Lafactoria Web
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Lafactoria Web
No Result
View All Result
Home Là Gì

JavaScript là gì? Những lợi ích khi sử dụng JavaScript để lập trình web

Hoàng Đỗ by Hoàng Đỗ
14/10/2020
in Là Gì
0
Javascript là gì? Có nên sử dụng ngôn ngữ lập trình Javascript?

Javascript là gì? Có nên sử dụng ngôn ngữ lập trình Javascript?

0
SHARES
8
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

JavaScript là ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất hiện tại. Khi dùng cac trang web, nền tảng mạng xã hội là chúng ta đang sử dụng JavaScript. Thế nhưng chúng ta gần như không biết điều này, chỉ có những ai học về lập trình thì mới hiểu rõ về JavaScript. JavaScript là một ngôn ngữ lập trình rất thú vị, hãy theo dõi bài viết sau đây để biết được JavaScript là gì và vì sao phải dùng JavaScript trong lập trình web nhé!

Javascript là gì? Có nên sử dụng ngôn ngữ lập trình Javascript?
Javascript là gì? Có nên sử dụng ngôn ngữ lập trình Javascript?

Nội dung bài viết

  1. JavaScript là gì?
  2. Điều gì khiến JavaScript trở nên vĩ đại như vậy?
  3. JavaScript được dùng làm gì?
  4. Lợi ích khi dùng JavaScript
  5. IDE lập trình JavaScript là gì?
    1. Nên dùng IDE nào để code JavaScript?
  6. Cách hoạt động của JavaScript
  7. So sánh JavaScript và các ngôn ngữ lập trình khác
  8. Công cụ phát triển JavaScript
  9. Lịch sử phát triển của JavaScript
    1. JavaScript trở thành ngôn ngữ lập trình
    2. jQuery
    3. Node.js
    4. Phát triển ứng dụng cho điện thoại di động
    5. CoffeeScript
  10. JavaScript ngày nay như thế nào?
  11. Làm thế nào để bạn thêm JavaScript vào trang của bạn?
    1. JavaScript bên trong
    2. JavaScript bên ngoài
    3. Chiến lược tải tập lệnh Script
  12. Thư viện Javascript đình đám nhất hiện nay
  13. Viết chương trình javascript đầu tiên
    1. Cặp thẻ mở và thẻ đóng
    2. Đặt thẻ script ở đâu?
    3. Viết chương trình Hello World!
  14. Ưu điểm của việc thiết kế website bằng JavaScript
    1. Đối với chủ website/người thiết kế web
      1. Tiết kiệm băng thông máy chủ do JavaScript chạy trên máy của người dùng
      2. Linh hoạt vận hành, tương thích tốt
      3. Dễ dàng kiểm tra và xử lý vấn đề
      4. Tạo được nhiều hiệu ứng bắt mắt và tính năng hay ho để phục vụ người dùng
    2. Đối với người dùng
  15. Nhược điểm việc thiết kế website bằng JavaScript
    1. Đối với chủ website/người thiết kế
      1. Các tính năng JavaScript có thể không chạy được
    2. Đối với người dùng
      1. Dễ bị khai thác thông tin, chèn mã độc vào thiết bị
  16. Ứng dụng nổi bật của JavaScript trong thiết kế website
    1. Sửa lỗi bố cục, cải thiện phần nhìn
    2. Tạo hiệu ứng sinh động, bắt mắt
    3. Cải thiện tính năng tương tác với người dùng
    4. Tự động hóa

JavaScript là gì?

JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới trong 20 năm qua. Là một trong số 3 ngôn ngữ chính của lập trình web:

HTML: Giúp bạn thêm nội dung cho trang web.

CSS: Định dạng thiết kế, bố cục, phong cách, canh lề của trang web.

JavaScript: Cải thiện cách hoạt động của trang web.

Lợi thế của JavaScript là học nhanh và dễ dàng áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ việc cải thiện tính năng của website đến việc chạy game và tạo phần mềm nền web. Hơn nữa, có hàng ngàn mẫu template JavaScript và ứng dụng ngoài kia, nhờ vào sự cống hiến của cộng đồng, đặc biệt là Github.

Điều gì khiến JavaScript trở nên vĩ đại như vậy?

JavaScript mang rất nhiều ưu điểm khiến nó vượt trội hơn so với các đối thủ, đặc biệt là vô cùng thuận lợi trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số ưu điểm giúp JavaScript trở nên vô cùng nổi bật:

Không cần dùng một compiler vì web browser có thể biên dịch nó bằng HTML;

Dễ học hơn các ngôn ngữ lập trình khác;

Lỗi dễ phát hiện nên dễ sửa hơn;

Nó có thể được gắn trên một số element của trang web hoặc event của trang web như là thông qua click chuột hoặc di chuột tới;

JS hoạt động trên nhiều trình duyệt, nền tảng, vâng vâng;

Bạn có thể sử dụng JavaScript để kiểm tra input và giảm thiểu việc kiểm tra thủ công khi truy xuất qua database;

Giúp website tương tác tốt hơn với khách truy cập;

Nhanh hơn và nhẹ hơn các ngôn ngữ lập trình khác.

JavaScript được dùng làm gì?

JavaScript được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:

Lập trình website.

Xây dựng ứng dụng cho website máy chủ.

Ứng dụng di động, app, trò chơi….

Khi tải một trang web, trình duyệt phân tích cú pháp HTML và tạo ra một loại dữ liệu gọi là DOM từ nội dung. DOM thể hiện chế độ xem trực tiếp của trang web với mã JavaScript. Đoạn mã này thực hiện cập nhật cho DOM và được trình bày ngay lập tức cho người dùng.

 

Trình duyệt ghi nhận các sự kiện giao diện người dùng như: di chuyển chuột, nhấp chuột, v.v. Sau đó, tùy theo phản hồi của người dùng, đoạn mã sẽ thực hiện công việc được lập trình tương ứng. 

JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới trong 20 năm qua
JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới trong 20 năm qua

Lợi ích khi dùng JavaScript

JavaScript được sử dụng trên 92% nền tảng website hiện nay, giữ vai trò quan trọng với lĩnh vực này. Tầm quan trọng của nó thể hiện qua các thao tác, công dụng như:

Triển khai tập lệnh phía máy khách

Nhờ Javascript, các lập trình viên dễ dàng viết tập lệnh phía máy khách, tích hợp các tập lệnh một cách liền mạch vào HTML, cho phép website tương tác, trả lời người dùng ngay lập tức và tạo ra giao diện hiển thị phong phú hơn.

Viết mã phía máy chủ

Các lập trình viên có thể viết mã phía máy chủ bằng JavaScript.

Đơn giản hóa phát triển ứng dụng web phức tạp

Javascript cho phép các nhà phát triển đơn giản hóa thành phần của ứng dụng, từ đó dễ dàng phát triển các ứng dụng web phức tạp.

Thiết kế web responsive

JavaScript cho phép thiết kế web responsive – tối ưu trên cả máy tính và thiết bị di động chỉ với một bộ mã.

Google AMP

Để tham gia vào dự án Tăng tốc trang di động (AMP) của Google, các lập trình viên phải sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript. 

Nhiều bộ chuyển đổi

Mặc dù thiếu một số tính năng phức tạp được cung cấp bởi các ngôn ngữ lập trình hiện đại như Java và C#, JavaScript vẫn có thể dễ dàng mở rộng bằng cách sử dụng các bộ chuyển đổi như CoffeeScript, TypeScript, DukeScript và Vaadin.

JavaScript được sử dụng trên 92% nền tảng website hiện nay
JavaScript được sử dụng trên 92% nền tảng website hiện nay

IDE lập trình JavaScript là gì?

IDE có tên gọi đầy đủ là Integrated Development Environment. Đây là môi trường lập trình tích hợp nhiều công cụ khác nhau như code editor, debugger, simulator…. Nhìn chung, IDE là một phần mềm bao gồm những gói phần mềm khác giúp phát triển ứng dụng phần mềm.

IDE JavaScript sự thật là các phần mềm chuyên dụng cung cấp môi trường lập trình JavaScript cho lập trình viên. Khi sử dụng IDE JavaScript, các developers được hỗ trợ code JavaScript tốt nhất.

Nên dùng IDE nào để code JavaScript?

Dưới đây là một số phần mềm IDE hay được sử dụng để code JavaScript:

PHPdesigner: Giúp bạn chỉnh sửa, thiết kế, truyền tải các PHP, HTML5, CSS3 và JavaScript​ vô cùng đơn giản. Chức năng tìm ra các lỗi trong dòng mã PHP của bạn phù hợp với Xdebug. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ tất cả framework PHP phổ biến như Zend, CodeIgniter, Yii, Symfony và Prado.

Dreamweaver: Hỗ trợ được rất nhiều loại ngôn ngữ như PHP, ASP.NET, JSP, ASP… Hầu hết các ngôn ngữ lập trình web. Dreamweaver có khá nhiều tiện ích dễ dàng thực hiện các thao tác kéo thả di chuyển các phần tử, các khung của một trang web hay viết code, thẻ tag, bảng mã màu dễ dàng chỉnh sửa, thanh công cụ đầy đủ chức năng tiện ích… tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho học viên lập trình. 

PHP Sublime Text: IDE này được viết dựa trên ngôn ngữ lập trình Python và C++. Sublime Text là một Text Editor cực kỳ hiệu quả dành cho các lập trình viên không những làm tăng hiệu suất làm việc mà còn tiết kiệm thời gian gõ code với các Plugin hữu ích. 

Ngoài ra một số công cụ chỉnh sửa JavaScript dưới đây cũng được đánh giá rất cao:

Microsoft FrontPage

Macromedia Dreamweaver MX

Macromedia HomeSite 5

Cách hoạt động của JavaScript

JavaScript thường được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc được tham chiếu qua file .js riêng. Script được tải về máy của người dùng đang truy cập và được xử lý tại đó, thay vì xử lý trên máy chủ rồi mới đưa kết quả tới khách hàng.

So sánh JavaScript và các ngôn ngữ lập trình khác

Các lập trình viên sử dụng JavaScript kết hợp với các ngôn ngữ lập trình khác khi lập trình web bởi mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ mang một tác dụng khác nhau. Nổi bật như:

HTML có tên gọi đầy đủ là Hypertext Markup Language. Đây là một nền tảng tương tự như Microsoft Word  giúp người dùng thiết kế thành phần trong website, cấu trúc các trang, chuyên mục hoặc các thiết kế các ứng dụng… Chức năng chủ yếu của nền tảng này chính là tạo bố cục và định dạng website.

PHP là ngôn ngữ phía máy chủ, khác với JavaScript chạy trên máy khách hàng thường được sử dụng trong các hệ quản trị nội dung nền PHP như WordPress.

CSS là từ viết tắt của cụm từ Cascading Style Sheets, ngôn ngữ được sử dụng để tạo nên phong cách cho website.

Công cụ phát triển JavaScript

Để việc lập trình đơn giản hơn, nhiều nhà cung cấp đã cho ra đời các công cụ chỉnh sửa JavaScript đẹp:

Microsoft FrontPage Microsoft đã phát triển một HTML Editor phổ biến được gọi là FrontPage. FrontPage cũng cung cấp cho nhà lập trình các công cụ JavaScript để giúp đỡ tạo các Website có tính tương tác.

Macromedia Dreamweaver MX Macromedia Dreamweaver MX là một HTML và JavaScript Editor rất phổ biến trong cộng đồng lập trình web chuyên nghiệp. Nó thuận tiện hơn, tích hợp tốt với cơ sở dữ liệu, và theo các chuẩn mới như XHTML và XML.

Macromedia HomeSite 5 HomeSite 5 là một HTML và JavaScript Editor từ Macromedia mà có thể được sử dụng để quản lý các Website cá nhân một cách hiệu quả.

Lịch sử phát triển của JavaScript

Web những ngày đầu ra đời không hề thú vị.

Thời kỳ đó, chỉ có HTML, các trang web không có gì khác ngoài từ, liên kết và hình ảnh. Không có tính linh động, không thú vị, mọi thứ hoàn toàn là tĩnh. Năm 1995, tại văn phòng của Netscape, JavaScript đã ra đời.

Cuộc cạnh tranh giữa hai trình duyệt là Navigator của Netscape và Internet Explorer của Microsoft diễn ra rất quyết liệt. Cả hai công ty đã nhìn thấy tiềm năng to lớn của Internet và cố gắng để tạo ra trình duyệt web, biến nó trở thành xu hướng chủ đạo.

Netscape muốn tạo ra một ngôn ngữ lập trình vừa dễ hiểu đối với những người mới bắt đầu, vừa cho phép nhà phát triển có thể kiểm soát nhiều hơn những gì xảy ra trong cửa sổ trình duyệt.

JavaScript thường được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc được tham chiếu qua file .js riêng
JavaScript thường được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc được tham chiếu qua file .js riêng

JavaScript trở thành ngôn ngữ lập trình

Được phát triển trong 10 ngày bởi Brendan Eich, nó cho phép các nhà phát triển viết code theo nhiều kiểu khác nhau bằng một ngôn ngữ gần giống với các ngôn ngữ phổ biến khác ngày nay, như Java, C++ hay C.

 

Mặc dù có tên tương tự, nhưng JavaScript không liên quan gì đến ngôn ngữ lập trình Java được phát triển bởi Sun Microsystems. JavaScript không phải là ngôn ngữ lập trình web đầu tiên. 

Một năm sau khi JavaScript được phát hành, Microsoft đã chuyển nó sang Internet Explorer. Trong những năm tiếp theo, JavaScript trở thành một phần thiết yếu khi xây dựng web và nó được tìm thấy trên hầu hết các trang web, được hỗ trợ bởi hầu hết các trình duyệt web.

JavaScript cũng thành công hơn nữa khi trở thành ngôn ngữ cho việc phát triển trang web, ứng dụng và điện thoại. 

jQuery

jQuery ra đời vào năm 2006 bởi John Resig, jQuery đã làm thay đổi cơ bản cách mọi người viết code JavaScript bằng cách chuẩn hóa và đơn giản hóa các tương tác, hiệu ứng động trên trình duyệt. Lần đầu tiên, các nhà phát triển có thể viết code một lần và có phương pháp chắc chắn để nó sẽ làm việc trên tất cả các trình duyệt.

 jQuery còn giúp đơn giản hóa việc viết code JavaScript bằng cách thay thế các khía cạnh bất tiện, dài dòng và nguyên bản của JavaScript bằng một cái gì đó tinh tế và thanh lịch hơn.

Node.js

Được khởi tạo năm 2009, Node.js là một bộ công cụ miễn phí, mã nguồn mở, đa nền tảng cho việc tạo ra những ứng dụng liên quan đến máy chủ, có hiệu suất cao. Trong những năm sau đó, nó đã được hàng ngàn nhà lập trình, công ty chấp nhận, bao gồm cả Groupon, LinkedIn và PayPal.

Điều làm cho Node.js trở nên đặc biệt chính là tốc độ của nó và cộng đồng các nhà phát triển rộng lớn, những người tạo nên code và mô-đun.

Đằng sau Node.js chính là engine Google V8, cũng là sức mạnh của trình duyệt Google Chrome. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sự thành công của Node.js, vì nó cho phép thông dịch code JavaScript với tốc độ chóng mặt.

Hàng ngàn mô-đun Node.js được tạo ra từ cộng đồng các nhà phát triển, giúp mở rộng chức năng của Node.js. Những gói mô-đun này được phân phối bởi NPM hoặc Node Package Manager. Node.js được sử dụng với các dự án Internet of Things với Tessel, một bảng giống như Arduino, chạy trên JavaScript.

Phát triển ứng dụng cho điện thoại di động

Android, iOS, Blackberry, Windows Phone đều hỗ trợ xây dựng ứng dụng gốc bằng JavaScript, có thể được phân phối trên các cửa hàng ứng dụng chính thức của từng hệ điều hành, giống như bất cứ thứ gì được xây dựng bằng Java cho Android hoặc Swift cho iOS.

Ứng dụng di động được viết bằng JavaScript dễ phát triển hơn và có thể đánh bại các ứng dụng gốc nhờ vào chỉ số hiệu suất.

CoffeeScript

CoffeeScript làm đơn giản hóa quá trình viết code JavaScript bằng cách cho phép viết một “phương thức” đơn giản hơn cho ngôn ngữ, sau đó biên dịch hoặc chuyển đổi sang JavaScript tiêu chuẩn.

Tính năng hấp dẫn nhất của Coffeescript là cho phép viết code JavaScript, tránh được những phần thô của ngôn ngữ này. Trình biên dịch CoffeeScript cũng thi hành các tiêu chuẩn code khá tốt, làm cho code của bạn dễ đọc hơn với những nhà phát triển khác. CoffeeScript  ngày càng được công nhận và được sử dụng rộng rãi đặc biệt là ở hiện tại.

JavaScript ngày nay như thế nào?

Ngày nay, JavaScript của Netscape và JScript của Microsoft tuân theo chuẩn ECMAScript, mặc dù cả hai ngôn ngữ vẫn hỗ trợ các tính năng khác nữa.

Làm thế nào để bạn thêm JavaScript vào trang của bạn?

JavaScript được áp dụng cho trang HTML của bạn tương tự như CSS. Trong khi CSS sử dụng các yếu tố <link> để áp dụng các kiểu và các phần tử bên ngoài <style> để áp dụng các kiểu bên trong cho HTML, thì JavaScript chỉ cần phần tử <script>.

JavaScript bên trong

Tạo một bản sao cục bộ của tệp ví apply-javascript.html. Lưu nó trong một thư mục hợp lý. Mở tệp trong trình duyệt web và trong trình soạn thảo văn bản của bạn. HTML sẽ tạo ra một trang web đơn giản chứa nút có thể nhấp. Tiếp theo, đi đến trình soạn thảo văn bản của bạn và thêm phần sau vào đầu – ngay trước thẻ đóng </head> của bạn:

<script>tạo một bản sao cục bộ của tệp ví apply-javascript.html. Lưu nó trong một thư mục hợp lý. Mở tệp trong trình duyệt web và trong trình soạn thảo văn bản.HTML tạo ra một trang web đơn giản chứa nút có thể nhấp. Tiếp theo, đi đến trình soạn thảo văn bản của bạn và thêm phần sau vào đầu – ngay trước thẻ đóng </head> của bạn.

<script>

 

// JavaScript goes here

 

</script>

 

// JavaScript goes here

 

</script>

Thêm một số JavaScript bên trong <script> để làm cho trang web thú vị hơn – thêm đoạn code sau ngay bên dưới dòng “// JavaScript goes here”:

 

document.addEventListener(“DOMContentLoaded”, function() {

 

function createParagraph() {

 

let para = document.createElement(‘p’);

 

para.textContent = ‘You clicked the button!’;

 

document.body.appendChild(para);

 

}

 

const buttons = document.querySelectorAll(‘button’);

 

for(let i = 0; i < buttons.length ; i++) {

 

buttons[i].addEventListener(‘click’, createParagraph);

 

}

 

});

 

Lưu tệp của bạn và làm mới trình duyệt. Bạn sẽ thấy rằng khi bạn nhấp vào nút, một đoạn mới sẽ được tạo và đặt bên dưới.

JavaScript bên ngoài

Đầu tiên, tạo một tệp mới trong cùng thư mục với tệp HTML mẫu của bạn. Gọi nó .js – đảm bảo rằng nó có phần mở rộng tên tệp .js.

Thay thế <script> hiện tại của bạn bằng cách sau:

<script src=”script.js” defer></script>

Bên trong .js, thêm đoạn script sau:

function createParagraph() {

let para = document.createElement(‘p’);

para.textContent = ‘You clicked the button!’;

document.body.appendChild(para);

}

const buttons = document.querySelectorAll(‘button’);

for(let i = 0; i < buttons.length ; i++) {

buttons[i].addEventListener(‘click’, createParagraph);

}

Lưu và làm mới trình duyệt của bạn và JavaScript đã nằm ở một tệp bên ngoài rồi.

Chiến lược tải tập lệnh Script

Một số vấn đề liên quan đến việc tải tập lệnh vào đúng thời điểm. Một vấn đề phổ biến là tất cả các HTML trên một trang được tải theo thứ tự xuất hiện. Nếu bạn đang sử dụng JavaScript để thao tác các phần tử trên trang, code của bạn sẽ không hoạt động nếu JavaScript được tải và phân tích trước HTML mà bạn đang cố gắng thực hiện.

Thư viện Javascript đình đám nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều libraries và framework được viết từ Javascript như:

AngularJS: Một thư viện dùng để xây dựng ứng dụng Single Page

NodeJS: Một thư viện được phát triển phía Server dùng để xây dựng ứng dụng realtime

Sencha Touch: Một Framework  dùng để xây dựng ứng dụng Mobile

ExtJS: Một Framework dùng xây dựng ứng dụng quản lý (Web Applications)

jQuery: Một thư viện rất mạnh về hiệu ứng

ReactJS: Một thư viện viết ứng dụng mobile

Trên đây là một số thư viện  của Javascript mà thôi. Tuy nhiên còn rất nhiều rất nhiều thư viện Javascript đình đám khác nữa, chúng không chỉ gói gọn trong những cái tên được nên bên trên đầu nhé!

Viết chương trình javascript đầu tiên

Để học Javascript là bạn cần phải chuẩn bị một phần mềm để viết mã Javascript (IDE JavaScript). Dưới đây là các bước giúp bạn hoàn thành chương trình Javascript đầu tiên:

Cặp thẻ mở và thẻ đóng

Tất cả những đoạn mã Javascript đều phải đặt trong cặp thẻ mở <script> và thẻ đóng </script>

Ví dụ:

<script language=”javascript”>

 

    alert(“Hello World!”);

 

</script>

Đặt thẻ script ở đâu?

Có ba cách đặt thẻ script:

Internal – viết trong file html hiện tại

Thông thường, bạn có thể viết những đoạn mã Javascript trên phần head. Tuy nhiên, đó cũng không phải là điều kiện bắt buộc. 

Ví dụ: Đặt trong thẻ head

 

<html>

 

    <head>

 

        <title></title>

 

        <script language=”javascript”>

 

            alert(“Hello World!”);

 

        </script>

 

    </head>

 

    <body>

 

        

 

    </body>

 

</html>

External – viết ra một file js khác rồi import vào

Bạn có thể viết những đoạn mã Javascript ở một file có phần mở rộng là .js, sau đó dùng thẻ script để import vào. Lúc này bên trong file demo.js . Nhờ vào đuôi .js, trình duyệt sẽ tự nhận đây là file chứa mã Javascript.

Ví dụ:

 

<script language=”javascript” src=”demo.js”></script>

Inline  – viết trực tiếp trong thẻ HTML:

Với Inline, bạn sẽ viết những đoạn mã Javascript trực tiếp trong thẻ HTML. Ví dụ bên dưới viết dưới dạng inline vì đoạn mã alert(1) được đặt trong sự kiện onclick của thẻ button.

 

Ví dụ:

 

<input type=”button” onclick=”alert(1)” value=”Click Me”/>

Viết chương trình Hello World!

Bước 1:

Tạo một file index.html  và lưu tại bất kỳ vị trí nào với phần mở rộng là .html

Mở file bằng Notepad++ rồi gõ nội dung sau:

<html>

 

    <head>

 

        <title></title>

 

    </head>

 

    <body>

 

        <input type=”button” value=”Click Me”/>

 

    </body>

 

</html>

Chạy lên bằng Firefox hoặc Chrome bạn thấy xuất hiện một button

Bước 2:

Viết mã Javascript khi click vào button có id=”clickme” .

 

<html>

JavaScript là gì? Những lợi ích khi sử dụng JavaScript để lập trình web 3
ADVERTISEMENT

    <head>

        <title></title>

    </head>

    <body>

        <input type=”button” id=”clickme” value=”Click Me”/>

        <script language=”javascript”>

         

        // Lấy element có id=clickme lưu vào biến button

        var button = document.getElementById(‘clickme’);

         

        // Khi click vào element chứa trong button thì thực hiện một function,

        // bên trong function thông báo lên Hello World!

        button.addEventListener(‘click’, function(){

            alert(‘Hello World!’);

        });

        </script>

    </body>

</html>

JavaScript là gì? Những lợi ích khi sử dụng JavaScript để lập trình web 4

Ưu điểm của việc thiết kế website bằng JavaScript

Đối với chủ website/người thiết kế web

Tiết kiệm băng thông máy chủ do JavaScript chạy trên máy của người dùng

JS sử dụng trong thiết kế website giúp tiết kiệm băng thông máy chủ vô cùng tốt bởi chúng được chạy trực tiếp trên máy của người dùng. Đặc biệt là với bối cảnh trước đây, những chiếc máy chủ khổng lồ và chiếm cứ diện tích vô cùng lớn, gây tốn rất nhiều chi phí cho các doanh nghiệp.

Các dòng Script sau này đều được thực thi trên trình duyệt người dùng để gia tăng hiệu suất, kéo dài tuổi thọ máy chủ và tiết kiệm diện tích băng thông.

Linh hoạt vận hành, tương thích tốt

Để thực thi, trình duyệt web chỉ cần tải file JavaScript về máy chủ từ một tên miền riêng biệt hoặc nhúng thẳng chúng vào file HTML của website và chạy mà không cần tải thêm gì nữa. Bởi vậy, JS có thể chạy được trên hầu hết các trình duyệt phổ biến hiện nay như Cốc Cốc, Chrome, Firefox, Microsoft, Safari,…

Hầu hết các trình duyệt web đều có tích hợp sẵn trình thông dịch ngôn ngữ JavaScript, để người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần tải về trình duyệt, giảm tỷ lệ thực thi các chức năng của JavaScript. 

Dễ dàng kiểm tra và xử lý vấn đề

Đa số các trình duyệt web hiện nay đều cài sẵn các công cụ xử lý lỗi JavaScript trong bảng điều khiển trình duyệt. Các bộ gỡ lỗi xử lý vấn đề luôn có chức năng Break point nhằm kiểm tra tới hoạt động đúng thì đánh dấu để theo dõi khi hoạt động.

Tạo được nhiều hiệu ứng bắt mắt và tính năng hay ho để phục vụ người dùng

Ưu điểm nổi bật của JavaScript khiến nhiều người yêu thích đó là khả năng tạo ra các hiệu ứng linh động, hấp dẫn cùng rất nhiều các tính năng. Có thể tùy chỉnh nhiều thứ, đáp ứng nhu cầu thiết kế website cũng như nhu cầu sử dụng của người dùng khi cần. JavaScript càng phát huy được tối đa chức năng tinh vi và phục tạp của mình, đặc biệt là khi sử dụng chúng vào việc tạo ra web app lớn với vô vàn chức năng.

Đối với người dùng

Sử dụng ngôn ngữ lập trình  JavaScript giúp người dùng có được những trải nghiệm thực sự thú vị trên các website. Nhờ những tính năng trên bạn sẽ thấy thoải mái, thích thú và tin chọn web hơn.

Nhược điểm việc thiết kế website bằng JavaScript

Đối với chủ website/người thiết kế

Các tính năng JavaScript có thể không chạy được

Một số trình duyệt không hỗ trợ hoặc tắt JavaScript thì các tính năng của ngôn ngữ này có thể không hoạt động được. Khi đó, bạn có thể giải quyết theo một số cách sau đây:

Thay thế JavaScript bằng HTML, CSS cho vài thành phần của website. Kiểm tra thử website khi chạy không có JavaScript và thông báo đề nghị người dùng bật JavaScript để có những trải nghiệm tốt hơn.

Thông báo cho người dùng biết website cần JavaScript để sử dụng một số tính năng.

JavaScript sẽ triển khai khác nhau tùy vào trình duyệt và thiết bị người dùng.

Mặc dù nổi tiếng với câu nói “Viết một lần chạy bất cứ đâu” nhưng trên thực tế thì việc thực thi JavaScript trên mỗi trình duyệt không giống nhau. Tùy thuộc vào công suất và tùy chỉnh của mỗi thiết bị, trình duyệt.

Bạn cần kiểm tra, chạy thử website trên nhiều trình duyệt và nền tảng khác nhau để có thể kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

Đối với người dùng

Dễ bị khai thác thông tin, chèn mã độc vào thiết bị

Hơn 90% số lượng website hiện tại sử dụng JavaScript làm ngôn ngữ phổ biến đã trở thành miếng mồi ngon của các hacker. Bản thân JavaScript vẫn còn khá nhiều lỗ hổng trong bảo mật. Điều này tạo nên nguy cơ lớn về việc bảo vệ thông tin và chèn mã độc.

Nguy hiểm hơn cả là những đoạn mã độc đều được thực thi trên chính thiết bị hoặc trình duyệt của người dùng. Nếu bị tấn công thì hacker có thể dễ dàng đánh cắp thông tin, chiếm quyền điều khiển người dùng vào mục đích xấu.

Những nhà thiết kế web bằng JavaScript cần cải thiện khả năng bảo mật, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khắc phục hệ thống vá lỗi bảo mật.

Ứng dụng nổi bật của JavaScript trong thiết kế website

Sửa lỗi bố cục, cải thiện phần nhìn

JavaScript có khả năng nhận diện thiết bị của người dùng và các chi tiết như ứng dụng trình duyệt, độ phân giải màn hình,… Những thông tin này góp phần thay đổi bố cục website hợp lý hơn, nhằm phục vụ tốt cho việc thiết kế đáp ứng (responsive design).

Tạo hiệu ứng sinh động, bắt mắt

Hiệu ứng mỗi bài viết, nội dung trang hay hoạt cảnh chuyển đổi giữa các menu khác nhau, thậm chí khi đổi sang các bức hình khác trong một album cũng cần có những hiệu ứng thú vị để tạo sự hấp dẫn cho trang web.

Cải thiện tính năng tương tác với người dùng

Ngoài tạo hiệu ứng, các website còn có nhiều tính năng tăng thêm tương tác của người dùng và web như:

Tính năng giỏ hàng;

Tính năng kiểm tra người dùng;

Tính năng gợi ý từ khóa trên khung tìm kiếm;

Tính năng cập nhật liên tục;

Tính năng xem video.

Tự động hóa

Mọi ứng dụng ngày một trở nên thú vị hơn khi chúng được kích hoạt động cách tự động. JavaScript cho phép thực hiện chuỗi hành động đã được lên kịch bản sẵn ngay khi người dùng vừa mới truy cập vào trang web.

Để kích hoạt được các dòng lệnh của JavaScript thì cũng cần có một số điều kiện tinh vi khác như rê chuột đến vùng nhất định, thậm chí là không hoạt động, thao tác trong khoảng thời gian.

Qua bài viết trên đây, https://lafactoriaweb.com/ đã cập nhật đầy đủ nhất những kiến thức xoay quanh câu hỏi  JavaScript là gì và  JavaScript được ứng dụng trong website như thế nào.  JavaScript là một ngôn ngữ lập trình thú vị và được ứng dụng rất nhiều ở hiện tai, tuy nhiên  JavaScript vẫn có những lỗ hổng bảo mật nên cần được cải thiện và bảo mật liên tục để bảo vệ trang web và thông tin riêng tư của người dùng.

Previous Post

Internet Banking là gì? Tiện ích khi dùng Internet Banking

Next Post

Inverter là gì? Sản phẩm sử dụng công nghệ Inverter thật sự tốt?

Hoàng Đỗ

Hoàng Đỗ

Thích viết thì viết thôi, đã viết thì toàn kiến thức bổ ích. Đọc nha, nhiều bài hay lắm! ahihi

Next Post
Inverter là gì? Những thiết bị nào ứng dụng công nghệ Inverter?

Inverter là gì? Sản phẩm sử dụng công nghệ Inverter thật sự tốt?

Recommended

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian

Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin?

4 tuần ago
Sơ đồ tư duy là một loại đồ thị giúp sắp xếp các thông tin một cách trực quan

Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

4 tuần ago

Trending

Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

6 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

7 tháng ago

Popular

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất

Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất

7 tháng ago
Chill phết mang ý nghĩa gì?

Chill là gì? Tất cả những điều cần biết về Chill, Chill phết, Đi chill, Chill out

6 tháng ago
Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Trước và sau Công nguyên là gì?

7 tháng ago
Đầu cắt Moi là gì? Giải mã sức hút Meme “Đầu cắt Moi”, cập nhật xu hướng Tóc Moi 2020

Đầu cắt Moi là gì? Giải mã sức hút Meme “Đầu cắt Moi”, cập nhật xu hướng Tóc Moi 2020

4 tháng ago
Thanh xuân là gì? Những câu nói về thanh xuân hay nhất 

Thanh xuân là gì? Những câu nói về thanh xuân hay nhất 

7 tháng ago
Lafactoria Web

Blog tổng hợp kiến thức chuẩn nhất 2020.
Liên hệ quảng cáo tại email: lafactoriaweb72020@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Danh mục

  • articulos
  • Công nghệ
  • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
  • Học excel
  • Kiến thức
  • Là Gì
  • MCU Profile
  • Những câu nói hay
  • Tin tức Phim

Bài viết mới

  • Góc tò mò: Triết học là gì? Bạn biết gì về triết học Mác – Lênin? 24/12/2020
  • Cách làm, cách vẽ sơ đồ tư duy và những mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 24/12/2020
  • Góc tò mò: Tháp dinh dưỡng là gì? Tháp dinh dưỡng có công dụng gì? 24/12/2020
  • About
  • Contact

Copyright © 2020, lafactoriaweb

No Result
View All Result
  • Home
  • Kiến thức
    • Là Gì
    • Doanh Nhân – Nghệ Sĩ
    • Những câu nói hay
  • Công nghệ
  • Tin tức Phim
    • MCU Profile
  • Liên hệ

Copyright © 2020, lafactoriaweb