Chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe nhắc đến Chatbot rồi đúng không? Hiện nay, Chatbot đang được rất nhiều người sử dụng đặc biệt là được dùng nhiều trong giới kinh doanh. Bạn có bao giờ tự hỏi Chatbot là gì chưa? Nếu chưa hiểu về Chatbot và chưa biết Chatbot là gì hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn các bạn nhé!
Chatbot là gì?
Khái niệm
Chatbot là một phần mềm máy tính giúp tương tác/ nói chuyện với từng khách hàng TỰ ĐỘNG, 24/7. Chatbot Messenger là phần mềm được kết nối với Facebook Messenger, giúp hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng có thể thực hiện tự động.
Chatbot là một công cụ có thể giao tiếp, tương tác với con người thông qua trí tuệ nhân tạo đã được lập trình sẵn. Trong hầu hết các trường hợp thì chatbot được sử dụng qua ứng dụng nhắn tin để nói chuyện với con người.
Chatbot có thể sử dụng như một công cụ hiệu quả giúp cho việc chăm sóc khách hàng được thực hiện tự động 24/7. Trên thực tế, chatbot nhanh hơn con người trong việc đưa ra câu trả lời. Hơn nữa, với chatbot các doanh nghiệp sẽ không cần thuê nhân viên để chăm sóc khách hàng. Điều này giúp cho chi phí marketing của doanh nghiệp được giảm xuống.
Phân loại
Theo đúng cách mà chúng tương tác với người dùng, các chatbot thường được chia thành 2 loại:
Audiotory (âm thanh):
Siri (Apple)
Google Assistant (Google)
Cortana (Microsoft)
Javis của Tony – Stark
Textual (tin nhắn):
Thời trang – tư vấn quần áo (H&M)
Thực phẩm – order pizza (Dominos Pizza)
Làm đẹp – stylish cá nhân (Sephora)
Giao thông – thông tin tàu điện vùng Kanto (mau.me)
How it works?
Chatbot tương tác với con người qua âm thanh hoặc văn bản và sử dụng các platform để giao tiếp với bot. Phần mà các lập trình viên cần phát triển nằm toàn bộ ở phía sau gồm:
Translator: Dịch yêu cầu của user, giúp máy tính hiểu được yêu cầu mình cần thực hiện → quyết định việc chatbot có thông minh hay không.
Processor: Xử lý yêu cầu, thành phần này giúp khả năng của chatbot không bị giới hạn, máy tính làm được gì thì chatbot cũng làm được như vậy.
Respondent: Nhận output và đóng gói gửi trả lại messenger platform, trả lại cho người dùng kết quả.
Chatbot dùng để làm gì?
Trợ lý cá nhân (Personal Assistant): Mark Zuckerberg cũng đã sở hữu Jarvis riêng của mình từ năm 2016.
Chăm sóc khách hàng.
Đặt chỗ, mua hàng.
Thanh toán trực tuyến: Với facebook messenger platform, chức năng này mới chỉ được thử nghiệm (beta) ở Mỹ. Tuy nhiên các chatbot của các ngân hàng đã ra đời, việc thanh toán, gửi tiền có thể thực hiện dễ dàng.
Tin tức.
Tìm kiếm.
Hàng ngày đang có hơn 11.000 chatbot được sử dụng trên facebook. Ở một số quốc gia phát triển, các cửa hàng đang sử dụng kik như một kênh bán hàng hiệu quả.
Tại sao chatbot trở thành hot trend?
Tình hình thực tế
Thời đại bùng nổ của tin nhắn
28,2 tỷ tin nhắn di động đã được gửi trong năm 2017, gấp đôi so với năm 2012.
98% tin nhắn sẽ được đọc, với email tỷ lệ là 22%.
6 trong top các ứng dụng được cài đặt là ứng dụng nhắn tin.
Tỷ lệ gỡ bỏ các ứng dụng nhắn tin chỉ bằng một nửa so với các ứng dụng khác.
Số lượng người dùng hàng tháng của các ứng dụng nhắn tin:
WhatsApp: 1,5 tỷ [3]
Facebook messenger: 1,2 tỷ [4]
Wechat: 963 triệu [5]
kik: 300 triệu [6]
LINE: 217 triệu [7]
Zalo: 80 triệu 🇻🇳[8]
Số lượng người sử dụng các ứng dụng nhắn tin đã vượt qua số lượng người sử dụng các ứng dụng social và Facebook cũng đã giảm quảng cáo trên newfeed của người dùng, vậy không gian quảng cáo sẽ được chuyển đi đâu? Có thể chúng ta đã có câu trả lời.
Cơ hội kinh doanh mới xuất hiện và chatbot là giải pháp đầu tiên và đơn giản nhất mà chúng ta có thể tận dụng để tiếp cận với miếng bánh to mà khó ăn này.
Sự phát triển của NLP và NLU
“Cách mạng công nghiệp 4.0” đến và soi sáng con đường của chatbot. Chỉ khác bây giờ người ta không dùng búa và liềm nữa, thay vào đó là AI và machine learning (ML). AI và ML trở thành một trong những công nghệ được đầu tư mạnh nhất trong vài năm trở lại đây giúp cho Natural Language Processing (NLP), Natural Language Understanding (NLU) sử dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trở nên đơn giản và chính xác hơn rất nhiều. Chúng ta có thể tạo ra chatbot bằng câu lệnh if-else, tuy nhiên việc tạo ra những dumb-bot như vậy không đem lại nhiều giá trị vào năm 2018. NLP bây giờ trở yếu tố quyết định độ thông minh của chatbot. Các công cụ hỗ trợ việc xây dựng chatbot ngày một nhiều và chính xác hơn.
Hệ sinh thái, platform
Tất cả các top messenger đều có platform của riêng mình phục vụ cho việc xây dựng chatbot, gần như chúng giống nhau nên việc code một lần sử dụng cho nhiều platform là điều có thể. Gần đây mình khá bất ngờ khi biết Zalo cũng đã có platform của riêng mình.
Hệ sinh thái, các projects mã nguồn mở để xây dựng chatbot ngày càng hoàn thiện và đầy đủ, các bạn có thể sử dụng miễn phí (hầu hết) trên môi trường develop.
Các ngôn ngữ cũng có những thư viện riêng dành cho chatbot, các platform có công cụ phát triển (sdk) đầy đủ cho các service của mình.
Tất cả những điều này giúp việc tạo ra chatbot trong vòng 5 phút là điều hoàn toàn có thật, sắp tới mình sẽ viết một bài hướng dẫn cụ thể, chắc chắn không phải để clickbait hay câu view.
Lợi ích của Chatbot
Giảm thiểu chi phí
Sẽ lấy ví dụ với 2 dịch vụ đơn giản nhất:
Call center – Chatbot có thể giúp giảm 30% chi phí chăm sóc khách hàng
Facts:
Mỗi năm, các công ty tiêu tốn 1,3 nghìn tỷ USD cho 265 triệu cuộc gọi.
91% khách hàng khi không được thoả mãn sẽ không sử dụng lại dịch vụ.
Sử dụng Watson conversation của IBM
Giảm 80% các cuộc gọi đơn giản không cần nhân viên tư vấn.
24x7x365, không nghỉ phép, không ăn cưới, không đòi tăng lương, không đấm sếp, không chửi khách hàng.
15-200 USD (người) -> 1 USD (chatbot).
xử lý hơn 30.000 yêu cầu hỗ trợ của khách hàng.
giải quyết được hơn 40 trường hợp hỗ trợ khách hàng khác nhau.
Messenger services
Facts:
Bạn bán kem trộn online và có một công việc văn phòng (8 tiếng).
Mỗi ngày bạn nhận được 40 tin nhắn hỏi về sản phẩm.
Với mỗi khách hàng bạn mất khoảng 5p để xác nhận, trả lời → 5 x 40 = 200p
Tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng khoảng 50% (wow), mất thêm 5p để xác nhận đơn hàng, tính phí ship, ghi địa chỉ và chuẩn bị đơn hàng → 5 x 20 = 100p
Bạn muốn có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, sau khi mua hàng bạn hỏi khách hàng feedback, mỗi khách hàng mất 2p → 2 x 20 = 40p
Nhắn tin chúc mừng mỗi dịp sinh nhật, năm mới, 8/3, 20/10, rằm tháng 7 (áp dụng với các khách hỏi trên 20p mà không mua hàng) → 15p với tập khách hàng vừa phải.
Tổng cộng bạn mất **355p → ~ 6 tiếng/ngày **cho việc bán kem trộn.
Sử dụng chatbot do mình xây dựng:
Xây dựng một chatbot có thể đảm nhận toàn bộ quá trình từ hỏi sản phẩm, hỏi giá, ghi địa chỉ, chốt đơn hàng, xin feedback → miễn phí.
Platform có sẵn trên facebook, zalo, kik, instagram, có thể trả lời khách hàng 24x7x356 những yêu cầu đơn giản → miễn phí.
Không tốn tiền thuê nhân viên tư vấn phụ trách việc trả lời tin nhắn → tiết kiệm được 4-5tr.
Không bị bóc phốt nói năng xạo chó, khinh người, không bị ảnh hưởng bởi các khách hàng cô hồn hỏi 100 câu rồi không mua…
Nhắn tin chúc mừng khách hàng vào tất cả các ngày, thậm chí có thể kết hợp việc sử dụng thông tin lấy được từ khách hàng để tạo một tập dữ liệu khách hàng hoàn chỉnh, tiếp cận bạn của khách hàng, các nhóm khách hàng tiềm năng, phân tích chiến lược bán kem hiệu quả hơn.
1,3 nghìn tỷ cho 265 triệu cuộc gọi là con số khổng lồ mà các tổ chức vẫn phải chấp nhận để bỏ ra.
Theo IBM, đến năm 2020, 85% các dịch vụ liên quan đến khách hàng sẽ chuyển sang tự động.
Theo khảo sát của Deloitte, 56% các công ty đa truyền thông và công nghệ sẽ chuyển qua sử dụng các công nghệ chăm sóc khách hàng tự động trong tương lai gần, 33% sẽ có kế hoạch chuyển sang dùng các robot sử dụng AI trước năm 2019.
Theo nghiên cứu của Juniper Research, đến năm 2022, chatbot và NLP sẽ tiết kiệm 8 tỷ USD chi phí chăm sóc khách hàng của các công ty. So với 20 triệu USD ở năm 2017, đây chắc chắn là một miếng bánh lớn mà nhiều người sẽ nhảy vào.
Có nên sử dụng Chatbot Facebook không ?
Mình trả lời ngay cho bạn luôn: Hầu như ngành hàng nào cũng có thể sử dụng chatbot.
Vì thói quen của người tiêu dùng Việt Nam là cần tư vấn trước khi mua hàng.
Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, mình thường xuyên nhận được các câu hỏi như thế này trong phần tin nhắn:
Em ơi, kem dưỡng da bên em sử dụng như thế nào?
Em ơi, chị là khách hàng cũ thì có được giảm giá không?
Em ơi, đầm bên em mặc có ôm sát người không?…
Nói chung có vô vàn thắc mắc của khách hàng luôn.
Cho nên, thay vì ngồi trả lời từng câu hỏi lặp đi lặp lại đó, bạn hãy để cho Chatbot làm việc đó giúp bạn.
Để thời gian bạn còn làm những việc khác quan trọng hơn.
Không những thế, Chatbot còn giúp cho bạn nhiều hơn thế.
Chatbot giúp bạn trả lời bình luận tự động
Nếu bạn thường xuyên gặp những bình luận trên Facebook như sau:
Giá nhiêu.
Bán nhiêu.
Nhiêu tiền.
Bnhiu tiền.
Thì bạn nên sử dụng chatbot Facebook ngay và luôn.
Vì chatbot sẽ tự động trả lời những bình luận này cho bạn.
Bạn có thể soạn sẵn kịch bản trả lời tự động cho những bình luận như thế.
Ví dụ:
Dạ em chào chị ạ, giá của sản phẩm này là 200.000 VNĐ. Chị có thể để lại số điện thoại để em tư vấn ngay cho chị ạ.
Bạn có thể cài đặt phần trả lời tự động như thế cực kỳ dễ dàng.
Nhưng nếu khách hàng để lại số điện thoại trên Fanpage của bạn, và xảy ra tình trạng cướp khách ( tức là đối thủ sẽ vào Fanpage của bạn và lấy số điện thoại đó của khách mà tư vấn ).
Tình trạng cướp khách diễn ra hầu như tất cả ngành hàng khi kinh doanh online.
Chatbot tự động inbox khi khách hàng bình luận
Nếu bạn đang đau đầu với tình trạng cướp khách khi kinh doanh online, thì tính năng này sẽ giúp cho bạn.
Chatbot có thể giúp bạn tự động gửi tin nhắn cho khách hàng khi họ bình luận trên Fanpage.
Bạn có thể quy định nội dung gửi tin nhắn của chatbot luôn.
Công cụ tạo chatbot Facebook bán hàng tự động uy tín
Để tạo được chatbot, bạn phải sử dụng dịch vụ của 1 nhà cung cấp chatbot.
Các dịch vụ chatbot này đã lập trình sẵn những tính năng của chatbot, bạn chỉ cần chỉnh sửa nội dung nữa là xong.
Tầm quan trọng của chatbot trong kinh doanh trực tuyến
Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh doanh trực tuyến, Chatbot ngày càng quan trọng hơn và dần trở thành cầu nối, gắn kết giữa khách hàng với các thương hiệu lớn. Nó đóng vai trò hỗ trợ chủ doanh nghiệp tương tác với khách hàng, mang lại những lợi ích như:
Tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp và khách hàng
Nếu bạn thuê nhân viên để chăm sóc khách hàng, thì mỗi nhân viên trong cùng một thời điểm chỉ có thể trả lời tin nhắn cho một người duy nhất. Tuy nhiên, Chatbot có thể thay thế con người trả lời đồng loạt nhiều khách hàng khác nhau một cách nhanh chóng. Tiết kiệm được kha khá thời gian.
Với khả năng xử lý nhanh, Chatbot có thể tự động phản hồi tin nhắn ngay lập tức. Điều này tiết kiệm được thời gian chờ đợi từ khách hàng.
Chẳng hạn, bạn là chủ một shop quần áo với số lượng inbox lên đến vài trăm tin mỗi ngày. Trung bình, cứ 30 giây bạn sẽ trả lời được 1 tin nhắn từ khách hàng. Cứ thế, bạn phải mất từ 5 – 10 phút mới chốt được một đơn hàng hoặc tư vấn xong một khách.
Nếu sử dụng chatbot trong 5 – 10 phút này nó có thể hỗ trợ bạn trả lời cùng lúc cả trăm khách hàng khác nhau. Tiết kiệm được kha khá thời gian.
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
So với chi phí thuê một nhân viên tư vấn thì sử dụng Chatbot sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Bởi như đã phân tích ở trên, một Chatbot có thể thay thế được rất nhiều nhân viên, trả lời đồng thời nhiều tin nhắn cùng lúc.
Ngoài ra, nếu thuê nhân viên bạn phải hỗ trợ thêm các chi phí như ăn uống, đi lại hay chế độ bảo hiểm… thì với Chatbot bạn không cần bỏ ra các khoản tiền này. Vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Không giống như con người chỉ làm việc 8 tiếng mỗi ngày, Chatbot có thể hoạt động 24/7. Vì vậy, khi khách hàng nhắn tin hay tương tác, lúc nào Chatbot cũng có thể trả lời và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Điều này giúp cho trải nghiệm về dịch vụ đối với khách hàng được nâng cao hơn.
Chẳng hạn, vào 12 giờ đêm hay 2 hoặc 3 giờ sáng, nhân viên không thể nào ngồi cạnh từng inbox để trả lời. Một số khách hàng không chờ đợi được lâu sẽ bỏ đến cửa hàng khác. Nếu cửa hàng thứ hai mà khách hàng đến có sử dụng Chatbot, họ sẽ nhận được câu trả lời ngay lập tức và cơ hội để bán được hàng khá cao. Đồng thời, lúc này bạn vừa mất đi một khách hàng tiềm năng.
Con người rất dễ bị cảm xúc chi phối. Nên một số trường hợp gặp phải các khách hàng khó tính hay thô lỗ, nhân viên dễ bị tác động làm cho tư vấn không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, dù gặp bất kỳ khách hàng nào Chatbot vẫn “cư xử” đàng hoàng với tất cả mọi người.
Ví dụ: Trong kinh doanh bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp khách hàng hỏi giá với thái độ “bao nhiêu” “bn”, “giá”… và nhiều tình huống oái oăm khác. Nếu là nhân viên sẽ rất bất mãn với thái độ này của khách sẽ có khả năng trả lời với thái độ tương tự là “300k”. Nhưng khi đã dùng Chatbot trường hợp này không bao giờ xảy ra, Chatbot vẫn trả lời với thái độ niềm nở, thân thiện “Dạ, sản phẩm anh/ chị quan tâm có giá là 300.000đ ạ!”
Tăng nhận diện thương hiệu và khả năng bán hàng
Trong quá trình tư vấn khách hàng, Chatbot sẽ ghi nhận lại những thông tin như sinh nhật, ngày kỷ niệm… để tự động gửi các chương trình khuyến mãi hoặc những ưu đãi vào dịp sinh nhật cho khách hàng. Hoạt động thường xuyên gửi các tin nhắn chăm sóc khách hàng, tin nhắn khuyến mãi vào những dịp đặc biệt giúp khách dễ ghi nhớ thương hiệu của mình hơn.
Thông qua những chương trình khuyến mãi này sẽ kích thích nhu cầu mua hàng nhiều hơn, gia tăng doanh số bán hàng.
So sánh Chatbot marketing và Email marketing
Chatbot marketing là hình thức ứng dụng Chatbot để triển khai các chiến dịch quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng như tự động gửi các chương trình khuyến mãi đến khách hàng, giới thiệu các sản phẩm mới…
Email marketing cũng là một hình thức tiếp thị sản phẩm tương tự như Chatbot nhưng thay vì gửi qua hệ thống Chatbot thì nó được gửi bằng Email. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại đây.
So với Email marketing thì Chatbot marketing chỉ mới được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Cho nên, giữa Chatbot và Email sẽ có những điểm khác biệt như:
Tỷ lệ chuyển đổi của Chatbot luôn cao gấp nhiều lần so với Email
Theo một số liệu thống kê về tỷ lệ chuyển đổi giữa Email marketing và Chatbot marketing cho biết:
Tỷ lệ mở email khoảng 25%, tỷ lệ nhấp vào email trung bình khoảng 4% và tồi tệ hơn nữa khi tỷ lệ chuyển đổi thực tế chỉ rơi vào khoảng 1 – 2%. Số liệu này quá thấp để đánh giá thành công của một chiến dịch marketing.
Với Chatbot con số này cao hơn gấp nhiều lần so với email. Tỷ lệ mở tin nhắn trong Chatbot khoảng 80%, tỷ lệ nhấp vào tin nhắn của Chatbot có khi lên tới 60% và tỷ lệ chuyển đổi thực tế cao hơn 20% so với email marketing.
Chatbot tạo sự thuận tiện hơn Email
Chatbot có thể hỗ trợ khách hàng mọi lúc, điều này tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng. Hãy thử nghĩ xem, khi đang truy cập trên website khách hàng có câu hỏi hay thắc mắc gì chỉ việc click vào ô Chatbot ở góc nhỏ để đặt câu hỏi. Và ngay lập tức, câu trả lời sẽ được gửi về.
Nhưng khi dùng email, khi muốn đặt câu hỏi bạn phải trải qua khá nhiều bước phức tạp. Trong đó, đợi phản hồi là điều mà khách hàng ghét nhất bởi họ phải chờ quá lâu. Hoặc, trong thời gian chờ đợi phản hồi khách hàng sẽ thay đổi ý định không còn quan tâm đến sản phẩm của bạn hoặc đã mua một sản phẩm thay thế khác.
Chatbot dễ tiếp cận khách hàng hơn Email
Thông thường, khi gửi Email marketing đến khách hàng sẽ bị liệt vào một trong ba mục gồm spam, xã hội và quảng cáo. Những mục này thường thì không được khách hàng quan tâm cho mấy và hầu như ít ai mở thư trong ba mục này trừ khi họ muốn xóa bớt email rác. Đây là một hạn chế cực kỳ lớn trong Email Marketing, bởi khả năng tiếp cận khách hàng cực kỳ thấp.
Trong khi đó, Chatbot sẽ tiếp cận nhanh chóng và trực tiếp đến khách hàng. Khi một Chatbot được gửi đến người dùng sẽ nhìn thấy thông báo ngay lập tức. Cho nên cơ hội nâng cao tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn nhiều so với email.
Khả năng nuôi dưỡng khách trên website của Email cao hơn Chatbot
Khi Chatbot được ứng dụng trên website, nó có thể thu hút khách hàng tương tác ngay lập tức để trò chuyện và cung cấp những thông tin liên quan đến sản phẩm mà họ quan tâm. Điều này đồng nghĩa với việc khi người dùng rời khỏi website bạn không thể tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ với họ bằng Chatbot, trừ khi khách hàng quay lại trang web.
Với Email marketing bạn có thể chủ động gửi email đến khách hàng thông qua danh sách email đã có sẵn. Giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp. Thậm chí, khi nội dung bạn gửi đủ hay và hấp dẫn người dùng có thể “Chuyển tiếp” email này cho nhiều người khác.
Lợi ích của chatbot trong bán hàng online
Giảm sức người, phân loại khách hàng chuẩn xác nhờ bot bán hàng
Khi sản phẩm của ta lúc nào cũng có một số bước giao tiếp nhỏ với khách hàng và nó lặp đi lặp lại. Đặc biệt, ChatBot dùng để phân loại và xin thông tin khách hàng khi chat với bot bán hàng của bạn. Những con số đo lường – giúp cho người quản trị ra quyết định sau khi chạy 1 chiến dịch. Ví dụ cụ thể, nếu ta chạy 1 chiến dịch quảng cáo cho 1 sản phẩm mới và dùng chatbot để tư vấn cho khách hàng comment vào bài viết chạy quảng cáo. ChatBot sau khi phục vụ 500 comment ra 1 chỉ số là sau khi báo giá, số lượng khách hàng tiếp tục tương tác với chatbot để đi tới chốt đơn là 50 người, 450 người không có tương tác gì thêm, như vậy ta có các kết luận sau:
Có thể tệp khách hàng này chưa thấy ổn với giá này – có thể do content và brand chưa đủ niềm tin khiến khách hàng thỏa mãn và đưa ra quyết định mua ngay.
Có thể Giá này so với sản phẩm thay thế hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trên thị trường chưa ổn, xem lại cân đối tài chính để làm chương trình khuyến mãi, và điều kỳ diệu là ta có thể nhắn tin trực tiếp đến 450 người thấy báo giá xong chạy mất 1 chương trình khuyến mãi làm sao cho ta vẫn lãi.
Tăng độ chuyên nghiệp của thương hiệu
Rất tuyệt vời nếu một shop bán lẻ biết quan tâm đến ngày sinh nhật của khách hàng, biết tự động chúc mừng năm mới, trời rét đột xuất biết nhắn tin nhắc nhở các phụ huynh cho con khăn áo, rồi có thông tin hay, hữu ích gửi cho khách hàng định kỳ… (thay vì email vì email khác lẫn lộn, hay là SMS, SMS chi phí không hề rẻ, rồi dễ bị đánh spam…) thì tỷ lệ khách hàng đã mua trở thành khách mua lại, và giới thiệu cho ta khách mới (với điều kiện sản phẩm của ta tốt) là chuyện chắc chắn.
Tính cá nhân hóa của ứng dụng Messenger cũng rất tuyệt vời, ưu việt hơn hẳn các giải pháp Automation khác.
Convert ONLINE to OFFLINE
Đơn giản như này nhé, bạn chạy 100 triệu tiền quảng cáo, bán hàng qua COD thì ra đc đơn và đo lường cực dễ, nhưng nếu chạy cho khách tới điểm bán thì đo lường bằng… niềm tin đúng ko các bác, chả có ông khách nào chịu công nhận doanh số đến từ FB ads cho cửa hàng offline cả vì chả biết nó đến từ bài QC nào, hay là từ khách vãng lai, hay khách cũ v…v nhưng có chatbot, khách đến từ Ads thì buộc phải chui qua chatbot mới đc nhận ưu đãi, thì câu chuyện bây giờ dễ dàng hơn nhiều.
Cách tạo chatbot fanpage
Bước 1: Truy cập vào trang web: www.chatfuel.com
Bước 2: Đăng ký tài khoản Facebook có chứa fanpage của bạn.
Sau đó, bạn sẽ nhận được thông báo, bạn nhấn vào chấp nhận các điều khoản của chatfuel. Bắt đầu làm việc với giao diện của chatfuel.
Bước 3: Làm quen với giao diện Chatfuel
Những lưu ý gì khi cài đặt chatbot bằng Chatfuel
Automate: Thiết lập và xây dựng tình huống theo kịch bản
Set up AI: Nếu khách hàng không tương tác theo kịch bản thì cần sử dụng công cụ này để nó có thể trả lời theo các điều kiện đưa ra
Broadcast: Gửi tin từ nguồn khác như Instagram, website,…
Configure: Cài đặt kết nối fanpage, thêm người quản lý
Grow: Thiết lập nâng cao, một kiểu cao cấp hơn của chatfuel. Nó là gì? Ví dụ như bạn comment mà nội dung lại nhảy vào chat.
Analyze: Đo lường hiệu quả hoạt động
Updates: Chỉ để updates tính năng mà thôi
People: Một chức năng trong bản trả phí. Nó giúp tạo lệnh cao cấp hơn và phân loại khách hàng.
Thiết lập chatbot manychat trên facebook
Bước 1: Truy cập vào link Manychat.com
Bạn cần có tài khoản trên Manychat.com để có thể tạo tài khoản, sử dụng Chatbot.
Bước 2: Tài khoản kết nối với Facebook
Sau khi đăng nhập Link, nhấn vào kết nối với tài khoản Facebook để đăng nhập.
Bước 3: Thiết kế lời chào trong Manychat
Một số chatbot free
Một số Chatbot free miễn phí sau:
Chatbot Novaon
Hana Chatbot
Chatbot Haravan
Chatbot Python
Fuel Chatbot
Chatbot Harafunnel
Chatbot Pancake
Tại sao là messenger marketing?
Email đang quá tải
Điều này không có ý nói email marketing đã chết. Đó vẫn là một kênh cực kỳ hiệu quả khi triển khai đúng và bài bản.
Hiện nay một người bình thường cũng “bị” nhận hàng trăm email mỗi ngày.
Chưa kể luôn có hàng trăm hàng ngàn email spammer ngoài kia đang bắn hàng loạt.
Điều này khiến cho việc triển khai các chiến dịch email marketing sẽ ngày càng khó khăn để nâng cao tỷ lệ mở email, click.
“Opt-in” ngày càng khó
Gần đây bạn đã từng nhập email để tải một một tài liệu nào đó miễn phí chứ?
Đó là cách các online marketer thu thập email để triển khai các chiến dịch email marketing.
Khi cách đó trở nên quá phổ biến thì người dùng nhận ra rằng họ cảm thấy rất ngại khi phải điền email vào form.
Chu trình khách hàng nhanh hơn
Chu trình khách hàng (customer journey) là các bước cần thiết phải trải qua để biến một người từ hoàn toàn xa lạ trở thành khách hàng. Với email marketing, bạn có thể mất từ 2 tuần tới vài tháng, nhưng với messenger marketing có thể chỉ cần 2 ngày.
Tạo chatbot nhanh hơn nhiều so với web funnel
Một web funnel bao gồm cả kèm cả hệ thống triển khai email marketing. Và bạn phải lo rất nhiều thứ:
Website với thiết kế full funnel (blog, landing page, sale page, up-sell page…)
Hệ thống email marketing: Thiết kế email template (màu sắc, font chữ, chữ ký, hình ảnh), nội dung các email follow up.
Chatbot thì đơn giản hơn nhiều vì nội dung là các câu chat ngắn gọn, tập trung thẳng vào trọng điểm, nhiều khi không cần hình ảnh.
Ứng dụng chatbot trong thực tế
Về lý thuyết, khả năng của chatbot gần như là vô hạn.
Nó chỉ bị giới hạn bởi sự sáng tạo mà thôi.
Các doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới và Việt Nam đều đang ứng dụng chatbot trong công việc kinh doanh.
Một số ví dụ về các trường hợp sử dụng chatbot:
Tra cứu thông tin: Dự báo thời tiết, tỷ giá ngoại tệ…
Booking: Đặt vé máy bay, đặt hẹn lịch tư vấn, khám bệnh….
Tư vấn khách hàng: Sản phẩm nào còn trong kho, sản phẩm nào phù hợp, các câu hỏi thường gặp, tặng phiếu ưu đãi, lập báo giá
Chăm sóc khách hàng: Báo cáo trạng thái đơn hàng, cập nhật thông tin sản phẩm mới
Trò chơi: Quiz, bốc thăm trúng thưởng
Đào tạo: Đào tạo nội bộ, đào tạo nhân viên mới
Nhân sự: Phỏng vấn trực tuyến
Marketing: Tự động thu thập Lead
Ví dụ tư vấn qua fanpage
Thực tế là trên 80% câu hỏi của người dùng chỉ tập trung vào một số ít câu hỏi thường gặp (FAQ), theo đúng định luật 80/20 nổi tiếng. Nếu có thể tập hợp và trả lời tự động hoá các câu hỏi đó, chúng ta sẽ giảm được phần lớn công sức.
Ví dụ tạo Lead Magnet
Ví dụ như việc tặng cuốn ebook “3 Công Thức Phải Thuộc Nằm Lòng Nếu Muốn Bùng Nổ Kinh Doanh Online” thông qua chatbot cũng rất tiện lợi.
Ví dụ chatbot hỗ trợ đặt hàng
Trên các website bán hàng, bạn sẽ luôn gặp chatbot và hỗ trợ khách hàng đặt hàng siêu nhanh cũng như siêu chuẩn.
Chatbot là gì qua bài viết trên bạn đã hiểu rồi đúng không nào? Hiện tại chatbot đang bùng nổ và được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh. Nếu bạn đang có ý định sử dụng chatbot thì hãy tìm hiểu và đăng ký nhé! Chúc bạn thành công!