Mỗi thiết bị khi kết nối mạng đều có phải có một địa chỉ IP riêng. Địa chỉ IP có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề về kết nối mạng, cách kết nối và chia sẻ tài liệu với nhau. Vậy địa chỉ IP là gì? Địa chỉ IP có những tác dụng gì? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây!
IP là gì?
Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau. Chúng được giới hạn từ 0 – 255 ngăn cách bởi dấu chấm.
IP hay Internet Protocol là địa chỉ số có trên mọi thiết bị kết nối mạng để chia sẻ dữ liệu với nhau giao thức kết nối Internet.
IP có công dụng điều hướng dữ liệu. Được dùng sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong mạng máy tính. Khi bạn truy cập email hay website, dù IP được cung cấp không gắn trực tiếp với thiết bị thì những con số này vẫn tiết lộ một vài thông tin về bạn.
Địa chỉ IP(Internet Protocol) có nghĩa là địa chỉ giao thức của internet, nó tương tự như địa chỉ nhà hay địa chỉ doanh nghiệp vậy. Các thiết bị phần cứng trong mạng muốn kết nối và giao tiếp với nhau được đều phải có địa chỉ IP.
Địa chỉ IP dùng để làm gì?
Địa chỉ IP giúp các thiết bị trên mạng internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau. Nó cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, tương tự như địa chỉ nhà hay doanh nghiệp trong thực tế đều có vị trí cụ thể.
Nếu như bạn có một lá thư tay muốn gửi cho người yêu ở nước ngoài, bạn sẽ cần phải biết chính xác địa chỉ của người đó. Lá thư bạn gửi sẽ không đến tay người yêu bạn nếu như chỉ điền tên người nhận. Nhất định bạn phải điền đầy đủ địa chỉ cụ thể và tất nhiên địa chỉ đó phải tra cứu, truy xuất được thông qua số điện thoại.
Đó cũng là quy trình chung được sử dụng khi bạn gửi dữ liệu qua mạng internet. Cách thức thực hiện sẽ rất khác và hoàn toàn tự động, thay vì sử dụng số điện thoại thì máy tính của bạn sử dụng DNS server để tra cứu tên người gửi hay đích đến (hostname) và tìm địa chỉ IP đó.
Các loại địa chỉ IP
Tùy vào mục đích sử dụng mà địa chỉ IP được phân làm các loại dưới đây:
IP Public
IP public là địa chỉ IP công cộng được nhà cung cấp dịch vụ internet chỉ định. Đây là địa chỉ mà mạng gia đình hay doanh nghiệp sử dụng để liên lạc với các thiết bị kết nối internet khác, cho phép thiết bị trong mạng truy cập web hay liên lạc trực tiếp với máy tính của người dùng khác
IP Private
IP Private hay còn gọi là IP riêng sử dụng trong nội bộ mạng LAN. Khác với IP công cộng, IP Private không thể kết nối với mạng internet, chỉ các thiết bị trong mạng mới có thể giao tiếp với nhau thông qua bộ định tuyến còn gọi là router. Địa chỉ IP riêng được bộ định tuyến gán tự động hoặc bạn có thể thiết lập theo cách thủ công.
IP Static
IP Static hay còn gọi là IP tĩnh, đây là cách đặt IP cho từng thiết bị hoàn toàn thủ công và không bị thay đổi theo thời gian.
IP Dynamic
IP Dynamic là IP động, có nghĩa là địa chỉ IP của máy tính có thể thay đổi, hôm nay là A thì ngày mai lại là B. Điều này xảy ra hoàn toàn tự động và được quản lý bởi máy chủ được gọi là DHCP Server.
Cách tìm địa chỉ IP là gì?
Có nhiều cách xem địa chỉ IP trên máy tính của bạn tùy thuộc vào cách bạn làm và hệ điều hành máy tính sử dụng.
Tìm địa chỉ ip public
Có nhiều cách để tìm kiếm địa chỉ IP Public, đơn giản nhất khi máy tính hay thiết bị của mạng có kết nối internet. Bằng cách sử dụng một số website hỗ trợ để biết được địa chỉ IP, chẳng hạn như IP Chicken, WhatsMyIP.org, hay WhatIsMyIPAddress.com.
Tìm địa chỉ IP Private
Trong hệ điều hành Windows, cách đơn giản nhất để xem địa chỉ IP tĩnh của thiết bị là sử dụng lệnh ipconfig thông qua Command Prompt.
Đối với hệ điều hành Linux, bạn nhập lệnh hostname –I (I viết hoa), ifconfig hoặc ip addr show trong cửa sổ Terminal.
Với hệ điều hành macOS, bạn sử dụng lệnh ifconfig là cách kiểm tra địa chỉ IP.
Phiên bản IP (IPv4 và IPv6)
IPv6 là phiên bản IP mới ra đời để nâng cấp thay thế cho IPv4. Ngày càng có lượng lớn các thiết bị được kết nối với mạng internet, chính vì thế mà IPv6 được ra đời để giải quyết vấn đề này. Giao thức mới IPv6 ra đời cung cấp số lượng địa chỉ IP lớn hơn rất nhiều so với IPv4, hơn nữa IPv6 có nhiều ưu điểm hơn, quản lý dễ dàng hơn.
Cách kiểm tra IP riêng của máy tính
Đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows, có hai cách xem địa chỉ IP:
Cách 1: Xem địa chỉ IP bằng Command Prompt
Mở cửa sổ Command Prompt bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập cmd và ấn Enter.
Trong Command Prompt bạn nhập lệnh ipconfig và nhấn Enter. Kết quả địa chỉ IP thể hiện ở dòng IPv4 Address.
Cách 2: Xem IP máy tính từ thanh taskbar
Mở Control panel sau đó chọn View network status and tasks. Tiếp theo bạn click vào tên kết nối internet để xem trạng thái kết nối. Tiếp tục chọn Detail trong cửa sổ trạng thái.
Trong cửa sổ thông tin chi tiết của kết nối hiện ra, bạn sẽ thấy một địa chỉ IP được liệt kê. Hãy tìm trường có tên IPv4 Address.
Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP
IP là giao thức kết nối thông minh giúp truy cập mạng lưới internet dễ dàng hơn. Đồng thời IP giúp quản lý hệ thống mạng của người dùng đơn giản hơn. Mỗi máy tính, thiết bị đều có một địa chỉ IP riêng biệt.
IP tuy có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại những nhược điểm. Người dùng sẽ dễ dàng bị khai thác các thông tin cá nhân thông qua địa chỉ IP nếu bị hacker xâm nhập. Ngoài ra, mọi hoạt động truy cập của người dùng đều sẽ bị để lại địa chỉ IP.
Cấu tạo của địa chỉ IP
Người ta phân địa chỉ IP ra làm 5 lớp phân biệt (class):
Lớp A
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có mang giá trị từ 1-126. Lớp A sẽ dành riêng cho địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới. Lớp A có địa chỉ từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.
Lớp B
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 128-191. Lớp B dành cho tổ chức hạng trung trên thế giới. Lớp B có địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0
Lớp C
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 192-223. Lớp C sử dụng trong các tổ chức nhỏ. Trong đó có cả máy tính cá nhân. Lớp C có địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0
Lớp D
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 224-239. Lớp D có 4 bit đầu tiên luôn là 1110. Đặc biệt lớp D được dành cho phát các thông tin (multicast/broadcast). Lớp này có địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255
Lớp E
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 240-255. Lớp E có 4 bit đầu tiên luôn là 1111. Lớp E được dành riêng cho việc nghiên cứu. Nó có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255
Loopback
Lớp này sẽ có địa chỉ 127.x.x.x và được dùng riêng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback).
Subnet Mask là gì?
Subnet mask là dãy số có dạng 32 hay 128 bit. Subnet Mask dùng để phân đoạn địa chỉ IP đang tồn tại trên mạng TCP/IP. Từ đó chia địa chỉ đó thành địa chỉ network và địa chỉ host riêng biệt. Quá trình có thể chia nhỏ host của IP thành các subnet phụ để định tuyến lưu lượng trong các subnet lớn hơn.
Subnet mask có tất cả các bit network. Subnet bằng 1, các bit host đều bằng 0.
Tất cả các máy trong cùng một hệ thống mạng phải có cùng subnet.
Bộ định tuyến dùng phép logic AND để phân biệt được các subnet.
Cách sửa lỗi xung đột IP trên máy tính
Lỗi xung đột IP trên máy tính xuất hiện tương đối phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 3 cách xử lý:
Cách 1. Restart Modem và Router
Cách 2. Làm mới IP bằng CMD
Tự thiết lập lại địa chỉ IP
Chi tiết từng cách xử lý bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây:
Dấu hiệu nhận biết xung đột IP
Bạn có thể nhận được các thông báo như sau:
“There is an IP address conflict with another system on the network”: Có xung đột IP với máy khác trong mạng
“This IP address is already in use on the network. Please reconfigure a different IP address.”: Địa chỉ IP này đã được sử dụng. Bạn cần thiết lập một địa chỉ khác.
Hoặc bạn đang sử dụng máy tính nhưng mất kết nối mạng dù Modem và Router vẫn hoạt động bình thường.
Lý do khiến máy bạn bị xung đột IP
Nguyên do thường là hai máy tính thiết lập cùng một địa chỉ IP tĩnh giống nhau do:
Một máy thiết lập IP tĩnh trùng với IP động DHCP đã được cài cho một máy tính khác trong hệ thống.
Máy tính được bật lên từ trạng thái sleep. Wireless Router sẽ cấp IP máy đang sleep cho một máy khác cùng hệ thống.
Khi máy tính có nhiều network adapters kết nối. Khả năng cao máy tính bị xung đột địa chỉ IP với chính nó.
Khi có quá nhiều thiết bị kết nối với Wireless Router
Cách xử lý khi xung đột IP
Cách 1: Restart Modem và Router
Bạn chỉ cần tắt Modem và Wireless Router trong khoảng 10 – 30 giây. Sau đó lần lượt bật Modem và Router trở lại.
Cách 2: Làm mới IP bằng CMD
Bước 1: Vào Start, tìm RUN sau đó bạn gõ CMD để vào trình command line.
Bước 2: Gõ vào câu lệnh sau để xóa địa chỉ IP hiện tại: “ipconfig /release” .
Lưu ý: Nếu máy đang dùng địa chỉ IP tĩnh, dòng thông báo lệnh thất bại sẽ hiện ra: The operation failed as no adapter is in the state permissible for this operation. Hãy bỏ qua đồng thời chuyển sang Cách 3.
Bước 3: Nhập câu lệnh “ipconfig /renew” để lấy IP mới. Địa chỉ IP mới sẽ hiện ra ở dòng IPv4 Address.
Cách 3: Tự thiết lập lại địa chỉ IP
Khi dùng IP tĩnh, hãy thiết lập một địa chỉ IP không trùng với các máy có sẵn trong hệ thống. Sử dụng DHCP để hệ thống tự thiết lập một địa chỉ IP mới.
Bước 1: Vào Control Panel => Network and Sharing Center. Chọn Change adapter settings.
Bước 2: Click chuột phải vào mạng mà máy đang dùng. Chọn “Properties”.
Bước 3: Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4). Sau đó chọn Properties.
Bước 4: Tại đây, bạn có 2 sự lựa chọn
Chọn tự lấy địa chỉ IP mới từ server DHCP (Obtain an IP address automatically)
Tự điền địa chỉ IP tĩnh mới ( Use the following IP address).
Nếu không biết cách tự thiết lập IP tĩnh, hãy lấy DHCP IP. DHCP sẽ tự động dò các địa chỉ IP đã có và thiết lập cho máy tính một địa chỉ không bị xung đột.
Phiên bản IP
IPv4 là gì?
IPv4 hay Internet Protocol version 4 là bản thứ tư của các giao thức Internet. IP – Internet Protocol là một giao thức của chồng giao thức. Giao thức này còn gọi là TCP/IP thuộc về lớp Internet. Tương ứng với lớp thứ ba của mô hình OSI.
Địa chỉ IPv4 thường được viết theo dạng gồm bốn nhóm số thập phân. Nó được ngăn cách nhau bằng dấu chấm. Do 32bit chia đều cho bốn nhóm số. Mỗi nhóm sẽ gồm 8 bit dữ liệu. Chúng thường gọi là một oc-tet, nghĩa là bộ 8-bit nhị phân. Giá trị của mỗi oc-tet sẽ gồm 2^8 = 256 giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 255.
IPv6 là gì?
IPv6 là phiên bản thứ 6 cũng là phiên bản mới nhất của IP. IPv6 hay Internet Protocol version 6 là giao thức truyền thông được IETF phát triển. IPv6 dùng để giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4.
Như vậy, IP là địa chỉ đơn nhất mà thiết bị điện tử sử dụng với mục đích nhận diện và liên lạc với nhau thông qua giao thức internet. Một số địa chỉ IP có giá trị đơn nhất trên toàn cầu nhưng có một số lại đơn nhất trong phạm vi một công ty hay doanh nghiệp. IP cung cấp nhận dạng cho từng thiết bị mạng, mỗi thiết bị mạng sẽ có địa chỉ IP khác nhau. Khi đã nhận dạng được nhau, IP giúp chúng liên hệ, giao tiếp bằng cách cung cấp danh tính.
Việc làm về viễn thông cho bạn
Có rất nhiều công việc khác nhau về viễn thông cho bạn lựa chọn:
Kỹ sư triển khai mạng
Khi làm việc với vai trò là một kỹ sư triển khai mạng bạn sẽ là người tham gia vào các dự án công nghệ thông tin, lắp đặt, khảo sát, cấu hình, đào tạo và nghiệm thu sản phẩm. Không chỉ vậy bạn còn thông gia vào việc hỗ trợ kỹ thuật và xử lý các vấn đề, các sự cố xảy ra trong khi triển khai dự án.
Khi làm việc tại vị trí này bạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau của công việc như:
Là sinh viên đang theo học hoặc tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông;
Có tiếng Anh tốt;
Có hiểu biết về chuyên môn cao;
Người có trách nhiệm….
Kỹ sư viễn thông
Làm việc với vai trò là một kỹ sư viễn thông bạn cần quan tâm đến công việc cụ thể của mình như sau:
Làm các công việc của quản trị hệ thống: quản trị và khai thác hệ thống máy chủ, ứng dụng nền tảng và các dịch vụ mạng, hệ cơ sở dữ liệu, cung cấp các dịch vệ về hệ thống và giải pháp công nghệ thông tin, quản lý mạng viễn thông, phát triển, quản trị hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, thiết kế ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
Làm về an ninh mạng công việc chủ yếu của bạn sẽ bao gồm những công việc chủ yếu như: quản trị và vận hàng hệ thống bảo mật của doanh nghiệp, quản lý và giám sát để đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp, xây dựng và triển khai các giải pháp để giúp bảo vệ mạng an ninh công ty, rà soát điều tra và sửa các lỗi về mạng.
Bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau để đáp ứng được công như: Học các chuyên ngành liên quan đến viễn thông, an ninh mang, an ninh thông tin, có chứng chỉ tiếng Anh, thành thạo một ngôn ngữ lập trình bất kỳ nào đó, có kiến thức về quan trị và điều hành các hệ máy chủ, kiến thức về bảo mật hệ thống máy chủ, bảo mật mạng, bảo mật ứng dụng,…
Chuyên viên dịch vụ kỹ thuật mạng
Với vai trò là một kỹ sư viễn thông bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau để đáp ứng được công như: Học các chuyên ngành liên quan đến viễn thông, an ninh mang, an ninh thông tin, có chứng chỉ tiếng Anh, thành thạo một ngôn ngữ lập trình bất kỳ nào đó, có kiến thức về quan trị và điều hành các hệ máy chủ, kiến thức về bảo mật hệ thống máy chủ, bảo mật mạng, bảo mật ứng dụng,…
Bạn cần là người tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến viễn thông, là người có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu về lĩnh vực truyền thông, có các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng được nghề nghiệp.
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu về IP là gì và IP có tác dụng gì rồi đúng không nào. IP mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại không ít khuyết điểm. Vậy nên khi muốn dùng IP bạn hãy cân nhắc thật kỹ nhé!