Hình ảnh chân thực, chất lượng ảnh tốt là một trong những điều quan trọng khi người ta chọn mua điện thoại, tivi, máy ảnh,…ở hiện tại. Công nghệ ngày càng phát triển, yêu cầu của người ta về mặt hình ảnh cũng ngày một cao. Từ đó, công nghệ HDR ra đời. Vậy công nghệ HDR là gì? Làm cách nào để có tấm ảnh đẹp bằng công nghệ HDR? Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về HDR là gì nhé!
HDR là gì?
Trong thuật ngữ của giới nhiếp ảnh, dải tần nhạy sáng (dynamic range) là sự chênh lệch giữa phần sáng nhất và tối nhất của ảnh. HDR (high dynamic range) là quá trình làm tăng phạm vi nhạy sáng (tăng dải chênh lệch sáng – tối), được sử dụng để thể hiện cảnh vật chính xác hơn và tạo cảm giác ảnh nét hơn. Dù làm ảnh trông ấn tượng hơn, HDR không nên được sử dụng tùy ý mà phụ thuộc vào đối tượng bạn định chụp.
Chụp ảnh HDR là gì?
HDR là viết tắt của cụm từ High Dynamic Range. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại.
Sự chênh lệch sáng tối là rất khác nhau. Bởi vậy kỹ thuật HDR sẽ giúp máy ảnh số mở rộng khả năng ghi nhận sự chênh lệch sáng tối này.
Các nhà sản xuất đã cố gắng để cải tiến camera trên smartphone trong những năm qua nhưng những tiến bộ bạn nhận được có thể đến từ cải thiện về phần mềm và thuật toán nhiều hơn là phần cứng.
Thực tế chỉ ra rằng camera trên smartphone gặp phải hạn chế là cảm biến và ống kính nhỏ nên khó có thể đem đến những bức ảnh tốt như khi bạn sử dụng những dòng máy ảnh chuyên nghiệp (DSLR, Mirrorless) hay các dòng máy ảnh du lịch.
Camera trên smartphone cần các chế độ tinh chỉnh để có được một bức ảnh tuyệt vời hơn, điều này được thể hiện rõ nhờ chế độ chụp ảnh HDR.
Chế độ HDR thực tế không thể sửa chữa mọi vấn đề với việc chụp ảnh trên smartphone, nhưng chắc chắn nó có thể giúp camera điện thoại bạn tạo ra những bức ảnh hấp dẫn. HDR cũng cần phải được sử dụng ở mức độ vừa phải để cho kết quả tốt nhất.
Video HDR là gì?
Chúng ta còn có thể tạo ra những video HDR. Sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta làm được điều đó. Nhưng chụp ảnh HDR và quay video HDR sử dụng các quy trình khác nhau.
Mặc dù kết quả cuối cùng gần giống với ảnh chụp HDR những video HDR được chụp bằng các phương tiện khác nhau. Thay vì chụp nhiều hình ảnh và hợp nhất chúng lại với nhau trong máy ảnh hoặc thông qua hậu kỳ, video HDR được chụp dưới dạng một lần phơi sáng.
Các cảm biến máy ảnh mới hơn có khả năng chụp dải ảnh rộng hơn bao giờ hết. Kết hợp công nghệ cảm biến ấn tượng, có thể thu sáng và tái tạo màu sắc tốt, có khả năng sử dụng để quay video.
Cơ chế hoạt động của HDR?
Hình ảnh HDR thường được tạo ra bằng cách chụp nhiều ảnh liên tiếp với các giá trị phơi sáng khác nhau. Sau đó phần mềm sẽ kết hợp chúng thành một ảnh duy nhất có thể giữ vững chi tiết từ những vùng tối và sáng nhất để tạo ra bức ảnh đẹp.
Trước kia, người dùng phải chụp liên tiếp 3 tấm ảnh có thời gian phơi sáng khác nhau, sau đó chép vào máy tính dùng photoshop rồi sử dụng chức năng HDR để kết hợp ảnh lại với nhau. Ảnh cuối cùng được tạo ra có các chi tiết độ sáng tối thể hiện rõ trên khung hình.
Các nhà sản xuất hiện nay đã tích hợp công nghệ chụp ảnh HDR trên các dòng điện thoại để thực hiện tất cả các công việc trên một cách tự động.
Làm thế nào để chụp ảnh HDR?
Trên máy ảnh
Với máy ảnh tốt hơn hết là cần có chức năng tự động phơi sáng AEB (Auto Exposure Bracketing). AEB không cần thiết 100% nhưng không có nó bạn phải điều chỉnh cài đặt máy ảnh của mình theo cách thủ công giữa mỗi lần chụp. Điều này khiến bạn phải di chuyển máy ảnh vừa tốn thời gian mà vật chụp đôi khi sẽ không đúng ở vị trí ban đầu.
Bạn có thể chụp ảnh bằng tay nhưng có thể gặp khó khăn trong việc căn chỉnh hình ảnh của mình sau này, vì vậy chân máy ảnh chắc chắn được dùng để có được những tấm ảnh tốt nhất. Sử dụng chân máy ảnh để giúp bạn căn chỉnh những bức hình bởi HDR không áp dụng cho các vật chuyển động.
Các phần mềm HDR sẽ được trang bị các tính năng căn chỉnh hình ảnh, nhưng đôi khi chúng hoạt động không hoàn hảo, vì vậy bạn cũng nên đảm bảo cho các tấm hình của mình ổn định trong khi chụp.
Bạn nên chọn phần mềm HDR nào? Có rất nhiều loại phần mềm, trong đó Photomatix và Luminance HDR là 2 phần mềm đáng để bạn trải nghiệm với nhiều tính năng vượt trội.
Photomatix là một lựa chọn tốt. Nó nhanh chóng, mạnh mẽ và đầy đủ tính năng nhưng những tính năng đó sẽ luôn đi kèm theo phí.
Luminance HDR là phần mềm miễn phí với nhiều tính năng chỉnh HDR linh hoạt. Nó cung cấp sáu thuật toán trộn ảnh khác nhau để bạn giải quyết vấn đề.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cái nhìn thực tế hơn hoặc siêu thực hơn và “không tốn một xu” thì Luminance HDR sẽ đáp ứng nhu cầu đó của bạn.
Sau khi đã có những thiết bị vật dụng cần thiết, hãy ra ngoài và thỏa sức sáng tạo. Nhưng trước hết bạn cần thiết lập các dụng cụ của mình để có được bức ảnh đẹp.
Do tính chất của HDR và khung phơi sáng, bạn không thể chụp một đối tượng đang chuyển động. Vì vậy, hãy cố gắng quay hoặc chụp một 1 cảnh vật sẽ không thay đổi trong khoảng thời gian từ 5 – 10 giây.
Để ý tới những cảnh hay đối tượng có độ tương phản lớn, chú ý giữa vùng sáng và tối. Điều này thường dễ nói hơn thực hiện vì mắt chúng ta luôn nhìn thấy những hình ảnh rõ nét trong mọi điều kiện.
Nếu thẻ nhớ của bạn đủ lớn hãy chụp ở định dạng RAW.JPEG. Chụp ở định dạng RAW tốt hơn cho chất lượng, nhưng mất nhiều thời gian hơn để máy ảnh xử lý và ghi vào thẻ nhớ. Để có kết quả tốt nhất, hãy chọn cho mình thẻ nhớ phù hợp để tăng tốc độ ghi ảnh, giúp giảm thời gian máy ảnh của bạn lưu trữ ảnh RAW.
Trên điện thoại
+ Đối với những dòng điện thoại Android:
Sử dụng HDR trên android tương đối đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là kích hoạt tính năng HDR và chụp ảnh như bình thường.
Khởi chạy ứng dụng Camera > chọn Cài đặt > chọn HDR rồi mở lên.
+ Đối với iPhone:
Có 2 cách để chụp ảnh HDR trên iPhone. Nếu muốn thiết bị tự động xác định khi nào chụp ảnh ở chế độ này, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuyển tới Setting > Camera > Auto HDR và đảm bảo nút này chuyển sang màu xanh lá.
Bước 2: Bạn cũng có thể bật tùy chọn Keep Normal Photo nếu muốn giữ cả ảnh thường, không phải ảnh HDR. Điều này cho phép bạn chọn những gì bạn muốn chia sẻ hoặc chỉnh sửa. Một điểm cần lưu ý là những bức ảnh chụp ở chế độ này chiếm nhiều không gian hơn các bức ảnh thông thường, do đó cần kiểm tra dung lượng bộ nhớ trước khi chụp.
Đối với những người muốn sử dụng HDR theo từng trường hợp, hãy đảm bảo tắt cài đặt Auto HDR. Chỉ cần làm theo các bước sau khi cần:
Bước 1: Khởi chạy ứng dụng Camera.
Bước 2: Chạm vào tùy chọn HDR dọc phía trên cùng của máy ảnh, giữa cài đặt Flash và Live Photo.
Bước 3: Chọn Auto, On hoặc Off. Bạn sẽ biết chế độ này được bật nếu thấy chữ HDR màu vàng.
HDR hoạt động như thế nào?
Khi bạn chụp ảnh với chế độ HDR đã được bật, camera sẽ chụp nhiều ảnh liên tiếp với các giá trị phơi sáng khác nhau. Sau đó, phần mềm sẽ kết hợp chúng thành một ảnh duy nhất có thể giữ vững chi tiết từ những vùng tối và sáng nhất, cho ra ảnh có dải chênh lệch sáng – tối rộng nhất.
Trước kia, người dùng phải chụp 3 tấm ảnh, chép vào máy tính rồi mở Photoshop rồi sử dụng chức năng HDR để kết hợp ảnh lại với nhau, làm nổi bật những phần tốt nhất của từng ảnh. Bây giờ, các nhà sản xuất smartphone đã tích hợp HDR để điện thoại thực hiện tất cả những công việc trên một cách tự động.
Cũng vì cách thức kết hợp nhiều hình ảnh để tạo ra ảnh cuối cùng, HDR hoạt động tốt nhất khi người dùng cầm điện thoại chắc chắn và chụp ảnh tĩnh.
Khi nào nên sử dụng HDR?
Không có một cách tốt nhất để sử dụng HDR. Việc kích hoạt chế độ này thường tùy vào những gì bạn mong đợi ở một bức ảnh:
Ảnh phong cảnh
Ánh sáng là một khía cạnh quan trọng nhất của một bức ảnh đẹp, nhưng ở ngoài đường, ánh sáng mặt trời có thể đẩy độ tương phản lên cao quá mức cần thiết. Lúc này, HDR sẽ cân bằng để ảnh có ít phần quá sáng hoặc quá tối. 2 bức ảnh dưới đây cho thấy: Các chi tiết trên bầu trời trở nên rõ ràng hơn khi HDR được kích hoạt.
Cảnh thiếu sáng và ngược sáng
Nếu ảnh của bạn quá tối, HDR có thể được sử dụng để tăng mức độ sáng tổng thể. HDR không thể hoạt động hiệu quả nếu môi trường không có ánh sáng.
Khi nào không nên sử dụng HDR?
Ở chế độ HDR, máy sẽ chụp 3 ảnh nên khi bản thân bạn và đối tượng chụp đang di chuyển, đó không phải là lúc thích hợp để dùng HDR. Hãy cố gắng đứng tại chỗ và chụp những đối tượng cố định. Đồng thời, bạn cũng không nên chụp HDR ở các trường hợp sau đây:
Cảnh có độ tương phản cao
Một số ảnh trông đẹp hơn với độ tương phản mạnh giữa vùng sáng và tối. Sử dụng HDR sẽ làm giảm độ tương phản này làm hiệu ứng tương phản không còn rõ rệt như ban đầu.
Cảnh có màu sắc sống động
Nếu được áp dụng cho ảnh có màu sắc sống động, HDR có thể làm ảnh trông quá sặc sỡ.
Làm sao biết điện thoại có HDR hay không?
Hầu hết smartphone đời mới hiện nay đều tích hợp HDR, nhưng bạn cần bật nó lên trong phần cài đặt của máy ảnh. Nếu điện thoại không có HDR, bạn hãy tìm kiếm một số ứng dụng thay thế trên cửa hàng Google Play.
HDR+ là gì và làm sao để có chế độ này?
Khi ra mắt, Google Pixel 2 được đánh giá rất cao về camera trong giới smartphone Android dù chỉ sở hữu một camera sau (hầu hết các đối thủ đều được trang bị camera kép). Ở một cuộc thi “World Cup camera smartphone” do AndroidPIT thực hiện vừa kết thúc cách đây vài tuần, Pixel 2 xuất sắc đứng thứ nhất. Nhờ phần mềm được phát triển tốt, đặc biệt là công nghệ HDR+, phiên bản nâng cấp của HDR.
HDR+ do Google nghiên cứu không chỉ làm tăng dải tần nhạy sáng mà còn giảm noise và cải thiện màu sắc. Đây là kết quả của quá trình chụp nhanh một loạt bức ảnh trước khi hợp nhất những chi tiết tốt nhất của chúng để tạo thành bức ảnh sau cùng.
Đây là khả năng thuộc về phần mềm chứ không phải phần cứng, bạn có thể sử dụng chế độ HDR+ trên smartphone Android dù không sở hữu điện thoại Pixel của Google bằng cách tải về ứng dụng Google Camera.
HDR trên Tivi và trong Nhiếp ảnh có giống nhau không?
Nhiều người nghĩ chế độ HDR trên camera điện thoại của họ khi nói đến HDR. Dù cùng chung cái tên, nhưng HDR trong nhiếp ảnh về cơ bản khác hoàn toàn HDR trên TV, máy chiếu hay thiết bị hiển thị hình ảnh.
Chụp ảnh HDR là phương pháp đặc biệt để tạo ra một bức ảnh. Khi bạn bắt đầu chụp hình HDR bằng chế độ HDR của camera điện thoại, máy sẽ chụp nhiều tấm hình liên tiếp ở các mức phơi sáng khác nhau. Sau đó những tấm ảnh này sẽ được ghép lại thành một với dải nhạy sáng rộng hơn, qua đó lấy được nhiều chi tiết ảnh ở các vùng quá tối và cháy sáng của bức ảnh.
HDR trên màn hình và TV là tiêu chuẩn hiển thị mới mang lại nhiều dải nhạy sáng trong việc trình diễn phần nổi và phần bóng đổ của ảnh. Cho phép chi tiết ảnh được rõ ràng hơn qua đó cải thiện chất lượng hiển thị của ảnh và dựng lại ảnh gần hơn với khung cảnh gốc.
Điểm khác biệt giữa HDR và SDR
HDR nhận biết điểm khác biệt giữa phần nổi và phần bóng đổ, qua đó vùng sáng của bức ảnh sẽ không bị cháy cũng như duy trì chi tiết ảnh ở vùng tối.
Trước khi tìm hiểu cách HDR nâng tầm chất lượng ảnh, chúng ta cần hiểu SDR (Standard Dynamic Range) là gì. SDR là tiêu chuẩn phổ biến trong giới làm phim. Dù cho là studio hay công ty sản xuất phim hay nội dung truyền hình, hay nhà sản xuất màn hình đang thiết lập cấu hình cho sản phẩm của mình, họ đều tuân theo tiêu chuẩn này. TV bình thường cũng được ứng dụng tiêu chuẩn SDR.
khi nền công nghiệp TV đang thiết lập các tiêu chuẩn hình ảnh và quy trình làm việc, do gặp nhiều hạn chế về công nghệ hiển thị và nhân lực, thời điểm ấy đã có rất nhiều thông tin được nén lại hoặc bỏ qua trong quá trình kể trên. Có thể thấy rõ điều này qua thông số độ sáng. Trong những ngày đầu, bộ tiêu chuẩn dành cho TV chỉ giới hạn độ sáng tối đa là 100 nits (nit tương đương với candela trên mét vuông). Và tiêu chuẩn này vẫn còn được sử dụng trong nhiều thập kỷ sau này.
Hiện tại các TV đời mới đã tốt hơn xưa khi chúng có đạt độ sáng tầm 250 nits đến 400 nits, quy trình sản xuất hình ảnh vẫn hoạt động theo tiêu chuẩn cũ. Họ nén thông tin vào dải độ sáng 100 nits, sau đó trình chiếu chúng thông qua màn hình. Hình ảnh nén không thể nào giống như thực tế được.
So sánh với cách TV SDR truyền thống hiển thị hình ảnh, HDR cung cấp dải tương phản rộng hơn, cho phép người xem nhận biết nhiều màu và chi tiết ảnh trong phần nổi và phần bóng đổ của ảnh với nhiều cung bậc khác nhau, giúp hình ảnh càng gần hơn với hiện thực. Nhưng lưu ý: hiện nay có nhiều hơn một chuẩn HDR trên thị trường.
Các tiêu chuẩn HDR: HDR10, HLG
Các tiêu chuẩn HDR phổ biến thời điểm này bao gồm HDR 10 và HLG; hiện tại HDR 10 đang được sử dụng chủ yếu nội dung số UHD Blu-ray, và HLG dành cho các nội dung truyền hình TV, như NHK hay BBC. Vì vậy, khi chọn màn hình, bạn nên đầu tư vào màn hình hỗ trợ cả hai chuẩn HDR 10 và HLG, qua đó bạn có thể trải nghiệm nội dung số HDR một cách đầy đủ nhất.
HLG (Hybrid Log-Gamma) là chuẩn HDR dành cho việc phát tín hiệu. Chúng không mang theo bất kỳ siêu dữ liệu nào, do đó chất lượng hình ảnh xuất ra phụ thuộc nhiều vào màn hình phát. HDR 10 có chứa siêu dữ liệu trong luồng tín hiệu của nó. Khi được hiển thị trên màn hình hỗ trợ HDR 10, màn hình có thể đọc siêu dữ liệu này và sử dụng chip IC tương ứng để cung cấp giá trị, qua đó hình ảnh sẽ hiển thị đúng như cách chúng được tạo ra.
HDR 10 hiện đang là chuẩn HDR phổ biến nhất. Hầu hết các màn hình HDR đều hiển thị tốt nội dung số theo chuẩn HDR 10. Độ sáng của chúng có thể đạt đến 1000 nits, cao hơn gấp 10 lần so với TV SDR truyền thống. Miễn là các màn hình còn hỗ trợ chuẩn này, chúng sẽ có khả năng hiển thị hình ảnh gần hơn với khung cảnh gốc. Và độ sáng tối đa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh trình chiếu.
Độ phân giải cao không phải là HDR
HLG (Hybrid Log-Gamma) là chuẩn HDR dành cho việc phát tín hiệu. Chúng không mang bất kỳ siêu dữ liệu nào, do đó chất lượng hình ảnh xuất ra phụ thuộc nhiều vào màn hình phát. Trong khi đó, HDR 10 có chứa siêu dữ liệu trong luồng tín hiệu của nó. Khi được hiển thị trên màn hình hỗ trợ HDR 10, màn hình có thể đọc siêu dữ liệu này và sử dụng chip IC tương ứng để cung cấp giá trị, qua đó hình ảnh sẽ hiển thị đúng như cách chúng được tạo ra.
Nếu bạn muốn hình ảnh sắc nét hơn, thông số ảnh hưởng chính là độ tương phản. Thông thường độ tương phản càng lớn, chi tiết ảnh sẽ rõ ràng hơn. Bằng cách tăng cường độ tương phản giữa vùng sáng nhất và tối nhất, hình ảnh sẽ càng sắc nét hơn khi nhìn bằng mắt thường.HDR thường khiến khách hàng cảm thấy màn hình 4K HDR có hình ảnh sắc nét và độ phân giải cao. Đó là vì độ tương phản nhiều hơn là do người xem thấy nhiều điểm ảnh hơn.
Điểm lợi thế của HDR là nó có thể dựng lại tốt hơn vùng nổi và vùng bóng đổ của ảnh. Nếu nội dung số HDR có chất lượng tốt, hình ảnh hiển thị sẽ có độ tương phản lớn hơn. Có hai cách để các nhà sản xuất có thể gia tăng độ tương phản. Một là tăng độ sáng tối đa. Còn lại hạ độ tối xuống mức tối thiểu. Vì thế, nâng tầm độ sáng tối đa là điều cần thiết với màn hình HDR. Nhưng đó là khi đồng thời màn hình cũng được tăng độ tương phản, khi đó nó mới thực sự đủ khả năng hiển thị hình ảnh HDR qua đó tăng cường chi tiết giúp ảnh sắc nét hơn.
Những lưu ý khi tạo nội dung HDR
Camera kỹ thuật số và camera tĩnh đương thời thường có dải nhạy sáng động cao hơn các tiêu chuẩn hiển thị HDR hiện nay, không thật sự cần thiết khi phải thêm các bước điều chỉnh cho quá trình xử lý ảnh để hiển thị theo tiêu chuẩn HDR. Ngay cả những bản in phim từ 5 hay 6 thập kỷ trước đó vẫn có thể được remastered lại thành nội dung số HDR đương đại.
Nếu đã xác định được nội dung phim sẽ được quay theo chuẩn HDR trước khi bấm máy, nhà quay phim cẩn trọng với thông số phơi sáng để tránh tình trạng cháy sáng hay thiếu sáng trên toàn bộ khung hình. Lấy ví dụ, nhiều nhà quay phim sẽ thiết lập nguồn sáng rất mạnh bên ngoài cửa sổ khi họ quay cảnh phim bên trong và không muốn lọt chi tiết vào từ bên ngoài cửa sổ; với kỹ thuật truyền thống khung cảnh ngoài cửa sổ sẽ bị cháy sáng và hiển thị trắng xóa trên ảnh SDR. Nhưng với HDR, nó sẽ sáng hơn phần còn lại của ảnh vì độ tương phản vẫn còn nhiều đất diễn. Vì vậy, kỹ thuật này sẽ làm hình ảnh mất đi tính thẩm mỹ và gây phân tâm cho khán giả khi xem phim. Do đó khi quay phim HDR, khung cảnh sẽ được quay càng giống với cách mắt người quan sát sự vật nhất bằng việc sử dụng các kỹ thuật ánh sáng thích hợp, qua đó nó có thể tận dụng lợi thế từ ảnh HDR.
Bên cạnh quay phim, quá trình chỉnh màu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ảnh HDR chất lượng cao. Giới chuyên nghiệp sẽ luôn cẩn thận với chi tiết ảnh và màu sắc để tái tạo màu thực một cách đầy đủ nhất của ảnh.
Khi nào nên chụp ảnh HDR?
Chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời
Khi chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời, nền rất sáng và chói, trong khi những vùng tối khác trở nên mờ và quá tối. Kích hoạt HDR sẽ làm cho hình ảnh trở nên hài hòa hơn, vùng tối sẽ sáng hơn, rõ hơn
Chụp trong điều kiện ánh sáng thấp
HDR có thể giúp làm tăng độ sáng của hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng thấp.
Chụp ngược sáng
Chụp ngược sáng dưới tán cây, bạn sẽ chẳng thấy gì ngoài một vùng trắng xóa. Khi kích hoạt HDR, vùng trời sẽ rõ hơn, hậu cảnh là các tán cây sẽ rõ, đó tăng cường chi tiết ở cả hai khu vực. Hình ảnh sau đó trở nên rõ ràng, chi tiết và hài hòa hơn.
Chụp cảnh các cảnh mờ ảo
Bạn có thể tận dụng HDR để chụp lại các cảnh mờ ảo. Chẳng hạn như hình ảnh của một ngọn nến hoặc đèn chiếu sáng trên đường phố.
Display HDR là gì?
Bên cạnh các định dạng HDR, thông số hiệu suất HDR được gọi là DisplayHDR. Các thiết bị mang chứng nhận DisplayHDR phải đáp ứng một loạt những tiêu chuẩn đảm bảo rằng chúng có thể hiển thị hình ảnh HDR ở một chất lượng nhất định. Nếu từng tìm kiếm trên Internet hoặc tại các cửa hàng điện tử để mua TV hoặc màn hình mới, bạn có thể đã thấy các thuật ngữ DisplayHDR 400, DisplayHDR 600 hoặc Display HDR 1000, v.v… Chúng có ý nghĩa gì?
VESA (Video Electronics Standards Association) là hiệp hội quốc tế gồm hơn 200 công ty toàn thế giới, tạo và duy trì các tiêu chuẩn kỹ thuật cho tất cả mọi loại màn hình video, bao gồm TV và màn hình máy tính. Một trong những lĩnh vực mà tổ chức này đã thiết lập các tiêu chuẩn như vậy là HDR. Các tiêu chuẩn của tổ chức cho màn hình HDR được gọi là DisplayHDR và áp dụng cho màn hình hỗ trợ tối thiểu HDR10.
Làm chủ chế độ HDR trên smartphone
Việc sở hữu một chiếc smartphone có tích hợp chế độ HDR là điều dễ dàng. Các nhà sản xuất cũng rất cố gắng trong việc cải tiết camera ứng dụng HDR. Tuy nhiên, việc cải tiến chủ yếu về phần mềm mà chưa chú trọng phần cứng.
Camera trên smartphone thường có ống kính khá nhỏ. Điều này gây trở ngại để chụp những bức ảnh góc rộng, sắc nét. Yêu cầu đặt ra là camera phải có chế độ tinh chỉnh để hoàn thiện hơn chế độ HDR.
Sau khi chụp ảnh bằng smartphone có chế độ HDR, người dùng sẽ nhận được 2 tệp hình ảnh. Một tệp là ảnh ở chế độ thường. Tệp còn lại có ký hiệu HDR để người dùng so sánh sự khác biệt và lựa chọn được bức ảnh ưng ý nhất. Chế độ HDR không thể chữa mọi vấn đề về độ sáng tối khi chụp ảnh. Tuy nhiên, chế độ này được xem là trợ thủ đắc lực để tạo ra bức ảnh sinh động. HDR cần được sử dụng vừa phải, tránh lạm dụng.
Công nghệ HDR là gì qua bài viết trên bạn đã hiểu được rồi đúng không nào? Công nghệ HDR mang đến những bức ảnh xinh lung linh nếu như được chụp đúng cách. Hãy tận dụng công nghệ HDR để ghi lại cho mình những khoảnh khắc ý nghĩa các bạn nhé!