phân biệt nhưng có một câu hỏi được đặt ra khi chúng đứng cạnh nhau là UI UX thì cái nào quan trọng hơn cả?
Điểm chung của UI và UX đều là mang đến mục đích là tạo sự thoải mái cho người dùng, kích thích hành động của người dùng để đi đến mục tiêu mà nhà cung cấp dịch vụ mong muốn, có thể là bán được hàng, nhiều người xem hay nhiều người tương tác… Từ đó ta có thể thấy chúng có vai trò dường như là ngang nhau, không cái nào có thể thiếu. Vậy nên UI UX mới thường đi chung “một cặp” như vậy.
Ví dụ: Một sản phẩm website/App có thiết kế bắt mắt, màu sắc đẹp thu hút người nhìn tuy nhiên nó lại khó khăn trong việc sử dụng, hay ngược lại một sản phẩm website/App rất dễ sử dụng và rất có ích nhưng nó khoác trên mình một vẻ ngoài khủng khiếp; rõ ràng chúng ta chẳng ai muốn dùng những sản phẩm như thế.
Rahul Varshney, người sáng tạo nên Foster.fm đã từng nói “Một giao diện người dùng mà bỏ qua các vấn đề về trải nghiệm người dùng cũng giống như một họa sĩ sơn bừa bãi vào mặt vải/giấy một cách không chủ đích; trong khi UX không có UI thì chỉ giống như 1 khung tranh mà không hề có vải hay giấy trên đó. Trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời được thực hiện bắt đầu từ UX tiếp theo sau đó là UI. Cả hai đều cần thiết cho sự thành công của sản phẩm”. Vậy nên UX và UI, cả hai thành phần đều có vai trò quan trọng trong việc thành công của sản phẩm.
Học UI UX hiệu quả cần gì?
Để học UI UX hiệu quả thì bước đầu tiên bạn hãy chuẩn bị cho mình một niềm tin và đam mê vững chắc. Bởi vì UI UX thật sự là một ngành vừa sáng tạo vừa kiên trì.

Về kiến thức
Những nền tảng kiến thức bạn phải có là một nền tảng thiết kế cực tốt, điều đó bao gồm: lý thuyết màu sắc, cách trình bày bố cục, lý thuyết về font, các nguyên lý cơ bản khác của thiết kế…
Đặc biệt, bạn cần có một nền tảng kiến thức tốt về IT, những kiến thức về thiết kế hệ thống. Đây sẽ là sự bổ trợ tốt nhất dành cho bạn khi học. Nếu bạn học IT ra thì đây là một thế mạnh quá lớn khi bắt đầu học UI/UX.
Về kỹ năng
Trau dồi những kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ họa như Photoshop và Illustrator… đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn trở thành một UI UX Design chuyên nghiệp.
Nếu bạn muốn theo nghề UI UX Design chắc chắn bạn đã có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về cách sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa. Khi đó việc của bạn chỉ là nâng cao kỹ năng cũng như sử dụng các kỹ năng đó ở cấp độ chuyên nghiệp nhất có thể. Còn nếu bạn chưa tiếp xúc thì hãy nhanh chóng trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về những phần mềm đồ họa để giúp quá trình học UI UX của mình dễ dàng hơn.
Thực hành
Vì UI UX là ngành học về thiết kế vậy nên thực hành là điều quan trọng, nó chứng tỏ khả năng cũng như kiến thức lý thuyết đã được áp dụng như thế nào. Vậy nên bạn hãy cố gắng tham gia nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để tích lũy kinh nghiệm. Từ đó giúp bạn nắm bắt được tâm lý của người dùng. Khi ấy việc học UI UX sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn đã nắm được ý tưởng thì việc học UI UX đó chỉ còn là công cụ để bạn thực hành mà thôi.
Tham khảo và học hỏi
Test những website, sản phẩm nổi tiếng để xem họ làm như thế nào, đó là một cách học hỏi rất hữu ích và thực tế. Qua quá trình phân tích những website, sản phẩm đó sẽ giúp bạn thấy được những điểm mạnh và yếu của website đó từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân mình khi thiết kế.
Chọn nguồn tài liệu tham khảo phù hợp với khả năng của mình. Một số ví dụ như: Don’t make me think, The Principles of Beautiful Web Design, The Essentials of Interaction Design, Professional Web Design…
Follow một số designer nổi tiếng để học hỏi: Behance, Dripple, Themeforest, Pinterest để cập nhất xu thế và lấy cảm hứng từ các thiết kế của họ. Từ đó tạo ra các sản phẩm riêng cho bản thân mình.
Việc học UI UX đòi hỏi bạn phải có sự tinh tế và yếu tố kinh nghiệm luôn được đề cao. Hãy tự trang bị kiến thức cho mình để có được cái nhìn khái quát nhất, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng khi thiết kế.
Cần có tố chất gì để trở thành UI UX?
Tố chất để trở thành nhà thiết kế UI UX là gì?
Sự quan sát và tò mò: “Trong lĩnh vực sáng tạo trải nghiệm người dùng, chúng ta luôn có nhiều hơn một con đường để thành công” – Barry Woodhall (Giám đốc Moken). Việc quan sát và luôn tò mò những thứ xung quanh mình sẽ giúp bạn tìm ra nhiều con đường đến thành công hơn thay vì chỉ cố đi trên một lối mòn.
Chú ý đến các chi tiết: Hiểu được những chi tiết nhỏ cũng có thể tạo nên những ảnh hưởng lớn vì chính những chi tiết nhỏ lại là cái ảnh hưởng lan truyền đến những chi tiết lớn hơn.
Sáng tạo, luôn đa dạng hóa thiết kế: Có thể nói Designer là những người đòi hỏi sự sáng tạo nhất trong các ngành nghề. Vì thế trở thành UI UX Designer bạn luôn phải tạo ra những điều mới và thu hút người dùng.
Thấu hiểu tâm lý khách hàng: Dễ dàng nắm bắt được tâm lý khách hàng, thói quen và điều họ mong đợi.
Khiêm tốn: Luôn lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh. Không cho rằng bản thân luôn đúng và áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
Mức lương và triển vọng của UI UX Designer?

Trong thời đại công nghệ số thì những trang thương mại điện tử ra đời, cách tiếp cận thông tin của mọi người đều thông qua internet, các kênh online. Vì vậy không có lý do nào mà con đường tương lai của UI UX lại không thể rực rỡ cả.
Hiện nay, bất kỳ website, kênh bán hàng nào cũng cần có UI UX cho nên cơ hội vô vàn. Bên cạnh đó, những UI UX Designer cũng có kiến thức về thiết kế đồ họa, mỹ thuật, IT, marketing, code… nên khá là có nhiều sự lựa chọn.
Để đánh giá mức lương cho UI UX tùy thuộc vào:
– Vị trí
– Kinh nghiệm
– Loại dự án/sản phẩm
Dựa trên mức trung bình, có thể thấy rằng cả hai công việc Thiết kế trải nghiệm người dùng và Thiết kế giao diện người dùng đều có mức lương cao hơn khoảng 30% so với các công việc khác, giao động từ 8-20 triệu/tháng. Và hai nghề này rất có giá trị trong các công ty về công nghệ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy, đây chính là cơ hội rất tốt và cũng là động lực lớn dành cho các bạn đam mê có đam mê và yêu thích ngành nghề này.
Vai trò thiết kế website chuẩn UI UX ảnh hưởng đến SEO
Từ trước đến nay, khái niệm làm website chuẩn UX/UI và website chuẩn SEO thường được hiểu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, không ảnh hưởng gì đến nhau, tuy nhiên đó là một sai lầm khi mà hiện nay, UX/UI và chuẩn SEO gần như luôn đi liền với nhau khi thiết kế một website, tại sao lại như vậy?

UI UX ảnh hưởng đến hành vi người dùng
Tất nhiên UX và UI sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, nhưng cái La Factoria Web muốn nói ở đây là ảnh hưởng đến hành vi và khả năng ra quyết định của khách hàng khi truy cập vào website của bạn, khi một trang web được chuẩn giao diện UI/UX thì người dũng sẽ khá thoải mái trong vấn đề trải nghiệm, tâm trạng tốt khiến họ đưa ra những quyết định nhanh hơn khi thấy những sản phẩm ưng ý, đồng thời thao tác mua hàng tiện lợi, nhanh chóng khiến khách hàng hài lòng và có thể tiếp tục quay lại lựa chọn hoặc xem thêm những sản phẩm khác.
Điển hình là việc xây dựng giao diện website du lịch, nếu bạn không thật sự có một giao diện tốt, thân thiện người dùng nhất thì rất khó để chinh phục những vị khách khó tính trong mảng du lịch, bởi từ cách mà bạn thiết kế web, chăm sóc khách hàng họ sẽ đánh giá xem dịch vụ của bạn có chu đáo, tận tâm hay không, ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của họ.
UI UX ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng Google
Thực tế thì Google không thể đánh giá hoàn toàn chính xác về giao diện của website. Tuy nhiên Google có thể thu thập thông tin từ những người dùng để từ đó đưa ra phán đoán về website đó có thật sự tốt cho người dùng hay không – yếu tố xếp hạng hàng đầu hiện nay để tiến hành thay đổi vị trí khi người dùng tìm kiếm về website của bạn. Một website có trải nghiệm không tốt, người dùng thường thoát ra ngay khi vào sẽ khiến Google đánh giá website này thật sự không đáp ứng được bất kỳ lợi ích nào cho người truy cập.
Một vấn đề nữa mà bạn cần quan tâm chính là tính năng Responsive website, giúp website bạn hiển thị tốt với nhiều thiết bị khác nhau, Google đang có những thay đổi lớn nhằm hướng đến người dùng thiết bị di động, hầu hết những website hiện nay đều được phát hiện và index (lập chỉ mục) bởi các bot di động chứ không phải là bot desktop như trước đây, điều này cho thấy động thái của Google đang hướng đến người dùng smartphone nhiều hơn là những người dùng máy tính, và Responsive cũng là yếu tố mà Google rất quan tâm, thậm chí nó còn là một mục thông báo riêng trong công cụ quản trị website Webmaster Tool của “gã khổng lồ”.
Thế là bạn đã có cho mình câu trả lời UI UX là gì rồi. Một thông tin thú vị đúng không ạ. Trước giờ mình cứ luôn nghĩ rằng thiết kế web là do kỹ sư phần mềm làm cơ, nhưng mà không phải. Có một đội ngũ UI UI designer đằng sau đó, và những trang web các bạn mua sắm online bây giờ được làm thật là công phu đúng không ạ. Không chỉ là thiết kế mà là thiết kế dựa trải nghiệm người dùng và tạo nên một nền tảng đẹp xứng đáng với những gì bạn trải nghiệm.