Khi công cụ lao động bằng sắt ra đời, xã hội có sự phân hóa sâu sắc. Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời với những nền văn minh cổ đại rực rỡ. Bài viết sau đây La Factoria Web sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức liên quan đến các quốc gia cổ đại Phương Đông. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc và là khởi đầu của thời đại văn minh.
Bước chuyển mình vĩ đại đó đã diễn ra đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực của các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập; Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà; sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ; Hoàng Hà ở Trung Quốc,…
Ở đây có những điều kiện thiên nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của con người:
+ Đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác.
+ Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc).
+ Vào mùa mưa hằng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực.
=> Khoảng 3500 – 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông. Đầu tiên là ở Tây Á và Ai Cập.
Sự phát triển kinh tế
– Họ đã biết sử dụng đồng thau và công cụ bằng đá, tre, gỗ.
– Sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ đã biết trồng mỗi năm 2 vụ lúa.
Nhưng để đạt được điều đó, trước tiên người dân ở đây phải lo xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh mương dẫn nước… Công việc trị thuỷ khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
– Ngoài việc “lấy nghề nông làm gốc”, các cư dân nông nghiệp cổ này còn kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của mình.
– Họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.
Hãy theo dõi video sau đây để hiểu hơn về các quốc gia cổ đại Phương Đông:
Sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại Phương Đông
– Trên lưu vực sông Nin, vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập cổ đại đã khá đông đúc, sống tập trung theo từng công xã.
– Ở lưu vực Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành.
– Ở lưu vực sông Ấn, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã ra đời từ khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN.
– Ở lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang, chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Xã hội có giai cấp nhà nước đầu tiên được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN, mở đầu là vương triều nhà Hạ.
⟹ Như vậy, các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN, trên lưu vực các con sông lớn như: sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, Hoàng Hà, Trường Giang.
Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Xã hội cổ đại phương Đông gồm nông dân công xã, quý tộc và nô lệ:
– Nông dân: là bộ phận đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính.
– Vua, quý tộc là tầng lớp trên. Nắm mọi quyền hành trong xã hội, họ sống chủ yếu bóc lột nông dân và nô lệ.
– Nô lệ chủ yếu phục vụ trong các gia đình của vua và quý tộc, thân phận của người nô lệ không khác gì con vật.
Xem thêm: Ngày Đông chí của năm 2020 và những lưu ý về phong thủy ngày Đông chí
Xem thêm: Góc tò mò: 1 Hải lý bằng bao nhiêu km?
Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông
* Vua:
– Đứng đầu, nắm mọi quyền hành:
+ Đặt ra luật pháp.
+ Chỉ huy quân đội.
+ Xét xử những người có tội.
– Được coi là người đại diện của thần thánh dưới trần gian, ở Trung Quốc, vua được gọi là Thiên tử (con trời), ở Ai Cập là Pha-ra-ôn (ngôi nhà lớn), còn ở Lưỡng Hà thì gọi là En-si (người đứng đầu).
* Bộ phận quý tộc, quan lại giúp việc:
– Lo việc thu thuế.
– Xây dựng đền tháp, cung điện.
– Chỉ huy quân đội.
Văn hóa cổ đại Phương Đông
Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
– Những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời từ rất sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
– Họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch (nông lịch, có 365 ngày/năm, được chia thành 12 tháng).
– Tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.
– Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Chữ viết
– Người ta cần ghi chép và lưu trữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.
– Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
– Ban đầu là chữ tượng hình (hình vẽ những gì mà họ muốn nói), sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng.
– Sau này, người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
+ Người Ai Cập: viết trên giấy làm bằng vỏ cây papirút.
+ Người Su-me ở Lưỡng Hà: dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.
+ Người Trung Quốc: lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nền Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
+ Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi=3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu,…
+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
Kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
– Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà …
– Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Bài tập về các quốc gia cổ đại Phương Đông
Bài tập 1 trang 13, 14, 15 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở
- lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
- vùng ven biển Địa Trung Hải, nơi có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế.
- lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
- tất cả các khu vực trên.
Trả lời: Chọn C
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm trên cơ sở những điều kiện tự nhiên thuận lợi là
- đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp rất dễ canh tác.
- lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
- có khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.
- tất cả các ý trên.
Trả lời: Chọn D
- Điều kiện tự nhiên và phương thức kinh tế đã gắn bó cư dân cổ bằng công việc gì?
A Sản xuất nông nghiệp, trị thuỷ, làm thuỷ lợi.
- Chăn nuôi đại gia súc.
- Buôn bán đường xa.
- Sản xuất thủ công nghiệp
Trả lời: Chọn A
- Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
- vua, quý tộc, quan lại, nông dân công xã.
- vua, quý tộc, nô lệ.
- chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.
- quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
Trả lời: Chọn D
- Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
- nông dân công xã. C. thợ thủ công.
- nô lệ. D. thương nhân.
Trả lời: Chọn A
- Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành nên quốc gia cổ đại phương Đông là
- nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi.
- nhu cẩu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng từ bên ngoài.
- nhu cầu phát triển kinh tế.
- tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: Chọn D
- Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của
- nhà nước độc tài quân sự.
- nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.
- nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- nhà nước dân chủ chủ nô.
Trả lời: Chọn C
- Vua ở phương Đông được coi là
- đại diện cho thần thánh dưới trần gian.
- người chủ tối cao của đất nước.
- người có quyền quyết định mọi chính sách và công việc.
- tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: Chọn D
- Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại ?
- Xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử.
- Do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao.
- Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.
- Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.
Trả lời: Chọn D
- Thiên văn học và lịch ra đời nhằm mục đích chính là
- phục vụ cho việc cúng tế các vị thần linh.
- thoả mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá của con người.
- phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- cả A, B, c đều đúng.
Trả lời: Chọn C
- Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiễu loại chữ, ngoại trừ
- chữ tượng hình. C. hệ chữ cái A, B, C.
- chữ tượng ý. D. chữ giáp cốt.
Trả lời: Chọn C
- Người phương Đông sáng tạo toán học là do nhu cầu
- tính toán lại diện tích ruộng đất sau mỗi mùa nước ngập.
- tính toán trong xây dựng.
- tính toán các khoản nợ nần.
- cả A, B, C đều đúng.
Trả lời: Chọn D
- Chữ số Ả Rập mà ta dùng ngày nay là thành tựu của nền văn minh nào?
- Ai Cập. C. Hi Lạp – Rôma
- Lưỡng Hà. D. Ấn Độ.
Trả lời: Chọn D
- Kim tự tháp là thành tựu kiến trúc của cư dân cổ nào?
- Ai Cập. C. Ấn Độ.
- Trung Quốc. D. Lưỡng Hà.
Trả lời: Chọn A
- Ý nào sau đây nhận xét đúng nhất về nền văn hoá cổ đại phương Đông?
- Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
- Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học,…
- Thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông.
- Tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: Chọn D
Bài tập 2 trang 15 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 2. Hãy lựa chọn rồi điền từ hoặc cụm từ cho trước dưới đây vào chỗ trống (…) cho phù hợp với nội dung lịch sử.
- sông Ấn ; b. Trung Quốc ; c. III TCN ; d. lưu vực Lưỡng Hà; e. 3 200 năm TCN; g. Ai Cập cổ đại ; h. IV TCN; i. sông Hằng; k. Việt Nam;
1.Khoảng………………………., bên dòng sông Nin đã hình thành Nhà nước………
2.Khoảng thiên niên kỷ……TCN, ở………(sông Tigơrơ và Ơphơrát) đã hình thành hàng chục nước nhỏ của người Sume.
3.Khoảng thiên niên kỷ…… trên lưu vực………………. , ……………. đã hình thành các quốc gia Ấn Độ cổ đại.
4.Khoảng cuối thế kỉ XXI TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã hình thành ở……..
Trả lời
- Khoảng (e)3 200 năm TCN, bên dòng sông Nin đã hình thành Nhà nước (g) Ai Cập cổ đại
- Khoảng thiên niên kỷ (h) IV TCN, ở (d) lưu vực Lưỡng Hà (sông Tigơrơ và Ơphơrát) đã hình thành hàng chục nước nhỏ của người Sume.
- Khoảng thiên niên kỷ (c) III TCN trên lưu vực (a) sông Ấn, (i) sông Hằng đã hình thành các quốc gia Ấn Độ cổ đại.
- Khoảng cuối thế kỉ XXI TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã hình thành ở (b) Trung Quốc, (k) Việt Nam.
Bài viết trên đã gửi đến bạn kiến thức và bài tập về các quốc gia cổ đại Phương Đông. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong các bài học của mình. Các quốc gia cổ đại Phương Đông là kiến thức vô cùng thú vị và quan trọng trong chương trình lịch sử lớp 10. Hãy lưu ý nhiều hơn về kiến thức này nhé!