KYC là cụm từ bạn thường hay gặp khi đăng ký tài khoản trên sàn giao dịch. Quy trình thực hiện KYC phải trải qua rất nhiều bước gây khó chịu cho rất nhiều người. Rất nhiều người thắc mắc về KYC là gì và tại sao phải thực hiện đầy đủ các bước đăng ký KYC. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
KYC là gì?
KYC là viết tắt của Know Your Customer. Đây là quá trình mà các tổ chức tài chính xác minh danh tính khách hàng hiện tại và tiềm năng. Mục đích của nó là để ngăn chặn gian lận, rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến tài chính.
Quy trình này có thể khác nhau đối với mỗi tổ chức tài chính. Đối với sàn giao dịch Fiahub, khi thực hiện KYC bạn đã chính thức trở thành khách hàng tiềm năng của sàn.
Các form mẫu của KYC đều bảo vệ cả khách hàng và cố vấn đầu tư. Nhờ có sự tư vấn đầu tư từ các cố vấn, khách hàng sẽ biết được đầu tư nào phù hợp nhất với hoàn cảnh. Các cố vấn đầu tư được sẽ biết được những gì khách hàng có thể và không thể đưa vào danh mục đầu tư.
KYC – Thấu hiểu khách hàng
Quy tắc Thấu hiểu khách hàng (KYC) là một yêu cầu đạo đức đối với những người hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Có hai quy tắc được đưa ra vào tháng 07/2012 cần thực hiện: Cơ quan quản lý ngành công nghiệp tài chính ( FINRA) Quy tắc 2090 (Thấu hiểu khách hàng) và FINRA 2111 (Tính phù hợp). Các quy tắc này áp dụng để bảo vệ cả đại lý môi giới (Broker – Dealer) và khách hàng và để người môi giới (Broker) và công ty đối xử công bằng với khách hàng.
Quy tắc thấu hiểu khách hàng 2090 quy định: Tất cả các Broker – dealer nên nỗ lực hợp lý khi mở và duy trì các tài khoản khách hàng. Cần phải hiểu và lưu giữ hồ sơ về các dữ liệu thiết yếu cũng như xác định thẩm quyền hành động thay cho khách hàng.
Quy tắc KYC rất quan trọng khi bắt đầu mối quan hệ với khách hàng và người môi giới (Broker). Các dữ liệu cần thiết là những dữ liệu có hiệu quả trong việc phục vụ tài khoản khách hàng. Ngoài ra, Broker –dealer cần biết người sẽ hành động thay mặt cho khách hàng và Broker – dealer cần phải tuân thủ tất cả các luật, quy định và quy tắc trong lĩnh vực chứng khoán.
Quy tắc phù hợp
Quy tắc phù hợp 2111 lưu ý rằng một Broker – Dealer phải có căn cứ hợp lý khi đưa ra khuyến nghị nó phù hợp với khách hàng. Trách nhiệm này có nghĩa rằng Broker – Dealer đã xem xét đầy đủ các dữ liệu hiện tại của khách hàng bao gồm chứng khoán khác của khách hàng trước khi có bất kỳ mua, bán hoặc trao đổi chứng khoán.
Thiết lập hồ sơ khách hàng
Các cố vấn đầu tư và công ty có trách nhiệm tìm hiểu tình hình tài chính mỗ khách hàng bằng cách tìm hiểu và thu thập thông tin về độ tuổi, các khoản đầu tư khác, tình trạng thuế, nhu cầu tài chính , kinh nghiệm đầu tư, nhu cầu thanh toán, khả năng chịu rủi ro….
Hoa Kỳ yêu cầu khách hàng mới cung cấp thông tin tài chính chi tiết bao gồm tên, ngày sinh, địa chỉ, tình trạng việc làm, thu nhập hàng năm, tài sản, mục tiêu đầu tư và số ID hoặc Passport nhận dạng trước khi mở tài khoản.
AML là gì?
AML được viết đầy đủ là Anti Money Laundring, có nghĩa là “Chống rửa tiền”. AML đề cập đến các thủ tục, luật và quy định nhằm ngăn chặn thu nhập được tạo ra thông qua các giao dịch bất hợp pháp như: buôn bán trái phép, trốn thuế, rửa tiền, thao túng thị trường,….
Rửa tiền là một trong những vấn nạn của cryptocurrency nói riêng và tài chính nói chung. Rửa tiền là hành vi che đậy khoản tiền kiếm được một cách bất hợp pháp, làm cho khoản tiền này có “bình phong” hợp pháp.
Từ đó, AML là các quy định được đưa ra để ngăn chặn việc tạo ra thu nhập từ những hành vi bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, ma túy, rửa tiền,…
Cách giải quyết “Chống rửa tiền – AML”
Luật và quy định về chống rửa tiền nhằm vào các hoạt động bao gồm thao túng thị trường, buôn bán hàng hóa trái phép, tham nhũng các quỹ công và trốn thuế,….
Các quy tắc và quy định của AML đã được công nhận trên toàn cầu khi Tổ công tác Hành động Tài chính (FATF) thành lập năm 1989, thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền. Mục đích của các nhóm thực thi như FATF là duy trì và thúc đẩy lợi thế về đạo đức và kinh tế của một thị trường tài chính đáng tin cậy và ổn định.
Rửa tiền là gì? Làm thế nào để rửa tiền?
Rửa tiền là việc “rửa” từ “tiền bẩn” – tiền từ các hoạt động xấu, các hành vi phạm tội như buôn người, buôn bán ma túy, tài trợ khủng bố, tham nhũng… sang “tiền sạch” tức là tiền thông thường hay được chấp nhận trong hệ thống tài chính.
Là hành vi che giấu khoản tiền kiếm được một cách bất hợp pháp, thay đổi để nguồn tiền kiếm được có vẻ hợp pháp hơn.
Quá trình rửa tiền được thực hiện như sau:
Đầu tiên người cần rửa tiền sẽ thu được số tiền không sạch sẽ, không hợp pháp sau đó tiến hành các bước sau:
Bước 1: Đưa tiền “bẩn” vào trong hệ thống tài chính (Placement).
Bước 2: Biến đổi, phân tán (Layering): gửi tiền thông qua các giao dịch, công cụ tài chính khác nhau làm cho tiền trông có vẻ “hợp pháp” hay tới từ nguồn chính thống.
Bước 3: Tích hợp, hội nhập (Integration): tiền được đưa lại vào hệ thống tài chính, khi đã “được rửa sạch” giờ đã có thể được sử dụng bình thường.
Sau khi thực hiện các bước trên tiền bẩn đã trở thành tiền thật và kẻ rửa tiền có thể đường đường chính chính mà sử dụng đồng tiền bẩn ấy và không bị vi phạm.
Tại sao quá trình KYC lại quan trọng?
Thủ tục KYC được xác định bởi các ngân hàng, liên quan đến tất cả các hành động cần thiết để đảm bảo khách hàng của họ là có thật, đánh giá và giám sát rủi ro. Các quy trình này ngăn ngừa gian lận và xác định hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các chương trình tham nhũng bất hợp pháp khác.
Quy trình KYC bao gồm xác minh thẻ ID, xác minh khuôn mặt, xác minh tài liệu như hóa đơn tiện ích làm bằng chứng địa chỉ hay thu nhập cá nhân và xác minh sinh trắc học. Ngân hàng đều phải tuân thủ các quy định KYC và các quy định chống rửa tiền để hạn chế gian lận. Trong trường hợp ngân hàng không tuân thủ hình phạt nặng có thể được áp dụng.
Ở Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương, một khoản tiền phạt cộng dồn 26 tỷ USD đã bị đánh thuế vì không tuân thủ AML, KYC và phạt tiền trong 10 năm qua (2008-2018) ngoài ra, nó ảnh hưởng rất nhiều đến danh tiếng của ngân hàng đó.
Tầm quan trọng của KYC & AML
Quá trình KYC/AML thường có quy trình dài dòng, yêu cầu nhiều giấy tờ phức tạp.Tuy nhiên, nếu biết được lý do tại sao phải chống rửa tiền thì mọi người sẽ không than phiền vì những quy trình này nữa. KYC/AML được tạo ra chỉ có mục đích là bảo vệ tài sản của mọi người.
Bọn tội phạm không thể nào vượt qua quy trình KYC/AML của sàn để biến “tiền bẩn” thành tiền sạch. KYC ra đời để chống rửa tiền nhằm vào các hoạt động bao gồm thao túng thị trường, buôn bán hàng hóa trái phép, tham nhũng quỹ công và trốn thuế, cũng như các hoạt động nhằm che giấu tội danh.
Cung cấp thông tin KYC cần thiết để tài khoản của bạn có thể nâng hạng mức giao dịch.
Bạn không thể giao dịch đến 100 BTC trên sàn mà không cung cấp thông tin nào để sàn biết bạn là ai, sinh sống ở đâu, không liên quan đến tội phạm rửa tiền,…
Thêm nữa, KYC đầy đủ sẽ giúp bạn nhận được những hỗ trợ tốt nhất từ sàn. Nếu gặp vấn đề gì khi giao dịch (lệnh chuyển coin chưa được duyệt chẳng hạn), sàn sẽ ưu tiên support cho những user đã KYC đầy đủ – nghĩa là đặt niềm tin vào nền tảng của sàn.
Cần chuẩn bị tài liệu gì để xác minh KYC thành công?
Mỗi sàn mỗi dự án đều có yêu cầu xác minh khác nhau, tuy nhiên có một số giấy tờ tùy thân bạn luôn cần phải chuẩn bị như sau:
Ảnh mặt trước và sau chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu (Passport)
Họ, tên và địa chỉ cư trú như trên CMND hoặc hộ chiếu
Ảnh chụp có khuôn mặt của bạn và thường các sàn sẽ yêu thêm một tờ giấy có ghi: ngày hiện tại, tên sàn và trên tay cầm CMND hoặc Passport
Giấy phép lái xe (tùy sàn)
Giấy tờ chứng thực địa chỉ cư trú có giá trị trong 3 tháng như Hóa đơn điện nước, ngân hàng, mạng internet,… (tùy sàn và dự án)
Tất cả ảnh chụp phải rõ ràng, không mờ, không chỉnh sửa, phải rõ mặt và địa chỉ.
Thời gian để sàn kiểm duyệt thông tin KYC/AML trung bình là 2-3 ngày và sẽ liên hệ với bạn qua email.
Chúng ta đang thực hiện KYC và AML thế nào?
Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Anh và liên minh Châu Âu cũng đã tích hợp quy trình KYC, AML vào hệ thống tiền mã hoá của họ. Những quốc gia này đang đi đầu trong việc cho áp dụng và ban hành quy chế luật cho Blockchain cũng như Cryptocurrency.
Việt Nam chưa có luật liên quan tới tiền mã hóa nói riêng và Blockchain nói chung. Một trong những lý do khiến luật chưa được ban hành là vấn đề pháp lý. KYC, AML chính là những thứ được xây dựng đầu tiên để Việt Nam có thể ban hành luật chính thức cho Blockchain cũng như Cryptocurrency.
Hạn mức xét KYC theo quy định
Xét KYC bao gồm ba hạn mức:
Level 1. Chưa KYC hạn mức rút 200k/tháng
Level 2. Đã KYC video: hạn mức mua vnt 200tr/ngày. 2 tỷ/tháng. Hạn mức rút coin không giới hạn
Level3. Muốn nâng hạn mức level 3 bạn hãy liên hệ với các ngân hàng để hiểu thêm về quy định nhé!
Xét KYC trên Fiahub
Để xác minh danh tính bạn cần chuẩn bị:
Ảnh chụp CMND hoặc Passport mặt trước, mặt sau
Tờ giấy có ghi chữ Fiahub và thời gian quay video xét KYC
Thiết bị để quay video
Sau đó thực hiện các bước dưới đây:
Vào Account bên góc trái -> Click vào “Tài khoản”
Chọn “XÁC MINH NGAY”
Trang web sẽ đưa bạn tới “Thiết lập tài khoản”
Sau khi đến trang thiết lập tài khoản, bạn cần điền đầy đủ thông tin đặc biệt địa chỉ phải trùng với địa chỉ trên Chứng minh nhân dân.
Up ảnh xét KYC
Chụp ảnh CMND/PASSPORT mặt trước.
Chụp ảnh CMND/PASSPORT mặt sau
Lưu ý: Ảnh chụp rõ nét, hiển thị thông tin đầy đủ rõ ràng, ảnh phải là ảnh gốc không qua chỉnh sửa, không photoshop, không app hay Scan.
Up video xét KYC
Cầm CMND trước tờ giấy có ghi FIAHUB, ngày thành quay video
Quay đầu qua trái, phải
Quay đầu lên, xuống
Lưu ý:
Video có độ dài ít nhất 10s
Video phải quay rõ mặt bạn cầm tờ giấy ghi chữ Fiahub và ngày tháng năm quay
Video quay rõ mặt bạn cầm CMND/ Passport
Bạn quay đầu trái-phải và lên-xuống trong video
Video có dung lượng không quá 100MB
Có 2 cách để bạn up video hoặc Record trực tiếp trên website hoặc Up file từ thiết bị.
Nếu chọn cách Record trực tiếp trên Website bạn phải bật cho phép Camera và Microphone cho trình duyệt bạn.
Chọn Privacy -> Site Setting -> Ask before accessing
Xác nhận chứng thực nâng cao
Thời gian chờ xét duyệt tài khoản nâng cao tối đa là 1 ngày làm việc. Sau khi hoàn thành xét duyệt bạn có thể an tâm giao dịch vì lúc này tài khoản của bạn đã thực sự an toàn.
Cách để xác minh KYC thành công
Dưới đây là danh sách các tài liệu cần thiết để thực hiện KYC với xác suất thành công cao nhất:
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu
Cung cấp Họ, Tên theo đúng yêu cầu như trong CMND/Passport
Các giấy tờ chứng thực có giá trị trong vòng 3 tháng gần nhất như hóa đơn điện nước, internet, v..v…
Khai báo thu nhập hiện tại của bạn (tùy dự án có yêu cầu không)
Các tài liệu đều là scan, hay chụp ảnh các giấy tờ này và chuẩn bị tải ảnh khi được yêu cầu. Bao gồm cả ảnh mặt trước, mặt sau của CMND và ảnh selfie cầm CMND ghi đầy đủ ngày tháng năm yêu cầu xác minh.
Tại sao chúng ta phải chống rửa tiền?
Chống rửa tiền là chúng ta đang chống lại việc kẻ xấu đưa tiền từ phạm tội để tiếp tục làm các việc xấu. Bản thân rửa tiền là phạm pháp.
Ở góc độ quốc gia, nền kinh tế, nếu “tiền bẩn” được chấp nhận thì sẽ gia tăng các hoạt động phạm tội, tham nhũng, làm sai lệch các chỉ số kinh tế, ngày càng thu hút thêm các nguồn tiêu cực.
Ở góc độ các ngân hàng, tập đoàn tài chính, công ty lớn, thì đây là một điều kiện quan trọng để hội nhập quốc tế, bởi:
Các FI/ Định chế tài chính muốn chơi với các ông lớn thì phải tuân thủ. Nếu một tập đoàn rửa tiền đồng nghĩa là tập đoàn đó đang chống lại phái luật, từ đó mất đi sự bảo hộ từ pháp luật và niềm tin của đối tác.
Các quy định luật pháp quốc tế chặt chẽ, nhất là các đồng tiền mạnh, buộc các đơn vị tham gia phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ thì hoặc họ phạt nặng, hoặc nếu không họ đưa luôn vào danh sách đen.
Chính việc loại trừ các đối tượng xấu sẽ giảm được rủi ro khi kinh doanh quốc tế.
Tại sao giao dịch crypto bắt buộc phải có KYC?
Đối với sàn giao dịch
Bắt buộc khai báo KYC để chống rửa tiền nhằm vào các hoạt động bao gồm thao túng thị trường, buôn bán hàng hóa trái phép, tham nhũng quỹ công và trốn thuế, cũng như các hoạt động nhằm che giấu tội danh. Sàn giao dịch cũng nhờ đó mà minh bạch hơn, tránh những trường hợp bị kẻ gian lợi dụng để rửa tiền bẩn. Mở rộng quy mô ra thì sẽ chống lại nạn rửa tiền, chống tiếp tay cho người xấu làm việc xấu.
Đối với người dùng
Khai báo KYC đầy đủ giúp người dùng có được sự bảo vệ từ sàn giao dịch. Tài khoản của người dùng cũng được bảo vệ tối đa. Kẻ xấu cũng không thể xâm nhập và tài khoản của bạn để làm những việc bất lợi cho bạn. Nhìn chung KYC ra đời chỉ để bảo vệ người dùng và bảo vệ sự trong sạch của tiền. Vậy nên tuân thủ quy trình KYC là bạn đang bảo vệ chính mình và mọi người.
Cung cấp thông tin KYC có nguy hiểm không?
Sàn giao dịch luôn cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân của bạn. Nghĩa là, thông tin của user chỉ dùng để KYC chứ không dùng trong những mục đích khác và bảo vệ an toàn cho thông tin cá nhân của bạn.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thông tin KYC bị lộ. Chẳng hạn như toàn cảnh drama sàn Binance bị hack, để lộ thông tin KYC người dùng. Vậy nên để tránh điều đáng tiếc xảy ra bạn hãy chọn cho mình sàn giao dịch uy tín để bảo vệ tiền và thông tin của mình.
Tài liệu cần có để xác minh KYC và AML
Một số giấy tờ tùy thân bạn luôn cần phải chuẩn bị như sau:
Ảnh mặt trước và sau chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu (Passport)
Họ, tên và địa chỉ cư trú giống như trên CMND hoặc hộ chiếu
Ảnh chụp có khuôn mặt của bạn và thường các sàn sẽ yêu thêm một tờ giấy có ghi: ngày hiện tại, tên sàn và trên tay cầm CMND hoặc Passport
Giấy phép lái xe (tùy sàn)
Giấy tờ chứng thực địa chỉ cư trú có giá trị trong 3 tháng như Hóa đơn điện nước, ngân hàng, mạng internet,… (tùy sàn và dự án).
Thực hiện KYC khiến bạn mất thêm một khoản thời gian để xác minh tài khoản nhưng lại mang đến sự an toàn cho tài khoản giao dịch của bạn. Vì vậy đừng vì một chút khó chịu do nhiều thủ tục mang lại mà không đăng ký KYC nhé! Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được KYC là gì và KYC quan trọng như thế nào. Mong bạn có cái nhìn rõ hơn về KYC và AML trong lĩnh vực Cryptocurrency.