Lafactoria Web
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Lafactoria Web
No Result
View All Result
Home Là Gì

Kế toán là gì? Học kế toán có thể làm công việc gì?

Hoàng Đỗ by Hoàng Đỗ
14/10/2020
in Là Gì
0
Trong doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò quan trọng

Trong doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò quan trọng

0
SHARES
7
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nhắc đến kế toán, người ta nghĩ ngay đến một công việc rất phổ biến và có tính ổn định cao. Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng và thu nhập của nghề kế toán cũng ở mức rất cao. Kế toán hay được quy chụp là ngành nghề buồn chán của những người hướng nội nhưng có đúng như vậy chăng? Vậy kế toán là gì? Sau khi học kế toán bạn có thể làm những công việc gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

 

Kế toán là gì? Học kế toán có thể làm những công việc gì?
Kế toán là gì? Học kế toán có thể làm những công việc gì?

Nội dung bài viết

  1. Kế toán là gì?
  2. Ngành Kế toán học những gì?
  3. Kế toán có mấy loại?
  4. Kế toán có vai trò gì?
  5. Các vị trí việc trong phòng kế toán
    1. Giám đốc tài chính (CFO)
    2. Kiểm soát viên tài chính
    3. Người quản lý kho bạc – thủ quỹ
    4. Quản lý kế toán
    5. Kế toán trưởng
    6. Giám sát kế toán
    7. Kế toán
    8. Người giữ sổ sách
  6. Học ngành Kế toán sau khi ra trường sẽ làm gì?
  7. Các chuyên ngành của Kế toán
  8. Chương trình đào tạo ngành Kế toán
  9. Các khối thi vào ngành Kế toán
  10. Điểm chuẩn ngành Kế toán
  11. Các trường đào tạo ngành Kế toán
  12. Cơ hội việc làm ngành Kế toán
  13. Mức lương ngành Kế toán
  14. Có thể chia Kế toán thành mấy loại?
    1. Kế toán công
    2. Kế toán doanh nghiệp
  15. Cần những gì để trở thành một kế toán giỏi
    1. Có chuyên môn vững vàng, chính xác
    2. Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp
    3. Kỹ năng và trách nhiệm với công việc
    4. Yêu nghề, có đam mê với công việc
  16. Kế toán tìm việc ở đâu?
  17. Các định nghĩa về nghề kế toán của Việt Nam
  18. Các định nghĩa về kế toán của các nước trên thế giới
  19. Đối tượng của kế toán là gì?
  20. Thuận lợi và khó khăn trong nghề kế toán

Kế toán là gì?

Kế toán có tên tiếng Anh là Accountant. Đây là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân… Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được.

Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

Ngành Kế toán học những gì?

Sinh viên Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Cùng với các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính. Tính hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài các kiến thức nền tảng, tổng quan sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…

Các môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp: Nhập môn tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Ứng dụng tin học trong kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Thuế, Kế toán công ty chứng khoán,…

 Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh
Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh

Kế toán có mấy loại?

Tùy vào doanh nghiệp có thể chia kế toán thành các loại khác nhau tùy vào công việc và vị trí mà kế toán đảm nhận. Cụ thể như sau:

Theo phần hành sẽ được phân loại thành:

– Kế toán thanh toán

– Kế toán ngân hàng

– Kế toán công nợ

– Kế toán kho hàng (hàng hóa – giá thành)

– Kế toán tài sản cố định

– Kế toán doanh thu

– Kế toán thuế

– Kế toán phí

– Kế toán tổng hợp

Theo cách thức ghi chép

– Kế toán đơn

– Kế toán kép

Theo chức năng cung cấp thông tin

– Kế toán tài chính

– Kế toán quản trị

Hiện nay, hình thức phân loại theo chức năng cung cấp thông tin là cách phân loại được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, ở các doanh nghiệp với các mục tiêu khác nhau.

Kế toán tài chính:

Chủ yếu cung cấp thông tin bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp là chính: cổ đông, cơ quan chức năng như thuế, thanh tra,…, các chủ nợ, ngân hàng

Bao gồm: báo cáo thuế và báo cáo tài chính

​Kế toán quản trị:

Chủ yếu chỉ phục vụ bên trong nội bộ doanh nghiệp, cung cấp thông tin nhằm ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cần ưu tiên tuân thủ quy chuẩn riêng của từng doanh nghiệp trước khi tuân thủ chặt chẽ theo luật

Kế toán có vai trò gì?

Ghi chép, giữ lại: Các tổ chức phải ghi chép rõ ràng các thông tin tài chính doanh nghiệp và hệ thống theo dõi tài chính. Kế toán có vai trò quan trọng đảm bảo cho những người điều hành doanh nghiệp có hồ sơ tài chính đáng tin cậy.

Đảm bảo sự hợp pháp của các hoạt động doanh nghiệp. Kế toán giúp tổ chức xác định quyền và nghĩa vụ tài chính của họ. Nếu không có kế toán phù hợp doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tính toán. Kế toán phải đáng tin cậy và được trọng dụng thì doanh nghiệp mới có thể yên tâm vận hành.

Đánh giá hiệu suất làm việc của doanh nghiệp: Thông tin kế toán được tóm tắt để lập báo cáo tài chính bằng các phát triển ngân sách. Phân tích sao cơ chế thì chi phí phát sinh của tổ chức sẽ không thể tính nổi. Vì vậy kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích phương sai cho doanh nghiệp.

Đưa ra lời khuyên mang tính quyết định: Kế toán cung cấp cơ sở cho các quyết định quản lý. Bao gồm các quyết định: thẩm định đầu tư, quyết định mua, quyết định giá, phân tích các yếu tố giới hạn. 

Trong doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu được.

 

Các vị trí việc trong phòng kế toán

Nhìn chung, trong phòng kế toán sẽ gồm các vị trí sau:

Giám đốc tài chính (CFO)

Đây là người đứng đầu phòng kế toán được xem như là kiểm soát tài chính của doanh nghiệp.

Giám đốc tài chính thường là giám đốc điều hành tài chính của các doanh nghiệp lớn. Nhiệm vụ là giám sát chiến lược tài chính, tiềm lực vốn và quản lý phần cấp cao của tài chính. CFO là người duy nhất có tư duy mới và tìm ra hướng phát triển mới cho doanh nghiệp.

Công việc chủ yếu của giám đốc tài chính là lập kế hoạch tài chính, báo cáo kiểm soát chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn, đầu tư phòng ngừa rủi ro nội bộ, quản lý tài chính, kiểm toán và kế toán.

Kiểm soát viên tài chính

Đây là những nhân vật quan trọng trong phòng kế toán và làm việc cùng CEO và CFO. Chức năng và nhiệm vụ của họ là kiểm soát thông tin tài chính, chuẩn bị, báo cáo, phân tích, lập ngân sách quản lý dự án….Họ có xu hướng tập trung vào các vấn đề tài chính và quản lí chúng.

Người quản lý kho bạc – thủ quỹ

Quản lý kho bạc xoay quanh công việc xây dựng và phát triển các chính sách kho báu. Điều này bao gồm xác định các cơ hội đầu tư tốt nhất, phát triển ngân hàng lớn, tối ưu hóa cơ sở tín dụng và giảm thiểu chi phí tài chính.

Quản lý kế toán

Quản lý kế toán chịu trách nhiệm về các hoạt động của kế toán trong công ty. Nhiệm vụ duy trì và báo cáo về bộ tài khoản và chi phí tài chính nhưng không xử lý và đàm phán. Người quản lý kế toán thiết lập và thực thi nguyên tắc kế toán dựa trên các yêu cầu theo quy định và chính sách.

Kế toán trưởng

Giữ trách nhiệm như quản lý kế toán, kế toán trưởng có vai trò và nhiệm vụ đơn giản hơn so với quản lý kế toán.

 

Giám sát kế toán

Chia sẻ trách nhiệm với người quản lý kế toán và cung cấp hỗ trợ với tư cách là thành viên trong phòng kế toán.

Kế toán

Kế toán đóng vai trò quan trọng trong các bộ phận tài chính như đo lường và giải thích thông tin tài chính. Kết quả công việc của họ đảm bảo tuân thủ, cung cấp nền tảng cho chiến lược tài chính lớn.

Người giữ sổ sách

Cung cấp những nỗ lực hàng ngày cần thiết để đánh giá dữ liệu kế toán cơ bản. Những người này không có vai trò chiến lược trong phòng.

 

Trong doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò quan trọng
Trong doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò quan trọng

Học ngành Kế toán sau khi ra trường sẽ làm gì?

Ngày nay, khi nói đến nhóm ngành kinh tế, chúng ta thường nghe nói rằng cơ hội việc làm không còn cao, nhu cầu nhân lực ít,.… nhưng sự thật có như vậy? Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ các tổ chức, doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành này rất rộng lớn.

Tùy theo chuyên ngành và bậc học cũng như thế mạnh của bản thân, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm được các công việc sau: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng; Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán, ngân hàng; Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, Giám đốc tài chính – CFO ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế; Nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế,…

Cơ hội việc làm rộng mở như vậy nên các bạn đam mê kế toán cứ theo nghề, đừng vì lời đồn vô căn cứ mà không học ngành học mình yêu thích nhé!

Các chuyên ngành của Kế toán

Kế toán Doanh nghiệp: Đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán; có kiến thức về thuế – tài chính doanh nghiệp; am hiểu các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Kế toán công: Trang bị kiến thức chuyên sâu về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công; cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, đơn vị, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập. Bao gồm: Kế toán Hành chính sự nghiệp, Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN, Kế toán Tài chính Ngân sách xã, Kế toán thu Ngân sách tại cơ quan thuế, hải quan, kế toán các quỹ công ngoài Ngân sách Nhà nước, kế toán quản trị công.

Kiểm toán: Sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng thực hành công việc kiểm toán một cách khoa học và thành thạo thông qua hệ thống môn học chuyên sâu bao gồm: Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, tài chính công, đầu tư tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, kế toán quốc tế, kiểm toán hoạt động, luật doanh nghiệp, phân tích và thẩm định báo cáo tài chính…

Kế toán tài chính: Ngành kế toán tập trung vào việc soạn thảo các báo cáo hàng năm cho cổ đông về kết quả hoạt động chung của công ty. Chuyên ngành này đào tạo cử nhân nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, có kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Kế toán là gì? Học kế toán có thể làm công việc gì? 3

Chương trình đào tạo ngành Kế toán

Khối kiến thức chung

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin học cơ sở 2

Tiếng Anh A1

Tiếng Anh A2

Tiếng Anh B1

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng-an ninh

Kỹ năng mềm

Khối kiến thức theo lĩnh vực

Toán cao cấp

Xác suất thống kê

Toán kinh tế

Khối kiến thức theo khối ngành

Các môn học bắt buộc

Nhà nước và pháp luật đại cương

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Nguyên lý thống kê kinh tế

Kinh tế lượng

Các môn học tự chọn

Lãnh đạo và giao tiếp nhóm

Lịch sử văn minh thế giới

Xã hội học đại cương

Logic học

Khối kiến thức theo nhóm ngành

Các môn học bắt buộc

Luật kinh tế

Nguyên lý quản trị kinh doanh

Kinh tế tiền tệ – ngân hàng

Tài chính doanh nghiệp 1

Nguyên lý kế toán

Nguyên lý marketing

Các môn học tự chọn

Định giá doanh nghiệp

Đầu tư tài chính

Khối kiến thức ngành

Các môn học bắt buộc

Kế toán tài chính 1

Kế toán tài chính 2

Kế toán tài chính 3

Kế toán quản trị

 

Tài chính doanh nghiệp 2

Thuế

Hệ thống thông tin kế toán

Quản trị tài chính quốc tế

Phân tích tài chính

Kiểm toán căn bản

Phân tích hoạt động kinh doanh.

Các môn học tự chọn

Các môn học chuyên sâu

Các môn học chuyên sâu về Kế toán

Kế toán quốc tế

Kế toán thuế

Thực hành kế toán tài chính

Các môn học chuyên sâu về Kiểm toán

Kiểm toán tài chính

Kiểm toán nội bộ

Thực hành kiểm toán tài chính

Các môn học bổ tự chọn chung

Kế toán doanh nghiệp dịch vụ

Kế toán ngân hàng thương mại

Những vấn đề hiện tại của kế toán

Đàm phán trong kinh doanh

Các thị trường và định chế tài chính

Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

Thực tập và niên luận

Thực tập thực tế 1

Thực tập thực tế 2

Niên luận

Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế

Khóa luận tốt nghiệp

02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp

Kế toán công

Kiểm toán dự án

Các khối thi vào ngành Kế toán

Mã ngành Kế toán: 7340301

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kế toán:

A00 – Toán, Lý, Hóa

A01 – Toán, Lý, Anh

A04 – Toán, Lý, Địa

A07 – Toán, Sử, Địa

A16 – Toán, Văn, KHTN

B00 – Toán, Hóa Sinh

C01 – Toán, Văn, Lý

D01 – Toán, Văn, Anh

D07 – Toán, Hóa, Anh

D09 – Toán, Sử, Anh

D10 – Toán, Địa, Anh

D90 – Toán, KHTN, Anh

D96 – Toán, Anh, KHXH

Điểm chuẩn ngành Kế toán

Điểm chuẩn ngành Kế toán của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 16 – 23 điểm, tùy thuộc vào khối thi và phương thức xét tuyển.

Các trường đào tạo ngành Kế toán

Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Kế toán phân chia theo từng khu vực.

Khu vực miền Bắc:

Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Đại học Hà Nội

Đại học Ngoại Thương (Cơ Sở Quảng Ninh)

Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Học viện Tài Chính

Đại học Thương Mại

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Học Viện Ngân Hàng

Học viện ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh)

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Viện Đại học Mở Hà Nội

Đại học Giao Thông Vận Tải

Đại học Công Đoàn

Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Đại học Thủy Lợi

Đại học Thăng Long

Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Hà Nội)

Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Thái Nguyên)

Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Vĩnh Phúc)

Đại học Điện Lực

Đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội

Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)

Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)

Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Đại học Đại Nam

Đại học Thành Đô

Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)

Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Cơ sở Nam Định)

Đại học Mỏ Địa Chất

Đại học Đông Đô

Khu vực miền Trung:

Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng

Đại học Kinh Tế – Đại học Huế

Kế toán là gì? Học kế toán có thể làm công việc gì? 4
ADVERTISEMENT

Đại học Nha Trang

Đại học Kinh Tế Nghệ An

Khu vực miền Nam:

Đại học Kinh Tế TP.HCM

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)

Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Ngân Hàng TP.HCM

Đại học Tài Chính Marketing

Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Đại học Sài Gòn

Đại học Mở TP.HCM

Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Công Nghiệp TP.HCM

Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM

Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM

Đại học Công Nghệ TP.HCM

Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM

Đại học Hoa Sen

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Cơ hội việc làm ngành Kế toán

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, hay một tổ chức nhà nước hay tư nhân nào. Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn và dễ dàng xin được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp. Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như:

Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;

Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;

Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;

Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính;

Giảng viên giảng dạy ngành kế toán,…

Mức lương ngành Kế toán

Ít kinh nghiệm thì mức lương Kế toán có thể dao động từ 5 – 6 triệu/tháng. Mức lương tăng dần qua các năm khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn từ 7 – 10 triệu/tháng tùy theo năng lực làm việc của bạn.

Ở vị trí kế toán tổng hợp thì mức lương sẽ tăng lên khá nhiều có thể dao động từ 10 – 30 triệu/tháng.

Vị trí kế toán trưởng là vị trí có mức lương chênh lệch nhiều nhất giữa các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp kế toán trưởng chỉ có mức lương khoảng 15 – 20 triệu/tháng, nhưng cũng có những doanh nghiệp đang chi trả cho vị trí này tới 20 – 30 triệu/tháng. 

Có thể chia Kế toán thành mấy loại?

Kế toán công

Kà kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…

Kế toán doanh nghiệp

kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

Cần những gì để trở thành một kế toán giỏi

Một kế toán viên giỏi là nhân tố vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Đối với những người làm trong ngành kế toán, khi trở thành một kế toán giỏi, bạn cũng có rất nhiều cơ hội hơn những người khác. Kế toán giỏi đồng nghĩa với việc bạn được trả lương cao, hậu hĩnh xứng đáng với tài năng và công sức của mình. Hơn nữa, kế toán giỏi sẽ có cách xử lý công việc thông minh, nhanh chóng, chính xác… được đồng nghiệp ngưỡng mộ, sếp tin tưởng giao phó.

 

Có chuyên môn vững vàng, chính xác

Để có được chuyên môn giỏi, không còn cách nào khác chính là bạn phải bắt đầu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Học tập là con đường duy nhất để bạn có thể chinh phục được tri thức, và kế toán giỏi cũng phải cần học tập nghiêm túc, chỉn chu để nắm được những kiến thức nền tảng nhất từ ngày chập chững xác định theo nghề sổ sách. Bạn cũng nên học tập thật tốt môn toán, tin học và các phần mềm kế toán liên quan để có thể vận dụng thành thạo được vào công việc hàng ngày sau này. Ngoài các môn chuyên ngành thì việc trau dồi thêm ngoại ngữ cũng là một việc vô cùng cần thiết để có thể trở thành một kế toán giỏi.

Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

Phẩm chất tỉ mỉ chính xác lại là điều kiện đủ để làm nên một nhân viên kế toán giỏi. Nếu bạn giỏi chuyên môn nhưng lại cẩu thả, vội vàng, làm việc ẩu đoảng thì chắc chắn sẽ xảy ra sai sót với nghề. Tính chất công việc của kế toán là làm việc với sổ sách và những con số nên đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ ngay từ lúc bắt đầu. Bởi chỉ cần sai một con số thôi, kế toán viên có thể làm ảnh hưởng đến cả một doanh nghiệp. Sự trung thực và có đạo đức nghề nghiệp cũng được doanh nghiệp đề cao cho những ứng viên ứng tuyển kế toán. Bởi kế toán liên quan đến sổ sách, tiền bạc nên tính trung thực luôn được coi trọng hàng đầu.

Kỹ năng và trách nhiệm với công việc

Kỹ năng của kế toán giỏi chính là có thể làm tốt, nhanh chóng, chính xác, gọn gàng công việc. Ngoài ra, kế toán viên còn phải thể hiện khả năng quan sát nhanh nhạy, phản ứng với các sự cố phát sinh trong quá trình làm việc, từ đó phân tích, tổng hợp một cách chính xác nhất.

 

Kế toán là công việc rất áp lực, đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự chính xác tuyệt đối. Nếu không có trách nhiệm với công việc thì chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sai sót.

Yêu nghề, có đam mê với công việc

Tâm huyết và lý trí là hai thứ hình thành nên sự đam mê của bản thân, nếu không thích kế toán, dù có ép đến mấy bạn cũng chẳng thể thành công với công việc này.

Kế toán tìm việc ở đâu?

Kế toán có thể tìm được việc qua các kênh tuyển dụng sau:

Các mối quan hệ quen biết: Người thân, bạn bè, người quen, đồng nghiệp cũ… Nhờ những mối quen này giới thiệu, bạn có cơ hội trúng tuyển kế toán dễ dàng hơn và có sự giúp đỡ không nhỏ về công việc, môi trường làm việc.

Mạng xã hội, internet: Đây chính là kênh tìm kiếm việc làm phổ biến nhất hiện nay trong thời kỳ mạng xã hội, internet bùng nổ. Thông qua các fanpage tìm việc làm, group tìm việc hay các diễn đàn cho dân kế toán lớn nhỏ, bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc như ý muốn. 

Trang tuyển dụng: Các trang tuyển dụng chính là một mối tìm việc có sự tin cậy hơn so với mạng xã hội hiện nay. Vì khi tìm kiếm trên các trang tuyển dụng, tìm việc làm, người lao động sẽ được đảm bảo tính xác thực về thông tin cũng như địa chỉ làm việc, chế độ đãi ngộ.

Kế toán sẽ làm việc 8 tiếng mỗi ngày và rồi sau đó vứt lại tất cả ở văn phòng.
Kế toán sẽ làm việc 8 tiếng mỗi ngày và rồi sau đó vứt lại tất cả ở văn phòng.

Các định nghĩa về nghề kế toán của Việt Nam

Web kiểm toán: “Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường , xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”

VCCI: “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”

Luật kế toán Việt Nam 2003: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”

Các định nghĩa về kế toán của các nước trên thế giới

Trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” của hiệp hội Hoa kỳ “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”

Trong thông báo số 4 của Ủy ban nguyên tắc kế toán Mỹ (APB): “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế”

Giáo sư tiến sĩ Robert Anthony – một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế của trường Đại học Harvard của Mỹ cho rằng “Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC): “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó”

h2Các thành phần của kế toán

Đối tượng của kế toán là gì?

Tài sản của đơn vị

– Điều kiện xác định tài sản:

+ Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị;

+ Có giá phí xác định;

+ Gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị.

– Phân loại tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh gồm: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

+ Tài sản ngắn hạn là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm: Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài khoản ngắn hạn khác.

+ Tài sản dài hạn là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên một năm hay kéo dài qua một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm: Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.

– Phân loại tài sản theo nguồn hình thành vốn kinh doanh gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

+ Nợ phải trả là nguồn vốn tài trợ cho tài sản của đơn vị dưới hình thức đơn vị đi vay. Xét theo thời hạn cần hoàn trả thì có hai bộ phận: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

+ Vốn chủ sở hữu là bộ phận vốn này được hình thành do chính chủ sở hữu của đơn vị bỏ ra từ kết quả kinh doanh của đơn vị. 

Sự vận động của tài sản

– Sự vận động của tài sản mang tính chất hai mặt bởi sự vận động của tài sản đều nằm ở một tròn hai mặt biến động – biến động làm tăng và biến động làm giảm.

– Sự vận động của tài sản thuộc một trong ba quá trình chủ yếu:

+ Quá trình mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất. Ở giai đoạn này các yếu tố tài sản như tiền, công nợ với người bán, thuế giá trị gia tăng, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… sẽ bị tác động.

+ Quá trình sản xuất, kết quả quá trình là các thành phẩm. Trong giai đoạn này, nguyên vật liệu, hao mòn tài sản cố định, tiền lương, chi phí sản xuất… bị tác động.

+ Quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Các yếu tố sẽ bị tác động như: thành phẩm, hàng hóa, chi phí bán hàng, doanh thu…

Thuận lợi và khó khăn trong nghề kế toán

Những thuận lợi từ ngành kế toán

– Kế toán luôn là ngành nghề hot đối với doanh nghiệp. Các bạn phải hiểu rằng, bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần đến kế toán. Điều này mang đến cho dân kế toán cơ hội việc làm vô cùng rộng lớn.

– Đối với kế toán, muốn được thăng tiến là chuyện không quá khó khăn khi bạn làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, nỗ lực thì thăng tiến trong công ty là việc đơn giản. Bạn sẽ dần đi đến vị trí kế toán tổng hợp, kế toán trưởng và thậm chí có thể đặt chân vào ngôi vị giám đốc tài chính

-Khác với các công việc dịch vụ, marketing, kế toán sẽ làm việc 8 tiếng mỗi ngày và rồi sau đó vứt lại tất cả ở văn phòng.

Khó khăn của ngành kế toán

– Chính vì sự thông dụng và cần thiết của kế toán đã dẫn đến tỉ lệ chọi khi xin việc khá cao. Mọi người đều nhìn thấy kế toán khá hot và cần thiết với doanh nghiệp và đổ xô đi học rất nhiều. Nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm làm việc thì mọi thứ sẽ dần trở nên dễ dàng hơn rất nhiều

– Mức lương khi mới vào ngành sẽ không cao, hãy kiên trì một thời gian rồi bạn sẽ đạt được điều mình muốn.

– Công việc của kế toán phải đối diện với những con số, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Đồng thời khi làm việc, bạn phải suy nghĩ nhiều, các bảng thống kế và thu chi thì lại rất phức tạp. Nếu bạn yêu thích nghề này thì những khó khăn này không thể đẩy lùi bạn.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu kế toán là gì và những công việc mà một kế toán sẽ đảm nhận rồi đúng không nào? Kế toán là một ngành không bao giờ hết hot vì vậy nếu bạn thật sự đam mê hãy đi theo nghề và cống hiến hết mình cho nghề kế toán bạn nhé!

Previous Post

KYC là gì? KYC có quan trọng như bạn đã nghĩ?

Next Post

Logistics là gì? Học ngành Logistics có tìm được việc không?

Hoàng Đỗ

Hoàng Đỗ

Thích viết thì viết thôi, đã viết thì toàn kiến thức bổ ích. Đọc nha, nhiều bài hay lắm! ahihi

Next Post
 Logistics là gì?   Logistics có nên dịch là “hậu cần”?

Logistics là gì? Học ngành Logistics có tìm được việc không?

Recommended

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian

Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin?

4 tuần ago
Sơ đồ tư duy là một loại đồ thị giúp sắp xếp các thông tin một cách trực quan

Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

4 tuần ago

Trending

Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

6 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

7 tháng ago

Popular

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất

7 tháng ago
Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

6 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

7 tháng ago
Đầu cắt Moi là gì? Giải mã sức hút Meme “Đầu cắt Moi”, cập nhật xu hướng Tóc Moi 2020

Đầu cắt Moi là gì? Giải mã sức hút Meme “Đầu cắt Moi”, cập nhật xu hướng Tóc Moi 2020

4 tháng ago
Thanh xuân là gì? Những câu nói về thanh xuân hay nhất 

Thanh xuân là gì? Những câu nói về thanh xuân hay nhất 

7 tháng ago
Lafactoria Web

Blog tổng hợp kiến thức chuẩn nhất 2020.
Liên hệ quảng cáo tại email: lafactoriaweb72020@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Danh mục

  • articulos
  • Công nghệ
  • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
  • Học excel
  • Kiến thức
  • Là Gì
  • MCU Profile
  • Những câu nói hay
  • Tin tức Phim

Bài viết mới

  • Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin? 24/12/2020
  • Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 24/12/2020
  • Góc tò mò: Tháp dinh dưỡng là gì? Tháp dinh dưỡng có công dụng gì? 24/12/2020
  • About
  • Contact

Copyright © 2020, lafactoriaweb

No Result
View All Result
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ

Copyright © 2020, lafactoriaweb