Crypto là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây đặc biệt là trong giới Crypto trade. Không thể phủ nhận tốc độ phát triển của Crypto trong những năm gần đây ngày càng mạnh mẽ và số người biết đến Crypto càng nhiều. Chắc hẳn bạn đã và đang đắn đo không biết Crypto là gì và có nên đầu tư tiền ảo hay không đúng không nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi Crypto là gì và những vấn đề liên quan đến Crypto nhé!
Crypto là gì?
Crypto hay gọi là Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không được kiểm soát và chỉ có sẵn ở dạng điện tử. Nó chỉ được lưu trữ và giao dịch thông qua phần mềm, ứng dụng di động hoặc máy tính được chỉ định hoặc thông qua ví kỹ thuật số chuyên dụng.
Các giao dịch xảy ra trên internet đều thông qua các mạng lưới chuyên dụng và an toàn. Loại tiền ảo được coi là một tập hợp con của tập đoàn tiền tệ kỹ thuật số, trong đó cũng bao gồm cryptocurrencies(Tiền điện tử) tồn tại trong mạng blockchain. Các loại tiền điện tử như bitcoin và ethereum được coi là một phần của nhóm tiền ảo.
Dưới đây là danh sách 7 điều mà mọi loại tiền điện tử phải có để được gọi là tiền điện tử:
Tính số hóa: Tiền điện tử chỉ tồn tại trên thiết bị điện tử. Không phải ở dạng tiền vật chất để có thể sở hữu vật chất được.
Phi tập trung: Tiền điện tử không có máy tính hoặc máy chủ trung tâm. Chúng được phân phối trên một mạng lưới thường là hàng ngàn máy tính. Mạng không có máy chủ trung tâm được gọi là mạng phi tập trung.
Ngang hàng: Tiền điện tử được chuyển hoặc giao dịch từ người này sang người khác trực tuyến. Người dùng không giao dịch với nhau thông qua ngân hàng, PayPal hoặc Facebook. Họ giao dịch trực tiếp với nhau. Không có bên thứ ba nào đảm bảo về giao dịch tiền điện tử, không qua trung gian!
Ẩn danh: Điều này có nghĩa là bạn không phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào để sở hữu và sử dụng tiền điện tử. Không có quy tắc về người có thể sở hữu hoặc sử dụng tiền điện tử.
Không tin cậy: Không có bên thứ ba hay bên trung gian nào đứng ra đảm bảo giao dịch tiền điện tử có nghĩa là người dùng không phải tin tưởng hệ thống của bất kì bên thứ ba nào về việc hoạt động của nó. Người dùng hoàn toàn kiểm soát tiền và thông tin của họ mọi lúc, họ chủ động trong giao dịch và có thể tra soát được tiến độ giao dịch trên mạng lưới.
Được mã hóa: Mỗi người dùng có các mã đặc biệt ngăn chặn thông tin của họ bị người dùng khác truy cập. Việc mã hóa cũng là một phần được định nghĩa cho tiền điện tử.
Toàn cầu hóa: Mỗi quốc gia có loại tiền riêng gọi là tiền tệ pháp định. Việc gửi tiền tệ pháp định trên toàn thế giới là khó khăn. Tiền điện tử có thể được gửi đi khắp thế giới một cách dễ dàng. Tiền điện tử là tiền tệ không biên giới!
Bitcoin (Ký hiệu: BTC, XBT ) , là tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được giới thiệu vào ngày 31 tháng 10 năm 2008 với một trang báo cáo về khoa học máy tính diễn giải cách thức hoạt động của nó. Một vài tháng sau, vào ngày 03 tháng 01 năm 2009, source code của Bitcoin được phát hành và những đồng tiền Bitcoin đầu tiên đã xuất hiện.
Bitcoin thường được so sánh với vàng khi có nguồn cung Bitcoin cũng có giới hạn – nguồn cung tối đa của Bitcoin là 21 triệu đồng. Không giống như vàng, Bitcoin là tiền kỹ thuật số, vì vậy việc chia nhỏ, lưu trữ, chuyển Bitcoin dễ dàng hơn rất nhiều. Giá bitcoin hiện tại ở thời điểm viết bài này đang là 8700$ và đang có xu hướng đi lên.
Bitcoin là tiền điện tử ban đầu và các loại tiền điện tử khác được ra đời với mục đích thay thế Bitcoin – thường được gọi là Altcoin.
Theo thống kê trên trang CoinMarketCap, hiện nay có gần 500 loại Altcoin và hàng ngày vẫn có những đồng Altcoin được ra đời, trong đó có rất nhiều altcoin đang phát triển nhanh chóng trên thị trường tiền điện tử, ví dụ như Ethereum, Ripple, Neo, Litecoin, Stellar và những loại altcoin khác.
Nhiều Altcoin đều dựa trên nền tảng và thuật toán được cung cấp bởi Bitcoin. Điều này có ý nghĩa là chúng có các đặc tính của Bitcoin với những thay đổi rất nhỏ. Các đặc điểm chính của Bitcoin như – bản chất ngang hàng, khả năng được ‘khai thác’, v.v. cũng là thành phần cốt lõi của hầu hết các loại altcoin.
Tiền điện tử khác gì so với tiền thông thường?
Tiền điện tử và tiền thông thường có một số điểm chung – như chúng có thể dùng để mua đồ hoặc có thể chuyển qua lại giữa các bên. Nhưng tiền điện tử và tiền thông thường cũng có những khác biệt quan trọng, hãy theo dõi phần bên dưới để biết chúng khác biệt thế nào nhé!
Cryptocurrency | Tiền thông thường | |
Quản lý | Một mạng lưới các máy tính chạy mã nguồn mở | Do chính phủ phát hành |
Giá trị | Chủ yếu dựa vào quy luật cung-cầu | Dựa vào chính phủ phát hành và quy định giá trị của nó |
Tính đảm bảo | Bởi mạng lưới máy tính xác minh mọi giao dịch – bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể tham gia | Bởi một bên thứ ba như ngân hàng và chính phủ – hạn chế số người tham gia |
Tồn tại tiền xu hay tiền giấy vật chất? | Không | Có |
Có thể mua đồ không? | Có, ở những nơi mà giao dịch bằng tiền ảo được chấp nhận | Có, nhưng chỉ ở những nơi mà loại tiền giấy đó được phát hành và chấp nhận |
Tiền điện tử hoạt động thế nào?
KHAI THÁC MỎ
Các thợ mỏ cố gắng giải các bài toán phức tạp trên khối blockchain, ghi lại nó và sau đó nhận phần thưởng.
SÀN GIAO DỊCH
Sàn giao dịch thường là một trang web nơi bạn có thể mua/bán và giao dịch tiền điện tử.
VÍ ĐIỆN TỬ
Ví tiền điện tử là các chương trình phần mềm lưu trữ khóa công khai và khóa riêng, cho phép người dùng gửi/nhận tiền điện tử và theo dõi số dư của họ.
Blockchain là gì?
Blockchain là nền tảng mang lại tiền điện tử. Blockchain là công nghệ đóng vai trò là sổ cái phân tán tạo thành mạng lưới tiền điện tử. Mạng lưới này là nền tảng để tạo ra các phương tiện giao dịch và cho phép chuyển giá trị và thông tin.
Tiền điện tử là các tokens được sử dụng trong các mạng này để gửi giá trị và thanh toán cho các giao dịch này. Ngoài ra, bạn có thể coi chúng giống như công cụ trên Blockchain, trong một số trường hợp chúng đóng vai trò là chức năng tài nguyên hoặc tiện ích. Ở mặt khác, chúng được sử dụng để số hóa giá trị của một tài sản.
Blockchains đóng vai trò là công nghệ nền tảng cơ bản, trong đó tiền điện tử là một phần của hệ sinh thái. Chúng song hành với nhau và tiền điện tử thường là cần thiết để giao dịch trên một blockchain. Nhưng nếu không có blockchain, chúng ta sẽ không có phương tiện để các giao dịch này được ghi lại và thực hiện.
Công nghệ chuỗi khối cũng rất thú vị vì nó có nhiều công dụng vượt ra ngoài tiền điện tử. Blockchains đang được sử dụng để tăng tốc nghiên cứu ung thư, cải thiện việc chia sẻ hồ sơ chăm sóc sức khỏe, xác minh danh tính người dân, và nhiều hơn nữa.
Cách trở thành nhà đầu tư tiền ảo thành công
Mỗi crypto trader có định nghĩa thành công khác nhau. Một số định nghĩa thành công là tạo ra lợi nhuận trên tài khoản thực hoặc demo từ biểu đồ 30 phút. Một số lại định nghĩa thành công là tạo ra lợi nhuận từ việc bán khống tiền điện tử thông qua CFD. Cho dù có định nghĩa như thế nào thì thành công vẫn là tạo ra lợi nhuận từ số tiền đầu tư.
Giống với các lĩnh vực đầu tư khác, công cụ mà ta sử dụng có ảnh hưởng khá lớn đến sự thành công. Ta chắc chắn không muốn lãng phí tất cả thời gian nghiên cứu và phân tích cơ hội giao dịch với khả năng đem lại lợi nhuận cao rồi đánh mất nó vì nền tảng giao dịch dừng hoạt động.
Công cụ crypto trader 1: Sàn tiền ảo
Đối với crypto trader giao dịch tiền ảo hữu hình thì sàn tiền ảo là vô cùng quan trọng. Chúng thường là các sàn giao dịch chưa được quản lý và rất dễ bị hack. Ví dụ:
Năm 2018, sàn Coincheck của Nhật Bản bị hack và hơn 500 triệu USD tiền điện tử bị đánh cắp.
Năm 2017, Yobit – sàn giao dịch tiền điện tử của Hàn Quốc – phải đóng cửa và tuyên bố phá sản sau khi bị hack 2 lần.
Năm 2014, MtGox – sàn giao dịch tiền ảo xử lý 80% giao dịch Bitcoin trên toàn cầu của Nhật Bản – đã đóng cửa sau khi 850.000 bitcoin biến mất khỏi mỏ ảo (có giá trị tương đương nửa tỷ đô la tại thời điểm đó!).
Thậm chí khi giao dịch tiền ảo CFD, sàn chứng khoán cũng giữ lại tiền vốn của trader để giao dịch hoặc đầu tư. Vì thế, trader phải chọn được sàn chứng khoán có chế độ quản lý, bảo mật và an toàn cao nhất.
Ví dụ: Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động dưới Admiral Markets được cấp phép kinh doanh và quản lý bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền cao nhất là Cơ quan Quản lý Tài chính Anh, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc, Cơ quan giám sát tài chính Estonia và Ủy ban chứng khoán và giao dịch Síp.
Không chỉ vậy, khách hàng của Admiral Markets còn được hưởng lợi từ chính sách bảo vệ số dư âm giúp số dư tài khoản của khách hàng không xuống dưới 0. Chính sách này vô cùng cần thiết với các thị trường biến động như tiền điện tử CFDs. Ngoài ra, khách hàng còn được giao dịch trên nền tảng MetaTrader có độ an toàn và bảo mật cao nhất trên thị trường.
Công cụ crypto trader 2: Nền tảng giao dịch
Nền tảng giao dịch cho phép trader xem lại biểu đồ giá trong quá khứ, cũng như cung cấp phiếu ghi lệnh để trader đặt và quản lý lệnh giao dịch. Một số trader có nền tảng biểu đồ tách riêng khỏi nền tảng giao dịch của sàn chứng khoán. Nhưng với công nghệ giao dịch mới, giờ đây nền tảng biểu đồ đã được tích hợp trên nền tảng giao dịch MetaTrader .
Admiral Markets cung cấp những nền tảng giao dịch MetaTrader như sau:
MetaTrader 4
MetaTrader 5
MetaTrader WebTrader
MetaTrader Supreme Edition (plugin tùy chỉnh dành cho MetaTrader 4 và MetaTrader 5, được Admiral Markets cùng các chuyên gia giao dịch tạo ra)
Thông qua những nền tảng giao dịch này, trader có thể truy cập 32 đồng tiền ảo CFDs và nhiều thị trường CFD khác như chứng khoán, cổ phiếu, hàng hóa và Forex. Dưới đây là ảnh chụp màn hình nền tảng giao dịch MetaTrader 5 do Admiral Markets cung cấp và các đồng tiền điện tử CFD mà crypto trader có thể giao dịch:
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các biểu đồ tài chính dùng trong bài viết này chỉ nhằm mục đích minh họa và không khuyến khích hay mời chào bất kỳ ai mua hoặc bán các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admiral Markets(CFD, ETF, Cổ phiếu). Biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.
Các crypto trader sử dụng nền tảng giao dịch MetaTrader do Admiral Markets cung cấp có thể giao dịch CFDs trên cặp tiền điện tử và Euro 24h/ngày, 7 ngày/tuần. Vì thế, crypto trader có thể giao dịch tiền điện tử cả vào cuối tuần.
Công cụ crypto trader 3: Chiến lược giao dịch
Đầu tư chứng khoán liên quan đến các quyết định mua, bán hoặc giữ nguyên lệnh giao dịch trên một thị trường nhất định. Để thành công lâu dài, crypto trader cần sử dụng chiến lược đầu tư chứng khoán hoặc phương pháp luận làm cơ sở ra quyết định. Chiến lược đầu tư chứng khoán có khả năng hỗ trợ quá trình xử lý dữ liệu chứa các thông tin như khi nào nên và khi nào không nên thực hiện lệnh giao dịch, khung thời gian crypto trader cần tập trung giao dịch, chỉ báo kỹ thuật nên sử dụng, cách vào và thoát lệnh giao dịch…
Công cụ mà crypto trader sử dụng phụ thuộc vào cách chơi tiền ảo mà họ lựa chọn. Đây là khái niệm mà tất cả crypto trader phải nắm rõ trước khi học cách trở thành nhà đầu tư tiền ảo. Trader không thể sử dụng biểu đồ hằng tuần để giao dịch tiền điện tử CFDs trong ngày và thực hiện nhiều lệnh mua/bán kiếm lời từ các giao dịch ngắn hạn trên, sau đó đóng vị thế giao dịch vào cuối ngày.
Phong cách giao dịch thường kết hợp 1 hoặc cả 2 loại phân tích sau đây:
Phân tích kỹ thuật. Phân tích hành động giá để xác định các mô hình giá có hành vi lặp lại. Rất nhiều nhà giao dịch tiền ảo dùng chỉ báo kỹ thuật để dự đoán hướng đi của thị trường trong tương lai.
Phân tích cơ bản. Phân tích tin tức và thông cáo báo chí liên quan đến tiền điện tử như các công nghệ mới dành cho tiền điện tử blockchain.
Dưới đây là một số phong cách giao dịch mà crypto trader có thể áp dụng:
Giao dịch trong ngày. Phương pháp này mua và bán thị trường tiền ảo nhiều lần trong ngày và thường thoát lệnh giao dịch vào cuối ngày. Hầu hết crypto trader sử dụng phương pháp này ra quyết định giao dịch dựa trên các công cụ phân tích kỹ thuật như chỉ báo giao dịch và mô hình giá. Giao dịch tiền điện tử CFD khá là hữu dụng với phong cách giao dịch này vì crypto trader trong ngày cần có công cụ phù hợp để tạo ra lợi nhuận từ nhiều điều kiện thị trường khác nhau như thị trường lên và thị trường xuống.
Đầu tư lướt sóng (xen kẽ). Phong cách giao dịch này mua và bán thị trường tiền điện tử với mục đích giữ vị thế giao dịch trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần.Crypto trader theo phong cách giao dịch này thường kết hợp cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, như phân tích công nghệ tiền ảo ‘blockchain’ mới nhất, để ra quyết định giao dịch.
Giao dịch tự động. Với phong cách giao dịch này, crypto trader lập trình một robot giao dịch tiền ảo tự động. Nền tảng giao dịch MetaTrader do Admiral Markets cung cấp vô cùng phù hợp với các trader giao dịch thuật toán. Tất nhiên là một nhà đầu tư tiền ảo tự động phải có chút kỹ năng về lập trình rồi.
Điểm chung giữa các crypto trader thành công nhất
Crypto trader cần xây dựng phong cách giao dịch tiền ảo
Phong cách giao dịch vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định giao dịch và các thông tin mà crypto trader cần phân tích để ra quyết định phù hợp với mục tiêu đề ra.
Crypto trader thực hiện nghiên cứu và phân tích
Quyết định giao dịch được đưa ra dựa trên nghiên cứu và phân tích trước đó. Kiểu nghiên cứu và phân tích crypto trader cần thực hiện phụ thuộc vào độ tin tưởng của họ với phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Crypto trader sống vui vẻ sẽ thành công trong đầu tư tiền ảo
Chất lượng cuộc sống có ảnh hưởng lớn đến quyết định giao dịch của crypto trader. Nếu nhà giao dịch tiền điện tử có cảm giác nuối tiếc hay tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày thì dần dần nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch và quyết định của họ.
Trader phải giữ rủi ro ở mức thấp nhưng cũng phải chấp nhận đường cong học tập. Không ai thành công mà không phải luyện tập – hãy cứ tận hưởng hành trình giao dịch rồi bạn sẽ thành công.
Crypto trader không giao dịch theo cảm xúc và tập trung vào tỷ lệ lời/lỗ
Giao dịch có thể thắng cũng có thể thua. Quản trị rủi ro không chỉ giúp crypto trader thành công mà còn giúp họ giữ vững lợi nhuận trên thị trường tiền ảo. Ví dụ: Sử dụng stop loss giúp trader cắt lỗ và tránh tổn thất quá nhiều.
Ví tiền điện tử là gì?
Tiền ảo – Cryptocurrency còn được biết đến với những cái tên khác như: tiền điện tử, tiền mã hóa, tiền thuật toán,… là một loại tài sản kỹ thuật số.
Bạn cứ hiểu đơn giản, nó tương tự như USD ($), hay VND (₫)…nhưng chỉ mang tính kỹ thuật số.
Bạn sẽ không cầm nắm hay mang theo bên người như tiền thông thường. Thông qua Internet bạn có thể trao đổi loại tiền này một cách dễ dàng.
Để thực các giao dịch tài chính, tiền mã hóa phải sử dụng các chức năng mã hóa. Blockchain là yếu tố cốt lõi cấu tạo nên tiền ảo.
Công nghệ Blockchain làm cho loại tiền đã được mã hóa này trở nên bất biến, phi tập trung và minh bạch.
Vào những năm tới, Đây có thể trở thành một loại tiền phổ biến trên khắp thế giới. Khi mà những lợi ích mà nó mà nó mang lại là một điều không thể chối bỏ.
Tại Việt Nam tiền ảo có được hợp pháp hóa không?
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa công nhận tiền ảo là một loại tiền tiền hay là một phương thức thanh toán.
Pháp luật nước ta hiện tại chỉ công nhận các hình thức thanh toán như: Lệnh chi, Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ ngân hàng, ủy nhiệm thu, hay các phương tiện thanh toán theo quy định của Ngân hàng trung ương.
Các hình thức thanh toán khác được xem là bất hợp pháp và đồng thời bị cấm.
Tuy nhiên, việc mua bán trao đổi, lưu trữ tiền ảo không bị cấm. Nhưng các hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số không được pháp luật công nhận.
Do đó, có xảy ra các tranh chấp, rủi ro liên quan đến tiền thì sẽ không được luật pháp Việt Nam bảo hộ.
Ưu điểm và nhược điểm của tiền ảo
Ưu điểm
Tính công bằng: Tiền ảo giúp bạn trao đổi một cách trực tiếp giữa hai người mà không phải thông qua bất kỳ bên thứ ba nào khác.
Thuận tiện: Bạn chỉ cần một chiếc smartphone có kết nối Internet là có thể giao dịch bất cứ lúc nào và bất cứ khi nào.
Nhanh, rẻ: Bạn có thể chuyển tiền xuyên quốc gia cực nhanh với mức phí siêu rẻ.
Bảo mật cao và an toàn.
Nhược điểm
Hiện tại ở một số quốc gia tiền ảo vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.
Đối với những người có kiến thức về công nghệ thì việc sử dụng tiền ảo trở nên đơn giản. còn những người chưa biết gì việc sử dụng trở nên khó khăn.
Sự biến động giá còn rất lớn.
Thực hư về các vụ lừa đảo tiền ảo tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đa số các vụ lừa đảo đều đội lốt đầu tư tiền ảo để làm mờ mắt các nhà đầu tư. Có thể kể đến những cái tên như Bitconnect, Hextracoin, Ifan, Pincoin…
Tuy nhiên chúng sớm bị lật tẩy dẫn đến sự sụp đổ. Thời gian gần đây thị trường tiền ảo đang phát triển mạnh mẽ.
Các dự án đa cấp biến tướng”dựa hơi” tài sản mã hóa cũng mọc lên nấm sau mưa.
Điểm chung của dự án ma này là đều hoạt động sôi nổi một thời gian để kêu gọi vốn đầu tư. Sau đó, thì sẽ lặng mất tâm không một dấu vết khiến cho các nhà đầu tư mất trắng.
Bất kỳ ai khi muốn tham gia góp vốn, đầu tư vào một dự án nào cũng cần tìm hiểu rõ về dự án đó. Và nên tránh xa các dự án với mức lợi nhuận khủng, bởi vì bản chất của nó chỉ dùng tiền người sau trả tiền cho người trước.
Tất cả những gì mà bạn được nghe chỉ là một câu chuyện được vẽ ra một cách tươi đẹp, chẳng hạn như là: đầu tư lợi nhuận khủng, rút vốn vẫn có lời, hưởng hoa hồng cao,… Như bạn đã biết việc đầu tư tiền ảo tiềm ẩn vô số rủi ro.
Nên các dự án mang lợi nhuận khủng không thể nào có thật và dĩ nhiên các dự án đó là các dự án ma, dự án lừa đảo.
Qua đó ta có thể thấy được tiền ảo không phải lừa đảo. Tất cả là do một số cá nhân hoặc tổ chức mượn danh tiền sử dụng thuật toán mã hóa để lập nên các dự án lừa đảo.
Những dự án này sẽ dụ những ”con mồi” không nắm vững kiến thức sa lưới. Từ đó những ai bị lừa đều nghĩ bản chất các đồng tiền ảo là lừa đảo.
Có nên đầu tư tiền ảo không?
Đầu tư vào tiền ảo có thể mang lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên biết rõ cái gì cũng có hai mặt của nó, đi đôi với lợi nhuận thu được thì không thể tránh được các rủi ro.
Cho nên các bạn nên dành thời gian tìm hiểu thật rõ trước khi đầu tư một cái gì đó để tránh bị lừa bởi các dự án ma.
Đầu tư tiền ảo nên bắt đầu từ đâu?
Đối với những ai chưa từng tiếp xúc với tiền ảo thì thì sẽ không thể nào biết được nên bắt đầu từ đâu.
Giao dịch mua bán
Đầu tư dài hạn
Nếu bạn là người đi làm, bạn không có nhiều thời gian và bạn muốn đầu tư vào crypto. Thì đây chính là giải pháp tốt nhất cho bạn.
Hình thức này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, không quan tâm biến động ngắn hạn. Những sai lầm của người mới đó chính là muốn kiếm thật nhanh.
Muốn kiếm tiền thật nhanh thì rủi ro của nó đi kèm cũng cao. Bạn có thể được nhiều và cũng có thể mất trắng. Với người mới thì mình khuyên đầu tư hình thức này vì nó đơn giản.
Lướt sóng
Đây là kiểu giao dịch dành cho người đã có kinh nghiệm. Hình thức này có thể mang lại lợi nhuận nhanh nếu bạn thuận lợi.
Với kiểu giao dịch này bạn phải dành thời gian nhiều để tìm được những sóng ngắn. Tức là biến động giá trong ngày.
Giao dịch theo tin tức
Giao dịch kiểu này bạn phải cập nhật tin tức thật nhanh. Thông thường thì giá khả năng tăng tùy vào mức độ ảnh hưởng của tin tức.
Không phải tin nào giá cũng sẽ lên. Có những tin sẽ được đưa ra nhằm thao túng thị trường.
Bạn phải chọn lọc tin nào có khả năng tăng và tin nào không. Hình thức giao dịch này có khả năng mang lại lợi nhuận nhanh nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm.
Giao dịch ngắn hạn
Với kiểu giao dịch này bạn phải học phân tích kỹ thuật, phân tích tâm lý… Chọn điểm mua thích hợp và đặt dừng lỗ cũng như chốt lời một cách có kỷ luật. Có như vậy bạn mới có lợi nhuận với hình thức giao dịch này.
Máy đào
Đào hay khai thác coin là dùng các phần mềm để giải các thuật toán đào coin cực kỳ phức tạp để có được coin.
Chỉ cần máy đào được kết nối internet là bạn có thể thực hiện việc đào coin rồi. Việc đào cũng có thể mang lại lợi nhuận tùy vào giá thị trường và tiền điện.
Tiền điện tử có “chết” không?
Với những lợi ích đang mang lại như là: phí rẻ, chuyển nhanh, chuyển mọi lúc mọi nơi. Đồng thời tiền ảo còn đem đến sự công cho hai người giao dịch với nhau vì nó không qua bất cứ ngân hàng trung ương hay bên thứ ba nào.
Cùng với tình hình kinh tế khủng hoảng, sự mất giá của tiền pháp định ngày một tăng cao. Có thể kể đến siêu lạm phát ở Venezuela hay Zimbabwe với tỷ lệ lạm phát 79.600.000.000% vào năm 2018.
Với người dân thì tiền pháp định của họ bây giờ chẳng còn giá trị. Khi họ mua thực phẩm thì họ phải vác cả bao tải tiền mới có thể mua được.
Vào năm 2009 lúc đồng tiền cũ bị chính phủ xóa bỏ thì 150.000 tỷ đô la Zimbabwe được định giá tương đương 1 USD.
Để giải quyết vấn đề này thì Cryptocurrencies là câu trả lời cho người dân nơi đây. Vì tiền ảo không thông qua bất cứ ngân hàng trung ương nào nên sẽ tránh được sự lạm phát.
Chẳng hạn như Bitcoin, lượng cung được cố định là 21 triệu BTC và mức độ lạm phát được giảm sau mỗi 4 năm. Với tình hình kinh tế biến động như hiện nay thì việc tiết kiệm tiền có mang lại hiệu quả cho chúng ta.
Một số thuật ngữ thường gặp trong thị trường Cryptocurrency
Dưới đây mình sẽ liệt kê một số từ phổ biến mà bạn sẽ thường xuyên gặp:
Mining (đào coin): Thuật ngữ dùng để chỉ công việc khai thác tiền điện tử, có thể là đào BTC, ETH, LTC,.. để đào được các đồng coin bạn phải sử dụng các phần cứng máy tính hoặc máy đào chuyên dụng để giải các thuật toán phức tạp và khi giải được, bạn sẽ nhận được phần thưởng chính là coin.
Miner (thợ mỏ): Đơn giản là chỉ những người đào coin
Ví (Wallet): Giống như tiền giấy hằng ngày bạn sử dụng thì cần phải có một cái gì để đó cất giữ như ví tiền, thì coin cũng vậy, ví tiền điện tử sẽ giúp bạn lưu trữ các đồng coin và mỗi ví sẽ cung cấp cho bạn một “địa chỉ ví” là một dãy ký tự, nó tương tự như tài khoản ngân hàng để gửi và nhận tiền.
Trade Coin: Nếu bạn từng chơi chứng khoán hoặc Forex thì sẽ hiểu, đây là công việc của những trader, những người phân tích biểu đồ giá coin để mua được giá rẻ và bán giá cao trong một khoảng thời gian ngắn vài chục phút hay trong ngày.
Private Key: Đây là một chuỗi ký tự và số chứng minh bạn là chủ sở hữu của ví tiền điện tử nào đó, tất cả ví đều có Private key, nếu ai đó có được Private key của bạn thì coi như họ có ví tiền của bạn.
Altcoin: Thuật ngữ dùng để chỉ các đồng coin khác với Bitcoin, tức là ngoài Bitcoin ra thì tất cả các coin còn lại được gọi chung là Altcoin.
ICO (Initial Coin Offering): Một hình thức huy động vốn thông qua Crypto, nó gần giống với IPO. Token: Được bán trong các dự án ICO, Token gần giống với Coin. Xem bài viết chi tiết “Token là gì“.
ATM Bitcoin: Nó là một máy ATM tương tự như cây ATM của các ngân hàng, khác ở chỗ nó cho phép rút hay quy đổi Bitcoin ra tiền mặt hoặc các coin khác.
FIAT: Từ để chỉ tiền pháp định hay chính là tiền giấy như USD, VND,..
Fork, Hart fork: Thuật ngữ để chỉ sự thay đổi giao thức trong mạng, hay còn gọi là phân tách, ví dụ, Bitcoin Cash chính là một fork của Bitcoin, khi một nhóm nhà phát triển muốn cải thiện một số điểm yếu của Bitcoin họ sẽ tạo ra một Blockchain riêng và thay đổi một số giao thức để cải thiện những điểm yếu đó.
KYC (Know your customer): Chỉ việc xác minh danh tính, khi bạn tham gia các dự án ICO hoặc sử dụng các sàn giao dịch coin họ bắt bạn phải xác minh danh tính bằng cách gửi cho họ giấy tờ tùy thân như CMND/Hộ chiếu để đảm bảo bạn không phải bot, hoặc 1 người sử dụng nhiều tài khoản, việc này cũng là để bảo vệ tài sản của bạn thôi.
FOMO: Là viết tắt của từ Fear of Missing Out, là một hội chứng tâm lý khi bạn sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó nếu không đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều này thúc đẩy họ phải đưa ra hành động tức thời, thiếu đi lý trí và tất nhiên đa số là hành động sai lầm.
FUD: Là viết tắt của từ Fear, Uncertainty and Doubt, có nghĩa là sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ. Nếu bạn đang cảm thấy sợ hãi, không chắc chắn về những thông tin, tình hình hiện tại của thị trường thì chính bạn đang bị FUD đó.
Pump và Dump: Dùng để chỉ một nhóm “cá mập” (những người có nhiều tiền) thao túng thị trường, họ sẽ chọn đồng coin nào đó rồi đẩy giá lên từ từ, sau đó tung thông tin giả để tạo FOMO rồi sau đó bán tháo đồng loạt khiến giá coin đó tụt thê thảm.
Qua bài viết trên bạn đã biết Crypto là gì rồi đúng không? Trong những năm gần đây Crypto trở thành một xu hướng đầu tư của rất nhiều người và số người thành công nhờ Crypto cũng rất lớn. Nếu thật sự đam mê với Crypto bạn hãy nhanh tay dành lấy miếng bánh ngon này nhưng phải thật tỉnh táo tránh những dự án ma nhé!