Trong cuộc sống đặc biệt là công việc, người ta luôn có những người dẫn đường để chỉ dẫn và cảnh báo những lúc chúng ta bị mất phương hướng. Điều này rất cần thiết trong công việc đặc biệt là những người mới khởi nghiệp. Những người này được gọi là Mentor. Vậy Mentor là gì? Tại sao phải cần có một Mentor cho mình? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về những vấn đề này nhé!

Mentor là gì?
Nhiều người nghĩ rằng mentor là cái tên cao sang, có danh phận. Thực sự mentor chính là những người cố vấn, người hỗ trợ bạn trong công việc, gia đình hoặc cuộc sống thường ngày. Mentor là những người đi bên cạnh, dẫn hướng và đem lại những thông tin bổ ích cho bạn phát triển theo lối tích cực hơn.
Nếu bạn may mắn có được một mentor thì hãy trân trọng đi nhé, vì mentor sẽ là người bạn, người thầy giúp đỡ chúng ta trong nhiều vấn đề khác nhau.
Mentor là ai?
Có nhiều cách hiểu khác nhau về Mentoring trong đời sống hằng ngày và trong khởi nghiệp, vì vậy, không thể phân biệt được Mentor với Consultant, hay Coach nếu chỉ dùng định nghĩa đơn thuần. Hiện nay Mentoring không tìm được từ tương đương trong tiếng Việt nên chúng tôi xin phép sử dụng từ nguyên gốc. Mentor là người đưa ra những định hướng, giới thiệu cơ hội, và hỗ trợ cho người khởi nghiệp thành công. Nhưng nếu chỉ định nghĩa như vậy mà không xem đến quá trình ra được những kết quả đó thì quả là thiếu sót. Hơn cả một người bạn, một cố vấn, Mentor lắng nghe những băn khoăn của bạn về những vấn đề của doanh nghiệp, cho bạn lời khuyên từ những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của họ.
Khác với Coach – người giám sát công việc của bạn, chỉ cho bạn kỹ năng, cung cấp những kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, gắn bó với bạn một cách kỹ thuật thì Mentoring là cả một quá trình tìm hiểu, vun đắp mối quan hệ và ý thức nghiêm túc về việc xây dựng mối quan hệ.
Tại sao khởi nghiệp lại cần Mentor?
Ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, câu hỏi bạn thường tự đặt ra là có nên bỏ công việc hiện tại để khởi nghiệp hay không? Làm thế nào để chắc chắn rằng con đường mình đang đi là đúng? Bạn cần ai đó chia sẻ những suy nghĩ đang rối lên trong đầu. Bạn không cần người tư vấn cho bạn biết mình nên đi hướng nào mà cần ai đó đặt những câu hỏi giúp bạn tự nhận ra hướng đi nào là tốt, đó là khi bạn cần một Mentor.
Những bước đường khởi nghiệp tiếp theo, những vấn đề khó khăn của kinh doanh bắt đầu nảy sinh – từ khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm… – cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn, đó cũng là khi bạn cần một Mentor
Ngay cả khi doanh nghiệp đã phát triển mạnh, câu hỏi thường trực sẽ là đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc có ích hơn với cuộc sống. Những lúc mất phương hướng như vậy cũng là khi bạn cần một Mentor.
Khởi nghiệp cần Mentor vì bạn thực sự cần một ai đó cùng bạn định hướng, giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, một người bạn không bao giờ phán xét khi bạn làm sai, một người chỉ nêu câu hỏi để bạn tự định hướng lại cuộc đời và sự nghiệp mình.

Thế nào là một Mentor tốt?
Giữa Mentor và Mentee (người được Mentor giúp đỡ) là mối quan hệ dựa trên niềm tin và kéo dài. Vì vậy, ở cả hai phía đều cần có sự hiểu biết để có những ứng xử phù hợp.
Với Mentee, đừng mong Mentor sẽ là người giải quyết toàn bộ vấn đề cho bạn và đáp ứng nhu cầu phi lý của bạn. Mentorship không phải là quan hệ cha con, không hẳn là bạn bè, không phải là đồng nghiệp hay cấp trên cấp dưới. Mentor và Mentee là bình đẳng vì vậy không nên kỳ vọng Mentor sẽ nói cho bạn biết bạn phải làm gì, và làm thế nào.
Việc trở thành một Mentee cũng giúp bạn học được cách lắng nghe người khác nói. Hãy đặt nhiều câu hỏi sau khi đã suy nghĩ cẩn thận. Bạn càng đầu tư nhiều vào các câu hỏi, càng cho thấy bạn nghiêm túc trong mối quan hệ này.
Ý nghĩa của có Mentor còn nằm ở chỗ bạn sẽ có một người nghiêm túc theo dõi những cam kết của bạn. Trao đổi với Ted Nuyen, người sáng lập mạng lưới SME Mentoring Network, chúng tôi được anh chia sẻ, theo quan sát của anh, sự lãng phí lớn nhất khi khởi nghiệp đó là thời gian. Khi không có ông chủ, không có người giám sát, những doanh nhân khởi nghiệp thường thiếu tính kỷ luật với bản thân mình, đi lệch hướng. Với việc có một Mentor, bạn hãy nghiêm túc thực hiện những gì mình cam kết.
Hãy chia sẻ niềm hứng khởi học được một điều gì mới mẻ, niềm vui sẽ có tính chất lây lan.
Điều này dễ hiểu vì đây cũng là lúc bạn mang lại điều gì mới mẻ cho cuộc sống của người khác, và là một cách mà rất nhiều Mentor lựa chọn để tạo ra những động lực mới cho chính mình và mang giá trị đến cộng đồng.
Hãy tin rằng chỉ cần đầu tư chút ít thời gian của mình chia sẻ kinh nghiệm, nó có thể mở ra cả chân trời mới cho một người khác.
Trở thành Mentor là cách trả lại những gì cuộc sống đã mang lại cho ta. Rất nhiều người đã thay đổi cuộc đời bởi họ gặp được Mentor vào đúng thời điểm.
Cả Mentor và Mentee đều thu nhận được một điều gì đó trong quá trình trao đổi này.
Đây là quá trình trao đổi tự nguyện, vì vậy, theo nguyên tắc có đi có lại, không chỉ Mentee có lợi từ mối quan hệ này, mà Mentor cũng học được cách hoàn thiện kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi có ích cho người nghe.
Không nhất thiết phải thành công mới trở thành Mentor
Ở Việt Nam, số lượng các doanh nhân thành công, những nhân vật có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng trở thành Mentor chưa nhiều. Quan niệm rằng phải thực sự thành công hoặc phải có thời gian mới trở thành Mentor là sai lầm. Cộng đồng khởi nghiệp chưa thực sự hiểu vai trò của của Mentorship cũng đang là một rào cản với sự phát triển của Mentoring ở Việt Nam.
Được sự bảo trợ của Đại sứ quán Mỹ, năm 2011, SME Mentoring Network ra đời và là dự án thành công nhất về Mentoring tính đến thời điểm hiện nay với cách tiếp cận theo hình thức tự nguyện và 1:1. Một Mentor có thể có nhiều Mentee và tối thiểu mỗi tháng hai bên gặp nhau một lần để đảm bảo sự trao đổi và cập nhật lẫn nhau. Gần năm năm trưởng thành và phát triển, SME Mentoring Network đã thực sự phát triển được một mạng lưới những Mentor đang mong muốn đóng góp vào sự thay đổi căn bản tư duy của giới khởi nghiệp. Mỗi người đến với SME Mentoring Network là một câu chuyện riêng, nhưng tất cả đều đang được xây dựng trên niềm tin, sự trân trọng và những giá trị bền vững. Tháng 11/2015, mạng lưới này đã bắt đầu mở rộng ra Hà Nội với hy vọng sẽ mang lại nhiều hiểu biết thiết thực cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Động lực của người trở thành mentor
Học hỏi từ thế hệ trẻ.
Chia sẻ và lắng nghe để giúp đỡ phát triển những người trẻ.
Rèn luyện bản thân về khả năng lãnh đạo và gây ảnh hưởng tích cực đến người khác.
Mong muốn đóng góp và trả lại cho cộng đồng những giá trị tốt đẹp.
Động lực của người đi tìm kiếm một mentor
Học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm đi trước.
Lắng nghe những ý kiến phản biện hoặc những câu hỏi có ích để suy nghĩ về vấn đề của mình.
Phát triển mạng lưới và xây dựng quan hệ.

Tại sao cần phát triển văn hóa mentoring trong kinh doanh?
Một cộng đồng yếu là một cộng đồng không có sự tương trợ và học hỏi lẫn nhau. Mentoring chính là một văn hóa giúp phát triển một cộng đồng có tính tương trợ cao, học hỏi lẫn nhau và sẵn sàng chia sẻ. Kinh doanh không chỉ có cạnh tranh mà trên thực tế, sự học hỏi, tương trợ lẫn nhau luôn là điều cần thiết. Bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào cũng cần rèn luyện khả năng lãnh đạo. Thực tế, mentoring chính là hoạt động giúp gia tăng kỹ năng và tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo cao nhất.
Trên thế giới, văn hóa mentoring phát triển rất mạnh mẽ ở Mỹ. Chúng ta từng nghe đến những cặp mentor- mentee nổi tiếng như:
– Steve Jobs và Mark Zuckerberg
– Christian Dior và Yves St. Laurent
– Warren Buffett và Bill Gates
Những mối quan hệ đó luôn được chính các mentor và mentee ngợi ca nhờ những câu hỏi, những trải nghiệm đặc biệt mà họ có. Steve Jobs là mentor của Mark Zuckerberg và bản thân ông cũng có nhiều mentor cho mình, một trong những người mentor của Steve Jobs là Thiền sư Kobun Chino Otogowa. Ảnh hưởng của vị Thiền sư này lên Steve Jobs có thể thấy rõ qua triết lý tối giản trong các thiết kế của sản phẩm Apple. Thiền sư Kobun Chino Otogowa hiện diện ở những sự kiện quan trọng mang tính cá nhân trong cuộc đời Steve Jobs. Mối quan hệ giữa hai bên kéo dài hơn 20 năm đến khi Thiền sư Kobun Chino Otogowa qua đời.
Mentoring đã trở thành một xu thế không thể cưỡng lại trên thế giới, từ các tổ chức lớn hay nhỏ đều nên tận dụng việc xây dựng văn hóa mentoring để phát triển tổ chức của mình.
Về khía cạnh xây dựng và phát triển doanh nghiệp
Một nghiên cứu đăng trên Forbes (2017) cho thấy: Có một mentor tốt là nhân tố chính để gia tăng mức độ gắn kết với công ty đối với thế hệ Y. Thế hệ Y, có xu hướng ở lại doanh nghiệp dài hơn 5 năm gấp đôi nếu họ có một mentor (68%) so với nhóm không có mentor (32%) . Nếu không phát triển văn hóa mentoring, các doanh nghiệp có nguy cơ mất người giỏi. Đó cũng là một trong những lý do khiến bản thân các lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nên trở thành mentor để từ đó phát triển văn hóa mentoring trong tổ chức của mình. Việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có những lợi ích sau:
– Là một bằng chứng với người lao động rằng công ty thực sự quan tâm đến họ, đến sự phát triển và lắng nghe câu hỏi của họ
– Tạo sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp
– Nâng cao sự hài lòng của người lao động với doanh nghiệp. Điều này đúng với cả những người được trở thành mentor và có một mentor
– Đây có thể là cách tiết kiệm nhất để giúp công ty gia tăng sự hài lòng của các nhân viên.

Về khía cạnh xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nhân vững mạnh
Sự phát triển văn hóa mentoring giúp các thế hệ doanh nhân có sự gắn kết và kế thừa tương trợ lẫn nhau. Những doanh nhân lớn trên thế giới đều trở thành mentor bởi họ coi đó là cơ hội học hỏi từ những doanh nhân trẻ đồng thời đóng góp vào sự phát triển của thế hệ doanh nhân mới. Những doanh nhân tham gia mentoring là cách để họ tìm kiếm những mô hình kinh doanh mới, những giá trị của tương lai, những cơ hội đầu tư mới. Tổng kết của Jeff Hoffman, một trong số những tỷ phú của thế giới từng tổng kết, một doanh nhân trở thành mentor vì (1) Niềm tự hào dân tộc: Tất cả các doanh nhân đều có khát vọng cống hiến cho đất nước, giúp đỡ những doanh nhân trẻ chính là tương lai của đất nước và trở thành mentor cho những người này là cách xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn; (2) Học tập và trau dồi: Là doanh nhân thành đạt không có nghĩa là chúng ta biết hết mọi thứ. Việc trở thành một cố vấn chính là cách học tập nhanh nhất từ thế hệ trẻ. Đó là động lực của những doanh nhân luôn muốn mình học thêm những điều mới mẻ; (3) Thấy trước những điều vĩ đại của tương lai: Việc trở thành một cố vấn là chuẩn bị để mình hòa nhập với dòng chảy thời đại và thậm chí có thể trở thành một phần của điều vĩ đại trong tương lai .
Tại sao các doanh nhân trẻ cũng rất cần mentor?
Mentoring không chỉ là lợi ích của doanh nhân và những người chủ doanh nghiệp, mà còn có lợi cho cả những người hành nghề chuyên nghiệp đang tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho con đường nghề nghiệp.
Trong một bài báo viết về mentoring, tác giả Lisa Quast đã viết về quá trình tìm kiếm của một nghiên cứu nhiều năm về sự ảnh hưởng của mentoring tới môi trường làm việc. Nghiên cứu này theo dõi tiến độ nghề nghiệp của khoảng 1000 nhân viên trong một giai đoạn dài 5 năm và tìm ra rằng “Những nhân viên có sự cố vấn vấn tận tình đã được thăng thức nhanh gấp 5 lần so với những người không có mentors” và “Cả mentors lẫn mentees chiếm khoảng 20%, nhiều hơn so với những người không tham gia vào chương trình mentoring”.
Mentoring chính là vấn đề cốt yếu ở đây và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng thành công và phát triển của bạn – cho dù bạn là doanh nhân hay đang làm việc cho ai.
Sự giúp đỡ của mentor quan trọng như thế nào?
Mentor giúp bạn hiểu được bản thân đang phát triển hoặc tụt lùi
Vì mentor sẽ luôn sát cánh bên bạn nên dễ dàng nhận thấy bước đi của bạn là tiến hoặc lùi và có những lời khuyên phù hợp nhất.
Nếu chúng ta gặp phải vấn đề mới trong công việc, mentor sẽ nhanh chóng giúp bạn nhìn nhận điểm chưa tốt trong tư và hành động. Bản thân mỗi người nhiều lúc sẽ thường có thói quen quá dễ dãi và quá khắt khe với chính mình, do đó hiếm khi có thể nhận ra được điểm tiêu cực hay tích cực ở bản thân. Thế nhưng nếu như bạn có một mentor hỗ trợ bên cạnh thì chặng đường bạn đi sẽ bớt gian nan hơn.
Mentor là người đi trước với rất nhiều lời khuyên hữu ích
Mentor là những người đi trước, đã tham gia “chinh chiến” nên rất dồi dào kinh nghiệm, khi đó bạn sẽ học được những chia sẻ và nguồn kiến thức đáng quý. Hãy thay đổi bản thân khi nhận thấy lời khuyên của mentor hợp lý dành cho bạn.
Mentor có vị trí không chỉ đơn thuần là một “chức danh”
Mentor có thể giúp đỡ bạn rất nhiều vấn đề. Mentor không phải ai xa lạ, đó chính là những người thân thiết bên cạnh bạn, những người bạn yêu quý, những người sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với bạn. Cụ thể thì mentor là sếp của bạn, là một người bạn vô tình gặp được ở một cuộc hội thảo,… Đừng bó buộc mentor vào một chức danh nào đó cụ thể mà có thể mentor sẽ đồng hành với bạn suốt quãng thời gian rất dài.
Đôi khi chúng ta không cần kiếm tìm ở nơi đâu xa xôi mà mentor có thể ở ngay cạnh chúng ta. Bạn có thể gặp được mentor của mình ở trường lớp, ở chốn công sở, ở một hội thảo hay thậm chí là ở một quán cà phê nào đó.

Yêu cầu của một mentor cần có
– Cần có kinh nghiệm, tuổi đời/tuổi nghề lớn hơn mentee.
– Tính cách chững chạc, tự tin, điềm tĩnh. Là tấm gương cho mọi người trong công việc.
– Mentor và mentee cần có mục tiêu chung.
– Tư duy cởi mở, lạc quan.
7 bước để tìm mời được cố vấn phù hợp
– Chọn hình thức của người cố vấn như: học tập, kinh doanh, thể thao và giải trí…
– Quyết định vai trò của họ.
– Lên danh sách những người có thể cố vấn cho bạn.
– Suy nghĩ những điều mình sẽ nói với họ.
– Bắt đầu tiếp cận đối tượng tiềm năng.
– Lên kế hoạch gặp gỡ.
– Giữ mối quan hệ lành mạnh.
Mentor là gì? Mentor có cần thiết không? Qua bài viết này bạn đã hiểu rồi đúng không nào. Người dẫn đường luôn rất quan trọng đặc biệt là trong quá trình khởi nghiệp, nên hãy tìm cho mình một Mentor xuất sắc nhé! Mentor không nhất thiết phải nhiều tuổi, gặp ở một nơi sang trọng và mắc trên người bộ cánh đắt giá. Người tài giỏi luôn biết cách ẩn mình nên bạn đừng vội đánh giá người khác mà bỏ mất cơ hội tìm một Mentor đích thực của chính mình!