CMS là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong quá trình vận hành trang web. Những ai học lập trình hoặc thường xuyên tiếp xúc với máy tính thì cũng sẽ có vài lần nghe đến WordPress, Joomla…đây đều là những CMS chuyên dụng đang nhận được rất nhiều sự tin dùng của mọi người trên toàn thế giới. Thế nhưng bạn đã thật sự biết CMS là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết CMS là gì và những CMS phổ biến năm 2020 là gì nhé!
CMS là gì?
CMS là chữ viết tắt của Content Management System. Còn gọi là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung. Nội dung ở đây là text, video, nhạc, hình ảnh, files… CMS là nơi người quản trị Website có thể cập nhật, thay đổi nội dung trên Website. Một hệ thống CMS tốt sẽ cho phép vận hành Website mà không cần sự can thiệp, hỗ trợ từ người lập trình trang web.
Hệ thống CMS giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hiện nay có rất nhiều công ty sử dụng. Không chỉ là công ty mà hiện nay các blog cá nhân cũng ra đời nhiều, giải pháp sử dụng CMS giúp dễ dàng xây dựng website và quản lý nội dung. Bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí xây dựng website.
Chức năng chính của CMS là gì?
CMS có vai trò quan trọng trong việc điều khiển và vận hành trang web. Với các chức năng cơ bản như sau:
Tạo, lưu trữ các nội dung trên trang web
Chỉnh sửa, thêm, bớt nội dung
Chuyển và chia sẻ nội dung
Quản lý và phân quyền người dùng
Do đó, các doanh nghiệp cần cài đặt CMS trong website để quá trình vận hành doanh nghiệp được thực hiện thuận lợi hơn. Đồng thời góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vị thế thương hiệu.
Tại sao phải sử dụng CMS?
CMS mang đến khá nhiều lợi ích cho cá nhân lẫn doanh nghiệp. Do đó vì 3 lý do dưới đây, CMS đang trở nên quan trọng:
Giúp website trở thành kênh marketing hiệu quả
Có thể nói rằng, CMS có vai trò quan trọng trong việc đưa website trở thành kênh marketing hiệu quả. Thông qua hệ thống này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các hình thức tiếp thị như email marketing, content,… một cách hiệu quả nhất, thu hút được đông đảo khách hàng tiềm năng cũng như quảng bá thương hiệu ra thị trường.
Giúp cập nhật nội dung
Content marketing là hình thức tiếp thị phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Vì thế, sự xuất hiện của hệ thống CMS đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại hiệu quả cho các chiến dịch content marketing.
Với CMS, doanh nghiệp có thể tạo, chỉnh sửa cũng như xuất bản nội dung một cách dễ dàng, nhanh chóng ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào chỉ với một vài thao tác nhỏ. Ngoài ra, hệ thống này còn có chức năng lưu nháp nội dung chưa hoàn thành. CMS hỗ trợ khả năng hạn chế truy cập, tự động xuất bản, thêm các ứng dụng video, hình ảnh,… Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát cũng như duy trì nội dung tiếp thị của mình dưới mọi hình thức.
Đảm bảo, duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp
Với CMS, việc chỉnh sửa và xây dựng nội dung trang web được thực hiện một cách dễ dàng. Còn cho phép nhiều người cùng chỉnh sửa trên cùng một giao diện. Điều này không chỉ giúp cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp được duy trì nhất quán hơn mà còn tiết kiệm không ít chi phí, thời gian và nhân lực cho doanh nghiệp.
CMS hoạt động như thế nào?
Khi xây dựng một trang web, người dùng phải thực hiện 2 bước:
Xác lập giao diện bên ngoài (front-end)
Quản lý hệ thống bên trong (back-end)
Bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, như CSS, JavaScript (cho front-end) và PHP, Python, JavaScript (cho back-end),…
Còn đối với CMS, quy trình này sẽ được giản lược hơn. Bằng cách xây dựng hệ thống quản lý với giao diện chạy trực tiếp trên trình duyệt, người dùng sẽ sử dụng content editor để tạo bài viết, trang web, xuất bản thông tin,… thay vì viết code như trước đó. Ngoài ra, với hệ thống này, để chèn nội dung, người dùng không cần phải trực tiếp truy cập vào server. Họ chỉ cần chỉnh sửa qua giao diện quản lý được cài đặt sẵn.
Phân loại CMS
CMS open source là gì?
CMS open source hay còn gọi là CMS mã nguồn mở, là một hệ thống quản trị khá phổ biến và dễ dàng sử dụng. Ưu điểm của CMS này có đầy đủ những tính năng cần thiết như quản lý trang, bài viết, tài khoản, hay các liên kết, tag, cấu hình,… ngay sau khi cài đặt lên máy chủ.
CMS tự code, xây dựng hay dùng Framework
Với CMS dạng này, khi cài đặt đòi hỏi người dùng phải tự code lại toàn bộ. Điều này sẽ khiến cho việc cài đặt trở nên khó khăn, phức tạp hơn nhưng bù lại, người dùng có thể tùy chọn giao diện thiết kế ưng ý và phù hợp nhất.
CMS bị tính phí
CMS tính phí người dùng phải bỏ tiền cho việc mua bản quyền. Và vì thế, đơn vị cung cấp sẽ tiến hành tất cả mọi thao tác như sửa lỗi, nâng cấp hay vận hành hệ thống,… Đặc biệt, hệ thống này hoạt động ổn định hơn với nhiều tính năng riêng biệt hấp dẫn hơn.
So sánh các CMS thông dụng hiện nay
CMS WordPress là gì?
WordPress là CMS thông dụng nhất hiện nay. WordPress được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP và được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại điện tử quy mô nhỏ, hay các trang web bán hàng chuyên một ngành hàng. WordPress còn được đính kèm với các gói dịch vụ hosting gọi là Hosting WordPress. Đây là những hosting được tối ưu chỉ dành cho hệ quản trị nội dung CMS WordPress. Khi sử dụng các gói hosting này, website WordPress của bạn sẽ hoạt động tối ưu nhất.
CMS Joomla là gì?
Joomla là CMS phổ biến thứ hai sau WordPress. Với ưu điểm vượt trội là dễ dàng sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có trình độ chuyên môn cao. Ngày nay, Joomla đang bị mất dần ưu thế nhưng tính thuận tiện của CMS này là hoàn toàn không thể phủ nhận.
Những đặc tính cơ bản của Joomla bao gồm: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Hầu hết các website trên thế giới đều sử dụng Joomla, từ những website cá nhân đến hệ thống web doanh nghiệp, từ web đơn giản đến những website có nội dung phức tạp, đòi hỏi phải thiết lập nhiều dịch vụ và ứng dụng cho người dùng.
CMS Drupal là gì?
Drupal được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP và là sự lựa chọn lý tưởng cho các trang web có quy mô trung bình hoặc lớn. Bởi sự linh hoạt, khả năng tùy chỉnh tốt cũng như hệ thống plug-in đa dạng của nó. Thông thường, các trang web trên lĩnh vực tin tức, thương mại điện tử, các trang web theo yêu cầu,…. sẽ sử dụng Drupal trong việc tạo lập và quản lý website của mình.
CMS Magento là gì?
Magento cũng là CMS sử dụng ngôn ngữ PHP làm nền tảng và lưu trữ dữ liệu tại MySQL. Ưu điểm của CMS này là sử dụng mã nguồn mở, do đó người dùng có thể tự chọn giao diện hay cấu hình tùy theo ý thích.
CMS Opencart là gì?
Opencart là CMS được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ PHP. CMS Opencart sử dụng mã nguồn mở. Bên cạnh đó nó còn là sự lựa chọn tối ưu cho các hệ thống bán hàng online.
CMS Typo3
Typo3 là CMS được viết bằng PHP. Typo3 có thể chạy trên một số máy chủ web, chẳng hạn như Apache hoặc IIS, trên đầu nhiều hệ điều hành, trong đó có Linux, Microsoft Windows, FreeBSD, mac OS,…
CMS Dotclear
Dotclear là một ứng dụng xuất bản blog nguồn mở được phân phối theo GNU GPLv2. Được phát triển ban đầu bởi Olivier Meunier từ năm 2002, Dotclear hiện đã thu hút được một nhóm các nhà phát triển vững chắc và được ứng dụng rộng rãi tại Pháp.
Một số phần mềm CMS khác
Ngoài ra những CMS kể trên ra còn có một số CMS khác bao gồm:
Chamilo
DotNetNuke (ASP)
Kentiko (ASP)
Liferay (JSP)
Mambo (PHP)
NukeViet (PHP)
PHP-Nuke (PHP)
Rainbow (ASP)
Xoops (PHP)
Cake
Shopify,…
CMS tốt nhất hiện nay là gì?
Nhắc đến CMS tốt nhất hiện nay, không thể không kể đến WordPress. Đây là hệ thống dễ dàng sử dụng và xây dựng nhất, vì thế nó không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn thông dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Trước đây, WordPress được lập ra với mục đích giới thiệu công ty, trang blog cá nhân,… Dần dần, hệ thống này ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều chức năng đa dạng như: forum, blog, website trên nhiều lĩnh vực,… Thậm chí, nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPS, Hosting còn mở ra gói Hosting chỉ dành riêng cho WordPress mà thôi.
Giá Hosting WordPress có thể thay đổi tùy vào các hạn giới khác nhau. Việc bạn lựa chọn gói Hosting WordPress mình có đi kèm dịch vụ quản trị hay không cũng sẽ có các định giá khác nhau. Các dịch vụ quản trị Hosting WordPress này được gọi là Managed Hosting WordPress (MWP). Nhà cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ bạn quản lý cũng như tối ưu website của mình tốt nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm “MWP là gì?” để hiểu thêm về gói hosting này.
Để sử dụng WordPress, người dùng không đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn quá cao. Họ chỉ cần có kiến thức cơ bản về lập trình PHP, MySQL và HTML CSS là đủ.
Có phải WordPress là CMS mạnh nhất hiện nay?
Nếu bạn đang muốn xây dựng một blog cá nhân hoặc một website bán hàng mà đáp ứng đủ cho thị trường Việt Nam thì nên sử dụng WordPress. Nếu bạn muốn tự mình phát triển các plugin và theme của WordPress thì mình nghĩ cũng không khó, chỉ cần bạn biết lập trình PHP căn bản, biết MySQL, HTML CSS là có thể làm được.
Ưu điểm và nhược điểm của CMS là gì?
Ưu điểm:
Sử dụng CMS không cần biết lập trình.
Dễ dàng cài đặt và cập nhật cho mã nguồn của CMS và plugin, themes, extension liên quan.
Có nhiều lựa chọn từ hàng ngàn themes được thiết kế sẵn.
Bạn có thể thêm chức năng bằng cách sử dụng plugin hay extensions, như là SEO, bảo mật, newsletter, social media, và cửa hàng online.
CMSs có sẵn tính năng quản lý người dùng. Bạn có thể nhanh chóng tạo người dùng và phân quyền cho họ như là subscriber, author, editor, và administrator.
Hầu hết các CMSs có sẵn cộng đồng lớn sử dụng chúng, có sẵn diễn đàn hỗ trợ, online chat, Slack channels, những group, hội nhóm trên mạng xã hội.
CMSs có tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết. Bạn có thể xem các tài liệu online, trang FAQ, mô tả plugin và themes, hướng dẫn, videos.
Hầu hết các CMSs đều miễn phí, vì vậy bạn chỉ cần phải mua hosting và tên miền (tên miền cũng được miễn phí luôn đối với một số web host) .
Nhược điểm:
Các themes được thiết kế sẵn thường bị rập khuôn. Mặc dù themes có thể cho phép bạn chỉnh giao diện nhưng nếu bạn chọn một cái quá phổ biến thể nào bạn cũng đã thấy nó trùng với các website khác trên mạng.
CMSs có độ linh hoạt thấp hơn so với những website tự code. Nếu bạn muốn một tính năng độc nhất nào đó bạn sẽ cần phải thuê lập trình viên để thiết lập nó.
Websites sử dụng các CMS phổ biến thường là đối tượng của hackers. Nhưng dĩ nhiên bạn có thể cài thêm plugin bảo mật để gia tăng sức mạnh bảo mật cho website.
CMSs có thể làm website chậm lại. Các trang sẽ không load nhanh như là những trang web được code thủ công. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần trợ giúp từ plugin và extensions để tối ưu thời gian tải trang, hay tăng tốc website.
Qua bài viết trên bạn đã biết CMS là gì rồi đúng không? Tuy được khen tặng với rất nhiều ưu điểm nhưng CMS cũng có một số nhược điểm cần phải khắc phục, các bạn hãy lưu ý nhé! Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống.