Hầu như trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều đã từng thấy, đã từng sử dụng canvas. Những đồ vật đó có thể là một chiếc túi tote mua ở hội chợ, một đôi giày xinh, bộ quần áo tươm tất và cũng hoàn toàn có thể là một tác phẩm nghệ thuật có trong bảo tàng… Canvas có ở mọi quốc gia và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
Canvas là gì? Nguồn gốc, đặc tính chất liệu và ứng dụng trong đời sống ra sao? Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn mà cũng đầy đủ thông tin cho quý độc giả.
Canvas là gì?
Luôn là câu hỏi đầu tiên khi bắt đầu một chủ đề nào đó. Canvas là gì?
Vải Canvas là một loại vải được dệt bằng sợi của cây gai dầu. Vải canvas còn được gọi với cái tên thân thuộc là vải bố, được dùng để làm lều, bạt, cánh buồm và đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống như túi, trang phục…
Nghĩa của từ canvas còn được biết đến là là màn chắn, thông gió trong ngành địa chất. Và trong ngành thiết kế website, canvas là một thẻ tạo đồ họa trong HTML.
Như vậy là chúng ta đã có 3 khái niệm về canvas ở 3 lĩnh vực khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi đề cập canvas với ý nghĩa đầu tiên, là một loại vải.
Nguồn gốc bắt nguồn vải canvas
Chất liệu canvas đã xuất hiện từ rất lâu, cùng với tiến trình phát triển xã hội của con người. Canvas bắt nguồn từ cái tiên “Canabis” có trong tiếng Ả Rập, hiểu theo nghĩa latin là cây gai dầu. Canvas được sử dụng lần đầu vào thế kỷ 14 ở Italia nhưng mới đầu nó chỉ được dùng với số lượng nhỏ, ứng dụng ít, không phổ biến.
Những dấu tích còn sót lại của thời kỳ sử dụng vải canvas sớm nhất là bức tượng của Madonna của Pháp và những bức tranh phác họa lại cảnh nông thôn phương Tây được vẽ trên nền vải canvas.
Trước kia, khi những thủy thủ phương Tây giăng buồm ra khơi, tìm kiếm những vùng đất mới họ cũng dùng sợi của những cây gai dầu để dệt nên cánh buồm, làm lều bạt trong quá trình cư trú, làm những chiếc bao vải thô để cất lương thực và sản vật thu được từ những vùng đất họ khai phá. Vậy chất liệu canvas làm từ cây gai dầu có đặc tính gì mà có thể làm được những đồ vật như vậy? Đến với phần tiếp theo ngay sau đây cùng lafactoriaweb.com nhé.
Chất liệu vải canvas
Bạn đã biết được thông tin về canvas được làm cây gai dầu. Còn để hình thành nên vải canvas được sử dụng ngày trước và cho đến bây giờ, chất liệu vải canvas có gì thay đổi không?
Khi mới sử dụng vào thế kỷ 14, vài canvas được làm 100% từ sợi của cây gai dầu. Chúng được dệt theo dạng lưới nên bề mặt khá thô và chắc chắn.
Ngày nay, do nguồn nguyên liệu thiên nhiên là cây gai dầu không còn nhiều và nhu cầu sử dụng chất liệu cần đạt tiêu chuẩn cao hơn để ứng dụng trong nhiều điều kiện khác nhau nên vải canvas có sự kết hợp với chất liệu mới, mang tính công nghiệp. Vải được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu như cotton, lanh, hemp hay sợi tổng hợp polyvinyl clorua (PVC).
Canvas được làm ra bằng cách dệt chặt các sợi với nhau theo phương pháp dệt trơn (dệt ngang), đó là một kiểu dệt rất cơ bản. Các sợi dọc được giữ cố định trên khung dệt, trong khi các sợi ngang sẽ được đan lồng ghép vào nhau theo nguyên tắc xen kẽ. Nếu bạn đã từng nhìn thấy cách ông bà ta dệt ra những tấm chiếu nằm như thế nào, thì cách dệt của vải canvas cũng gần giống như vậy. Trọng lượng sợi và kỹ thuật dệt trơn tách biệt vải với các loại vải cotton khác.
Đặc tính của chất liệu vải canvas
Đặc điểm của sợi cây gai dầu là khi được dệt lại với nhau tạo nên một kết cấu bền chắc, dai, khả năng chống thấm nước cao, tuy về bề mặt khá thô sơ. Cho nên được dùng làm bạt buồm, giấy vẽ tranh sơn dầu…
Chất liệu canvas ngày nay được kết hợp với cotton theo tỷ lệ 35:60 nên tổng thể sản phẩm tích hợp được những điểm mạnh của 2 chất liệu. Và với sự kết hợp với những chất liệu mới thì vải canvas có những đặc tính sau:
- Độ bền chắc cao. Vải canvas nổi tiếng nhất trong thế giới vải bởi sự bền chắc tuyệt đối của chúng, từ thời xa xưa vải canvas luôn là ưu tiên hàng đầu để làm những cánh buồm cho thuyền.
- Khả năng chống nước. Vải canvas tự nhiên không chống nước nhiều lắm, chúng thường được tăng cường thêm với phương pháp chống thấm khi hoàn thành quy trình sản xuất. Chính vì lý do này, vải canvas được sử dụng trong nhiều sản phẩm ngoài trời… lều, bạt, buồm..
- Giữ màu. Màu nhuộm trên vải canvas luôn giữ được ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất.
- Các loại sợi này thường có kích thước to và nặng hơn các sợi vải bây giờ.
Vải canvas có chống nước được không?
Như đã trình bày đặc tính của vải canvas ở trên, vải canvas hoàn toàn có khả năng chống thấm nước. Một trong những ưu điểm lớn nhất của vải canvas là nó dễ dàng kết hợp thêm các đặc tính hoá học để tăng cường tính chất tự nhiên của mình. Bao gồm cả các phương pháp để tăng khả năng chịu nước, chống cháy và kháng nấm mốc. Vải canvas được xử lý kỹ có thể bảo quản hàng thập kỷ so với nhiều loại vải khác… Song khả năng này không thể vượt qua ưu thế của vải lanh được.
Ưu và nhược điểm của chất liệu canvas
Ưu điểm của canvas:
- Đem đến cho người dùng độ bền phù hợp cùng với đó là khả năng chống thấm nổi bật giúp cho người sử dụng hiệu quả hơn.
- Màu vải luôn được giữ ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng không làm thay đổi màu của vải.
- Dễ dàng kết hợp với tính hóa học để tăng cường tinh chất tự nhiên của vải, bao gồm khả năng chịu nước, chống cháy và kháng nấm mốc.
- Vải nhẹ và rất dễ vệ sinh khi bị bẩn
- Loại vải có nguồn gốc xuất xứ 100% từ sợi cotton nên rất lành tính và an toàn cho người dùng, không gây độc hại.
- Có nhiều gam màu phù hợp với tiêu chí thẩm mỹ mà người dùng lựa chọn nên rất dễ sử dụng để trang trí không gian nhà ở.
Nhược điểm của canvas:
- Vì chất vải khá dày nên khi giặt sẽ lâu khô hơn những loại vải khác như lụa, cotton, vải lanh…
- Không chịu được những vật có tải trọng lớn, sắc nhọn và cứng.
- Có trọng lượng nặng hơn nên không được dùng nhiều để làm trang phục sơ với vải lanh, cotton.
- Chất liệu vải còn thô, nên cũng kén người sử dụng.
Phân loại vải canvas
– Vải sợi gai dầu (Vải hemp). Hemp có nguồn gốc từ cây gai dầu, vật liệu chủ yếu để dệt vải bạt. Vải canvas hemp có ưu điểm hơn vải cotton, bao gồm cả khả năng chống nấm mốc. Sợi gai dầu có khả năng đàn hồi tốt và có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với vải cotton.
– Vải canvas lanh. Nguyên liệu dệt vải lanh cũng có thể dệt thành vải canvas nhưng giá thành của chúng thường gấp 2 đến 3 lần so với vải cotton.
– Vải canvas cotton. Một trong những loại vải canvas phổ biến nhất được kết hợp với sợi bông.
– Vải canvas tổng hợp. Vải canvas cũng có thể được làm từ sợi tổng hợp. Các loại sợi tổng hợp phổ biến được sử dụng để tạo ra vải canvas bao gồm polyester và nylon. Vải canvas trơn tổng hợp có độ bền rất cao, thường từ 10 đến 15 năm mới có những dầu hiệu mục rách. Nếu ứng dụng trong việc làm tranh sẽ rất hữu ích. Vì thế vải trơn đang trở thành một công cụ hữu ích cho cách họa sĩ tranh sơn dầu.
Ứng dụng của chất liệu vải canvas
Như chúng ta đã biết, đặc tính của vải canvas là độ bền, chống nước, kháng nấm mốc nên chúng được sử dụng rộng rãi trong các mặt hàng như rèm, cánh buồm, gối và các vật dụng khác trong gia đình. Trong mỗi lĩnh vực vải canvas được ứng dụng để làm ra những thứ khác nhau và được dùng với mục đích khác nhau.
– Trong ngành thời trang. Canvas được sử dụng nhiều trong việc làm túi xách, balo, giày dép. Những sản phẩm thời trang ban đầu đều có màu đặc trưng của vải là màu trắng ngà, trông khá thô, thấy được sợi tơ còn nổi lên bề mặt vải. Nhờ khoa học và sự phát triển của công nghệ nhuộm vải, chất liệu canvas này đã được nhuộm đa dạng màu sắc và các thuộc tính tự nhiên của vải cũng được nâng cao.
Hầu hết vải canvas được sử dụng để may những chiếc túi xách, ba lô, cặp đeo chéo, giày… đây đều là những vật dụng mà giới trẻ rất ưa chuộng.
– Trong ngành sản xuất đồ gia dụng. Canvas còn được dùng để sản xuất các mặt hàng gia dụng trong gia đình như rèm cửa, khăn trải bàn và vỏ gối, bọc ghế sofa.
Với đặc tính là thô, dày do đó khi sử dụng vải canvas để may rèm cửa sẽ giúp ngăn cản được ánh nắng mặt trời và tia độc hại gây hại. Hơn thế nữa màu sắc của vải canvas như màu kem, màu gỗ còn đem đến cảm giác mộc mạc, giản dị, đặc biệt là đậm phong cách vintage giúp cho không gian ngôi nhà mang một phong cách riêng.
Loại vải này còn được dùng để làm khăn trải bàn cho quán cafe, bàn ăn…. Chất liệu này còn len lỏi vào phòng ngủ, vải bố được dùng để làm vỏ gối.
– Trong mỹ thuật. Ứng dụng nổi bật của canvas với phương Tây là làm giấy vẽ. Hiện nay với các loại tranh sử dụng chất liệu canvas được in trên máy in kỹ thuật số, thường là máy in UV vì chúng có những công nghệ chuyên dụng giúp màu sắc của tranh được đẹp và xử lý bề mặt vải tốt hơn. Vải canvas còn có nhiều ứng dụng hơn nữa trong cuộc sống nếu chúng ta không ngừng sáng tạo.
Mẹo làm sạch vải canvas đúng cách
Đặc tính vốn có của vải canvas là thô và cứng, chính vì thế không phải lúc nào bạn cũng có thể làm sạch loại vải này khi bị bẩn. Để làm sạch vải bố bạn nên thực hiện theo những quy trình sau đây. Cách làm này không những tiết kiệm được chi phí mà còn đảm bảo chất vải được bền hơn khi dùng.
- Làm sạch vết bẩn bằng xà phòng và nước sạch, tiến hành thoa nhẹ nhàng lên vị trí dính bẩn.
- Tiếp đó ngâm vải trong nước lạnh, sau đó pha nước giặt để tiến hành làm sạch vải. Đây được xem là một trong số những bước quan trọng, để đảm bảo vải không bị mục, hư hỏng bạn nên pha xà phòng giặt loãng vào ngâm vải trong vòng 5 phút.
- Bước tiếp theo là lấy vải canvas vừa ngâm ra khỏi chậu rồi tiếp tục giặt sạch dưới vòi nước cho đến khi hết xà phòng.
- Không nên vắt mà phơi đồ trực tiếp lên mặt phẳng cứng, để khô tự nhiên. Đối với vải canvas khi dùng bạn không được sử dụng bàn là hoặc máy sấy vì như vậy sẽ làm vải nhanh hỏng hơn.
- Không sử dụng thuốc tẩy vì sẽ làm vải rất nhanh mục.
- Với những món đồ không thể tự giặt nên đem ra tiệm và yêu cầu giặt theo chế độ của vải canvas để đảm bảo chất lượng của vải.
Chắc chắn với những thông tin trên thì bạn đã hiểu được những khái niệm của canvas là gì và ứng dụng của chất liệu vải canvas có trong cuộc sống. Hiểu được thêm một loại chất liệu để lựa chọn những món đồ phù hợp với bản thân và biết cách sử dụng chất liệu đó đúng cách, tiết kiệm được chi phí, thêm thân thiện với môi trường hơn và đẹp hơn.