Hợp đồng có rất nhiều loại và mỗi một loại sẽ được ký vào một thời điểm khác nhau tùy vào mục đích ký kết. Trong các loại hợp đồng ấy, hợp đồng nguyên tắc được rất nhiều người quan tâm. Vậy hợp đồng nguyên tắc là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về hợp đồng nguyên tắc nhé!
Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là văn bản thỏa thuận giữa các bên khi mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, mang tính chất định hướng và là cơ sở để ký kết hợp đồng kinh tế chính thức. Hợp đồng nguyên tắc còn được gọi là thỏa thuận nguyên tắc.
Hợp đồng nguyên tắc là cơ sở để đôi bên tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế chính thức. Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng, loại hợp đồng này và hợp đồng kinh tế có giá trị pháp lý như nhau. Trong quá trình giao dịch với nhau, mọi thay đổi đều được điều chỉnh bằng hợp đồng nguyên tắc, do đó chúng ta cần phải soạn thảo một bản hợp đồng rõ ràng, đầy đủ các điều khoản để làm căn cứ pháp lý về sau.
Mẫu hợp đồng nguyên tắc
–Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
–Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
–Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp hàng hóa ………… số ………… ngày …/…/…;
–Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên,
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại ………………………………………… chúng tôi gồm:
BÊN BÁN:……………………………………………………………………
Địa chỉ : ………………………………………………………………
Điện thoại : …………… Fax: …………
Số ĐKKD : ……………… Cấp ngày: …/…/… tại: ………
Mã số thuế : ……………………
Đại diện : …………………… Chức vụ: …………………………
(Sau đây gọi là“Bên A”)
BÊN MUA:…………………………………………………………………
Địa chỉ :
Điện thoại : ………… Fax: ……………………….
Số ĐKKD : …………… Cấp ngày: …/…/… tại: ………………………
Mã số thuế : …………………………..
Đại diện : ……………………… Chức vụ: ………………
(Sau đây gọi là“Bên B”)
XÉT RẰNG:
– Bên A là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực…………… tại Việt Nam, có khả năng …………………;
– Bên B là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ………….. có nhu cầu ………;
Sau khi thỏa thuận, hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng hàng hóa …………………. cho bên B (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều khoản sau:
Điều 1: Các nguyên tắc chung
Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ Bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của Pháp luật.
Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.
Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.
Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này.
Các tài liệu có liên quan và gắn liền với hợp đồng này bao gồm:
– Các hợp đồng mua bán cụ thể theo từng thời điểm trong thời gian Hợp đồng nguyên tắc này có hiệu lực;
– ………………………
– ………………………
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thể hiện những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa …………….. và là cơ sở cho các Hợp đồng mua bán cụ thể sau này.
……………………………………………………………………………………………
Điều 3: Hàng hóa mua bán
Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua số hàng hóa cụ thể như sau:
STT
TÊN HÀNG HÓA
Đ.vị tính
Quy cách – Chủng loại
Xuất xứ
– Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.
– Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.
Điều 4.Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.
Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản ………… mở tại Ngân hàng ……………………………
Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A
1 Quyền của bên A
……………………………………………………………………………………..
2.Nghĩa vụ của bên A
………………………………………………………………………………………
1.Quyền của bên B
………………………………………………………………………………………
2.Nghĩa vụ của bên B
………………………………………………………………………………………
Điều 7. Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng
Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.
Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền ………………………………
Điều 8: Bảo mật
Các Bên có trách nhiệm phải giữ kín tất cả những thông tin liên quan tới Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, thông tin khách hàng mà mình nhận được từ phía Bên kia trong suốt thời hạn của Hợp đồng.
Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.
Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.
Điều 9: Loại trừ trách nhiệm của mỗi bên
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ
Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi bên phải nhanh chóng thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.
Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.
Khi Sự kiện bất khả kháng xảy ra, thì nghĩa vụ của các Bên tạm thời không thực hiện và sẽ ngay lập tức phục hồi lại các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng khi chấm dứt Sự kiện bất khả kháng hoặc khi Sự kiện bất khả kháng đó bị loại bỏ.
Điều 10:Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện và chấm dứt Hợp đồng
Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của Các Bên.
Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng:
……………………………………………………………………………
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
- a) Hợp đồng hết hạn và Các Bên không gia hạn Hợp đồng; hoặc
- b) Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn; trong trường hợp đó, Các Bên sẽ thỏa thuận về các điều kiện cụ thể liên quan tới việc chấm dứt Hợp đồng; hoặc
- c) Một trong Các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do Hai Bên thỏa thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; hoặc
Thanh lý Hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng.
Điều 11.Giải quyết tranh chấp
Tất cả những phát sinh nếu có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng.
Nếu không thương lượng được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và phải được các bên tuân theo. Phí trọng tài sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai bên.
Điều 12: Điều khoản quy định về hiệu lực và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….
Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.
Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Khi nào cần ký kết hợp đồng nguyên tắc?
Trong quá trình giao dịch – thương thảo thương mại, những thay đổi của của bên mua và bên bán sẽ được điều chỉnh bằng hợp đồng nguyên tắc. Hợp đồng này được dùng để thay thế cho hợp đồng chính thức khi các bên chưa muốn hoặc chưa thể xác định khối lượng hàng hóa – dịch vụ giao dịch cụ thể.
Phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế
Tiêu chí | Hợp đồng nguyên tắc | Hợp đồng kinh tế |
Nội dung | Sự thỏa thuận của các bên về nội dung hợp tác, giao dịch – quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự nguyện và tuân thủ quy định của pháp luật. | Sự thỏa thuận của các bên về nội dung hợp tác, giao dịch – quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự nguyện và tuân thủ quy định của pháp luật. |
Hình thức | Bằng văn bản, có chữ ký của đại diện, đóng dấu xác nhận của các bên. | Bằng văn bản, có chữ ký của đại diện, đóng dấu xác nhận của các bên. |
Giá trị pháp lý | Đều có giá trị pháp lý dùng trong giao dịch thương mại, dân sự… | Đều có giá trị pháp lý dùng trong giao dịch thương mại, dân sự… |
Mục đích | Chỉ thỏa thuận những vấn đề chung nên được xem là 1 biên bản ghi nhớ hay là hợp đồng khung. | Quy định chi tiết, cụ thể hơn các vấn đề có trong hợp đồng nguyên tắc – chốt lại thỏa thuận của các bên để tiến hành thực hiện. |
Tên gọi | + Thỏa thuận nguyên tắc + Hợp đồng nguyên tắc bán hàng + Hợp đồng nguyên tắc đại lý… | + Hợp đồng vay vốn + Hợp đồng mua bán hàng hóa + Hợp đồng mua bán nhà + Hợp đồng ủy quyền… |
Thỏa thuận trong hợp đồng | Mang tính định hướng, làm cơ sở để các bên ký kết hợp đồng kinh tế chính thức hay bổ sung thêm các phụ lục cho HĐ nguyên tắc. | Có tính ràng buộc thực hiện, quyền lợi của các bên cũng rõ ràng hơn. |
Khả năng giải quyết tranh chấp | Chỉ quy định những vấn đề chung nên khi xảy ra tranh chấp – rất khó để giải quyết rõ ràng theo đúng quyền và nghĩa vụ các bên. | HĐ kinh tế quy định rõ ràng, chi tiết hơn nên dễ giải quyết các tranh chấp. |
Thời gian ký kết | + Theo thời gian nếu có thay đổi thì các bên tiến hành ký phụ lục. + HĐ có giá trị theo thời gian nên không phụ vào số lượng đơn hàng, thương vụ phát sinh. | HĐ kinh tế sẽ chấm dứt theo từng đơn hàng, thương vụ – sau khi các bên ký biên bản thanh lý hợp đồng hoặc hoàn thành trách nhiệm. |
Đối tượng áp dụng | Các công ty có quan hệ giao dịch thường xuyên, liên tục hay ở vị trí địa lý xa nhau. | Các công ty ít giao dịch với nhau; giao dịch giá trị lớn hay cần quy định chi tiết về trách nhiệm các bên. |
Những nội dung cần có trong mẫu hợp đồng nguyên tắc
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng thường có những nội dung cơ bản sau:
Thông tin bên bán (Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế,…)
Thông tin bên mua
Các điều khoản chung
Hàng hóa
Giao nhận hàng hóa
Giá cả và phương thức thanh toán
Trách nhiệm các bên
Cung cấp và trao đổi thông tin giữa các bên
Bảo hành sản phẩm
Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn
Cam kết chung
Hiệu lực của hợp đồng.
Có thể giao kết hợp đồng nguyên tắc qua email không?
Hợp đồng nguyên tắc được quy định theo bộ luật dân sự. Có thể thực hiện giao dịch dân sự bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Và email – thư điện tử được xem là hình thức thông điệp dữ liệu, cho nên việc giao kết hợp đồng nguyên tắc qua email vẫn có giá trị pháp lý giống như ký kết hợp đồng trực tiếp.
Một số vấn đề liên quan đến hợp đồng quy tắc
Những nội dung cơ bản có trong hợp đồng nguyên tắc là gì?
Bên cạnh đó thì các mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất 2018 nói riêng và hợp đồng nguyên tắc nói chung cần phải có thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao dịch, các cam kết đảm bảo và phương án giải quyết tranh chấp cũng như trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Các điều khoản, nội dung được ghi trong hợp đồng nguyên tắc phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và 2015.
Đâu là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng hợp đồng nguyên tắc?
Trong các hoạt động thương mại hiện nay thì các loại hợp đồng nên được sử dụng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên bao gồm các mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng, vận chuyển hàng hóa, mua bán trang thiết bị, vật tư và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài…
Nội dung chính trong hợp đồng nguyên tắc
Bên cạnh các nội dung cơ bản được Bộ luật dân sự 2005 và 2015 quy định thì khi tạo lập và ký kết hợp đồng nguyên tắc, các bên tham gia cần chú ý tới các thông tin về các quy tắc phải tuân thủ, phương thức thanh toán, đối tượng áp dụng, các điều khoản chung và đặc biệt là trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng.
Giá trị của hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là cơ sở và căn cứ pháp lý để các bên tiếp tục tiến hành ký kết các loại hợp đồng kinh tế khác hoặc bổ sung thêm vào phụ lục hợp đồng. Trong thời gian thực hiện các hợp đồng mua bán khác, nếu xảy ra tranh chấp hoặc có vấn đề phát sinh thì các quy định và thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc sẽ là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm giữa các bên.
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
– Về thông tin cụ thể của bên A và bên B nêu rõ thông tin về địa chỉ, số điện thoại,…
– Tại điều 4: ghi rõ giá tiền cần thanh toán theo đơn vị tiền Việt Nam
– Tại điều 8 về nơi nộp đơn khởi kiện sẽ là tại nơi tòa án nhân dân quận hoặc huyện nơi bị đơn đặt trụ sở.
– Ở điều 9 thì ngày tháng năm phải ghi rõ thông tin chi tiết ký hợp đồng và hợp đồng hết hạn vào thời điểm nào?
Lưu ý khi soạn mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng
Căn cứ pháp lý áp dụng
Hợp đồng xây dựng áp dụng hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các quy định về chuyên ngành xây dựng như:
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Các nghị định, thông tư khác quy định cụ thể trong lĩnh vực xây dựng,…
Nội dung và khối lượng công việc
Tùy theo loại hợp đồng xây dựng cụ thể, phạm vi công việc thực hiện được xác định như sau:
Hợp đồng tư vấn xây dựng (Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 08/2016/TT-BXD): Là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; khảo sát; quản lý dự án; quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng; giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác trong hoạt động đầu tư xây dựng;
Hợp đồng thi công xây dựng (Điều 2 Thông tư 09/2016/TT-BXD): Là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: Là việc cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
Hợp đồng EPC (Điều 7 Thông tư 30/2016/TT-BXD): Việc thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; những công việc khác theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
Hợp đồng chìa khóa trao tay: Nội dung chủ yếu là việc lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; bàn giao công trình sẵn sàng đi vào hoạt động cho bên giao thầu và những công việc khác theo đúng dự án được phê duyệt.
Yêu cầu chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm
Phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng, quy định về nguồn gốc và xuất xứ.
Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Đối với các sản phẩm sai sót (chưa đảm bảo yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, không sửa chữa được thì phải loại bỏ.
Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan.
Thời hạn thực hiện
Thời gian thực hiện hợp đồng dựa theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư đối với gói thầu. Có thể phân chia theo từng khoảng thời gian dựa vào điều khoản nội dung công việc hai bên đã cam kết.
Giá hợp đồng xây dựng
Giá hợp đồng xây dựng có các hình thức sau:
Giá hợp đồng trọn gói: là giá hợp đồng không đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết.
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định: dựa trên cơ sở đơn giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng.
Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: dựa trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá.
Giá hợp đồng theo thời gian: dựa trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.
Giá hợp đồng theo giá kết hợp: là loại giá hợp đồng được sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng
Khi soạn thảo điều khoản này, cần đảm bảo theo quy định tại mục 4 chương 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015.
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Khối lượng công việc phát sinh: phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự, thủ tục để điều chỉnh khối lượng:
Đối với hợp đồng trọn gói: khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng;
Nếu vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định;
Nếu thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.
Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: nếu điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng;
Nếu vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định;
Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng: phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng; trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tín chất công việc trong hợp đồng xây dựng.
Cần phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến độ, các bên phải xác định rõ trách nhiệm đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra.
Mức thưởng, phạt, cơ chế giải quyết tranh chấp
Cần chú ý các điều khoản như:
Nếu hoàn thành từng loại công việc trước thời hạn sẽ được thưởng bao nhiêu phần trăm giá trị phần việc thực hiện.
Nêu rõ giới hạn về trách nhiệm và định mức bồi thường thiệt hại của các bên để hạn chế tối đa hậu quả.
Nếu vi phạm hợp đồng về chất lượng, số lượng, thời hạn hoàn công, thời hạn thanh toán,… Hai bên thống nhất áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước để xử lý.
Bên thua kiện sẽ chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Rủi ro và bất khả kháng
Trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận về việc xử lý bất khả kháng:
Thông báo về bất khả kháng: Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.
Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng;
Chấm dứt và thanh toán hợp đồng xây dựng trong trường hợp bất khả kháng.
Qua bài viết trên chắn hẳn bạn đã biết được hợp đồng nguyên tắc là gì và khi nào cần ký hợp đồng nguyên tắc rồi đúng không. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc chọn lựa hợp đồng ký cho phù hợp với công việc. Chúc các bạn thành công