CPM là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong marketing và mỗi nhân viên marketing đều phải biết CPM là gì. Tuy nhiên với những người mới vào nghề hoặc những người trong lĩnh vực khác khi gặp thuật ngữ CPM sẽ còn rất hoang mang và không hiểu. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn CPM là gì và những kiến thức khác liên quan đến CPM, hãy cùng theo dõi để hiểu hơn về CPM bạn nhé!
CPC là gì?
Cost Per Click được viết tắt là CPC. Có nghĩa là chi phí được tính trên mỗi lượt nhấp chuột (click).
Ví dụ: Google Ads tính phí trên mỗi lượt nhấp chuột của khách hàng khi vào link quảng cáo website của bạn.
Mỗi khi khách hàng click vào các link có biểu tượng quảng cáo trong ảnh, bạn sẽ mất tiền.
CPC nên dùng gì nào?
CPC tốt cho Lead Generation ( tìm kiếm và dẫn dụ người dùng). Nếu như bạn xác định được rõ ràng cách dẫn dắt kích thích người dùng thì CPC là lựa chọn tốt nhất vì với loại quảng cáo này sẽ tiết kiệm được cho bạn tốt nhất cùng với tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.
CPC nên dùng khi khách hàng đã có nhu cầu sẵn có và dễ dàng ra quyết định (hành động) khi nội dung quảng cáo của bạn đủ hay và kêu gọi hành động hợp lý (CTA).
Ưu điểm của CPC
Nếu user không có nhu cầu thì họ sẽ không bấm vào quảng cáo của bạn (trừ những trường hợp bấm nhầm) thì bạn sẽ không mất tiền cho quảng cáo đó. Và đương nhiên khi user bấm vào quảng cáo thì thường là họ đang quan tâm, có nhu cầu nên tỉ lệ chuyển đổi của CPC sẽ là cao hơn.
CPM là gì?
Cost Per Impression được viết tắt thành CPM nghĩa là chi phí dựa trên lượt hiển thị. (thường lấy mốc là 1000 lượt hiển thị)
Ví dụ trong quảng cáo Facebook, quảng cáo của bạn hiển thị 10.000 lần bị trừ số tiền là 500.000đ vậy CPM là 50.000đ (cho một 1000 lượt hiển thị).
CPM giúp bạn hiển thị thông điệp quảng cáo cho khách hàng mục tiêu biết đến. Vì vậy CPM thường được sử dụng để xây dựng thương hiệu, tăng nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp, công ty hay các sản phẩm dịch vụ.
Ví dụ: Thương hiệu như Coca-cola hay Starbucks thường sử dụng CPM, bởi vì họ không cần khách hàng click vào và hành động gì đó như mua hàng, đăng ký thành viên…Mục tiêu của họ là tên tuổi doanh nghiệp, logo, hình ảnh doanh nghiệp được hiển thị thường xuyên trên tường Facebook.
CPA là gì?
CPA (Cost per Action) là phương thức quảng cáo mà ở đó người thuê quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện, như hoàn thành mẫu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm ứng dụng, đăng ký tài khoản, điền form, mua hàng…
CPA thường được sử dụng phổ biến trong hình thức kiếm tiền online tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing). Khi đó bạn là Publisher (Affiliater) quảng cáo sản phẩm cho một Merchant (Người bán) dựa trên sự quản lý của một platform Affiliate Marketing. Khi có khách hàng (từ Publisher) phát sinh các hành động (CPA) mà Merchant mong muốn bạn sẽ được nhận Commission (hoa hồng).
Một số CPA networks phổ biến trên thế giới có thể kể đến như
Peerfly
Clickdealer
CPALead
VaultMedia
Clickbooth
AdCombo
Clinkad
Một số nền tảng Affiliate phổ biến tại Việt Nam
Accesstrade
MasOffer
Civi
Adflex
Adpia
Lazada
Unica, Edumall, Kyna.
CPS là gì?
CPS là viết tắt từ Cost Per Sales, có nghĩa là chi phí tính dựa trên mỗi đơn hàng thành công.
CPL là gì?
CPL là Cost Per Leads, có nghĩa là chi phí tính dựa trên mỗi thông tin khách hàng có được.
CPI là gì?
CPI là Cost Per Install, có nghĩa là chi phí dựa trên mỗi lượt cài đặt ứng dụng thành công.
CPO là gì?
CPO là Cost Per Order có nghĩa là chi phí dựa trên mỗi lượt đặt mua hàng.
CPO khác với CPS ở chỗ là bạn sẽ được tính tiền ngay khi khách hàng đặt mua. Còn CPS là khi đơn hàng đã hoàn tất thì bạn mới được tính phí.
CPO thường áp dụng chạy cho các sản phẩm dịch vụ cao cấp cần sự tư vấn chu đáo mới phát sinh giao dịch. Ví dụ như thông thường sẽ là các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe, làm sạch, thực phẩm chức năng, sản phẩm sinh lý.
CPD là gì?
CPD là cụm từ viết từ của Cost Per Duration, nghĩa là chi phí dựa trên thời gian hiển thị.
Đây là một hình thức quảng cáo cực kỳ mắc tiền vì hiệu quả quảng cáo của nó rất lớn.
CPD theo ngày – tuần – tháng trên Kenh14CPD trên VNexrepss có thể lên đến hàng trăm triệu mỗi tuần
CPD áp dụng cho quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sự kiện hay công bố sản phẩm mới của các hãng lớn. Quảng cáo theo hình thức này thì vị trí quảng cáo thường thuộc các vị trí to và đẹp nhất của trang chủ các website có lưu lượng traffic cực lớn.
Sự khác biệt giữa CPC và CPM
Với CPC cho phép các doanh nghiệp có thể đặt giá thầu thủ công cho quảng cáo của mình và bạn có thể trả ít hơn giá thầu bạn đặt. Quảng cáo này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và tỷ lệ chuyển đổi cao vì khi người dùng có sự quan tâm và nhu cầu họ mới click vào quảng cáo của bạn và lúc đó mới tính tiền cho một click.
CPM là quảng cáo hiển thị nên khi người dùng không quan tâm hay không nhìn quảng cáo của bạn thì bạn vẫn phải trả tiền cho lượt hiển thị đó. Tuy nhiên, quảng cáo CPM là một lựa chọn tối ưu các doanh nghiệp muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu của mình. Chạy quảng cáo bằng hiển thị quảng cáo dưới dạng banner này có hiệu quả rất tốt cho chiến dịch Remarketing, đi với những người đã ghé thăm trang web của bạn nhưng chưa thực hiện chuyển đổi, giúp bạn theo chân khách hàng và nâng cao thương hiệu vì sau đó họ đi đâu cũng thấy quảng cáo của bạn nhưng không làm phiền khách hàng.
Quảng cáo CPM là gì?
CPM là chữ viết tắt của “cost per 1000 impressions” (giá mỗi 1000 lần hiển thị). Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.
Ưu nhược điểm của quảng cáo CPM
Ưu điểm
Quảng cáo CPM là loại quảng cáo đơn giản, dễ sử dụng và dễ kiếm tiền do người dùng không phải làm gì khác ngoài việc đặt quảng cáo trên blog cho quảng cáo hiển thị. Các công việc còn lại như tìm kiếm nhà quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán, … đều do các hệ thống quảng cáo làm. Loại quảng cáo CPM này hầu như đều có thể đặt trên mọi loại blog và website.
Nhược điểm
Đối với bên cho đặt quảng cáo, CPM là một hình thức trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu blog hay website của bạn có ít người xem và số lượng pageview của bạn không nhiều thì bạn sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu từ nó.
Đứng từ góc độ của người set quảng cáo, CPM sẽ gây lãng phí một lượng nhất định những quảng cáo hiển thị nhưng không “lọt” vào tầm nhìn của khách hàng.
Ứng dụng quảng cáo CPM vào chiến dịch truyền thông
Tùy vào mục tiêu marketing nói chung, mục tiêu truyền thông nói riêng để lựa chọn hình thức quảng cáo cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp bạn.
Mỗi một nền tảng quảng cáo Google Adwords, GDN hay Adnetwork có những khác biệt nhất định, phù hợp hay mang lại hiệu quả tối ưu trong từng giai đoạn của sản phẩm và thương hiệu. Người làm marketing cần có nhiều kinh nghiệm trên các nền tảng cũng như “ăn nằm” với thương hiệu để lựa chọn ra hình thức quảng cáo mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp.
Một chiến dịch truyền thông thành công, cần kết hợp với nhiều công cụ, kênh khác nhau mới có thể mang lại sức ảnh hưởng, có hiệu quả. Không ít newbie chưa nắm vững kiến thức marketing nền tảng, thần thánh hóa hình thức chạy quảng cáo và gọi đó là marketing. Ngay cả chạy quảng cáo CPM cũng cần nằm trong một chiến lược marketing tổng thể. Nếu còn mới mẻ hãy liên hệ với người đi trước hoặc tư vấn viên trên các hệ thống nền tảng đó và đừng sợ sai, hãy cứ thử để rút ra được kinh nghiệm cho chính mình.
Qua bài viết trên bạn đã biết được CPM là gì rồi đúng không? CPM mang đến rất nhiều lợi ích tuy nhiên cũng có những nhược điểm ảnh hưởng đến kết quả công việc. CPM được ứng dụng rất nhiều, hiểu được CPM là gì sẽ giúp công việc của bạn được thực hiện tốt hơn.