Fail là một từ tiếng Anh được dùng phổ biến. Khi học ngoại ngữ, đây là từ nhất thiết bạn phải biết vì nó là từ thông dụng, luôn có trong các bài kiểm tra, được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Để hiểu rõ hơn fail là gì? Fail đóng những vai trò nào trong ngữ pháp tiếng Anh, mời các bạn theo dõi những thông tin dưới đây.
Fail là gì? Fail có những vai trò nào trong câu
Fail (tiếng Anh) dịch sang tiếng Việt theo nghĩa đơn giản, cơ bản nhất là thất bại, hỏng, sự thất bại… (theo từ điển Cambridge).
Fail có nhiều vai trò khác nhau trong câu. Fail có 4 vai trò ngữ pháp trong câu tiếng Anh. Fail là động từ, là danh từ, là tính từ, là ngoại động từ. Với mỗi vai trò ngữ pháp, fail có nghĩa thay đổi, và cả trong một vai trò ngữ pháp thì nghĩa của fail cũng đa dạng. Cụ thể fail là gì khi là những loại từ sau:
Fail là gì khi là danh từ?
Khi fail được dùng là từ loại danh từ thì fail có nghĩa là thi hỏng, thi trượt, chỉ sự không thành công trong bài thi, bài kiểm tra nào đó trong quá khứ. Và sự không thành công, làm việc gì đó tồi tệ, thất bại của ai đó vào một dịp nào đó.
- I got a fail in history (Ngày xưa tôi đã thất bại)
- My parent has included some spectacular fails. (Bố tôi đã có một vài thất bại ngoạn mục)
Danh từ failure nghĩa là sự thiếu tính thành công trong việc làm, người thất bại khi làm việc gì đó, sự không thành công của ai đó hoặc điều gì.
- Successful people often aren’t very good at dealing with failure. (Giải quyết những thất bại thường tốt hơn so với thành công của họ).
- the conference’s failure to reach an agreement ( Sự thất bại của hội nghị không đưa đến hợp đồng).
- I always felt a bit of a failure at school.
Trong kinh tế, failure còn được hiểu là sự thất bại trong kinh doanh khiến cho doanh nghiệp đóng cửa.
- Business failures in Scotland rose 10% last year. (Công ty hoạt động không hiệu quả gấp 10 lần so với năm ngoái)
Failure để chỉ thời điểm mà những cơ quan trong cơ thể không hoạt động tốt.
- The cause of the crash was engine failure. (Nguyên nhân của vụ tai nạn là do hỏng động cơ.)
heart/kidney/liver etc failure (tim, thận hoạt động không tốt)
- He died from kidney failure. (anh ấy mất vì suy thận)
failure in (thất bại trong)
- a failure in the computer system (một sự thất bại của hệ thống công ty)
Cùng trong hệ thống mối quan hệ với danh từ fail, có danh từ failing có nghĩa là mắc lỗi, yếu đuối.
- I love him, despite his failings. (Tôi yêu anh ấy mặc dù anh ấy yếu đuối)
- Every failing that we pointed out has since proved to exist: those failings have emerged every year since its implementation.
- I am not going to intrude like the voice of doom, commenting on her choices, her motives, her failings.
- He loved her in spite of her failings.
- One obvious failing in Britain is the gap between the skills the workforce offers and those employers want.
- For me this was a hard-won lesson, based on my own failings in this direction.
- Questions about Phyllis’s own failings are raised, but not examined in depth.
- Several authors, who see the failings of our present system, do not wish to see an extension of participatory democracy.
Fail là gì khi là nội động từ?
Khi là nội động từ, fail có các nghĩa sau:
- Thất bại, không thành công, thi hỏng, thi trượt, thi rớt (not succeed, not pass: đây là nghĩa thông dụng nhất, được người Viết sử dụng nhiều nhất khi dùng từ Fail trong tiếng Anh)
- Không nhớ, quên (cùng nghĩa với forget)
- Yếu dần, mất dần, tàn dần, chỉ sự giảm sút của một vấn đề nào đó đến khi nó sụp đổ.
- Thiếu (to fail in respect for someone: thiếu sự tôn trọng với ai đó)
- Bị phá sản, nghĩa được dùng trong kinh doanh.
- Không làm tròn, không đạt được, không làm tốt (to fail in one’s duty: không làm tròn nhiệm vụ)
- Máy móc, cơ quan trong cơ thể, hệ thống bị hỏng, không chạy, không hoạt động nữa
Fail là gì khi là ngoại động từ?
Trong tiếng Anh thì người ta còn dùng Fail như là một ngoại động từ. Khi đó thì nó mang các ý nghĩa là:
Thiếu, không đủ, thiết sót (Time would fail me to tell: không có đủ thời gian cho tôi nói)
Thất hẹn với ai đó, không giữ lời hứa, không đáp ứng được yêu cầu của ai đó.
Trong trường học thì fail có nghĩa là khi thầy cô, giám thị đánh trượt một thí sinh.
Fail-safe nghĩa là gì?
Nếu dịch theo từ điển Anh – Việt thì fail-safe được hiểu là một thiết bị đảm bảo an toàn, đảm bảo chế độ an toàn, hạn chế nguy hiểm do một lỗi hỏng hóc nào đó được dùng trong máy móc, thiết bị liên quan đến kỹ thuật, điện tử. Ngoài ra fail-safe cũng có thể được hiểu là một cơ chế có khả năng tự chuyển về trạng thái an toàn trong trường hợp có một sự cố nào đó xảy ra.
Một thiết bị fail-safe nghĩa là khi nó bảo đảm được những lỗi có nguy cơ xảy ra sẽ không gây nguy hiểm. Hiểu một cách đơn giản, fail-safe chỉ mang tính chất dự phòng, các hỏng hóc vẫn có thể xảy ra nhưng không gây ảnh hưởng quá nhiều hoặc chỉ gây tác hại một chút đến xung quanh.
Ví dụ fail-safe đơn giản nhất là cầu chì. Cầu chì là một thiết bị được dùng trong mạch điện, có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện, đường dây dẫn và toàn bộ lưới điện bằng cách ngăn những sự cố ngắn mạch xảy ra. Khi dòng điện trên dây dẫn vì một lý do nào đó mà tăng điện áp đột ngột, điều này có thể dẫn đến cháy dây dẫn và làm hỏng các thiết bị điện, thậm chí có thể gây ra hỏa hoạn. Thiết bị fail-safe của mạch điện sẽ giúp ngăn chặn những tai hoạ đó trước khi chúng xảy ra, giảm thiểu thiệt hại xuống.
Giải nghĩa từ “Fail”
Theo ngữ nghĩa tiếng Anh, Fail được hiểu dưới khá nhiều nghĩa và từ loại. Song nghĩa cơ bản nhất thì vẫn được hiểu là thất bại, hỏng, lỗi… Các nghĩa của fail với vai trò là động từ trong câu được sử dụng nhiều hơn. Hơn thế nữa, Fail còn được dùng trong các trường hợp sau:
- Làm hỏng việc gì đó
- Làm việc chưa đúng với mong muốn, mục đích của mình
- Thua cuộc một cuộc thi, trò chơi hoặc trượt môn
- Ám chỉ những thứ tiêu cực, xấu hoặc chê bai ai đó
Việc chia động từ Fail cũng rất là đơn giản. Fail khi đưa về dạng quá khứ thì cần thêm đuôi “ed” vào cuối từ thành “failed”. Tương tự như vậy mà áp dụng với các mẫu của từng thì và thêm động từ “failed” phía sau.
Một số cụm từ tiếng Anh ghép với Fail
Sự hư hỏng cơ bản – Base failure
Sự phá hỏng do uốn – Bending failure
Sự phá hỏng khi uốn – Bending failure
Hư hỏng phanh – Brake failure
Hỏng cuộc gọi Call Failure (CF)
Thông báo hỏng cuộc gọi – Call Failure Message (CFM)
Tín hiệu báo hỏng cuộc gọi – Call-Failure Signal (CFS)
Sự hư hỏng các kênh – Channel failure
Sự hư hỏng hoàn toàn – Complete failure…
Epic Fail là gì?
Không chỉ được sử dụng trong sách vở và các tình huống giao tiếp trong cuộc sống mà ngày nay fail còn được ứng dụng cả ở games, mạng xã hội, ngôn ngữ mạng. Epic Fail chúng được hiểu khá đơn giản nên chỉ cần đọc một lần là bạn đã có thể hiểu và sử dụng.
Epic Fail có nghĩa là khi ai đó thất bại vì một lý do rõ ràng là có thể tránh được. Epic ám chỉ những bài thơ và câu chuyện cổ xưa, kể về những chuyến phiêu lưu kỳ thú của các anh hùng.
Hiện nay thì chúng ta dùng Epic Fail để nói về những điều gì đó có giá trị hơn, có tầm vóc hơn.
- Did that guy just crash his bike into the only tree on the street? What an epic fail.
Tinh thần “Fail fast, fail cheap” là gì?
Học hỏi từ những điều thất bại trong quá khứ luôn khiến chúng ta trưởng thành hơn. Chúng không những cho chúng ta một trải nghiệm thú vị mà còn cho chúng ta nhiều kinh nghiệm xử lý và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, thất bại cũng khiến chúng ta tránh phạm thêm sai lầm lần nữa. Cho dù không ai muốn gặp thất bại nhưng cuộc sống luôn đưa đẩy và chúng ta cũng phải gặp chúng vài lần trong đời. Quan trọng nhất là chúng ta học được gì từ sau thất bại đó và tiếp tục đứng lên hay không.
“Fail fast, fail cheap” có nghĩa là hãy thất bại nhưng thất bại làm sao cho nhanh nhất và rẻ nhất. Không nên để thất bại kéo dài một thời gian khá lâu, điều đó sẽ tốn nhiều thời gian của chúng ta. Thất bại rẻ nhất là thất bại khi còn trẻ, thất bại đừng để xảy ra thêm một lần với điều tương tự nữa.
Điều đó là cần thiết đối với giáo dục thế hệ trẻ. Vì các bạn trẻ chưa trải qua nhiều vấn đề trong cuộc sống, được che chở nên đôi khi cũng ngại thất bại, ngại khó khăn, không dám đương đầu với nó. Nhưng, đừng! Mạnh mẽ đứng lên, đối diện với chúng. Vượt qua được thất bại là bạn vượt qua được chính mình, ra khỏi vòng an toàn vốn có. Có nhiều cơ hội mới tốt đẹp hơn ở phía trước.
Xét từ điều kiện thực trạng trên đây của Việt Nam, rõ ràng việc truyền bá, giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ là điều vô cùng cần thiết. Điều chúng ta hướng đến không chỉ là yếu tố kinh tế hay công ăn việc làm mà thiết yếu nhất là thế hệ những người chủ mới của đất nước phải là những công dân có được tinh thần tự chủ cao, tự lực, phấn đấu vì tương lai, giàu tính năng động, và đầy tinh thần trách nhiệm, những người dám chấp nhận thất bại một cách sòng phẳng. Biết rằng nhờ có thất bại để có sự chuẩn bị cẩn trọng, chu đáo hơn cho những lựa chọn tiếp theo của mình.
Tư tưởng “Move fast fail fast” là gì?
Chị Kelly Chi Nguyen hiện đang giữ chức vụ Senior Product Manager của Tập đoàn Amazon đã chia sẻ những bài học quý báu mà chị đã tích lũy được trong những năm làm việc tại đây.
Có câu hỏi rằng “Chị đã học được gì ở Amazon?”. Chị trả lời là embrace failure – chấp nhận – chào đón sự thất bại. Chị kể rằng:
“ Trước khi vào Amazon, mình thấm nhuần tư tưởng Á Đông – cái gì cũng phải cố gắng hướng tới sự tuyệt đối (A+, 100% vẫn tốt hơn 99%). Mình sợ thất bại, ngại chia sẻ, vì khi nói ra thì có cảm giác cả thế giới sẽ phủ nhận tất cả những cố gắng và thành quả từ trước đến giờ của bản thân. Thế nên lần đầu khi được yêu cầu launch /deploy – triển khai 1 sản phẩm mà tại thời điểm đó đối với mình là chưa hoàn hảo, đây là một quyết định khá khó khăn. Mình họp với sếp cũng trên dưới 5 lần, mỗi lần được hỏi “Can you ship it?” mình đều có lý do thuyết phục cho việc tại sao nên đợi 1-2 tháng nữa đến khi mình có feature XYZ.
Sếp mình bảo: “Bạn có biết ở Amazon, việc khoe mình đã ra mắt những sản phẩm nào, cho dù cool đến mấy, cũng không cool bằng việc đã ra mắt sản phẩm và vô tình có lỗi dẫn đến đánh sập 1 trong những hệ thống lớn (*) của Amazon hoặc launch sản phẩm mà làm khách hàng phàn nàn để rồi nhận được email từ jeff@ không?”
((*) Lỗi trên hệ thống lớn – mức độ nghiêm trọng ở cấp cao nhất của Amazon – được định nghĩa bằng việc khi lỗi cần được giải quyết trong vòng vài phút do hệ thống ảnh hưởng đến hoạt động chung của Amazon.)
Sếp mình kể lại: Trong 1 lần quyết định ship nhanh, sếp và team đã đánh sập trang chủ amazon.com trong vài tiếng. Hệ quả là VP ngày đó triệu tập dàn PM superstars đứng xếp hàng nối đuôi nhau ngoài phòng làm việc đợi đến phiên bị nghe mắng. Ngày hôm sau khi họp team, VP lại phán: “Well done!”. Lí do là vì đánh sập trang chủ vài tiếng trong 1 ngày bình thường, còn hơn là bị sập trong Prime Day (khi có hơn 15 triệu lượt truy cập). Launch sớm, sập sớm, phát hiện lỗ hổng sớm. Sếp bảo: “Lần đánh sập đấy là thành quả đáng tự hào nhất của sự nghiệp PM tại Amazon”. Và mình nghĩ là sếp nói thật, vì chẳng thấy sếp nhắc đến lần launch được lên báo bao giờ.
Trong 1 lần khác khi launch sản phẩm chưa hoàn hảo, khách hàng gửi email về Bezos khiếu nại, lên cả báo, PR/legal cũng vào cuộc. Team nhận email fwd: với dấu chấm hỏi “?” quen thuộc và làm việc thâu đêm để trả lời lý do tại sao lại launch với lỗi như vậy. Chuyện rồi cũng qua, nhưng mình chưa thấy PM nào bị ảnh hưởng tiêu cực từ những lần launch thất bại. Sếp mình nhận tổng cộng chắc không dưới 10 lần các thể loại email như vậy.
Thế nên cứ launch, vì tình huống xấu nhất là thêm 1 huy chương vào danh sách hoặc cùng lắm là nhận được email của Bezos. Tư tưởng “move fast fail fast” này thấm nhuần trong cách viết và trình bày ý tưởng tại Amazon. Một báo cáo chiến lược sản phẩm có thể có đến 50% nội dung liệt kê các lý do sản phẩm này có thể sẽ thất bại và đưa ra kế hoạch để giải quyết nó. Các cuộc họp trong thời kỳ đầu lên ý tưởng sản phẩm đều xoay quanh câu hỏi “What do you NOT like about it?” – Bạn không thích điều gì ở sản phẩm? – và đi tìm những ý kiến dìm hàng từ câu hỏi “Tại sao không nên launch sản phẩm này?”. Một khi tất cả các lý do này được phát hiện và giải quyết, phần thuyết phục và đánh bóng cho nó chính ra lại dễ dàng hơn rất nhiều.
Sau lần đấy, mình thay đổi suy nghĩ về cả thất bại và về cách quyết định khi launch. Từ khi nào không biết, khi nói chuyện xin ý kiến tư vấn (cả về sản phẩm hoặc về sự nghiệp), mình đều muốn nghe từ những người đã làm và đã thất bại và hỏi “Anh/chị đã bao giờ thất bại khi làm việc này chưa? Và có thể chia sẻ thêm không?”. Lời khuyên từ họ “What not to do or What I did that failed” – Những gì không nên làm – có tính ứng dụng hơn là “What to do” – Những gì nên làm.
Nói thì khó nhưng làm sẽ dễ hơn nếu những người xung quanh và đặc biệt là sếp thật sự sống cùng với quan điểm đó. “Where did you fail?” – Bạn đã thất bại ở đâu? – Mình có lần launch nhanh bị lỗi nhưng cấp độ nghiêm trọng chưa được mức cao nhất, nên cũng hơi buồn. Đằng nào cũng là lỗi, thì lỗi hoành tráng luôn có phải vui hơn không?”
Như vậy, qua bài viết này đã giúp bạn hiểu được fail là gì? Bạn có chấp nhận fail trong cuộc sống không? Bạn đối mặt với chùng như thế nào? Hãy chia sẻ cùng với chúng tôi nhé.