Một doanh nghiệp có nhiều bộ phận hoạt động để cho doanh nghiệp ấy phát triển mạnh mẽ. Vị trí CMO là một vị trí quan trọng, một mắt xích không thể tách rời trong một doanh nghiệp. Vậy CMO là gì? Vì sao CMO lại quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp đến vậy? Hãy cùng La Factoria Web tìm hiểu những nội dung sau đây.

CMO là gì?
CMO là viết tắt của cụm từ Chief Marketing Officer, được hiểu là Giám đốc Marketing. CMO là giám đốc điều hành công ty cấp cao, chịu trách nhiệm về các hoạt động trong tổ chức liên quan đến việc tạo ra, tiếp thị và cung cấp các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, khách hàng hoặc đối tác kinh doanh.
Nhiệm vụ chính của CMO là tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và tăng doanh số bán hàng bằng cách phát triển một kế hoạch tiếp thị toàn diện nhằm thúc đẩy sự nhận diện thương hiệu và giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh. Để đạt được các mục tiêu của riêng họ và định hình hiệu quả hồ sơ đại chúng của công ty, các CMO phải là những nhà lãnh đạo xuất sắc và đảm nhận tiếng nói của khách hàng trong toàn công ty.
Giám đốc tiếp thị thường báo cáo với Giám đốc điều hành (CEO) hoặc Giám đốc hoạt động (COO). Một CMO có kiến thức nền tảng vững chắc về công nghệ thông tin cũng có thể giữ chức danh giám đốc công nghệ tiếp thị (CMT). Tuy nhiên, trong một số giao dịch lớn hơn, các vị trí đó là riêng biệt và CMT sẽ báo cáo cho CMO.

CMO còn là Chief Medical Officer, Giám đốc y tế. CMO là giám đốc phụ trách chính cho các bệnh viện, cửa hàng và các tổ chức khác.
Công việc cụ thể của CMO
CMO là người điều hành phụ trách phát triển chiến lược quảng cáo và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, cũng như tiếp cận khách hàng. CMO là một ví trí cao trong doanh nghiệp nên công việc, nhiệm vụ thường yêu cầu rất cao.
Thực hiện các hoạt động của bộ phận Marketing
– Lên kế hoạch, đề ra các giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Điều hành và thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng. Từ đó xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả cho hoạt động tiếp thị.
Xây dựng và đề xuất ngân sách cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Thực hiện, điều hành ngân sách theo đúng kế hoạch.
– Nắm bắt các xu hướng Marketing mới
Trên thị trường tồn tại hàng trăm xu hướng kinh doanh cùng tồn tại ở một thời điểm nhưng chỉ có vài xu hướng liên quan, có sức hút với doanh nghiệp. Vậy nên cần lựa chọn xu hướng, chiến dịch, hướng đi nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp? CMO là người phân tích và quyết định.
Lựa chọn đúng xu hướng có thể mở ra một thị trường cũng như mở rộng tệp khách hàng hoàn toàn mới. Tuy nhiên, không phải tất cả xu hướng đều có “tuổi thọ” lâu dài. Với một CMO, việc liên tục cập nhật và nắm bắt những xu hướng marketing, cập nhật thông tin thị trường là “đòn bẩy” đưa doanh nghiệp đi xa hơn.
– Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả marketing các CMO dựa trên số liệu đo lường cụ thể, thông qua các công cụ phân tích từ doanh thu bán hàng, mức độ tiếp cận trên internet…
Vì vậy việc đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cần được CMO xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng trước khi các doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch Marketing sao cho chiến dịch đem lại hiệu quả thành công nhất.

Tham mưu chiến lược cho CEO
CMO có nhiệm vị tham mưa cho ban giám đốc về các kế hoạch, chiến lược truyền thông, phát triển doanh nghiệp và thương hiệu.
Các nhiệm vụ là đề xuất các kế hoạch về nhân sự, hoạt động với giám đốc và thực hiện nhiệm vụ sau khi được duyệt.
Báo cáo định kỳ với giám đốc về tình hình thực hiện các dự án marketing, các vấn đề về marketing cho CEO.
Phối hợp làm việc hiệu quả với phòng ban khác
Bất kỳ bộ phận, vị trí nào trong doanh nghiệp đều hoạt động tập thể chứ không tách mình ra hoạt động độc lập được. CMO cũng vậy. Là cá nhân nhưng CMO điều hành nhóm, bộ phận cho nên họ hợp tác với các bộ phận khác để giúp cho bộ phận của họ làm việc hiệu quả hơn.
CMO phối hợp với bộ phận nhân sự để tìm kiếm những tài năng và phát triển những nhân tài để họ phát huy những tiềm năng của mình.
CMO phối hợp với phòng kinh doanh, sản xuất… để mang lại hiệu quả cho chiến dịch marketing, đưa ra chính sách phù hợp với khách hàng, đối tác.
Ngoài ra, việc tạo dựng một văn hóa hợp tác, nơi mà mọi người đều được lắng nghe, đều có tiếng nói cũng hết sức quan trọng. Một CMO giỏi sẽ biết cách áp dụng những nguyên tắc vào công việc thường ngày để khơi nguồn cho những ý tưởng mới trong hoạt động marketing.
Thông qua các hoạt động nội bộ, các vấn đề có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ mới, đồng thời cũng dẫn đến những giải pháp hiệu quả không ngờ kích thích những ý tưởng, những vấn đề, xóa tan khoảng cách của những vách ngăn bàn làm việc đang bị gò bó.
Xây dựng, thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng
CMO là người sẵn sàng đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu, từ đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng khách hàng. CMO giữ mối quan hệ với khách hàng gián tiếp thông qua những chính sách, chiến dịch marketing cho sản phẩm. CMO xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh với đối tác.
Đón nhận, tổng hợp các thông tin, ý kiến đánh giá của khách hàng về công ty và các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chuyển những ý kiến này đến các bộ phận tương ứng để giải quyết kịp thời.
Xây dựng mối quan hệ với đối tác

Doanh nghiệp cần có sự liên kết cả trong và ngoài doanh nghiệp. Sự hợp tác với các doanh nghiệp khác giúp thúc đẩy để cả 2 bên cùng có lợi. Duy trì mối quan hệ với các đối tác liên quan đến truyền thông, marketing của công ty như quan hệ với báo chí, các công ty tổ chức sự kiện, agency….
CMO có vai trò quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp?

Xây dựng hình ảnh và khẳng định thương hiệu
Đối với lĩnh vực kinh doanh, thương hiệu chính là tài sản vô hình cần được quan tâm. Có thương hiệu thì dù nhà xưởng có mất đi cũng có thể gây dựng lại được. Vì thương hiệu là dấu ấn với khách hàng, để có được dấu ấn ấy không hề dễ dàng.
Nếu tạo được thương hiệu uy tín, chất lượng bạn sẽ có được sự trung thành của khách hàng và việc kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi. Thương hiệu được tạo nên từ sự tin cậy, tín nhiệm và sẵn sàng bỏ ra mức tiền cao hơn để sử dụng sản phẩm thuộc thương hiệu của doanh nghiệp. Và vai trò, trách nhiệm của CMO chính là xây dựng và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Nắm bắt các xu hướng mới trên thị trường
CMO cần liên tục cập nhật những xu hướng mới và chọn lựa cho phù hợp, rồi đầu tư những khoản chi phí lớn để nắm bắt cơ hội. Bởi khi chọn lựa đúng xu hướng, có thể mở ra thị trường mới và có các nhóm khách hàng mới.
Đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing
Giống như yêu cầu công việc, một chiến dịch marketing có hiệu quả hay không, có nên tiếp tục được thực hiện hay không, phân bố ngân sách cho chiến dịch đó nữa… Đánh giá chiến dịch marketing để chọn ra phương pháp gây ảnh hưởng, tiếp cận khách hàng phù hợp nhất.
Tạo dựng môi trường và văn hóa hợp tác
CMO, họ phải là người tìm kiếm những tài năng và phát triển nhân sự để họ phát huy những tiềm năng của mình. Hơn nữa CMO phải tạo được cảm hứng làm việc, biết lắng nghe giúp nhân viên có tiếng nói và phát huy sức sáng tạo. Một CMO giỏi sẽ biết cách phát triển ý tưởng, xóa tan khoảng cách của những nhân viên trong bộ phận.
CMO phải đứng đặt mình là khách hàng để thấu hiểu và tìm insight khách hàng
Công việc của người làm Marketing không phải bán sản phẩm, dịch vụ mà là phát triển và chăm sóc tốt nhất cho sự trải nghiệm khách hàng. Tìm ra insight của khách hàng để có hướng đi marketing phù hợp. Do đó, CMO cần phải có những biện pháp cải thiện và bảo vệ trải nghiệm khách hàng.
CEO là gì?
CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer, có nghĩa là Giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành CEO là người có cấp cao nhất trong một công ty, người có trách nhiệm chính bao gồm việc đưa ra các quyết định quan trọng của công ty, quản lý các hoạt động và nguồn lực tổng thể của một công ty, đóng vai trò là đầu mối giao tiếp chính giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị và hoạt động của công ty. CEO là bộ mặt đại diện cho công ty. Giám đốc điều hành được bầu bởi hội đồng quản trị và các cổ đông.

Bên cạnh CEO, bạn còn thấy thuật ngữ Founder and CEO. Founder CEO là một cá nhân thành lập công ty và giữ chức vụ giám đốc điều hành (CEO) của công ty đó.
Nếu Giám đốc điều hành không phải là người thành lập giữ vị trí thì nó được bổ nhiệm hoặc kế nhiệm.
CCO là gì?
CCO là Giám đốc kinh doanh, viết tiếng anh là Chief Customer Office, Chief Commercial Officer hoặc thỉnh thoảng gọi là Chief Business Officer – Giám đốc kinh doanh. Là một vai trò cấp điều hành, người nắm giữ chịu trách nhiệm về chiến lược thương mại và sự phát triển của một tổ chức. Nó thường bao gồm các hoạt động liên quan đến tiếp thị, bán hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ khách hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và thị phần.
CCO thường báo cáo với giám đốc điều hành CEO và có khả năng là thành viên của hội đồng quản trị.
Ngoài ra CCO cũng được viết tắt cho Chief Compliance Officer – Giám đốc Tuân thủ. Chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát và quản lý các vấn đề tuân thủ quy định trong một tổ chức. CCO thường báo cáo cho giám đốc điều hành CEO.
CPO là gì?
CPO là viết tắt của cụm từ Chief Product Officer, chỉ chức danh Giám đốc sản xuất hay Quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp. Chief Product Officer nằm trong đội ngũ các cấp cao của doanh nghiệp. Là người cầm trịch tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm và toàn bộ các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm đó.
CFO là gì?
CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer. CFO là Giám đốc tài chính, là một vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính CFO phụ trách các lĩnh vực như nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

CHRO là gì?
CHRO là viết tắt của cụm Chief Human Resources Officer, có nghĩa là Giám đốc nhân sự.
CHRO là người có nhiệm vụ lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, cụ thể hơn là tuyển dụng, huấn luyện những người mà họ có thể phát huy tối đa năng lực, tính sáng tạo của bản thân, tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp.
CBDO là gì?
CBDO viết tắt của cụm Chief Business Development Officer, có nghĩa là Giám đốc phát triển kinh doanh. CBDO là một chức vụ trong một công ty được ủy nhiệm bên cạnh các chức năng điều hành khác. Chức danh này được sử dụng để xác định một vị trí cấp cao cùng với CEO.
Các CBDO có một kiến thức rộng và toàn diện về tất cả các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của công ty với tầm nhìn định hướng về quan điểm xác định doanh số bán hàng mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và yêu cầu việc phát triển sản phẩm đó sẽ được phối hợp với R&D.
COO là gì?
COO viết tắt của Chief operations officer, là Giám đốc điều hành. Tuy nhiên Chief operations officer khác với Chief Executive Officer. COO cấp thấp hơn CEO.
Công việc chính của COO là làm việc với các cán bộ cao cấp khác của công ty vd như CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp công việc cho CEO. Cơ bản CEO là “tổng giám đốc” thì COO tương đương với “phó tổng”. Như vậy COO sẽ là “cánh tay phải đắc lực” của CEO. Nếu trong công ty CEO kiêm luôn vai trò chủ tịch (president) thì COO sẽ kiêm nhiệm vai phó chủ tịch (vice president).
CLO là gì?
CLO là Chief Legal Officer, được hiểu là Giám đốc Pháp lý. CLO là người giám sát toàn bộ các khía cạnh pháp lý trong hoạt động của một doanh nghiệp. Vị trí này có trách nhiệm giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những rủi ro pháp lý bằng cách cung cấp cố vấn về các vấn đề pháp luật.

CAE là gì?
CAE viết tắt của Chief Audit Executive, có nghĩa là Giám đốc điều hành kiểm toán. CAE là người chịu trách nhiệm chung về vấn đề kiểm toán nội bộ. Quản lý trực tiếp các giao dịch của công ty và chịu trách nhiệm về việc thực hiện, điều hành kế hoạch kiểm toán cũng như tuân thủ điều lệ kiểm toán được phê duyệt. CAE cũng chịu trách nhiệm về mặt hành chính trước giám đốc điều hành (CEO) và về mặt chức năng hoạt động trước ủy ban kiểm toán.
Giám đốc điều hành kiểm toán là người hiểu rõ các rủi ro trong chiến lược của công ty đối với vấn đề pháp lý và kiểm soát, cũng như đề xuất phương án để hạn chế, khắc phục những rủi ro ấy.
CRO là gì?
CRO là viết tắt của cụm từ Chief Risk Officer – Giám đốc quản trị rủi ro. Giám đốc quản trị rủi ro CRO có trách nhiệm tổ chức hệ thống rủi ro của doanh nghiệp, phục vụ hoạt động chiến lược của doanh nghiệp.
CRO cần phải phân tích kỹ các vấn đề, chiến lược của doanh nghiệp dưới góc độ rủi ro trong các cuộc họp. CRO cần phân loại các rủi ro theo lĩnh vực cụ thể, quản trị những rủi ro một cách hiệu quả, và cả các cơ hội liên quan.
Với những thông tin trên bạn đã có kiến thức cơ bản về các vị trí trong một doanh nghiệp, CMO là gì, CEO là gì, CCO là gì…. Bên cạnh đó là những vai trò quan trọng của CMO – Giám đốc Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp.