EXP hay MFG bạn đã từng thấy ở đâu? Bạn có thắc mắc rằng tại sao những kí hiệu này luôn được in trên nhiều sản phẩm?
Có thể bắt gặp Exp, Mfg trên bất cứ một sản phẩm nào xung quanh chúng ta. Đó có thể là trên một hộp bánh, một chai sữa, một hộp mỹ phẩm,… xuất hiện khắp mọi nơi trong cuộc sống. Nhưng sự nhầm lẫn giữa hai thông số này gặp phải ở nhiều người kể cả những bạn trẻ đã từng tiếp xúc với ngoại ngữ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về exp và mfg để nhận biết chính xác chúng mỗi khi bắt gặp.
EXP là gì?
Exp viết tắt của từ tiếng anh Expiry date có nghĩa là hạn sử dụng.
Exp( hạn sử dụng) cho bạn biết sản phẩm này được sử dụng trong bao lâu, tới thời gian hay là ngày tháng năm cụ thể nào thì dừng lại, không nên dùng nữa. Khoảng thời gian cho phép người dùng sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Exp là một thông số bị bắt buộc và cần thiết mà các nhà sản xuất phải in rõ để tránh trường hợp sản phẩm biến chất mà vẫn được sử dụng, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
MFG là gì?
MFG là viết tắt của từ Manufacturing date, kí hiệu này có nghĩa là ngày sản xuất. Cho người sử dụng biết sản phẩm này được sản xuất vào thời gian nào, cách thời điểm hiện tại bao nhiêu thời gian. Hiểu đơn giản là nhìn pvào đó để biết sản phẩm đó đã có mặt trên thị trường bao nhiêu lâu rồi, đã cũ hay còn mới.
Một số lưu ý về hai thông số EXP và MFG
Ý nghĩa của hai thông số Exp và Mfg
Tất cả quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt là với mặt hàng mỹ phẩm và thuốc uống, thông số này cực kỳ quan trọng vì nó rất dễ biến chất nếu hạn sử dụng nó ngắn hay đã sản xuất lâu rồi. Còn với mặt hàng thực phẩm người tiêu dùng thông minh luôn để ý đến Exp và Mfg để tránh tình trạng hỏng, hết hạn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều cần chú ý hơn nữa là thời hạn sử dụng của sản phẩm trước và sau khi mở nắp. Một số sản phẩm nó sẽ có ghi chú cho chúng ta là nên dùng trong bao lâu sau khi mở nắp, hay phải bảo quản như thế nào sau khi mở nắp, chứ không phải cứ nhìn vào hạn sử dụng mà dùng sản phẩm. Ví dụ như hộp sữa bột, khi mở nắp thời gian nên sử dụng tốt nhất là trong vòng 3 tuần kể từ ngày đó, mặc dù hạn sử dụng của nó còn vài năm nữa.
Cách viết EXP và MFG trên sản phẩm
Thường có hai cách viết exp thường thấy là:
Exp: 22.08.2020 (ngày/tháng/năm): Tức là sản phẩm có hạn sử dụng đến ngày 22/08/2020. Cách ghi Exp này thường được tìm thấy ở trên các sản phẩm thuộc các thương hiệu hoặc được sản xuất ở các nước Châu Á.
Exp: 08.22.2020 (tháng/ngày/năm): Cách ghi này cũng có ý nghĩa tương tự như cách ghi ở trên. Chỉ là khác một điều là ở cách thể hiện. Như bạn thấy thì nhà sản xuất đã đổi vị trí tháng lên trước và cho ngày xuống sau.
Cách ghi này thường được tìm thấy ở trên các sản phẩm thuộc các thương hiệu hoặc được sản xuất ở các nước Châu Âu. Nguyên nhân là do văn hóa, quy định ghi ngày tháng của các nước Châu Âu là vậy, khác với Châu Á.
MFG cũng tương tự vậy, cũng hay bắt gặp hai cách viết khác nhau, nhưng bạn sẽ nhanh chóng hiểu bởi các con số.
Và đôi khi chúng ta sẽ chỉ thấy kí hiệu MFG trên sản phẩm thì lúc đó người ta sẽ ghi kèm theo dòng: hạn sử dụng…tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông số EXP và MFG có ý nghĩa như thế nào trên mỹ phẩm?
Mỹ phẩm không khác gì thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, việc lựa chọn mỹ phẩm đòi hỏi một sự lựa chọn kĩ lưỡng, để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
Mỹ phẩm không chỉ làm bộ mặt cơ thể chúng ta đẹp lên mà nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Bạn có đồng ý với tôi rằng việc lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với mình rất khó, tỉ mỉ và luôn phải để ý từng chi tiết: công dụng, cách sử dụng, một số tác dụng phụ có thể xảy ra và phải là sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất và hạn sử dụng lâu hay không?
Exp trên mỹ phẩm cũng là hạn sử dụng của sản phẩm đó. Thời gian mà sản phẩm đó có chất lượng tốt và an toàn nhất.
Mfg tương tự cũng là ngày sản xuất, ngày sản phẩm hoàn thiện. Dựa vào thông số này để biết mỹ phẩm đó mới hay cũ.
Hạn sử dụng hay ngày sản xuất cho chúng ta sự lựa chọn tối ưu nhất. Mỹ phẩm là hợp chất nó cũng có những biến đổi theo thời gian, ví dụ như khi mở nắp tiếp xúc với không khí, hay bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo sản phẩm không biến đổi chất gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Những sản phẩm này cần có một quy định thời gian đảm bảo có tác dụng tốt nhất, nếu vượt qua thời gian đó thì nên dừng lại ngay.
Exp và Mfg trên sản phẩm được thể hiện ở đâu
Hạn sử dụng(Exp) và ngày sản xuất(MFG) thường được in trên nắp, bề mặt hoặc đáy của chai, lọ, bao bì đựng sản phẩm. Với các sản phẩm dạng tuýp thì hạn sử dụng và ngày sản xuất thường được dập nổi trên phần đáy tuýp đôi khi là cả trong tờ giấy kèm hướng dẫn sử dụng sản phẩm
Hai thông số này luôn đi kèm với nhau nếu được in thì in gần nhau để người dùng dễ nhìn nhận hơn.
Cách ghi ngày tháng năm của Exp( hạn sử dụng) hay Mfg( ngày sản xuất) cũng tương tự như trên các sản phẩm khác: Viết theo thứ tự ngày- tháng- năm hay tháng- ngày- năm, đôi khi chỉ có MFG thì ghi là hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất, có nghĩa là hạn sử dụng sẽ bắt đầu từ ngày sản xuất cộng thêm 24 tháng sau.
Đôi khi chúng lại không thấy kí hiệu Exp mà thay vào đó là BBE hay BE. Vậy BBE hay BE là gì trên các lọ thuốc, hộp mỹ phẩm,..?
Kí hiệu BBE / BE là gì?
BBE hay BE là viết tắt của từ Best before end date, nghĩa là thời hạn chất lượng sản phẩm được duy trì, tức là trước ngày hết hạn. Nó đơn giản cũng là hạn sử dụng của sản phẩm. Nếu trên sản phẩm không có kí hiệu EXP mà thay vào đó là BBE thì bạn cũng tự hiểu ngầm đó chính là hạn sử dụng.
Tại sao thông tin về hạn sử dụng (Exp) cần phải có trên mỹ phẩm nói riêng và các mặt hàng sản phẩm nói chung?
Tất cả các loại sản phẩm tiêu dùng nói chung và riêng mỹ phẩm bao gồm sản phẩm makeup hay skincare( chăm sóc da) thì thông số về ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng đều phải có và bắt buộc.
Theo đó thì người sản xuất muốn khuyên và nhắc nhở người sử dụng nên sử dụng sản phẩm đó trong thời gian chất lượng được đảm bảo tốt nhất, trước ngày quá hạn.
Mỗi loại mỹ phẩm có những quy định riêng biệt, bởi các thành phần có trong đó bao gồm cả tự nhiên và hoá học. Nên tuỳ theo phân tích của nhà sản xuất mà thời gian được quy định, không loại nào giống loại nào hoàn toàn.
Những nguy cơ khi sử dụng sản phẩm hết hạn
Chúng ta luôn muốn là một người tiêu dùng thông minh, bỏ tiền ra để mua những thứ tốt nhất phục vụ cho sinh hoạt của bản thân và gia đình, ai cũng muốn bảo vệ cái quý giá nhất đó là sức khoẻ của mình. Và mỗi thứ chúng ta dùng hằng ngày có tính chất là không bao giờ trường tồn mãi theo thời gian, nó cũng bị tác động bởi bên ngoài, sẽ biến chất trở nên độc hại hơn.
Sản phẩm được chế biến và tạo ra là cả một quá trình nghiên cứu, bao gồm cả xác định chính xác khoảng thời gian cho phép sản phẩm đó có chất lượng tối ưu nhất.
Sản phẩm hết hạn có rất nhiều rủi ro cho chúng ta:
Thực phẩm bị hư hỏng, thối rửa, nếu tiệc dùng thì sẽ gây đau bụng, ngộ độc thực phẩm,…
Thuốc uống: những viên thuốc chúng ta sử dụng khi chữa bệnh hay hỗ trợ chức năng nếu vô tình không để ý thì sẽ gặp hậu quả lớn.
Tất cả đều có hại, vì khi quá hạn thì mọi sản phẩm đã biến thành chất gây hại, không nhiều thì ít cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta.
Những nguy cơ khi sử dụng mỹ phẩm hết hạn
Không chỉ đồ ăn, thức uống mà mỹ phẩm khi đã hết hạn thì nó cũng có những tác hại khôn lường đối với người dùng. Vì mỹ phẩm khi hết hạn những thành phần trong đó sẽ bị biến chất, chuyển đổi thành những chất có hại.
Mỹ phẩm chứa những thành phần khi ăn sâu vào da của mình cũng sẽ ảnh hưởng y như đồ ăn, ăn vào người. Thường sẽ có những cảnh báo nếu dùng mỹ phẩm quá hạn khi gặp phải.
– Có thể gây kích ứng da, gây ngứa, phồng da, nổi mụn,… là vấn đề thường thấy nếu sử dụng mỹ phẩm hết hạn vì lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào sản phẩm.
– Có thể gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng như: khó thở, huyết áp, tiêu hoá, viêm nhiễm,…như son môi sẽ làm môi thâm đen, lở loét; mascara thì làm mắt bị viêm đỏ, sưng, chảy nước mắt,…
– Trường hợp ít có chứa các loại vi khuẩn cực độc làm cho con người có thể bị tê liệt thần kinh, ép tim,…
Việc sử dụng các sản phẩm hết hạn là không nên kể cả nhà sản xuất cũng đã cảnh báo chúng ta bằng việc in các thông số quan trọng về ngày sản xuất và hạn sử dụng lên sản phẩm một thậm chí là nhiều lần để nhắc nhở chúng ta. Tất cả các sản phẩm nói chung và dòng mỹ phẩm nói riêng, cần lưu ý đến hai thông số này để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hạn sử dụng( Exp) của một vài loại mỹ phẩm
Thông thường, kem dưỡng ẩm thường có hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Vì loại kem này có tính chất dưỡng ẩm nên chứa nhiều chất tạo độ ẩm phần lớn là hữu cơ, tinh chất thiên nhiên nên. Tùy sản phẩm được nén vào hộp, tuýp hay hủ thì diện tích bề mặt khi mở tiếp xúc với không khí nhiều hơn, chạm tay nhiều hơn sẽ có hạn sử dụng thấp lại vì nó dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn.
Nhưng không phải cứ dựa vào hạn sử dụng đâu nhé bạn, vì đôi lúc bạn cần quan sát bằng mắt hoặc ngửi mùi hương nếu mùi hương bị biến đổi, đổi màu sẫm lại hay lên mốc mà vẫn còn hạn sử dụng thì bạn cũng tuyệt đối không nên dùng tiếp. Trường hợp khác là hết hạn sử dụng nhưng chất kem không đổi, mùi hương không đổi thì cũng không tiếc nhé bạn, hãy bỏ đi để đảm bảo sức khỏe của bản thân bạn.
Với dạng serum- tinh chất: có hạn sử dụng thường từ 6 -9 tháng, vì dạng này là dạng lỏng, là hạt tinh chất tinh khiết nhất, có cấu tạo nano nên khi tiếp xúc không khí dễ bị hỏng nếu không bảo quản tốt.
Sữa rửa mặt thường sẽ có hạn sử dụng là 6 tháng đến 1 năm. Sữa rửa mặt giúp lấy đi những bụi bẩn nên tính tẩy của nó cũng khá cao, chống khuẩn tốt, nhưng các sản phẩm này bạn sử dụng hằng ngày nhiều lần nên không lo nó mau hết hạn khi chưa dùng hết.
Son môi là mỹ phẩm chúng ta hay thay đổi nhiều nhất, và đôi lúc quên rằng có nó trong bộ trang điểm và nhìn lại thì đã hết hạn. Mỗi loại son môi được khuyên tốt nhất nên dùng trong một năm trở lại vì môi là vùng da nhạy cảm, mỏng và là bộ mặt của chúng ta.
Sản phẩm cho vùng mắt nhất là mascara thì hạn sử dụng là 6 tháng, mắt nhạy cảm hơn cả nên các sản phẩm của nó đòi hỏi chỉ trong thời gian tốt nhất, tuyệt đối.
Kem che khuyết điểm: Hạn sử dụng là 1 năm
Sơn móng: Từ 4 đến 12 tháng, nếu không chúng sẽ dễ bị khô lại.
Chì kẻ mắt, môi, chân mày: Thông thường chúng có hạn sử dụng từ 2 đến 3 năm
Nước hoa: Từ 2 đến 3 năm
Chúng ta có thể tham khảo chi tiết như sau:
Một số ý nghĩa khác của exp trong các lĩnh vực
EXP- kinh nghiệm làm việc
Trong CV (hồ sơ) xin việc: EXP thường xuyên xuất hiện trong CV (bản tiếng anh) là work experience và được hiểu là “kinh nghiệm làm việc trước đây” trước khi bạn ứng tuyển vào vị trí này. Phần này được nhà tuyển dụng quan tâm vì vậy khi làm đơn xin việc bạn hay thể hiện hết những kinh nghiệm mình có trên đó. Kinh nghiệm bạn thể hiện con người bạn có năng lực ở đâu, như thế nào, quyết định tương lai của bạn. Bất kì một nhà tuyển dụng nào cũng cần người đã từng có kinh nghiệm ở vị trí tương đương, lâu dài của cá nhân muốn ứng tuyển.
EXP trong Game
Trong lĩnh vực Game nói chung và game online nói riêng. Các game thủ sẽ hiểu theo nghĩa EXP là điểm kinh nghiệm (EXP trong trường hợp này là Experience) khi đạt được một số lượng EXP nhất định sẽ được tăng lên level (cấp độ) mới và nhận được các phần thưởng từ trò chơi. Điểm kinh nghiệm được tích luỹ qua quá trình bạn chơi, như chiêu đánh, cách hạ đối thủ, cách giải vòng vây, tích điểm,…
EXP trong toán học
Trong lĩnh vực toán học, Exp được sử dụng trong toán học như là một hàm mũ cơ bản. Exp là lũy thừa của số e với một mũ số nào đó. Ví dụ: exp(2) = e^2, exp(3) = e^3. Tuy vậy nó còn khá xa lạ vì thực sự nó không được dùng nhiều, bởi số e cũng như số Pi giá trị chỉ có thể lấy xấp xỉ hoặc gần bằng không thể viết thành phân số. Việc tính toán liên quan đến nó khá rườm rà nên người ta thường sẽ dùng máy tính tay, hoặc laptop để sử dụng giải các phép toán liên quan đến nó.
EXP trong các lĩnh vực khác
Trong giao thông: Exp là viết tắt của từ Expressway, nghĩa là đường cao tốc. Đường cao tốc dành cho ô tô và các phương tiện vận tải lớn chạy với tốc độ cao.
Trong hóa học: Exp là viết tắt cả Explosive, là thuốc nổ.
Trong khoa học: Exp là viết tắt của danh từ Expert có nghĩa là chuyên gia. Người này được đào tạo một cách chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó như: chính trị, kinh tế, tâm lý,…người này được công nhận và có quyền lực về mỗi lĩnh vực mà họ được đào tạo. Một chuyên gia sẽ cho ta hiểu từ căn bản đến sâu nhất về lĩnh vực đó.
Trong kinh doanh:Exp là viết tắt của từ Expense nghĩa là chi phí. Trong kinh doạnh ngoài khái niệm lợi nhuận còn có khái niệm chi phí cũng khá quan trọng.
Chi phí bao gồm: chi phí sản xuất, chi phí giao dịch, chi phí tiêu dùng, chi phí cơ hội. Khái niệm này dường như là quá quen thuộc với người kinh doanh.
Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ có những hiểu thêm về ý nghĩa của exp trong các lĩnh vực khác. Hiểu được ý nghĩa của EXP và MFG là gì? quan tâm hơn đến hai thông số này mỗi khi sử dụng hay mua một sản phẩm nào đó. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay câu hỏi nào, bạn nhớ để lại comment bên dưới để chúng mình trao đổi.