Backdrop là một yếu tố không thể thiếu vắng trong các chương trình, sự kiện. Bất cứ một sự kiện nào dù là nhỏ hay đến lớn đều nên có backdrop. Nó nói lên thông điệp của sự kiện diễn ra, được xem là “đại điện” hình ảnh của chương trình. Vậy thì backdrop là gì? Vì lý do gì mà backdrop lại quan trọng đến như vậy? Mời bạn đọc theo dõi những thông tin dưới đây.
Backdrop là gì?
Backdrop là phông nền của một sân khấu thường được đặt ở sảnh chính hay ở chính diện sân khấu.
Một khái niệm Backdrop được định nghĩa là “một tấm vải sơn được treo ở phía sau sân khấu như một phần của khung cảnh”.
Cùng với poster, banner và standee thì backdrop là yếu tố không thể thiếu trong mọi event, chương trình lớn nhỏ, đặc biệt là những chương trình tầm cỡ thì không thể vắng mặt backdrop. Vì backdrop chứa những thông tin quan trọng của sự kiện, như chủ đề sự kiện, logo tổ chức, nhà tài trợ và những hình ảnh truyền thông… Backdrop được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và tùy vào tính chất sự kiện sẽ có một loại backdrop phù hợp.
Backdrop khác Background như thế nào?
Có nhiều sự nhầm lẫn giữa Backdrop và Background nếu những ai không hiểu rõ hai khái niệm này.
Backdrop là phông nền phía sau được con người tạo thành bằng tấm vải, hay sử dụng kỹ thuật chiếu hình ảnh, và các chất liệu khác. Bằng cách nào đó các nội dung của sự kiện, chương trình như nội dung, hình ảnh, text, logo, nhà tài trợ… được hiển thị trên backdrop.
Còn background là phông nền, nhưng nó là tất cả những gì đứng phía sau một chủ thể chính. Tất cả mọi thứ được hiển thị trong một khung hình, một tầm mắt. Nó bao gồm cả cảnh vật, cây cối, sông suối, đồi núi, con người, các yếu tố tự nhiên… và còn có thể là thời gian.
Công dụng của backdrop trong sự kiện
Các sự kiện diễn ra, backdrop góp phần nổi bật sự kiện, thiếu backdrop thì sự kiện giống như thiếu vắng “gương mặt đại diện”. Công dụng của backdrop là gì?
Gây ấn tượng với người tham dự
Một backdrop vừa mang tính thẩm mỹ cao lại vừa truyền tải đầy đủ thông điệp của chương trình sẽ mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho ban tổ chức. Mặt khác, chương trình của bạn sẽ nổi bật hơn, thu hút sự chú ý trong đám đông nếu nó sở hữu một backdrop có thiết kế độc đáo đó.
Quảng bá hình ảnh thương hiệu
Những người tham dự rất chú ý đến backdrop vì họ thường sử dụng backdrop là phông nền (background) để chụp hình. Do trên backdrop luôn có logo của ban tổ chức, khi những bức ảnh đó được chia sẻ trên mạng xã hội, hình ảnh và thương hiệu của ban tổ chức sẽ được truyền bá rộng rãi, giúp độ nhận diện tăng cao.
Ngoài ra những người tham dự muốn chứng minh, hay chứng nhận mình đã tham gia chương trình, sự kiện thì sự xuất hiện của backdrop là “nhân chứng” thuyết phục nhất.
Truyền tải thông điệp của sự kiện
Backdrop là bộ mặt của chương trình bởi nó tóm gọn những thông tin cơ bản nhất. Vậy nên một backdrop được thiết kế tốt sẽ giúp truyền tải được nội dung và thông điệp của sự kiện đến người xem một cách trực quan và sinh động nhất.
Ngoài ra thì backdrop còn thể hiện tinh thần của chương trình. Những yếu tố hình ảnh, thẩm mỹ, màu sắc được phối hợp trên backdrop truyền tải được “năng lượng” của chương trình đó.
Với những sự kiện như đám cưới thì backdrop nhẹ nhàng hay rực rỡ. Với những sự kiện thể thao, marathon thì backdrop thể hiện được tính chất “gay cấn” “thách thức” và giá trị phần thưởng…
Phân loại backdrop
Dựa vào tính chất của sự kiện thì người ta có sự phân loại backdrop. Tuy nhiên, sự phân loại này thường không đầy đủ. Vì sự kiện nào cũng có thể sử dụng backdrop nếu như người sử dụng muốn. Vậy nên cách phân loại backdrop hợp lý hơn cả là dựa theo chất liệu của backdrop.
Backdrop in trên hiflex
Loại backdrop này được làm bằng chất liệu bạt Hiflex. Đây là loại backdrop phổ biến nhất, được căng trên khung sắt. Sở dĩ loại backdrop này phổ biến là bởi chi phí in hợp lý, chịu được thời tiết mưa, nắng, lắp đặt nhanh và chất lượng về mặt thẩm mỹ thì chỉ chủ yếu phụ thuộc vào designer.
Nhược điểm của backdrop in trên chất liệu này là khó sáng tạo và dễ hỏng hóc nếu lắp đặt không đúng cách và không dùng được thời gian dài.
Backdrop in trên PP
Backdrop in trên loại vật liệu này thì đẹp hơn về mặt hình thức vì chất liệu PP khá mịn và đẹp. Tương tự như in trên hiflex, chỉ cần xuất file thiết kế, đơn vị thi công sẽ in và dựng trên khung sắt. Backdrop dạng này có chí phí cao hơn hiflex khoảng 3 lần. Điểm nổi trội của chất liệu PP là hình ảnh in trên PP đẹp, mịn và backdrop bền hơn, khó bị rách nếu trong điều kiện có gió (với PP dày).
Backdrop màn hình LED
Sử dụng backdrop thì hiệu quả nhất trong những sự kiện vào buổi tối và những sự kiện hoành tráng. Với màn hình LED, bạn có nhiều không gian sáng tạo hơn và có thể thay đổi backdrop trong sự kiện theo ý muốn. Ngoài ra màn LED còn giúp sự kiện của bạn rực rỡ, và là nguồn sáng thu hút người xem hơn rất nhiều nếu biết cách sắp xếp và sáng tạo với thiết kế.
Ưu điểm nữa là loại backdrop này không phải lắp ráp, không chịu ảnh hưởng của thời tiết. Nhược điểm duy nhất là chi phí cao vì cần đền công nghệ ánh sáng.
Backdrop vải, giấy hoặc chất liệu khác
Nếu bạn muốn tự do sáng tạo với backdrop thì backdrop bằng vải, giấy hay những chất liệu khác cũng là sự lựa chọn. Loại backdrop này thường được sử dụng trong đám cưới hoặc các buổi chụp hình bởi độ linh hoạt của nó, chi phí thấp hơn cũng như tái sử dụng trong những sự kiện khác.
Bên cạnh giá thành rẻ, dễ dàng lắp đặt thì nhược điểm của loại backdrop này là không phù hợp với các sự kiện ngoài trời (dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết) và đòi hỏi sự khéo léo của người thiết kế. Loại backdrop này thường kết hợp với những phụ kiện đi kèm như bóng bay, hoa, đồ vật trang trí để tạo nên một background đẹp cho khung hình.
4 nguyên tắc khi thiết kế backdrop
Tối giản nội dung trên backdrop
Backdrop của bạn nên chứa càng ít chữ càng tốt. Bởi vì người tham dự không thể dừng lại và đọc hết từng câu chữ trên đó được. Mục đích chính của backdrop là truyền tải thông điệp một cách trực quan, sinh động, không phải liệt kê từng phần trong chương trình của bạn. Vậy nên một backdrop chỉn chu cần đủ thông tin bao gồm tên chương trình, 1 đến 2 dòng mô tả ngắn gọn đi kèm, logo của các bên liên quan, nhà tài trợ.
Backdrop cần có một điểm nhấn ấn tượng nhất
Nếu tối giản nội dung rồi thì bạn làm sao để nó ấn tượng? Ai bảo rằng tối giản không ấn tượng được chứ! Nên nhớ rằng là tối giản chứ không hề đơn giản, nhạt nhòa.
Bằng cách nhấn mạnh hình ảnh, màu sắc với nội dung thì backdrop của bạn sẽ nổi bật. Bởi vì màu sắc là yếu tố “kích thích” thị giác nhất.
Hãy nghiên cứu thật kỹ về nội dung, tính chất của sự kiện, ban tổ chức và địa điểm tổ chức. Bạn có thể tự do sáng tạo nhưng điều quan trọng là phải duy trì sự nhất quán với hình ảnh của ban tổ chức và nội dung sự kiện. Đồng thời, nghiên cứu kỹ địa điểm tổ chức sẽ giúp bạn lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với các yếu tố ngoại cảnh như vị trí đặt backdrop, ánh sáng không gian…
Font chữ và kích thước backdrop
Backdrop thường được đặt khá xa khán giả nên bạn phải đảm bảo họ đọc được thông tin chính chủ đề của chương trình.
Khi thiết kế backdrop, hãy sử dụng những font chữ không có chân, kích thước lớn và in đậm nhé. Tránh sử dụng những font chữ mảnh hay có chi tiết rườm rà bởi chúng sẽ khiến dòng chữ của bạn khó đọc hơn nhiều đó. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng hình ảnh làm nền cho backdrop, hãy giảm độ đậm/nhạt, sáng/tối hoặc làm mờ hình ảnh để phần chữ được nổi bật hơn nhé.
Backdrop truyền tải được tinh thần, cảm xúc
Việc lựa chọn font chữ, màu sắc hay các yếu tố hình ảnh cho backdrop không chỉ ảnh hưởng đến mức độ dễ đọc mà còn có vai trò quyết định về cảm xúc của người tham dự đó. Nội dung sự kiện của bạn là gì? Bạn muốn họ cảm thấy như thế nào khi tham dự sự kiện? Bạn muốn họ có ấn tượng như thế nào về sự kiện? Tất cả những điều này nếu được thể hiện một cách tài tình trên backdrop thì ấn tượng tốt của người tham dự sẽ nhân lên nhiều đó.
Kích thước backdrop phù hợp
Xác định kích thước backdrop chuẩn tùy thuộc vào chương trình, sự kiện của bạn là gì, quy mô,, số lượng người tham gia là bao nhiêu… Nếu backdrop không có kích thước phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả của chương trình.
Kích thước chuẩn của backdrop thông dụng là chiều ngang 2.5 m và chiều cao 2.3 m. Kích thước này được sử dụng phổ biến và sẽ đảm bảo được sự cân đối cũng như giúp máy ảnh thu hết được phông nền cùng người tham dự. Tuy nhiên, tùy theo từng sự kiện hay không gian mà bạn có thể lựa chọn các kích thước linh hoạt khác.
Sự kiện trong nhà
Tính chất sự kiện vẫn luôn là yếu tố quyết định. Thông thường sự kiện trong nhà đám cưới, sinh nhật, sân khấu của event… Với quy mô nhỏ hơn, diện tích nhỏ thì backdrop trong nhà thường có diện tích tiêu chuẩn 4m x 2.5m.
Sự kiện ngoài trời
Kích thước của backdrop ngoài trời thường khó xác định bởi ngoài trời có rất nhiều không gian với diện tích khác nhau sẽ lắp đặt các loại sân khấu khác nhau.
Vậy nên nếu sự kiện ngoài trời với quy mô tiêu chuẩn thì sử dụng kích thước backdrop chiều ngang 5m – chiều cao 3m; chiều ngang 4m – chiều cao 2.8m, chiều ngang 3m – chiều cao 2m.
Để chính xác hơn và phù hợp với quy mô sự kiện thì bạn nên tham khảo tư vấn của những đơn vị thiết kế backdrop. Họ sẽ tư vấn kích thước tối ưu nhất cho bạn để chương trình diễn ra thuận lợi nhất.
Với những thông tin về backdrop là gì, bạn đã hiểu hơn về vai trò quan trọng của backdrop trong sự kiện là như thế nào rồi. Và bạn đừng quên là backdrop thì khác với background nhé. Là một phần quan trọng của chương trình, sự kiện cho nên bạn cũng hãy chú trọng đơn vị thiết kế backdrop nhé.